Bạn đang xem bài viết Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Liên tiếp vi phạm
Mới đây nhất, ngày 22/5, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa đã phát hiện tổng cộng 7 tấn phân bón giả và kém chất lượng. Cụ thể, tại cửa hàng Vật tư Nông nghiệp Sánh Ghi (thuộc tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) huyện Thiệu Hóa, lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện 6 tấn phân bón NPK giả, nhãn hiệu Hà Bắc. Lực lượng QLTT tỉnh đã lập biên bản xử phạt hành chính chủ cửa hàng Trần Văn Sánh 20 triệu đồng, thu giữ 240 bao phân nói trên chờ tiêu hủy. Cùng thời điểm, Đội QLTT số 10 (đóng trên địa bàn huyện Bá Thước) cũng đã kiểm tra cửa hàng Hồng Tình (ở làng Đắm, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) phát hiện 1 tấn phân bón NPK Thành Lợi kém chất lượng, không đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng ghi trên bao bì. Sản phẩm này được sản xuất bởi một cơ sở sản xuất tại xã Đông Xuân (huyện Đông Sơn).
Trước đó, ngày 11/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Đồng Nai cũng đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón (không có bản hiệu) do Tào Văn Chinh (33 tuổi) quản lý, tại địa chỉ tổ 20, khu phố 4, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện có 10 công nhân đang thực hiện đóng gói nhiều loại phân bón từ 0,5 kg đến 1 kg, gồm: Kali Nitrate; sSun phát đồng; Super trung vi lượng; super trung vi lượng thùng 20 lít, Magie sunfat và nhân sâm cây trồng… Những sản phẩm được đóng gói trên bao bì ghi địa chỉ, thương hiệu và nguyên liệu nhập khẩu phân bón cao cấp từ Pháp, Israel, Đài Loan… của một số công ty tại chúng tôi và Đồng Nai. Tuy nhiên, qua kiểm tra, có khoảng 200 tấn nguyên liệu dùng để trộn làm phân bón giả có xuất xứ từ Trung Quốc và nhiều loại phẩm màu, hóa chất chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng này đã được niêm phong để điều tra.
Thực tế, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày càng diễn ra tinh vi hơn. Con số mà Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đưa ra tại hội nghị tổng kết đợt tổng thanh tra toàn diện về chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên cả nước trong năm 2013 ngày 19/5 vừa qua rất đáng báo động. Tính riêng trong năm 2013, thanh tra Bộ NN&PTNT đã lấy hơn 2.080 mẫu đi kiểm tra, gồm 896 mẫu về phân bón, 459 mẫu thuốc bảo vệ thực vật và 740 mẫu thức ăn chăn nuôi. Trong đó riêng mặt hàng phân bón có 276/896 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 30%.
Tháng 7 mới có Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng xử phạt cứ xử phạt, vi phạm vẫn diễn ra, thậm chí tinh vi và phức tạp hơn. Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục QLTT- cho rằng, đang tồn tại một số khó khăn, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu cần giải quyết. Đó là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, dễ bị lợi dụng.
Bên cạnh đó, với đặc thù, phân bón giả không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải qua kiểm định. Nhưng thực tế, do thiếu kinh phí, thời gian giám định kéo dài, không xử lý được kịp thời dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng bở hơi tai chạy theo vi phạm. Phân bón cũng là loại hàng hóa đặc thù, đã sử dụng bón cho cây trồng thì không thể thu hồi lại được, do vậy rất khó chứng minh thiệt hại để làm căn cứ xử lý.
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón đã ra đời vào tháng 11/2013 với rất nhiều quy định xử phạt được coi là “mạnh tay” với phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Tuy nhiên, đến nay Nghị định này vẫn chưa thể đi vào thực thi bởi Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định dự kiến phải tới 15/7 này mới chính thức được ban hành. Với thực tế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng như hiện nay, người dân lẫn doanh nghiệp sản xuất chân chính rất mong Nghị định sớm đi vào thực thi, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường phân bón.
Theo Báo Công thương
Xử Lý Hành Vi Sản Xuất Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý hành vi sản xuất phân bón giả, kém chất lượng (ảnh PLO).
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa là phân bón.
Kon Tum: Sản xuất phân bón giả bị phạt 275 triệu đồng
UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định xử phạt 275 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Lợi Nông Kon Tum (số 5 Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) vì vi phạm hành chính trong sản xuất và kinh doanh phân bón.
