Bạn đang xem bài viết Xuất Khẩu Lan Vũ Nữ Sang Nhật được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TP – Hơn 40 hộ nông dân của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đang vào guồng liên kết với Cty TNHH Hoa Mặt Trời để trồng và xuất khẩu hoa lan vũ nữ sang một thị trường khó tính là Nhật Bản.
Tổng diện tích đất của các bên đưa vào sản xuất là 27,4 ha, trồng được hơn 2,7 triệu chậu lan vũ nữ; hiện có khoảng 200 ngàn chậu cho thu hoạch thường xuyên. Từ đầu năm 2015 đến nay đơn vị đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gần 700 ngàn cành hoa lan vũ nữ với doanh thu nhiều tỷ đồng. Các lô hàng được xuất đều đặn bằng đường biển hoặc đường hàng không, giá cả được quyết định bởi sàn đấu giá tại Nhật Bản.
Giám đốc Cty Hoa Mặt Trời Huỳnh Tấn Sơn cho biết, thời kỳ đầu gian nan lắm. Khi sang thăm mô hình trồng lan vũ nữ của Cty tại xã Phú Hội (huyện Đức Trọng), doanh nghiệp Nhật Bản tuy đánh giá cao chất lượng hoa nhưng không chấp thuận hợp tác làm ăn vì diện tích trồng lan chỉ có vài héc-ta, không thể đảm bảo nguồn cung ổn định.
Anh Sơn đã kiên trì vận động các hộ nông dân trong vùng cùng hợp tác trồng lan vũ nữ để tạo thành chuỗi liên kết sản xuất quy mô lớn; đảm bảo cung cấp nguồn giống chất lượng, chuyển giao kỹ thuật trồng lan vũ nữ và hợp đồng bao tiêu sản phẩm với đầu ra ổn định.
Anh Sơn mạnh dạn ứng trước 5 tỷ đồng hỗ trợ một phần chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho các hộ; cử người đến tận nơi hướng dẫn cho nông dân từ khâu ươm giống, kỹ thuật trồng đến xử lý trước khi chuyển đến cơ sở đóng gói.
Cty còn xây nhà xưởng đóng gói và trang thiết bị bảo quản với kinh phí 15 tỷ đồng. Các công đoạn sản xuất, thu hoạch, đóng gói… đều tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt của đối tác Nhật. Về phía nông dân, phải cam kết cung cấp sản lượng hoa trên diện tích đất đã đưa vào hợp tác cho công ty.
Một số hộ nông dân đang hợp tác với Cty Hoa Mặt Trời cho biết điều kiện khí hậu ở địa phương rất thích hợp để trồng lan vũ nữ nhưng phải bỏ ra nguồn vốn khá lớn (khoảng từ 500-600 triệu đồng/1.000m 2) để làm nhà lưới, nhà kính, giá thể trồng hoa, trang bị hệ thống tưới phun sương tự động…
Bội Thu Nhờ Trồng Lan Vũ Nữ Xuất Khẩu
Trước đây gia đình ông Hải canh tác cà phê như những hộ dân khác trong vùng. Tuy nhiên, do loại cây này hay bị biến động bởi giá cả, mất mùa nên ông đã tìm hiểu mô hình trồng hoa công nghệ cao. Năm 2012, ông Hải tự tìm đến một công ty chuyên trồng lan vũ nữ xuất khẩu ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) để học hỏi và đăng ký làm “đối tác” trồng hoa. Sau một thời gian chuẩn bị, 5.000m2 nhà lưới đã hình thành và những chậu lan vũ nữ đầu tiên “cập bến” vùng cà phê Di Linh.
Toàn bộ khu vườn của ông Hải được áp dụng hệ thống tưới tự động, mặt đất được phủ một lớp màng lưới để ngăn côn trùng, cỏ dại. Các chậu hoa cũng được đưa lên cao, cách mặt đất khoảng 0,5m bằng hệ thống giá đỡ. Chi phí đầu tư cho 5.000m2 nhà lưới đầu tiên trồng lan vào khoảng 4 tỷ đồng.
