Bạn đang xem bài viết Xuất Khẩu Phân Bón Sang Lào: Tăng Mạnh Ngoại Lệ được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xuất khẩu phân bón sang Lào: Tăng mạnh ngoại lệ
Theo AsemconnectVietnam, xuất khẩu sang Lào tăng mạnh vượt trội khi tăng 84.04% về lượng và tăng 7.62% về trị giá; đạt lần lượt 28.2 ngàn tấn, trị giá 7.1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 9/2016, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 3.6% và 5.1%, tương ứng với 58.3 ngàn tấn, trị giá 15.8 triệu USD – đây là tháng giảm thứ 3 liên tiếp – tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2016, xuất khẩu 512.6 ngàn tấn phân bón các loại, trị giá 151.9 triệu USD, giảm 19.09% về lượng và giảm 33.3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu phân bón sang 9 quốc gia trên thế giới, trong đó Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm 33.4% tổng lượng phân bón xuất khẩu với 171.7 ngàn tấn, trị giá 55.9 triệu USD, giảm 23.98% về lượng và giảm 35.4% về trị giá. Đứng thứ hai là thị trường Philippines với 60.7 ngàn tấn, trị giá 18.8 triệu USD, giảm 10.93% về lượng và giảm 21.95% về trị giá so với cùng kỳ năm trước…
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón sang thị trường phần lớn đều suy giảm cả lượng và trị giá, duy nhất chỉ xuất khẩu sang Lào tăng mạnh vượt trội, tăng 84.04% về lượng và tăng 7.62% về trị giá, đạt lần lượt 28.2 ngàn tấn, trị giá 7.1 triệu USD.
Thống kê sơ bộ về thị trường xuất khẩu phân bón 9 tháng 2016
Giá Phân Bón Sẽ Tăng Mạnh ?
Sau một thời gian xuống ở mức thấp, từ đầu tháng 2-2009 đến nay, giá nhiều loại phân bón đang có xu hướng tăng trở lại. Giá phân bón tăng tập trung nhiều ở các loại phân urê và DAP. Riêng giá nhiều loại phân NPK, lân, kali vẫn bình ổn.
Hiện giá phân urê trên thế giới tăng 60-70 USD/tấn so với cách nay hơn 1 tháng, lên ở mức 330-340 USD/tấn. Giá phân urê tăng mạnh do tác động của việc Trung Quốc tăng thuế đối với mặt hàng phân bón từ 75% lên 110%, áp dụng từ 1-2-2009. Nếu so với tháng 12-2008, giá phân urê trên thế giới đang tăng trở lại khoảng 120 USD/tấn. Còn phân DAP cũng tăng 110 USD/tấn lên ở mức khoảng 500 USD/tấn.
Tại TP Cần Thơ, hiện giá các loại phân DAP, urê đã tăng bình quân khoảng 60.000-100.000 đồng/bao (50kg) so với hồi đầu tháng 1-2009. Hiện giá phân urê (Phú Mỹ, Quata, Trung Quốc) tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp (đại lý cấp 1) ở mức 318.000-330.000 đồng/bao, DAP (Trung Quốc, Mỹ) loại hạt xanh 645.000-665.000 đồng/bao. Trong khi đó, giá phân urê tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp (đại lý cấp 2) ở mức 340.000-350.000 đồng/bao, DAP (Trung Quốc, Mỹ) loại hạt xanh 680.000-740.000 đồng/bao. Lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp còn nhiều, giá hàng nhập khẩu ổn định nên giá nhiều loại phân bón NPK trong nước hầu như chưa có biến động. Dù vậy, giá nhiều loại phân NPK, kali, lân vẫn đang ở mức khá cao. Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp trong thành phố, giá phân NPK 16-16-8 (Việt Nhật) 450.000 đồng/bao; NPK 16-16-8 (Philippines) 525.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Đầu Trâu 595.000 đồng/bao, NPK 20-20-15 Đầu Trâu (loại cao cấp) 660.000 đồng/bao. Còn giá phân lân Long Thành (dạng bột) ở mức 150.000 đồng/bao, kali (Canada) 655.000 đồng/bao.