Theo đó, doanh nghiệp trên bị phạt 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, gia công phân bón khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất, gia công phân bón; phạt 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính 28,87 tấn phân hữu cơ tổng trị giá 69,7 triệu đồng; tịch thu phương tiện là công cụ được sử dụng để sản xuất hàng giả. Đồng thời, đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất phân bón của doanh nghiệp này 18 tháng.
Trước đó, cuối năm 2016, UBND huyện Đăk Tô (Kon Tum) có kiến nghị về việc kiểm tra, xử lý đối với Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Lợi Nông Kon Tum cung ứng phân bón không đảm bảo chất lượng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện doanh nghiệp này đang sản xuất, kinh doanh phân bón nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất theo quy định.
Doanh nghiệp bị bêu tên
Công bố các doanh nghiệp sản xuất và phân phối phân bón giả trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là cách làm đang được tỉnh Lâm Đồng áp dụng.
Được biết, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Lâm Đồng vừa qua đã phát hiện hàng loạt các cở cở sản xuất và phân phối phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Các loại phân bón trên được lưu hành khá rộng rãi và phổ biến trên thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sản xuất, thu hoạch của người nông dân.
Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành lập biên bản, thu giữ toàn bộ số phân bón giả, kém chất lượng để tiêu huỷ, ra quyết định xử phạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh này với tổng số tiền trên 200 triệu đồng. Cùng với đó, tỉnh Lâm Đồng đã công bố các doanh nghiệp sản xuất và phân phối phân bón giả trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết.
Công ty Hóa Nông Mùa Vàng sản xuất phân bón kém chất lượng
Sở Công thương tỉnh Long An đã ra QĐ số 105/QĐ-XPVPHC xử phạt 26,5 triệu đồng đối với Cty TNHH TM Hóa Nông Mùa Vàng (Cty Hòa Nông Mùa Vàng) có địa chỉ tại Lô N5, Đường số 6, Cụm CN Lợi Bình Nhơn, xã Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An, Long An) vì vi phạm trong sản xuất và kinh doanh phân bón kém chất lượng.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Hóa Nông Mùa Vàng (ảnh PLXH)
Theo đó, Cty Hóa Nông Mùa Vàng đã có các hành vi vi phạm: Có hợp đồng nhưng không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng phân bón trước khi đưa phân bón ra kinh doanh; Sản xuất phần bón có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn; bị xử phạt 26,5 triệu đồng.Trước đó, Công ty này từng bị xử phạt hơn 50 triệu đồng vì sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng.
Nhưng việc quản lý thị trường phân bón trong nước còn nhiều lỏng lẻo, bất cập. Do vậy, mặt hàng phân bón đang có tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất hiện tràn lan trên thị trường, đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực cũng như sức khỏe của nhân dân, tác động xấu đến môi trường.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thực trạng phân bón giả năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 2015 là trên 4000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là trên 5000 vụ vi phạm. Trong đó nhiều vụ còn chưa được giải quyết bởi pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở.
Trong năm 2016, các cơ quan hữu quan liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.
Theo con số thống kê thiệt hại do mua phải phân bón giả và phân bón kém chất lượng, mỗi năm Việt Nam đã mất đi từ 2 đến 2,5 tỉ USD. Ngoài ra, phân bón giả, kém chất lượng gây rối loạn thị trường tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng tới các DN làm ăn chân chính…
Cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm
Cũng theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam điểm tồn tại lớn nhất hiện này cần phải nói là lợi ích nhóm. Nếu vi phạm phân bón giả mà chỉ phạt hành chính thì sẽ làm hỏng ngành phân bón Việt Nam, do đó cần thiết phải xử lý theo pháp luật và quy trách nhiệm.
Ông Vũ Xuân Hồng, Phó TGĐ Công ty CP Supe Phốt phát Hóa chất Lâm Thao cho rằng, để xác định rõ được những phân bón nào là phân bón nhái và kém chất lượng, cần phải có bộ quy chuẩn. Đồng thời, cơ quan chức năng cần giám sát chặt sản xuất và vấn đề thị trường; có chế tài xử lý cực mạnh với các đơn vị sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Còn theo ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả Việt Nam cũng nhấn mạnh, hiện nay, chúng ta cũng đang nhập nhèm giữa xử lý hành chính hay hình sự với sản xuất phân bón giả. Đây là kẽ hở để các nhóm lợi ích bảo kê các nhóm sản xuất hàng giả. Ví dụ như trường hợp vụ phân bón giả Thuận Phong chỉ bị xử phạt hành chính. Do đó, đề nghị Chính phủ có quy định rõ sản xuất hàng giả phải xử lý hình sự, không xử lý hành chính.