“Khi mới bắt tay vào trồng hoa tôi cũng khá lo lắng bởi chưa có kinh nghiệm đối với loại cây này cộng thêm chi phí đầu tư rất cao. Tuy nhiên, nhờ phía công ty hỗ trợ kỹ thuật nên sau 1,5 năm, lứa hoa đầu tiên đã cho thu hoạch và đạt chất lượng khá tốt”, ông Hải chia sẻ.
Hiện nay, vườn lan vũ nữ của ông Hải được mở rộng lên 1,3ha với gần 100.000 chậu, mỗi tháng cho năng suất trung bình 20.000 cành/ha. Sau khi thu hoạch, hoa được phân loại, đóng gói và chuyển đến xưởng sơ chế của công ty ở Đức Trọng. Tại đây hoa được đóng thùng, gắn nhãn mác và mã số riêng mà công ty đã cấp cho từng hộ dân rồi chuyển đi xuất khẩu. Thị trường chủ yếu ở Nhật Bản, Australia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và một số tỉnh, thành trong nước.
Ông Hải cho biết, việc đánh mã số cho từng hộ dân nhằm truy xuất nguồn gốc từng cành hoa để đánh giá hoặc so sánh xem sản phẩm của ai chất lượng tốt nhất. Qua đó giúp nông dân có trách nhiệm hơn đối với từng cành hoa của mình từ khi chăm sóc đến lúc thu hoạch.
Theo ông Hải, với thị trường chủ yếu ở nước ngoài cũng giúp thu nhập từ vườn lan của ông cao hơn hẳn so với trồng cà phê hay trồng những loại hoa khác. Trung bình mỗi 1.000m2 lan vũ nữ đã giúp ông thu về từ 150 – 200 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. Với cách tính trên, mỗi năm ông Hải có thu nhập bình quân trên dưới 2 tỷ đồng từ 1,3ha lan vũ nữ.
Ông Đặng Văn Khá, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Di Linh nhận xét: mô hình trồng lan vũ nữ của ông Hải là một mô hình trồng hoa công nghệ cao hiện đại nhất tại địa phương. Không chỉ cho thu nhập cao mà còn mang tính bền vững do đã liên kết tìm được đầu ra ổn định.
Tuy nhiên mô hình này không dễ nhân rộng bởi chi phí đầu tư cao cũng như kỹ thuật canh tác còn khá mới mẻ so với người dân địa phương, nếu hộ dân nào muốn đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ và liên kết được đầu mối tiêu thụ ổn định.
Bí Quyết Làm Giàu: Liên Kết Trồng Lan Vũ Nữ Xuất Khẩu
Đó là trường hợp của ông Cao Đông Hải (ngụ chúng tôi Linh, chúng tôi Linh, Lâm Đồng).
Ông Cao Đồng Hải trong vườn lan vũ nữ
Trước đây, gia đình ông Hải canh tác cà phê như hầu hết các nông hộ khác trong vùng. Tuy nhiên, do cà phê giá cả bấp bênh nên ông tìm cách chuyển đổi sang trồng hoa công nghệ cao.
Năm 2012, ông Hải tìm đến một công ty chuyên trồng lan vũ nữ xuất khẩu ở H. Đức Trọng (Lâm Đồng) để học hỏi và đăng ký làm “đối tác”. Sau khi nắm bắt kỹ thuật và tính toán phương án kinh doanh, ông kêu gọi thêm 2 anh em trong gia đình cùng liên kết trồng hoa. Đầu năm 2013, ông xây dựng 5.000 m² nhà lưới đầu tiên theo công nghệ kỹ thuật của Đài Loan, nguyên vật liệu làm nhà lưới phần lớn đều nhập ngoại. Bên trong nhà lưới, ông Hải trang bị hệ thống nước tưới tự động được xử lý qua các công đoạn lấy từ giếng khoan nước ngầm rồi lắng, lọc thành nước “siêu sạch” để tưới cho hoa.
