Bạn đang xem bài viết Xử Lý Nấm, Rầy Trên Cây Cúc Tần Ấn Độ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây cúc tần ấn độ là loại cây được nhiều người ưa chuộng và tìm mua để trồng như một giải pháp tránh nắng mùa hè. Trong bài viết này, Sài Gòn Hoa sẽ chia sẻ đến cho các cô chú, anh chị cách để xử lý cây cúc tần bị nấm bệnh hay rầy gây hại; giúp cho những chậu cúc tần luôn xanh mướt và khỏe đẹp.
1. Giới thiệu về cây cúc tần ấn độDây cúc tần ấn độ là loại cây bụi leo, thân cây nhỏ và hay mọc buông rũ xuống như những tấm rèm.
Lá cây cúc tần ấn độ nhỏ, hình bầu dục và nhiều; có khả năng cản nhiệt tốt. Lá cây màu xanh tạo thành 1 bức màn chắn xanh mướt.
Cây cúc tần ấn độ thích nghi với điều kiện nắng nóng, sinh trưởng nhanh và dễ chăm sóc. Cây thích hợp trồng ban công, trong chậu treo hay trồng bồn rũ xuống.
Công dụng của cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ có cành lá xanh mướt và rũ xuống tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại; có thể trồng trong các chậu treo ban công, sân thượng hay trồng trong các bồn trước cửa sổ, hiên nhà tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Ngoài ra còn có thể trồng cây cúc tần ấn độ ở các quán cà phê, các tòa nhà cao tầng, trên tường rào để tạo thành các bức màn cản nhiệt, giúp điều hòa khí hậu và giảm nắng nóng vào mùa hè.
Cây cúc tần còn cản bụi, cách âm rất tốt, nên trồng cây cúc tần ấn độ xung quanh không gian sống sẽ đem lại không gian riêng tư và có thể bảo vệ cho sức khỏe của mọi người.
2. Cây cúc tần ấn độ bị nấm bệnh và cách xử lýBiểu hiện: Lá cây xuất hiện các đốm màu vàng, các đốm nâu có hình tròn và viền vàng bên ngoài. Hoặc lá có các đốm đen, nhũn và dễ rụng. Thường gặp ở các lá già phía dưới gần gốc.
Nguyên nhân: Do mưa nhiều hoặc tưới quá nhiều làm cho không khí ẩm ướt, đất thoát nước kém và nấm bệnh phát triển.
Biện pháp: Trồng cây mật độ phù hợp, không quá dày. Nên kiểm soát chế độ tưới cũng như lượng nước trong chậu, tránh không tưới quá nhiều hay chậu không thoát nước. Khi cây mọc um tùm, nhánh con sát gốc nhiều nên tỉa bớt để tạo sự thông thoáng và hạn chế nấm bệnh phát sinh, lây lan.
Khi cây cúc tần ấn độ bị bệnh cần dùng hạn chế tưới nước cho cây, để cây không thoáng. Sau đó vôi nông nghiệp pha với nước phun lên lá để ngăn nấm lây lan rộng. Kết hợp xử lý đất trồng bằng vôi hoặc chế phẩm sinh học Trichoderma .
* Cây cúc tần bị rầy phấn trắngBiểu hiện: Ở trên lá thường thì lá non và ngọn bị rầy chích, biến dạng và lá non cong lại, không lớn; lá bị vàng dần chuyển sang khô và rụng. Rệp gây hại ở rễ làm thúi rễ và cây bị chết khô hoặc còi cọc, chậm lớn.
Nguyên nhân: Do rầy phấn trắng ký sinh ở ngọn, mặt dưới lá non và ở rễ gây hại đến cây.
Biện pháp: Cây cúc tần khi để quá khô thì dễ phát sinh rầy. Vậy nên cần bổ sung nước đầy đủ để cây nhanh phát triển và hạn chế rầy phát sinh.
Khi cây bị rầy, tốt nhất nên tỉa bớt ngọn cây, tỉa bỏ cành nhánh nhỏ để cây hồi phục. Nếu là rầy ở rễ thì nên thay giá thể mới cho cây để đảm bảo sạch rầy. Ngoài ra còn có thể dùng các loại chế phẩm sinh học hay EM gừng, tỏi, ớt để diệt rầy trên cây.
***Liên hệ mua sản phẩm “Dây cúc tần ấn độ”CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859
Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com
Website: https://saigonhoa.com/
Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn
Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa
Xử Lý Cây Cóc Thái Trồng Chậu Bị Rầy Phấn Trắng, Bọ Trĩ
1. Cây cóc Thái và công dụng
Cây cóc có xuất xứ từ Trung Mỹ, được trồng làm cây ăn quả trên vùng nhiệt đới và hiện nay được trồng nhiều ở nước ta.
Cây cóc thuộc nhóm thân gỗ, cây phân cành nhiều và cành giòn, dễ gãy. Lá cóc dạng kép lông chim lẻ, thuôn dài và mép có răng cưa. Lá cóc có thể ăn được, vị chua dịu ở lá non; lá già có vị chua và hơi chát nhẹ.
Khác với cây cóc thường, cây cóc Thái này có nhiều ưu điểm hơn như ra trái quanh năm trong khi giống thường chỉ ra trái 1 lần trong năm; cây khỏe, sinh trưởng tốt và nhanh ra hoa, trái rất sai.