Phân bón ‘đẻ’ quá nhanh nên quản lý không được?
Đó là thông tin tại Hội thảo Phát triển chiến lược phân bón hữu cơ và phổ biến Nghị định 108/2017 của Chính phủ do Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức tại chúng tôi vào ngày 13/10.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết hiện cả nước có 706 cơ sở sản xuất phân bón đủ điều kiện hoạt động. Đáng chú ý số lượng sản phẩm phân bón đã công bố hợp quy tính đến tháng 1/2017 mới chỉ hơn 6.000 sản phẩm.
Thế nhưng chỉ sau 8 tháng, tính đến thời điểm hiện tại sau khi tiếp nhận bàn giao từ Bộ Công Thương thì số lượng sản phẩm phân bón công bố hợp quy đã tăng lên gần 14.200 sản phẩm, gấp gần 2,5 lần so với thời điểm tháng 1/2017.
Theo ông Thúy, số lượng sản phẩm phân bón của Việt Nam là quá lớn, đặc biệt “đẻ” quá nhanh trong một thời gian ngắn, công tác quản lý không đủ sức để kiểm soát.
Nhiều doanh nghiệp phân bón phản ánh những tồn tại thị trường phân bón trong thời gian qua, cụ thể trước thời điểm chưa có Nghị định 108/NĐ-CP, công tác quản lý phân bón được giao cho 2 cơ quan là Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT. Việc này đã gây ra sự chồng chéo trong quản lý nhà nước, một đơn vị chịu sự quản lý của 2 cơ quan dẫn tới gây tốn kém và phiền hà cho các doanh nghiệp.
Nhiều sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt; việc đăng ký và công bố chất lượng chưa phù hợp với mục đích sử dụng của phân bón, các loại phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường không kiểm soát được, gây tổn thất cho nền kinh tế, bức xúc trong xã hội.
Theo đại diện Bộ NN&PTNT, điểm mới của Nghị định 108/2017/NĐ-CP là thống nhất một đầu mối quản lý phân bón là Bộ NN&PTNT. Đồng thời thay đổi phương thức quản lý theo hướng quản lý chặt chẽ để giảm tối đa việc sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng… tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp làm ăn bài bản, đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần có cơ chế quản lý chặt nhập khẩu phân bón, có chế tài xử phạt thật nặng các đơn vị sản xuất phân bón giả, nhái kém chất lượng, nhất là những đơn vị gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời cần quy định trong luật về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp sản xuất phân bón giả, nhái, gây ô nhiễm môi trường.
Xử Lý Nghiêm Để Không Còn Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng
Phân bón giả, kém chất lượng diễn ra khá phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường…
Đánh vào tâm lý “ham rẻ” của người tiêu dùng
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) hiện cả nước có 814 cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi năm hàng chục triệu tấn phân bón với hàng nghìn loại phân bón khác nhau được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tiêu thụ trên thị trường. Cùng với đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ tràn lan không những gây ảnh hưởng đến môi trường sống, năng suất, chất lượng của cây trồng, mà còn giết chết các doanh nghiệp làm ăn chân chính, phá hoại sản xuất trong nước.
Cụ thể, trong hai năm 2018 và 2019 các cơ quan chức năng phát hiện xử phạt hành chính hơn 82 tỷ, xử lý hình sự khởi tố 10 vụ, 12 bị can đối với hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng. Các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng không rõ nguồn gốc, được sản xuất, đóng gói tại nhiều nơi: ở miền Bắc chủ yếu tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Phú Thọ, Hoà Bình, Hải Dương, Ninh Bình…; ở miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng…; ở miền Nam là Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang…
Về phương thức, thủ đoạn, đối tượng thường lợi dụng khe hở trong các quy định của pháp luật về hàm lượng, định lượng chất chính hoặc tổng hợp các chất dinh dưỡng để trộn sản phẩm giá rẻ, thậm chí trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét vào sản phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng để bán ra thị trường. Ông Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: “Hoạt động sản xuất phân bón giả, kém chất lượng diễn ra nhiều năm nay đối với cả phân bón vô cơ và hữu cơ nhưng chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt sản phẩm NPK dễ bị làm giả nhất, bởi lợi nhuận cao, công nghệ làm giả đơn giản chỉ cần “xúc xẻng” trộn, đóng bao bì”.