Các chậu hoa cũng được đặt trên giàn cao cách mặt đất khoảng 0,5 m. Dưới mặt đất được phủ một lớp màng lưới để ngăn côn trùng và cỏ dại. Ông Hải cho biết chi phí đầu tư cho 5.000 m² nhà lưới đầu tiên để trồng lan vào khoảng 4 tỉ đồng. “Khi mới bắt tay vào trồng lan vũ nữ, tôi khá lo lắng, bởi chưa có kinh nghiệm đối với loại cây này cộng thêm chi phí đầu tư rất cao. Tuy nhiên, nhờ phía công ty hỗ trợ kỹ thuật nên sau một năm rưỡi, lứa hoa đầu tiên đã cho thu hoạch và đạt chất lượng khá tốt”, ông Hải chia sẻ.
Hiện nay, vườn lan vũ nữ của ông Hải được mở rộng lên 1,3 ha với gần 100.000 chậu, mỗi tháng cho thu hoạch trung bình 20.000 cành/ha. Sau khi thu hoạch, hoa được phân loại, đóng gói và chuyển đến xưởng sơ chế của công ty ở H.Đức Trọng. Tại đây, hoa được đóng thùng, gắn nhãn mác và mã số riêng mà công ty cấp cho từng nông hộ rồi mới chuyển đi xuất khẩu.
Ông Hải cho biết thêm: “Việc đánh mã số cho từng hộ nhằm truy xuất nguồn gốc từng cành hoa để đánh giá hoặc so sánh xem sản phẩm của hộ nào chất lượng tốt nhất. Qua đó giúp nông dân chúng tôi có trách nhiệm hơn đối với từng cành hoa của mình từ khi chăm sóc đến lúc xuất bán”. Hiện tất cả các trang trại hoa trong nhóm nông dân liên kết được sản xuất, chăm sóc theo cùng một quy trình chung để chuẩn hóa chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sau khi thu hoạch đều được tập trung về một nơi để xử lý, trước khi xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước. Hoa lan vũ nữ của nhóm liên kết sản xuất này chủ yếu được xuất khẩu qua Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Singapore… nhờ đó thu nhập từ vườn lan ổn định và cao hơn hẳn so với trồng cà phê hay trồng những loại hoa khác. Ông Hải tiết lộ, trung bình 1 ha lan vũ nữ giúp ông thu về từ 1,5 – 2 tỉ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc.
Ông Đặng Văn Khá, Phó phòng NN-PTNT chúng tôi Linh, nhận xét: “Trang trại trồng lan vũ nữ của ông Hải là mô hình trồng hoa công nghệ cao hiện đại nhất tại Di Linh. Không chỉ cho thu nhập cao mà còn mang tính bền vững do liên kết sản xuất và có đầu ra ổn định”.
Lâm Viên (Báo Thanh Niên)
Lâm Đồng: Lan Vũ Nữ Đi Nhật
Nhờ liên kết chặt chẽ với một công ty trên địa bàn mà nông dân Trần Trung Thứ (52 tuổi, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã vươn lên làm giàu với việc trồng hoa lan vũ nữ xuất khẩu sang Nhật.
Theo lời kể của Trần Trung Thứ, ông mới đến với nghề trồng lan vũ nữ (oncidium) chỉ khoảng 3 năm nay, nhưng như là duyên số bởi đây đang là hướng lựa chọn đúng giúp ông phát triển kinh tế gia đình.
Sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, năm 1982 ông Thứ theo gia đình vào vùng đất Đức Trọng này sinh sống. Năm 1991 ông lập gia đình rồi làm nghề lái xe, nuôi cá và xuống tận Bạc Liêu nuôi tôm. Hơn 11 năm trời, cuộc sống của gia đình ông cứ “bầm dập” mãi bởi làm ăn không hiệu quả. Năm 2002, ông quay về Đức Trọng gom góp, vay mượn tiền mua 1,8 ha đất rồi sử dụng một nửa trồng rau, một nửa đào ao nuôi cá. Thế rồi cây rau thì giá cả không ổn định, cảnh “được mùa mất giá…” tái diễn thường xuyên, còn ao cá thì chọn giống không phù hợp nên đời sống gia đình ông luôn gặp nhiều khó khăn. Dù đổi nghề mãi vẫn thất bại, nhưng ông Thứ không nản, ông luôn suy nghĩ phải tìm ra cây gì đó mà trồng để “đổi đời”.