Vụ đông xuân 2008-2009, nông dân ở thành phố thu hoạch lúa trúng mùa và trúng giá nên rất phấn khởi. Sau khi trừ đi các chi phí, nhiều nhà nông có mức lời từ 1,8-2 triệu đồng/công. Hiện tại, giá lúa thường đang tiếp tục nhích lên khoảng 100-150 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, lên mức 4.200-4.350 đồng/kg. Đây là một động lực giúp cho nhiều nông dân có thể vững tâm hơn khi đầu tư cho vụ sản xuất lúa hè thu tới đây. Tuy nhiên, với việc giá một số loại phân bón thiết yếu (urê, DAP) đang tăng trở lại làm nhiều nhà nông không khỏi e ngại. Theo nhiều nông dân, vụ đông xuân 2008-2009, làm lúa có lời do giá phân bón và các chi phí đầu vào giảm, lúa vụ này đạt năng suất và chất lượng tốt, bán được giá. Còn vụ hè thu tới đây, năng suất và chất lượng lúa khó đạt như vụ đông xuân. Nông dân lại phải tốn thêm nhiều chi phí bơm nước. Hiện nay, giá các loại phân lại tăng, nên vụ tới muốn sản xuất lúa có lời thật khó. Ông Hồ Thanh Tùng ở ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, cho biết: “Vụ sản xuất lúa hè thu, nhà nông làm lúa thường bị lỗ hoặc phá huề, ai làm giỏi lắm mới có lời chút ít. Nhưng chẳng lẽ mình có ruộng lại bỏ đất trống, nên phải làm coi như lấy lúa cũ đổi lúa mới. Vụ đông xuân vừa rồi tôi mua phân urê với giá 340.000 đồng/bao, còn DAP 650.000 đồng/bao, nhưng hiện nay nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp đã bán phân urê ở mức 350.000 đồng/bao, còn phân DAP tới hơn 700.000 đồng/bao.. nên tôi cũng hơi lo”.
Theo quy định, các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp phải thực hiện niêm yết giá bán các mặt hàng. Nhưng thực tế là nhiều cửa hàng còn niêm yết giá theo kiểu tượng trưng một số mặt hàng cho có. Trong khi đó, giá bán cùng một mặt hàng phân bón tại nhiều cửa hàng đang có sự chênh lệch tới vài chục nghìn đồng/bao.
Theo giới kinh doanh vật tư nông nghiệp tại thành phố, thời gian qua, giá phân bón luôn tăng giảm khó đoán. Dự báo, giá một số loại phân bón sẽ tăng trong thời gian tới. Song, mức tăng sẽ không nhiều như năm 2008. Ông Nguyễn Văn Em, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Tư Em ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho rằng: “Nguồn cung các loại phân bón trong nước hiện đang rất dồi dào và dễ mua hàng. Nhà nông không phải lo về tình trạng thiếu hàng, sốt giá như hồi tháng 4, tháng 5-2008”.
KHÁNH TRUNG (Báo Cần Thơ)
Việt Nam Xuất Khẩu Phân Bón
(18/6/2012) – Trước đây, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều phân bón. Năm nay, lượng phân bón nhập khẩu giảm mạnh, trong khi lượng phân bón xuất khẩu lại đang gia tăng khá nhanh.