*Công dụng của cây cóc Thái
Với cây cóc Thái có thể được trồng trực tiếp ở sân vườn. Trồng trực tiếp ra đất ở góc vườn, gần cổng hay trong khuôn viên vườn đều được.
Ngoài ra cây cóc Thái còn có thể được trồng vào chậu men, hay chậu xi măng Hải Phòng với kích thước phù hợp. Với , có thể đặt ở trước nhà, hiên nhà hay gần cổng. Ban công hay sân thượng với diện tích hạn chế cũng có thể đặt cây cóc Thái trồng chậu.
*Lưu ý: vị trí trồng hay đặt chậu cóc Thái cần đủ nắng, thoát nước tốt và không bị ngập úng hay trũng thấp để cây có thể sinh trưởng tốt và hạn chế được rầy phấn trắng, bọ trĩ gây hại.
2. Xử lý rầy phấn trắng, bọ trĩ trên cây cóc Thái trồng chậuCây cóc Thái trồng chậu thường bị 2 loại côn trùng gây hại và làm cây phát triển kém là rầy phấn trắng và bọ trĩ.
Cây bị rầy phấn trắng hay bọ trĩ gây hại thường chậm lớn, lá xoăn và nhỏ, cứng. Ngọn non bị côn trùng chích hút nhựa nên biến dạng, xoăn và cong xuống, thịt lá chuyển vàng và gân màu xanh đậm nổi lên. Trong các nách lá, mặt dưới lá và trái non có các vết chích, tạo thành các đốm nâu nhỏ, chảy mủ, trái non dễ rụng.
Với rầy phấn trắng ngoài gây hại trên lá thì chúng còn có ở phần gốc, rễ và trong đất; làm thối rễ và cây không lấy được dinh dưỡng cũng như nước.
Với cây cóc Thái trồng chậu khi bị côn trùng gây hại nên tỉa bỏ bớt phần lá bệnh, cắt bỏ phần ngọn bị xoăn. Tỉa bớt cành nhánh để cây thông thoáng, hạn chế lây lan qua các cành khác.
Dùng vòi nước xịt mạnh để loại bỏ rầy phấn trắng và bọ trĩ. Ngoài ra nên tưới nước đầy đủ để cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh tấn công.
Có thể dùng nước lau kiếng hoặc nước rửa chén pha loãng với nước, phun đều lên lá, đặc biệt là mặt dưới của lá cóc. Đây cũng là cách để tiêu diệt rầy phấn trắng, bọ trĩ rất hiệu quả.
Có thể dùng rải và gốc hoặc pha với nước tưới lên lá để tiêu diệt rầy, bọ trĩ. Ngoài ra còn nên thường xuyên phun phòng các loại côn trùng gây hại bằng dung dịch gừng tỏi ớt.
Cây cóc Thái trồng chậu thì có thể thay đất cho cây nếu phát hiện cây bị rầy phấn trắng gây hại ở dưới rễ. Bổ sung thêm hoặc để hạn chế rầy, rệp phát sinh.
Sài Gòn Hoa cung cấp cây cóc Thái , cây cóc Thái trồng trong bầu , cây cóc Thái trồng chậu , trồng sân vườn, ban công…
***Liên hệ mua sản phẩm “Cây cóc Thái trồng chậu”CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859
Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com
Website: https://saigonhoa.com/
Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn
Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa
Cách Diệt Rầy (Rệp) Bám Trên Cây Sen Đá
1/ Rầy (rệp) bám trên sen đá sẽ làm cho cây ảnh hưởng như thế nào?
Rầy còn được gọi với một cái tên khác là rệp, đây là một loài sinh vật nhỏ thường làm hư hại đến sen đá. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn làm cách để loại bỏ loài rầy trong sen đá
Nếu bạn trồng sen đá trong nhà hay trồng sen đá bên ngoài thiên nhiên thì đều có khả năng bị rầy bám trên cây. Còn nếu như không bị thì bạn rất may nắm
Khi cây sen đá của bạn bị bám rầy khả năng lây lan rất nhanh trong cùng một cây hoặc các cây khác xung quanh, không dễ dàng để loại bỏ hoàn toàn loài rầy khỏi các cây sen đá của bạn. Bài viết này giới thiệu ến bạn cách để tiêu diệt loài rầy bám cây cây nhưng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cây sen đá của bạn (Một số người sư dụng các loại thuốc tiêu diệt côn trùng hay thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm cháy cây hoặc một số vấn đề khác)
Rầy là một loài sinh vật nhỏ và bẩn thiểu, chúng bám trên cây sen đá để ăn những mầm non đang phát triển trên cây sen đá. Rất khó để nói chính xác nguyên nhân tại sao lại xuất hiện, thông thường việc tưới quá nhiều nước hoặc phân quá nhiều cũng là những nguyên nhân khiến loài rầy xuất hiện. Chúng có xu hướng xuất hiện ở các cây trồng bên ngoài cao hơn so với các cây trồng trong nhà.