“Năm 2011, tình cờ tôi gặp lãnh đạo Công ty Hoa Mặt Trời đóng chân trên địa bàn, qua trao đổi, bên đó có hướng trồng hoa lan vũ nữ để xuất khẩu. Anh ấy nêu ra một số thuận lợi về khí hậu, đất đai ở đây phù hợp với cây lan vũ nữ và đặc biệt là nhu cầu thị trường xuất khẩu của cây này đang rất lớn. Về nhà suy nghĩ thấu đáo, 2 năm sau tôi quyết định đến gặp công ty để hợp tác trồng lan vũ nữ “, ông Thứ kể lại. Cũng theo ông Thứ, khi hợp tác, phía công ty cung cấp giống cây sạch đảm bảo tiêu chuẩn và một số dịch vụ đầu vào thiết yếu khác, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật và là đầu mối tập trung sản phẩm, đóng gói, vận chuyển thực hiện xuất khẩu; còn mình thì cứ yên tâm sản xuất làm sao cho hoa đạt chất lượng tốt là được.
Thỏa thuận xong điều kiện hợp tác, ông Thứ đầu tư xây dựng 3.500 m2 nhà lưới và sau đó thêm 3.500 m2 nữa để trồng 70.000 chậu lan vũ nữ. “Nhờ được hướng dẫn chi tiết, đầu tư bài bản nên tôi không gặp khó khăn với kỹ thuật trồng. Đến tháng 9.2014, tôi bắt đầu thu hoạch và cứ 1 tuần cắt cành 1 lần được khoảng 3.000 – 4.000 cành/lần bán với giá tối thiểu 10.000 đồng/cành và như vậy mỗi tháng cũng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cây lan vũ nữ cho thu hoạch trong vòng 8 – 10 năm và thu hoạch ổn định từ năm thứ 3 trở đi (5 – 6 cành/chậu), với đà này thì chuyện kiếm tiền tỉ mỗi năm với nông dân như chúng tôi sẽ trở nên đơn giản…”, ông Thứ vui vẻ cho biết.
Ông Thứ cho biết thêm: “Với việc hợp tác này, nông dân không phải lo đầu ra, tất cả sản phẩm chuyển về công ty cả, họ lo chuyện bán cho mình. Giá bán hoa không phải do công ty quyết định mà do thị trường Nhật Bản quyết định. Sau khi hoa đến Nhật Bản, được đưa lên sàn đấu giá và bán được bao nhiêu đối tác thông báo về công ty, công ty sẽ công khai giá bán. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, còn lại nông dân mình hưởng theo số hoa mình cung cấp và tùy nhiều hay ít, chất lượng cao hay thấp mà mình có thu nhập tương xứng”.
Cũng theo ông Thứ, bên cạnh việc xuất khẩu, vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, công ty thông báo, mình cũng đưa chậu lan vũ nữ xuống để công ty bán hoa tết trong nước. “Dịp tết năm ngoái, tôi bán được 5.000 chậu thu về 500 triệu đồng, dự kiến tết năm nay bán khoảng 5.000 – 7.000 chậu với giá từ 100.000 – 120.000 đồng/chậu. Nếu không gặp cơ duyên để liên kết với công ty trồng lan vũ nữ thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có được kết quả như ngày hôm nay, và có lẽ cũng chẳng bao giờ mà nông dân như tôi có sản phẩm lên sàn đấu giá ở Nhật Bản…”, ông Trần Trung Thứ thổ lộ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xuất Khẩu Lan Vũ Nữ Sang Nhật trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!