Theo ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, năm nay, xuất khẩu phân bón gia tăng mạnh là do nhiều loại phân bón chủ lực như ure, NPK… được sản xuất trong nước, không những đã đủ đáp ứng cho nhu cầu nội địa mà còn dư để xuất khẩu. Phân ure do Nhà máy đạm Cà Mau và Nhà máy đạm Phú Mỹ sản xuất đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Phân NPK vốn đã được xuất khẩu từ mấy năm qua, năm nay lượng xuất khẩu lại càng tăng mạnh. Riêng Cty Bình Điền, năm nay đặt kế hoạch xuất khẩu 130 ngàn tấn NPK thương hiệu Đầu Trâu sang Lào và Campuchia, thì đến giờ đã xuất được trên 60 ngàn tấn. Phân DAP tuy vẫn phải nhập thêm từ nước ngoài, nhưng do đã được nhập về nhiều, cộng với sản lượng không nhỏ từ nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng), tính ra đang dư so với nhu cầu trong nước, nên nhà máy này cũng đã cho xuất khẩu DAP …
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho hay, trong năm nay, sản lượng nhiều loại phân bón chủ lực sẽ ở mức rất cao. Chẳng hạn, sản lượng NPK sẽ đạt trên 4 triệu tấn, trong khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng trên 3 triệu tấn. Sản lượng ure từ các nhà máy đạm Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình, Hà Bắc, cũng sẽ vượt xa so với nhu cầu khoảng 1,8 triệu tấn. Xuất khẩu phân bón năm nay cũng không cần phải có giấy phép như những năm trước. Do đó, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu phân bón ra nước ngoài.
Thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu phân bón cho thấy, phân bón Việt Nam đang có nhiều thị trường tiềm năng. Gần là các thị trường trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan… Xa hơn nữa là Ấn Độ, châu Phi… Theo ông Lê Quốc Phong, xuất khẩu phân bón hiện đang theo 2 dạng: có thương hiệu và không có thương hiệu. Xuất khẩu có thương hiệu là phân bón được đóng bao, in nhãn mác đàng hoàng. Xuất theo dạng này, thị trường tuy có hẹp (hiện nay phân bón thương hiệu mới chỉ xuất sang Lào và Campuchia), nhưng giá bán cao hơn, lợi nhuận tốt hơn, và quan trọng nhất là doanh nghiệp sẽ giữ được thị trường ổn định. Còn xuất không thương hiệu tức là xuất theo dạng hàng rời, không bao bì, nhãn mác gì cả. Nhà nhập khẩu mua phân bón dạng này về đóng bao dưới nhãn mác nào đó của họ rồi tung ra thị trường. Vì thế, phân bón xuất khẩu không thương hiệu thường bị ép giá, dễ bị mất thị trường khi có nước khác chào giá bán thấp hơn đối với sản phẩm cùng loại. Do đó, khi buộc phải xuất khẩu phân bón theo dạng không thương hiệu, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ nhắm tới vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, gia tăng doanh số, còn lợi nhuận là không đáng kể.
Trung Quốc Tăng Thuế Xuất Khẩu Phân Bón Và Những Ảnh Hưởng Đối Với Thị Trường Việt Nam
Kể từ năm 2005, giá các loại phân bón trên thế giới bắt đầu tăng mạnh. Hiện tại, giá phân đạm trên thế giới đứng ở mức 400 USD/tấn, trong khi giá phân đạm ở Trung Quốc là 290 USD/tấn. Mức chênh lệch giá này kích thích các nhà sản xuất bán sản phẩm của mình ra nước ngoài để kiếm lợi nhuận. Trong 2 tháng đầu năm nay, lượng phân đạm xuất khẩu của Trung Quốc đạt 1,71 triệu tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại phân lân monoammoium xuất khẩu tăng 280% và phân lân diammonnium xuất khẩu tăng 130%. Do đó, việc nâng thuế xuất khẩu các loại phân bón của Chính phủ Trung Quốc là thông điệp rõ ràng gửi tới các nhà sản xuất phân bón không nên vì lợi nhuận mà bán sản phẩm của mình ra nước ngoài dẫn tới khả năng thiếu phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.
Lượng phân bón sản xuất của Trung Quốc cơ bản cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, nếu Trung Quốc kiểm soát tốt việc xuất khẩu phân bón sẽ bảo đảm đủ lượng phân bón cần cho vụ Xuân năm nay. Trung Quốc lo ngại giá phân bón, giống và thuốc trừ sâu tăng sẽ tác động xấu tới tâm lý sản xuất của người nông dân.