Những con rầy thường bám vào các khe, ngách của cây sen đá và bám đầy kín như mạng lưới trên cây sen đá. Thường loài sinh vật này bám nhiều ở phần khe giữa lá và thân hoặc trong các lá non của cây sen, khó tìm thấy và khó tiêu diệt
Nếu chúng ta không phát triển và tiêu diệt tận gốc loài sinh vật này thì chũng sẽ nhanh chóng lan tràn ra toàn bộ cây sen đá cũng như các cây khác xung quanh. Điều này sẽ kiềm hãm sự phát triển của cây hoặc khiến thay đổi hình dạng của cây hoặc có thể để làm những vết lõm trên lá của cây sen đá
Hiện có rất nhiều loại thuốc trừ sâu có khả năng tiêu diệt loài rầy, việc sử dụng các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến con người và môi trường, một giải pháp tốt nhất đó là dụng cồn. Sau đó bạn cần dùng đến các loại bình xịt để xịt cồn lên cây sen đá việc này rất hiệu quả, khi cồn có thể đến được hầu hết các khe, ngách của cây.
Nếu bạn phát hiện ra rầy sớm trên cây sen đá thì việc tiêu diệt rất dễ dàng qua một lần xịt. Trường hợp cây sen đá đã quá nhiều rầy bám vào thì cứ sau từ 1 đến 2 ngày xịt lại một lần cho đến khi nào hoàn toàn hết rầy trên cây. Mỗi lần xịt chỉ cần làm cho cây sen đá ướt đều hết là được.
Hoàn toàn không! Cồn hoàn toàn an toàn cho các loài sinh vật mong nước, nó trái ngược hoàn toàn với các loại thuốc trừ sâu. Không hề có bất kỳ một hiện tương bị cháy bỏng cây nào cả hơn nữa cồn bóc hơi rất nhanh sau khi xịt vào
5/ Phương pháp khác tiêu diệt rầy trên cây sen đá?Một phương pháp khác để bạn có thể tiêu diệt loài rầy đó là sử dụng nước rữa chén bát phun lên cây sen đá. Hoặc cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu nhưng nên áp dụng đối với những cây trồng bên ngoài.
Nhưng tất cả các phương pháp nào đều không hiệu quả và tốt bằng cách sử dụng cồn để tiêu diệt rầy. Đây là cách tốt nhất đề loại bỏ rầy mà không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như gây hại cho cây sen đá của bạn.
Biện Pháp Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Trên Cây Bưởi
1. XỬ LÝ RA HOA BƯỞI BẰNG CÁCH TẠO SỰ KHÔ HẠN 1.1. Tạo thời gian khô hạn đủ dài:
– Việc ngừng tưới nước và xiết nước, hay cắt nước cho cây thời gian phải đủ dài để cây cảm ứng ra hoa.
– Thời gian thường kéo dài khoảng 4 – 8 tuần tùy thuộc vào tuổi cây và tùy từng vùng, chất đất. Cây nhỏ tuổi thì thời gian khô hạn ngắn, cây lớn tuổi thời gian tạo khô hạn sẽ dài hơn.
– Nếu xiết nước mà cây có hiện tượng héo nhanh quá, mới 1- 2 tuần đã héo rồi thì cần tưới nhẹ, vừa đủ giúp cây cầm cự thêm (khoảng 4 tuần).
Có vậy cây mới có thời gian tạo mầm hoa và cảm ứng ra hoa tốt. Nếu đất nơi nào lâu khô quá thì phải làm cho đất mau khô bằng cách bỏ bớt rơm rạ che gốc, xới xáo nhẹ hay cắt tỉa bớt cây che bóng…
1.2. Cung cấp đủ và đúng dinh dưỡng cho cây ra hoa– Giai đoạn trước khi ra hoa cây cần lân nhiều, nên cần bón phân lân dễ tiêu như: DAP thì cây mới hấp thụ dinh duỡng và tạo mầm hoa tốt.
– Bón kali vừa phải và một ít phân đạm, nếu bón đạm quá nhiều hay phun phân bón lá không thích hợp cây có thể chỉ phát triển đọt non mà ít ra hoa hoặc hoa rất khó đậu.
– Ngoài nguyên tố đa lượng, cây rất cần một số nguyên tố vi lượng, nhất là Ca, Bo và Mn. Có thể bổ sung vi lượng cho cây bằng các sản phẩm như: Canxi bo (bón gốc), axit boric (phun lên lá, hoặc trộn với phân hóa học bón gốc), Mn – chelate (tan hoàn toàn trong nước có thể phun trực tiếp lên lá hoặc phối trộn với phân hóa học để bón gốc).
Lưu ý:+ Nên bón phân đón ra hoa trước khi xiết nước, không nên bón khi đã tưới nước trở lại sẽ dễ làm cho cây bị vống đọt non.
+ Chỉ xử lý ra hoa khi cành mẹ đã được 3,5 tháng tuổi trở lên. Cành mẹ là những cành không cho trái ở vụ trước. Sau khi tưới nước lại, từ các cành này sẽ nhú ra những đọt non và trên đọt non đó mang theo hoa. Nếu xử lý khi cành mẹ quá non thì thường cây chỉ cho thêm một đợt đọt non yếu ớt và ít hoa.
– Để giúp cây ra hoa tốt, cần thực hiện kết hợp 3 bước sau:Trước khi thực hiện 3 bước này có thể xử lý bưởi bằng chất ức chế sinh trưởng CCC, hoặc ABA là 2 chất có tác dụng ức chế sinh trưởng thân lá (sinh trưởng sinh dưỡng), giúp cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực tập trung phát triển mầm hoa, hoa, tạo quả, nuôi quả,….
