Bạn đang xem bài viết Xử Lý Giá Thể Trồng Lan Như Thế Nào Cho Đúng Cách. Click Đễ Xem Chi Tiết được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều giá thể để trồng lan được. Giá thể đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với lan mà bất cứ loại cây nào, chỉ khác các loại lan hay lan hồ điệp không trồng trên đất đơn thuần mà trồng trên môi trường riêng của nó. Một chỗ để cố định, hút chất dinh dưỡng, hút nước. Khi chúng ta có một loại giá thể, việc đầu tiên là xử lý, làm sạch, diệt khuẩn trước. Sau đó, mới trồng được.
Xơ dừa( vỏ dừa)
Đây là loại giá thể trồng lan Hồ Điệp phổ biến, từ vỏ trái dừa. Chúng ta có thể lấy từ trái dừa khô, rồi tách lấy vỏ. Số lượng không cần nhiều, bạn có thể đi xin ở các cửa hàng bán dừa.
Việc đầu tiên ta cần làm đó là rửa sạch vỏ dừa. Bước kế tiếp ngâm trong nước voi để diệt khuẩn, diệt nấm, làm mềm vỏ dừa. Ta ngâm khoảng 1-2 ngày. Mình pha 2 muỗng café voi vào 1 lít nước. Hoặc dùng thuốc Physan 20SL, pha 2ml vào 1 lít nước ngâm vỏ dừa khoảng 1-2 ngày như nước voi. Cuối cùng ta lấy ra, phơi khô, xé ra từng miếng nhỏ hình vuông, để vào trồng lan.
Than củi
Than củi cũng rất phổ biến. Đây là một loại giá thể trồng lan Hồ Điệp rất tốt. Bạn có thể tìm ở cửa hàng tạp hóa, đại lý nước ngọt. Loại giá thể này trồng khô thoáng, ít bị nấm, vi khuẩn. Cây không bị úng, thối rễ.
Xử lý than củi
Xỉ than
Đây là một giá thể rất dễ tìm. Ở nhà nhiều bạn chắc chắn có xỉ than, khi ta nấu bếp bằng than tổ ong. Hoặc bạn có thể đi xin ở quán ăn, tiệm bánh có sử dụng bếp than.
Xỉ than rất phổ biến
Vỏ thông
Vỏ thông bạn có thể là một loại giá thể trồng lan Hồ Điệp dễ mua ở các cửa hàng bán lan, vật tư nông nghiệp. Loại giá thể này cao cấp hơn một tí. Nói chung lan hay lan hồ điệp rất thích hợp với giá thể từ thực vật như thế này hơn các loại giá thể khác. Loại giá thể này mang sự ẩm ướt, khả năng giữ nước của thực vật trong rừng, phù hợp với lan hồ điệp. Khi bạn bón phân, thuốc tăng trưởng, mình cũng thấy hiệu quả, lan hồ điệp nhanh chóng phát triển hơn.
Vỏ thông rất thích hợp với lan hồ điệp
Bạn mua về, rửa sạch. Bạn bỏ vào nồi nước, nung đến khi nước sôi, khoảng 30 phút. Sau đó, bạn có thể sử dụng nước voi hoặc thuốc Physal như trên. Xong lấy ra, phơi khô là có thể đi trồng lan.
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xử Lý Giá Thể Xơ Dừa Trồng Rau Mầm
Hiện nay, nhu cầu sử dụng giá thể xơ dừa để trồng rau mầm đang được bà con rất quan tâm và ưa chuộng. Việc lựa chọn loại giá thể này mang đến rất nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Tuy nhiên trước khi được đưa vào sử dụng làm giá thể thì xơ dừa cần phải được xử lý kỹ càng để trở thành một vật liệu nông nghiệp thực sự an toàn.