Những diễn biến tình hình trên thị trường phân bón Trung Quốc gây tác động xấu tới việc nhập khẩu phân bón Việt Nam. Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội phân bón Việt Nam dự báo rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Việc tăng thuế xuất khẩu có thể đẩy giá phân Urê của Trung Quốc lên tới 800 USD/tấn, so với mức 300 USD/tấn hiện nay.
Hiện tại, các công ty phân bón Việt Nam mới chỉ sản xuất được 53% nhu cầu phân Urê, 75% phân lân, và 100% phân NPK. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 100% các loại phân DAP, SA, Kali và phân lân. Việt Nam nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc phần lớn là do qua đường tiểu ngạch nên không thống kê được chính xác, nhưng nguồn cung này rất quan trọng với ngành nông nghiệp. Phân bón là một trong mười mặt hàng chiến lược không được phép tăng giá cho đến ngày 1/6 tới theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, trong khi giá phân bón các loại trên thị trường thế giới đã tăng ở mức kỷ lục trong vòng 50 năm qua.
Nhập khẩu phân bón năm 2006 của Việt Nam trị giá khoảng 673 triệu USD. Số liệu thống kê sơ bộ trong năm 2007 cho thấy cả nước đã nhập 3,8 triệu tấn phân bón các loại, đạt kim ngạch trên 997 triệu USD, tăng 22,5% về lượng và tăng 45,1% về trị giá so với năm 2006, mặc dù tình hình nhập khẩu phân bón không có nhiều biến động.
Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 55% tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước, bỏ khá xa so với nhà cung cấp lớn thứ hai là Nhật Bản với tỷ trọng 7,3%. Trong năm 2007, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh, tăng tới 70% về lượng và tăng 94% về trị giá so với năm 2006, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá trên 579 triệu USD. Chủng loại phân bón nhập về chủ yếu từ thị trường Trung Quốc là Urê, DAP, SA và MAP. Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2007: Phân Urê, DAP, SA, MAP, NPK, phân lân, Kali, MOP.
Trong 2 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập khẩu phân bón tăng mạnh cả về số lượng và giá trị. Giá DAP trong tuần từ 10-14/3/2008 vẫn trong xu hướng tăng mạnh. Hiện tại, giá DAP đã tăng lên mức cao nhất kể từ trước đến nay, đạt 1.000 USD/tấn, FOB. Mặc dù, nguồn cung phân bón hiện đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nhưng do giá phân bón trên thị trường thế giới tăng trở lại nên giá phân trong nước cũng tăng theo. Giá phân Urê tại các tỉnh trong thời gian từ 10-14/3/208 tăng thêm từ 1.300 đến 1.600 đồng/kg so với giá tuần trước đó và tăng khoảng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, giao động ở mức 7.600-8.600 đồng/kg. Đặc biệt, giá DAP tăng rất mạnh, lên 18.000-19.000 đông/kg. Hiện nay, nhu cầu phân bón Urê cho vụ Đông Xuân này là khoảng 300 ngàn tấn, trong đó, miền Bắc khoảng 200 ngàn tấn, miền Trung khoảng 100 ngàn tấn.
Ngoài thị trường cung cấp quen thuộc là Trung Quốc, nguồn cung cấp Urê cho Việt Nam còn có thêm Đài Loan. Tuy nhiên, tỉ trọng nhập khẩu vẫn chiếm phần lớn từ Trung Quốc chiếm tới 98% về lượng. Giá phân Urê Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 2/08 tăng khoảng 21 USD/tấn, tăng 6,6% so với tháng trước, đạt trung bình 321 USD/tấn, còn giá nhập về từ Đài Loan là 310 USD/tấn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xuất Khẩu Phân Bón Sang Lào: Tăng Mạnh Ngoại Lệ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!