Bước 1: Bón phân đón ra hoa và phun thuốc tạo mầm hoa
– Khi bộ lá đã chuyển sang xanh đậm (từ 3,5 tháng trở lên), lượng bón: 300g DAP + 50g KCl (trên cây 4 – 5 tuổi)
– Đồng thời pha 15g Food-MX2 (5-50-5+ 0,5B) hoặc HVP 10- 50-10, chúng tôi lít, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày sẽ giúp cho cây tạo mầm hoa tốt.
Bước 2: Bắt cây cảm ứng ra hoa
– Sau khi bón phân đón ra hoa khoảng 2 tuần sau bắt đầu xiết nước. Khoảng 4-8 tuần tuỳ vào mỗi vùng cho đến khi cây vừa “xào lá” (còn gọi là cuốn lá kèn), nghĩa là lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn thì tưới nước đẫm khoảng 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần, sau đó tưới rải ra. Có thể tưới nhấp nhẹ trước 1 ngày cho cây quen dần lại rồi mới tưới đẫm.
– Nếu cây xào lá quá nhanh, tưới nhấp nhẹ để chống chịu thêm làm cho cây có đủ thời gian nghỉ, cây cảm ứng ra hoa đạt thì sẽ ra hoa tốt.
Bước 3: Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt
– Sau tưới nước 2 – 3 ngày, lá tưới lại, pha 35ml ra hoa C.A.T + 15g Food-MX2/8 lít, phun sương đều mặt lá 2 lần, cách nhau 5 ngày để thúc ra hoa đồng loạt.
– Khoảng 10 ngày sau lần tưới đầu cây sẽ ra đọt non và nhú hoa, lúc này khoảng 2-3 ngày tưới 1 lần.
– Cây bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt. Việc tạo khô hạn vào tháng 12 – 01 dương lịch sẽ thu hoạch quả vào Tết Trung Thu (tháng 7-8 dương lịch), hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch quả vào tết Nguyên Đán (tháng 12 dương lịch).
Lưu ý:
Gặp lúc mưa thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa, tuy nhiên phải tốn chi phí để mua nylon và tỷ lệ ra hoa không cao.
2. LOẠI BỎ LÁ TRÊN CÀNH MANG TRÁI– Sau khi thu hoạch xong cũng tiến hành vệ sinh vườn: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc… kế đến bón phân với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.
– Khi toàn bộ lá trên cây già và không có tượt non xuất hiện thì tiến hành lặt bỏ lá trên cành mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 -20 cm). Cành này thường mọc ở chảng 2 hoặc chảng 3 của cây.
– Nếu chúng ta không lải lá thì cành này cũng sẽ mang trái sau đó nhưng muộn hơn so với phưuơng pháp lải bỏ lá trước. Chú ý bắt đầu lải lá từ cành mang trái ở vị trí gần mặt đất trước sau đó tiến dần đến vị trí cao, nên chọn những cành già, thân và là có màu xanh đậm. Tùy tình trạng sinh trưởng và tuổi cây mà cành này sẽ cho hoa nhanh hay chậm.
* Ưu điểm:– Kỹ thuật này đơn giản dể làm, không tốn hoá chất để xử lý ra hoa.
– Trái bưởi nằm bên trong tán nên tiết kiệm được cây chống đở, hạn chế trái bưởi bị nám nắng.
– Trái ra theo vị trí mong muốn nên thuận lợi trong chăm sóc và thu hoạch.
* Nhược điểm:– Tốn công lao động trong trường hợp áp dụng vào trang trại có diện tích lớn từ vài hecta trở lên.
– Khó áp dụng cho cây bưởi đã nhiều năm tuổi, cây cao trên 3 mét, già cỗi.
3. XỬ LÝ RA BẰNG HÓA CHẤT 3.1. Quy trình xử lý ra hoa bưởi nghịch vụ bằng Paclobutrazol 20% Sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa theo một trong 3 cách sau:* Tưới xung quanh gốc: Liều lượng khuyến cáo 2,5g – 5g ai/ cây (tùy theo tuổi cây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng).
* Phun lên cây: nồng độ khuyến cáo là 1000 – 2000ppm tương ứng 1 – 2/ 1 lít nước cũng có khả năng giúp cây có múi ra hoa. Trên cây bưởi năm roi phun Paclobutrazol 20% nồng độ 1.000ppm, sau đó 30 ngày phun tiếp Thiourea nồng độ 0,3% sẽ giúp cây ra hoa đạt tỷ lệ cao.
* Quét gốc: vị trí quét cách mặt đất 10 – 20cm, kích thước vết quét 10 – 15 cm và quét vòng theo chu vi của gốc cây. Trên bưởi long cổ cò 5 năm tuổi quét 1 gr ai/gốc đạt tỷ lệ ra hoa 60 – 70%.
3.2. Sử dụng Ethrel hoặc CEPA (Clor Ethylen Phosphoric axit) để xử lý ra hoa theo một trong 2 cách sau:– Phun lên lá với nồng độ 500ppm tương ứng 5g/ 10 lít nước.
– Tưới gốc: Trước khi xử lý hóa chất thì cây cũng được bón phân lần 2 (trước ra hoa), sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nƣớc tưới và khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại.