Đối tượng thường tổ chức hoạt động sản xuất bí mật, khép kín, chia nhỏ từng khâu, đăng ký sản xuất nhiều loại sản phẩm khác hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ, thuê nhà để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng trên thực tế không có cơ sở sản xuất…, gây khó khăn trong quá trình điều tra, truy tìm cơ sở vi phạm.
Đặc biệt, các đối tượng lợi dụng vào nhận thức, trình độ dân trí thấp, tâm lý ham hàng hóa giá rẻ của đại đa số người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng có nhu cầu sử dụng phân bón lớn (đồng bằng Bắc bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên), đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, chiết khấu, cho nợ gối đầu… với những cửa hàng nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn để buôn bán tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc…
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Sản phẩm phân bón giả dưới hai hình thức đó là gắn nhãn mác giả của thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm kém chất lượng đến mức là hàng giả. Đối với việc giả thương hiệu đã có Luật Hình sự nên sai phạm này không nhiều, chủ yếu là sai phạm về hàng không đảm bảo chất lượng. Nhược điểm lớn nhất của người nông dân là ham rẻ. Nhu cầu về mặt hàng giá rẻ cao, đại lý bán có được lợi nhuận cao hơn nên họ lựa chọn để bán dẫn đến những sản phẩm giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường”.
“Việc phân biệt hàng kém chất lượng và hàng chất lượng rất khó, sau khi bón cho cây trồng không đem lại hiệu quả mới phát hiện ra được. Điều này gây thiệt hại về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người nông dân”, ông Phong cho biết thêm.
Cần nhiều biện pháp mạnh
Nguyên nhân của thực trạng trên, BCĐ 389 chỉ ra hầu hết các vụ việc trong lĩnh vực phân bón mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra về điều kiện kinh doanh, nguồn gốc hàng hoá, hoá đơn, chứng từ… và được xử lý vi phạm hành chính, chưa tập trung kiểm tra xác định về chất lượng, điều tra làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý hình sự. Bên cạnh đó, một số địa phương còn lơ là trong việc quan tâm chỉ đạo thực hiện kế hoạch; công tác phối hợp giữa cơ quan chức năng với địa phương còn thiếu thống nhất, chưa thực chất…
“Tới đây phải điều tra truy tố nghiêm khắc nhất theo Luật Hình sự những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả, phát hiện những đại lý, cá nhân sản xuất phân bón giả bắt bỏ tù ngay, lên án những hành vi tiêu cực”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Trả lời công dân về giải pháp triệt để hơn để chấm dứt tình trạng phân bón giả giúp sản xuất nông nghiệp làm ra sản phẩm nông sản sạch, an toàn tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2020 vừa diễn ra tại Đắk Lắk, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, những năm trước đây phân bón còn nhiều vấn đề, tuy nhiên sau năm 2016, Thủ tướng ra văn bản, nghị định mới thống nhất một đầu mối là Bộ NN&PTNT là cơ quan trực tiếp quản lý.
Ông Nguyễn Hồng Phong cho rằng, trước hết người nông dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách tìm đến những sản phẩm uy tín, có thương hiệu lớn, thay đổi tư duy không nên ham sản phẩm rẻ. Đối với doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tiếp cận sâu sát, trực tiếp với bà con.
Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị: “Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra ở tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông và nhập khẩu. Để làm tốt điều này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, có chế tài xử phạt rồi nhưng thực hiện phải rõ ràng và đặc biệt là minh bạch./.
Xử Phạt Kinh Doanh Phân Bón Giả
Hits: 443
Như Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón có đưa ra điểm mới về điều khoản phân bón giả. Tại Nghị định có quy định về khái niệm phân bón giả như sau: Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).[2] Ví dụ: Đối với phân NPK, thì hàm lượng chính là N (Đạm), P (Lân), K (Kali) và nguyên tố dinh dưỡng trung lượng. Trong trường hợp N, P đạt chỉ tiêu chất lượng nhưng chỉ có K không đạt mức như quy định thì được xem là phân bón giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào giải quyết được những bất cập về nạn phân bón giả như hiện nay.
Có nhiều cách lý giải “Vì sao phân bón giả lại tràn lan như vậy?”
– Nhiều tổ chức, cá nhân đăng kí các chủng loại phân bón quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn.
– Rất khó để phân biệt phân bón nào là giả bằng mắt thường. Thông thường, khi người dân mua và phải dùng một khoảng thời gian thì mới biết là hàng kém chất lượng. Và việc thu hồi rất khó thực hiện.