Lý do tại sao nên sử dụng xơ dừaTrái dừa sau khi hái xuống sẽ được sử dụng phần nước để uống và phần cùi để làm bánh kẹo. Phần còn lại là vỏ dừa sẽ được đem đi phơi khô. Tưởng chừng không đem lại nhiều tác dụng, nhưng phần vỏ dừa này lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng phát triển tốt. Nó giúp tăng độ ẩm của đất, tăng độ tơi xốp cho đất, kích thích rễ cây giúp cho bộ rễ có thể bám chặt vào đất nhanh hơn…
Tuy nhiên trong thành phần của xơ dừa có chứa hai chất dinh dưỡng là Tanin và Lignin. Trong đó, Tanin là loại chất chát có trong trà, mùn dừa…. Tan trong môi trường nước. Còn là một chất chát chỉ hòa tàn trong môi trường kiềm. Hai thành phần này ngăn chặn đường hút, hít của rễ cây, lại khó có thể phân hủy. Do đó nếu như sử dụng xơ dừa một cách trực tiếp sẽ làm cho cây trồng bị còi cọc, chậm phát triển hoặc ngộ độc, khiến cho cây trồng bị chết.
Vì thế, để có thể sử dụng giá thể xơ dừa phục vụ cho việc trồng rau mầm thì nhất đinh bà con phái tiến hành các bước xử lý xơ dừa. Nhưng không phải ai cũng nắm được quy trình xử lý xơ dừa đúng cách, an toàn nhất vì thế nội dung tiếp theo đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý giá thể xơ dừa trồng rau mầm nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Một gợi ý khác dành cho bà con không có quá nhiều thời gian để làm công việc này đó chính là tìm mua giá thể xơ dừa đã xử lý tại công ty cây cảnh Đồng Thành Công.
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể xơ dừa trồng rau mầm– Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
Cân: Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.
Bạt: Sử dụng để đậy lên đống ủ để tránh nắng mưa và đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.
Cuốc – Xẻng: Phối trộn và đảo lộn cho đống ủ đều vào nhau.
Thùng ô doa: Tưới chế phẩm và nước để đảm bảo được độ ẩm của đống ủ.
Vị trí ủ: Để đảm bảo cho quá trình ủ được tiến hành thuận lợi, nơi ủ mùn xơ dừa phải có nền không thấm nước, cao ráo.
– Cách xử lý giá thể xơ dừa trồng rau mầm:
Như đã nói đến ở trên, xơ dừa có chứa hai chất Tanin và Lignin. Việc xử lý xơ dừa chính là quá trình xử lý 2 chất trên ra khỏi giá thể xơ dừa. Được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xả chát Tanin.
Do Tanin tan trong nước, nên để xả chát tannin bạn hãy ngâm xơ dừa trong nước sạch 2-3 ngày. Sau đó quan sát màu của xơ dừa trong quá trình ngâm, xơ dừa chuyển từ màu vàng nghệ sang màu vàng đỏ thì có thể vớt ra được.
Bước 2: Xả chát Lignin.
Lignin tan trong kiềm do đó để xả chát Lignin bạn hãy tiến hành ngâm trong nước vôi. Nước vôi được pha theo tỷ lê: 1kg với 50 lít nước sạch. Sau đó, cho toàn bộ xơ dừa cho vào thùng khuấy đều trong nước vôi. Sau 5 – 7 ngày, thấy nước vôi đục vàng thì có thể xả nước.
Bước 3: Rửa sạch nước vôi và ủ xơ dừa bằng nấm Trichoderma.
Tiến hành rửa sạch nước vôi bằng cách ngâm xơ dừa đã xả chát vào nước sạch. Làm liên tục quy trình này khoảng 3 lần để xả hết vôi còn sót lại trong phần xơ dừa.