Lưu ý: Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây bưởi cần phải thận trọng vì có thể ảnh hưởng nguy hại cho cây, nên thực làm thử một vài cây ở các nồng độ từ thấp đến cao từ đó rút ra kinh nghiệm trước khi quyết định sử dụng nhiều hơn trên vườn.
* Ưu điểm:– Cây ra hoa theo ý muốn.
– Ít chịu ảnh hưởng của sự tác động ẩm độ trong đất trong thời gian xử lý.
– Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.
– Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tự nhiên.
* Nhược điểm:– Tốn chi phí mua hoá chất, công lao động khi phun hoặc tưới.
– Không an toàn cho người tiêu dùng nếu hoá chất còn lưu tồn trong trái.
– Sử dụng hoá chất liều cao có thể làm gây hại bộ rễ của cây bưởi, tiêu diệt vi sinh vật có ích trong đất, gây ô nhiễm môi trường.
+ Cây phải được trồng trên mô đất cao và vườn phải có hệ thống tưới tiêu chủ động được nguồn nước trong mương khi tạo khô hạn để đất nhanh khô ráo, giúp việc cây phân hóa mầm hoa tốt hơn.
+ Khoảng cách trồng không được quá dày sẽ gây khó khăn trong việc tạo khô hạn.
+ Thời gian tạo khô hạn phải tương đối đủ để cây phân hóa mầm hoa.
+ Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân bón có hàm lượng N cao.
+ Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây bưởi không được mang quá nhiều trái hoặc trái đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
+ Cành vượt phải được tỉa bỏ thường xuyên, cây bưởi không có nhiều tược non.
Tóm lại, việc xử lý ra hoa trên cây bưởi không khó nếu chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà chúng ta chọn biện pháp xử lý bưởi ra hoa thích hợp để bán trái đưuợc giá nhất, thu lợi nhuận cao đồng thời kéo dài tuổi thọ của cây.
Riêng Miền bắc có điều kiện khác miền Nam cần áp dụng các biện pháp điều tiết điều tiết quá trình phát triển cân đối, hài hòa qua các thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực bằng cách: * Các biện pháp vật lý, cơ giới:– Chặn, đào, cắt dứt bớt rễ.
– Khoanh thiến thân cành.
– Tạo khô hạn và ngừng bón phân thời đoạn tháng 11-12.
* Các biện pháp hóa học:– Sử dụng một số chất điều hòa sinh trưởng, phun hoặc tưới cho cây vào thời kỳ trước hoặc sau khi nở hoa, đậu quả.
– Xử lý cho cây ra hoa sớm hoặc muộn tránh thời tiết bất thuận cho thụ phấn, đậu quả…
Đối với bưởi miền Bắc miền Trung– Trên các vùng đồng bằng, những nơi có mực nước ngầm cao, thoát nước kém khi mưa nhiều. Khi trồng cần phân lô, lên luống, tạo rãnh hoặc tạo “nấm” trồng nổi để có thể chủ động tưới tiêu, chăm sóc, điều khiển được sinh trưởng, phát triển của cây khi cần thiết như: Tạo sự khô hạn, chặn rễ, bón phân… được thuận lợi.
– Đối với những vườn cây đã vào thời kỳ kinh doanh, để cho cây ra hoa nhiều thì ở giai đoạn phân hóa mầm hoa cây phải trong điều kiện nhất định như sinh trƣởng khỏe mạnh, bộ lá có màu xanh đậm, có một thời gian khô hạn và không được ra lộc trong thời gian này. Tùy từng điều kiện cụ thể mà tiến hành xử lý thích hợp cho cây.
* Xử lý ra hoa bằng cách tạo sự khô hạn:– Đối với những vùng đất có độ ẩm cao như vùng đồng bằng, có năm mưua nhiều. Xử lý khô hạn vào tháng 12 và tháng 1 dương lịch, thời gian khô hạn từ 15 – 25 ngày, tùy thuộc vào độ ẩm đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá mà tưới nước trở lại (khi lá héo cong lên phía trên hình lòng mo là được). Bón phân kết hợp với tưới nước, tùy theo sức sinh trưởng và độ tuổi của cây mà bón.
– Ví dụ cây 10 năm tuổi bón 0,3 – 0,4 kg urê, 1,2-1,5 kg supe lân và 0,3-0,5 kg kali clorua. Trong 3 ngày đầu tưới nước liên tục, sau đó tưới cách ngày. Sau khoảng gần một tháng cây sẽ ra hoa. Theo kinh nghiệm nhiều hộ trồng bưởi, sau khi xử lý khô hạn tiến hành vét bùn ao đắp quanh gốc dưới tán cây 1 lớp dày khoảng 10 cm, khi thấy nứt nẻ thì tưới trở lại. Với phương pháp này cây ra hoa tập trung, thuận lợi cho chăm sóc.
* Tác động cơ giới:Khi bón phân chuồng chặt đứt bớt rễ có đƣờng kính < 1cm, bằng cách đào rãnh sâu 30-40 cm quanh hình chiếu tán, bón phân rồi lấp đất. Sau 20 ngày thì tƣới nƣớc trở lại, kết hợp với bón phân NPK cây sẽ ra hoa.