– Các đại lý phân phối là những nguyên do chính khiến các sản phẩm phân bón kém chất lượng trôi nổi mọi miền nông thôn. Các doanh nghiệp làm ăn gian dối thường đưa các mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà phân phối. Từ đó, các đại lý sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm phân bón này cho người mua.
Hậu quả mà phân bón giả mang lại rất lớn. Phân bón giả đang làm cho nông sản của người nông dân, của các doanh nghiệp bị giảm uy tín, từ đó làm giảm tính cạnh tranh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế người nông dân do đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Phải mất thời gian, tiền của để tái tạo lại. Đặc biệt hơn là gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nguy hại đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.
Căn cứ Luật Trồng trọt, có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón đó là thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[3]. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón là bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[4]
Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả[5] cũng được quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, có các mức xử phạt tương ứng như: phạt tù, phạt tiền đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc cấm kinh doanh; cấm làm một công việc hoặc hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; tịch thu tài sản. Cho thấy mức xử phạt mạnh tay và mang tính chất răn đe rất cao; mục đích để bảo vệ sức khỏe, tài sản người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.
Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật
Phạt từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng
Phạt tù từ 01 – 05 năm
Phạt từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng
Hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá
Từ 30.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 (BLHS)
Kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 – dưới 500.000 đồng
Thu lợi bất chính từ 50.000.000 – dưới 100.000.000 đồng.
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
Phạt tù từ 05 – 10 năm
Phạt từ 3.000.000.000 – 6.000.000.000 đồng
(tại các điểm a, b, c, e, g, h, i)
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng
Từ 150.000.000 – dưới 500.000.000 đồng
h) Gây thiệt hại về tài sản
Từ 500.000.000 – dưới 1.500.000.000 đồng
i) Thu lợi bất chính
Từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng
500.000.000 đồng trở lên
Phạt tù từ 10 – 15 năm
Phạt từ 6.000.000.000 – 9.000.000.000 đồng
Gây thiệt hại về tài sản
Từ 1.500.000.000 – 3.000.000 đồng
Thu lợi bất chính
Từ 500.000.000 – dưới 2.000.000.000 đồng
Gây thiệt hại về tài sản
3.000.000.000 đồng trở lên
Phạt tù từ 15 – 20 năm
Phạt từ 9.000.000.000 – 15.000.000.000 đồng
Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
Thu lợi bất chính
2.000.000.000 đồng trở lên
Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người
Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Ngoài ra còn có Hình phạt bổ sung:
– Cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.[7]
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[8]
Thứ hai, không mua phân vón cục, chảy nước, bao bì không ghi rõ thành phần, không có nhãn mác. Đó dường như là những đặc điểm bên ngoài bằng mắt thường có thể nhận biết. Còn chất lượng bên trong ta vẫn không thể đánh giá được trừ phi sử dụng. Ngoài ra, người dân nên lựa chọn những đại lý vật tư nông nghiệp uy tín, lâu năm trong kinh doanh, hoặc mua những đại lý dám cam kết chất lượng phân bón đảm bảo kết quả thu hoạch tốt mới thanh toán tiền; không mua những nơi tự phát và không rõ ràng.
Thứ ba, người dân nên giữ lại bao bì phân bón làm “vật chứng” nếu có xảy ra việc gì để có thể yêu cầu bồi thường. Vì trên bao bì sẽ ghi rõ thành phần; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất,…
Những cách đề phòng trên chỉ là tạm thời không thể có tác dụng lâu dài. Vẫn cần phải đòi hỏi sự can thiệp của các địa phương, cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, kiểm tra điều kiện buôn bán, sản xuất và chất lượng phân bón.
Thực tế, vấn nạn về phân bón giả vẫn chưa có cách giải quyết hợp lí và hiệu quả. Mặc dù Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón mới có hiệu lực đầu năm 2020, nhưng Nghị định chủ yếu tập trung giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.
Luật Nghiệp Thành mong rằng sẽ có giải pháp loại bỏ các sản phẩm phân bón kém chất lượng ra khỏi thị trường hiệu quả. Mang lại sự tin tưởng cho người nông dân tiếp tục an tâm sản xuất.
Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa.
Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi.
Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.
[1] Thống kê của Bộ Công Thương
[2] ĐIỀU 2.8 NĐ 84/2019
[3] ĐIỀU 50.2.d Luật Trồng trọt 2018
[4] ĐIỀU 51.2.e Luật Trồng trọt 2018
[5] ĐIỀU 192 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
[6] ĐIỀU 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
[7] ĐIỀU 195.5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
[8] ĐIỂU 195.6.e BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!