Sau đó, để cho xơ dừa khô ráo nước trong 24h rồi trộn đều phần xơ dừa này với chế phẩm nấm Trichoderma. Bước này giúp phòng bệnh thối nhũn trên cây rau mầm. Thực hiện bước ủ bằng cách trộn đều 1kg Trichoderma với 50kg xơ dừa sau đó mang ủ trong 2-3 ngày. Cứ sau 3 ngày thì bạn tiến hành trộn lại một lần, thực hiện khoảng 7 lần trộn là được. Lúc này chúng ta đã có được sản phẩm xơ dừa đã xử lý để trồng rau mầm
Tiêu chuẩn về độ ẩm giá thể xơ dừa đã xử lý và nhiệt độ thích hợp trồng cây rau mầm:
– Độ ẩm sau mỗi lần tưới nước đạt 40-60% là đạt chuẩn. Bóp chặt giá thể xơ dừa nếu không có giọt nước nào là đạt, nếu có nước là dư độ ẩm.
– Nhiệt độ thích hợp để trồng cây rau mầm là 25-27°C.
Để mua giá thể xơ dừa đã xử lý mời bạn đến với công ty cây cảnh Đồng Thành Công chúng tôi ngay hôm nay.
Dớn Trồng Lan: Phân Loại Và Hướng Dẫn Xử Lý Giá Thể Chi Tiết Nhất!
Dớn từ cây dương xỉ
Rừng Việt Nam có đầy đủ 3 loại dớn từ cây dương xỉ này. Mỗi loại có một đặc điểm khác nhau:
Dớn đáDớn đá có sợi rễ đen, khá to, rất nặng, rất cứng, kết cấu giữa các rễ với nhau rất khít, chặt, độ giữ ẩm khá kém.
Cây dớn đá thường cao khoảng 1,5m đường kính 40cm nặng khoảng 50 cân trở lên là ít. Loại này chúng ta có thể để nguyên cây dớn đổ trụ và dựng đứng lên ghép lan vào. Hoặc bạn có thể xẻ nhỏ thành từng trụ, bảng, đĩa hoặc có thể băm vụn cũng được. Nếu xẻ bảng thì rễ cây lan không thể ăn xuyên được qua các lớp của rễ cây dớn. Vì vậy loại này trồng khá giống với gỗ xẻ bảng.
Loại dớn đá này băm vụn để trồng lan hài, địa lan hoặc thủy tiên rất ổn.
Đây là loại dớn bền nhất, dùng được khoảng 4-6 năm.
Dớn cù lầnDớn cù lần có cây khá nhỏ, cao chỉ khoảng 1 đến 2 mét là cùng. Dớn này hay mọc ở các khu vực ẩm gần bờ suối. Bộ rễ ít và thường tập trung ở gần gốc. Trên thân giả gần ngọn có lông tơ rất mịn. Chính vì thế mà loại dớn cù lần này chúng ta thường chế thành 2 loại để trồng lan:
Phần trên ngọn nhiều lông mịn, giữ ẩm tết sẽ được xay ra hoặc băm vụn. Phần này giữ ẩm cho cây cực tốt, thường dùng làm tã cho cây mới ghép, ươm kie,…
Phần dưới gốc rễ cứng có thể xẻ trụ hoặc xẻ bảng để ghép các loại lan đa thân khác nhau.
Dớn sợi ( dớn nâu)Loại dớn sợi này rễ rất nhiều và mềm, đan xen vào nhau nhưng lại không chặt, giữa các rễ có khe hở cho rễ cây lan đa thân có thể đâm xuyên qua một cách dễ dàng. Cây tươi dài 1,5 mét, đường kính 40cm nặng khoảng 40kg nhưng để khô nó chỉ nặng chừng hơn chục cân mà thôi. Loại này nhẹ hơn dớn đá rất nhiều.
Dớn sợi này chúng ta cũng có thể cắt khúc, xẻ bảng, thái mỏng hoặc để cả cây dựng đứng lên ghép. Ở các phần vụn khi cắt sẽ được xử lý làm dớn cọng ( dớn vụn) trồng chậu cho cây rất ổn.
Loại dớn sợi này có ưu điểm là thoáng gió, nhẹ, thoát nước tốt và ẩm vừa phải. Độ bền của chúng khoảng chừng 3-4 năm.