* Xử lý bằng hóa chất:– Việc xử lý bằng hóa chất cần thận trọng vì có thể gây hại cho cây. Nếu chưa có kinh nghiệm nên làm thử 1 vài cây với nồng độ xử lý từ thấp đến cao. Vào tháng 12 dương lịch quan sát thấy nếu cây có khả năng ra lộc, dùng Ethrel hoặc CEPA nồng độ 500 ppm để kìm hãm sinh trưởng dinh dưỡng. Phun dung dịch lên lá hoặc tưới vào gốc vào ngày không có nắng hoặc buổi chiều. Sau 30 ngày thì phun chất kích thích ra hoa: Thiurê (0,3%), Nitrate kali (1%). Để tiện cho quá trình chăm sóc, bón phân NPK trước khi phun chất kích thích ra hoa 1-2 ngày. Sau phun tiến hành tưới nước sẽ giúp cây ra hoa.
Lưu ý: Để việc xử lý ra hoa được thành công thì trước giai đoạn xử lý cây không được bón quá nhiều phân có hàm lượng đạm cao; trong thời gian xử lý trên cây bưởi không đưuợc mang quá nhiều quả hoặc quả đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau; cây trong tình trạng khỏe mạnh, có bộ lá màu xanh và không được có lộc non.
Các yếu tố để xử lý ra hoa thành công:+ Phải được trồng trên mô cao.
+ Vườn phải có hệ thống tưới.
+ Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không đƣợc bón quá nhiều phân bón có hàm lượng N cao.
+ Không nên xử lý ra hoa nếu trên cây mang quá nhiều trái và trái đang ở các giai đoạn khác nhau.
+ Đất quá ẩm cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây.
+ Thời gian tạo khô hạn phải tương đối đủ để cây phân hóa mầm hoa.
Trên cây xuất hiện nhiều tược non không được tỉa bỏ thường xuyên vì ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cam sau thu hoạch, xử lý ra hoa trên cây cam, xử lý tăng tỷ lệ đậu trái trên cây cam…
Việc xử lý ra hoa cho cây có múi ra quả nghịch vụ để bán với giá thành cao hơn được áp dụng ở nhiều trang trại, vùng chuyên canh và các nhà vườn.
Uniconazole là chất ức chế sinh trưởng thực vật, kích thích phân hóa mầm hoa, thúc đẩy ra hoa trái vụ. Khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây khỏe mạnh, cứng cáp hơn…
Chất ức chế sinh trưởng chlormequat clorua, Cycocel CCC, giúp hạn chế chiều cao cây, hỗ trợ tạo dáng cây cảnh bon sai, giúp cây có vẻ đẹp gài và cổ hơn. tạo tán cho cây ăn quả, hạn chế chiều cao cây lúa chống đổ ngã, phân
Paclobutrazol khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe và phòng tránh đổ ngã ở lúa, đậu phộng. Đối với các loại cây ăn quả khác: Sầu riêng, vải, cam, quýt, bưởi,… giúp tạo ra trái nghịch vụ và ra hoa
Cách Xử Lý Bệnh Thối Thân Trên Lan Cattleya
Khi gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết như nắng nóng kéo dài, mưa dầm liên tục…hoặc đơn giản là việc không vệ sinh dụng cụ tách chiết cây cẩn thận….đều là những nguyên nhân gây ra bệnh thối đen thân của cây Cattleya. Xin mời quý độc giả theo dõi vài kinh nghiệm xử lý khi cây Cattleya bị bệnh nói trên theo kinh nghiệm của những người chơi đã chia sẽ như bên dưới:
A. Theo kinh nghiệm của Hung_cattleya Mình trồng Catt được 10 năm (1 chậu) và 1 năm (30 chậu). Mình thấy bệnh thối thân rất khó chữa đối với Catt. Vì vậy, mình lập Topic này mong các bạn chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người. Còn đây là cách mình trị bệnh thối thân cho Catt. Phương pháp này dựa trên một số hướng dẫn của các anh trên diễn đàn.
1. Nhận biết dấu hiệu bệnh: -Cây thường có hiện tượng nâu đen xuất phát từ gốc một giả hành, sau đó lan sang các giả hành khác. Khi vừa nhiễm bệnh, nếu cây đang có nụ ở giả hành nhiễm bệnh thì nụ hoa sẽ héo đi nhanh chóng.
2. Phương pháp xử lý: 2.1 Chuẩn bị dụng cụ: -Bao gồm các lọai thuốc trị nấm, vi khuẩn nội hấp và tiếp xúc. Mình sử dụng 2 lọai thuốc trị nấm và vi khuẩn nội hấp là: Starner và Carbenzim. -Physan 20 (USA, Kim Ngân 270K, Bồ Cường 300K), B1 (USA, Thailan nhập). -Kéo, cồn, keo 502, quẹt ga (đổ cồn lên lưỡi kéo và bật quẹt ga, thay cho đèn cồn, hix!), ống chích (để đo ml), dây điện nhỏ…
2.2 Xử lý cây bệnh: -Khử trùng kéo, cắt giả hành bị bệnh sát tận căn hành, thông thường ta cắt thêm 1 giả hành tính từ giả hành bị bệnh cho đến khi vết cắt hết màu nâu và đen. -Ngâm những tép đã cắt vào dung dịch Starner + Carbenzim + Physan 20 + B1 trong 30 phút. Physan 20 pha 5ml trong 4 lít nước. B1 1ml/1lít nước. Những thuốc trừ nấm pha theo hướng dẫn trên bao bì. -Lấy cây ra, để ráo, bôi hỗn hợp Starner + Carbenzim vào vết cắt, chờ khô và bôi keo 502. -Dùng dây điện nhỏ cột căn hành, treo lên phơi nắng (như phơi mực 1 nắng vậy). Ý quên, treo chỗ râm mát không mưa. Treo cây cho lành vết thương vài ngày rồi trồng lại, chăm sóc theo chế độ đặc biệt, tránh mưa.
B. Theo kinh nghiệm của Nhật Anh
“Theo bác mô tả thì có thể cây đã bị bệnh thối nhũn, nguyên nhân chính là chất trồng quá ướt do tưới quá nhiều” Bây giờ bạn nên nhổ cây ra khỏi chậu và thực hiện các bước:
1. Dùng dao bén cắt bỏ hết những giả hành bị thối đen và cả bộ rể đã bị hư (rễ còn tốt phải có màu trắng đục, không có đốm đen lõm sâu vào thân rễ và đầu rễ màu xanh nõn). Quan sát kỹ mặt cắt của căn hành mà gọt cho tới khi không còn thấy vết đen nào trên mặt cắt, dùng Povidine (1 loại thuốc sát trùng có thành phần chính là Iodure hay dùng trong phòng mổ bệnh viện) thoa kín vết cắt và thoa lan thêm ra ngoài căn hành khoảng 2cm, bôi lên mặt cắt 1 lớp Root tone rồi dùng keo 205 (hay 502 gì đó, wên rồi) nhỏ vài giọt để băng kín vết cắt, chờ keo thật khô thì làm tiếp bước sau.
2. Pha hỗn hợp 4 loại: thuốc trị nấm phổ rộng, tác dụng nội hấp như Captan (chứ đừng dùng loại trừ bệnh dạng tiếp xúc như Antracon) + Physan 20 + Atonik + Toba-ST theo liều chỉ dẫn trên bao bì. Phun thật đẩm lá, thân rễ.
3. Dùng dây mềm móc ngược cây lan cho lá hướng xuống đất rồi treo vào nơi mát, thoáng. Tuyệt đối không tưới 1 tuần đầu tiên. Ngày thứ 7, bác pha thuốc theo cách trên, phun tiếp và phun theo định kỳ 7 ngày 1 lần. Phun trong 3 tuần, nếu thấy có rể mới nhú ra thì tuần kế tiếp chỉ pha Atonik + Toba-ST để phun.
4. Kể từ ngày thứ 8 trở đi, mỗi ngày phun sương 1 hoặc 2 lần nếu trời không mưa, có mưa thì không tưới nhưng phải che mưa. Nước tưới phun sương có thể pha thêm 2 giọt B1/lít để giúp lan mau hồi sức và dễ ra rể.
5. Khi cây đã ra rể khoảng 1 cm thì trồng vô chậu: vô than (đã rửa thật sạch và ngâm qua thuốc tím) theo cách chặt than lớn-dài khoảng 10cm, xếp chéo trả cho thoáng, lớp trên cùng xếp than nhỏ khoảng 5cm. Buộc cây ti vào rồi buộc lan vào cây ti cho chặt, căn hành phải cách mặt than khoảng 1-2cm. Nhớ không để đầu rễ non va quẹt vào giá thể trong lúc thao tác.
6. Sau khi vô chậu, bắt đầu bón phân cho lan như bạn đã từng làm vì cây này bạn đã trồng được tới 200 giả hành (khủng khiếp!) cho nên nó đã hoàn toàn quen với cách cho ăn của bạn
— — —
Cách xử lý bệnh thối thân trên lan Cattleya; chúng tôi sưu tầm và tổng hợp
Một Số Phương Pháp Xử Lý Bã Thải Sau Trồng Nấm
Một số phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm
Trong những năm gần đây, ngành trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Đây cũng là ngành nghề đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và hướng tới xuất khẩu ngày càng cao. Ở Bến Tre, các hộ dân trồng nấm ngày càng nhiều do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đảm bảo được thu nhập cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi của những người nội trợ, nông dân cho việc chăm sóc, thu hái nấm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề trồng nấm cũng tạo ra một sản lượng bã thải không nhỏ. Thông thường, người dân chỉ để bã thải nấm hoai mục tự nhiên kéo dài vài tháng đến vài năm sau đó bón trực tiếp cho cây mà không qua xử lý nên hiệu quả thấp. Ở một số cơ sở sản xuất lớn, lượng bã thải để tồn đọng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thẩm mỹ, cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, các phương pháp xử lý bã thải sau đây sẽ giúp bà con trồng nấm sử dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này, đồng thời giảm thiểu được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
1. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm rơm làm phân hữu cơ vi sinh sử dụng như phân bón cho cây trồng
Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm rơm chủ yếu là rơm rạ, cỏ, lá cây khô, thân chuối hoặc lục bình. Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là cellulose. Sau quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một phần, hàm lượng Cacbon tổng số khá cao (20 – 30%) so với hàm lượng Nitơ tổng số giảm đáng kể (0,3 – 0,5%), vì vậy thường bổ sung đạm vào trong quá trình ủ để cân bằng tỷ lệ C/N thích hợp cho cây trồng. Bên cạnh đó, độ ẩm của đống ủ phải đạt khoảng 60 – 70% để các vi sinh vật phân hủy được cơ chất này.
Nguyên vật liệu để xử lý bã thải sau trồng nấm bao gồm: phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), dung dịch vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạt nhựa (không dùng nylon trong).
Với phương pháp thực hiện như sau: bã thải được làm ẩm trước một ngày; xếp thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới nấm Trichoderma, dung dịch vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m. Sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê. Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân (Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ).
2. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm Bào ngư, Linh chi để trồng nấm rơm
Theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên việc tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm bào ngư, linh chi ở gia đình để trồng nấm rơm. Mùn cưa cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm bào ngư và linh chi. Sau khi dùng xong, bã thải trồng nấm được tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.
Mùn cưa thải nấm Linh chi, Bào ngư được xé bịch và ủ đống để làm giá thể trồng nấm rơm.
Để nâng cao năng suất nấm rơm, cần phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải như sau: phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới. Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì nấm rơm rất ưa nhiệt độ và ẩm độ cao vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình ủ và ra quả thể nấm rơm đạt theo yêu cầu.
Việc trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư ít tốn chi phí so với trồng nấm rơm từ rơm rạ. Bởi với phương pháp này, thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống, người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhà kín sử dụng để trồng nấm rơm tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, được trang bị từ việc tận dụng nhà kho, các trại được xây dựng bê tông, vách lá hay bằng chất liệu cây tạp, tre, trúc, tầm vông.
Làm mô từ giá thể đã được xử lý, phủ một lớp rơm trên bề mặt giữ ẩm và che mưa
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm rơm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu truyền thống (rơm) ngày càng khan hiếm và điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi thì việc trồng nấm rơm trong trang trại là sự lựa chọn phù hợp. Với mô hình này giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, phù hợp với những hộ có quỹ đất ít, chất lượng nấm thương phẩm cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ít tốn công chăm sóc, năng suất tăng gấp 2 lần so với cách trồng truyền thống. Đồng thời góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn rơm nguyên liệu để trồng nấm mà thay bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Đây được xem là một mô hình đầy triển vọng giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.
Tùy theo thời tiết, trung bình khoảng 15- 20 ngày sau khi cấy meo là có thể thu hoạch. Nấm rơm trồng trồng trên mùn cưa thải có thời gian ra quả thể lâu hơn trồng trên rơm khoảng 3-7 ngày.
3. Sử dụng bã thải mùn cưa trồng nấm để nuôi trùn quế
Một hỗn hợp gồm cám gạo, cám bắp, bánh dầu, bột cá cùng một số chủng vi sinh đặc biệt được trộn vào mùn cưa thải, chúng sẽ phân huỷ và biến mạt cưa trở thành một loại thức ăn dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trùn quế. Trùn quế được nuôi bằng mùn cưa thải sau trồng nấm có tỉ lệ sống sót và trưởng thành đạt 100%, tương đương với nuôi bằng phân chuồng. Điều đặc biệt nhất là số mùn cưa thải sau trồng nấm được trùn tiêu hóa trở thành một loại phân bón sạch hay còn được gọi là phân trùn. Bà con nên lưu ý, phân trùn quế có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau nhưng hàm lượng mỗi thành phần thì rất ít. Chính vì vậy, phân trùn quế không dùng để bón mà dùng để tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển. Khi vi sinh vật phát triển thúc đẩy phân giải đạm, lân và kali khó tan tạo môi trường đất xung quanh vùng rễ tơi xốp, môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ cần ít phân bón hơn và khỏe mạnh hơn, cây khỏe mạnh sẽ kháng bệnh tốt và lớn nhanh.
4. Sử dụng bã thải trồng nấm làm giá thể để trồng rau, hoa trong chậu, trồng gừng trong bao
Giá thể sau trồng nấm đã qua xử lý và phối trộn với các dinh dưỡng cần thiết đạt được các tiêu chí như: giữ ẩm, thấm nước đều, nồng độ pH trung tính, nhẹ, giá thành thu mua rẻ và an toàn cho môi trường. Các loại rau, cải bắp và các giống hoa Lily, Tulip, Thược dược, Cúc trồng trong chậu rất phù hợp với giá thể nấm, phù hợp với xu hướng xuất sản nông nghiệp đô thị hiện nay. Phương pháp này nhằm sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn và hoa tươi. Từ các mô hình thí điểm và đối chứng so sánh giữa trồng rau, trồng hoa trên đất và trồng trên giá thể từ bã thải nấm đã được xử lý cho kết quả năng suất cây rau và hoa cao hơn nhiều lần theo hình thức trồng thông thường.
Năm 2023, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre đã thí nghiệm thành công việc tận dụng nguồn bã thải sau trồng nấm Linh Chi ủ đống với nước vôi 3% trong 3 – 4 ngày, sau đó được xử lý bằng chế phẩm và chế phẩm sinh học EM để tạo giá thể trồng gừng cao sản đạt năng suất khá cao.
Các phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm được giới thiệu trên vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, vừa giảm được khối lượng lớn bã thải sau trồng nấm, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể mà chọn các phương pháp thích hợp để có hướng xử lý bã thải nấm hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng nấm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Nấm, Rầy Trên Cây Cúc Tần Ấn Độ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!