Dớn từ cây tổ quạĐây là phần rễ của cây tổ quạ ( ổ phụng) mà người ta hay gọi là dớn xốp, dớn mềm. Loại dớn này thì giữ nước tuyệt vời, độ bền trên 3 năm. Loại này giữ ẩm ngang ngửa xơ dừa xay nên khi trồng chỉ thích hợp với loại cây con ươm kie hoặc làm tã giữ ẩm. Lưu ý chúng thoát nước kém dễ khiến cây lan bị thối rễ.
Dớn trắng chileDớn chile này chúng ta hay gặp nhất là ở dòng lan hồ điệp nuôi cấy mô của các nhà vườn. Loại này giữ nước cực kì tốt và cũng tương đối đắt. Độ bền khoảng 2-3 năm. Chúng thường được sử dụng để trồng cây con nuôi cấy mô hoặc làm tã giữ ẩm cho cây.
Hướng dẫn cách xử lý dớn trồng lanMặc dù có nhiều loại dớn như vậy nhưng chúng ta đều có chung một quy trình xử lý dớn trồng lan như sau đảm bảo rất sạch sẽ cho cây phát triển, tránh tình trạng đầu rễ đen do giá thể bẩn.
Bước 1: Cắt nhỏ dớn theo nhu cầuChúng ta xử lý cắt, nghiền, băm tùy ý theo nhu cầu sử dụng của bạn. Việc cắt nhỏ sẽ giúp nước dễ ngấm hơn, dễ dàng loại bỏ được đất cát bên trong dớn, từ đó giúp giá thể sạch hơn.
Bước 2: Xả hết toàn bộ đất cát có trong dớnDớn vị trí gốc cây dễ dính đất bẩn, mùn,… nên chúng ta cần xả sạch chúng bằng nước sạch.
Nếu dớn trụ thì chúng ta có thể dùng bơm để xịt, nếu dớn bảng, băm nhỏ thì bỏ hết vào chậu nước to và thau rửa đến khi thấy nước trong vắt thì thôi.
Xong bước này là cơ bản chúng ta đã xử lý xong bằng phương pháp vật lý, giá thể đã sạch bụi bẩn đất cát, lá cây. Tuy nhiên chúng ta chưa sử dụng được mà cần phải xử lý bằng phương pháp hóa học ở bước tiếp theo:
Bước 3: Ngâm nước vôi để trung hòa axit và trừ khử nấm bệnh, côn trùng, mầm cỏ dạiChúng ta dùng vôi đã tôi hòa vào nước và ngâm ngập dớn trong khoảng 3-4 ngày.
Với độ pH cực mạnh của kiềm ( nước vôi) thì độ chua của axit trong dớn, mầm cỏ dại, nấm bệnh, vi khuẩn, rệp, cuốn chiếu,… đảm bảo chết sạch.
Bước này các bạn lưu ý là nước vôi có cả cặn, khi khuấy đều lên nó trắng phau ấy chứ không phải loại nước vôi trong.
Bước 4: Rửa kĩ lại với nước sạchBước này chúng ta rửa kĩ lại với nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong vắt là có thể vớt ra để sử dụng dần.
Bạn có thể thay thế nước vôi trong bằng Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng hoặc ngâm Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước. Tuy nhiên cách này phải dùng đến hóa chất độc và tốn tiền. Tôi cứ dùng loại vôi tôi ăn trầu hoặc loại cho chuồng trại là tốt nhất, vừa rẻ vừa dễ sử dụng.
Bạn có thể luộc giá thể thay vì ngâm nước vôi cho kết quả tương tự. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, tuy nhiên lại tốn nhiên liệu và không xử lý được với số lượng giá thể nhiều.
Kết luậnNhư vậy, qua đây chúng ta đã thấy được những đặc điểm của từng loại dớn và bạn đã biết nên sử dụng loại nào cho từng trường hợp. Các bước xử lý dớn trồng lan cũng rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng cho cây lan phát triển tốt nhất.
Gỗ Trồng Lan Thích Hợp Cần Xử Lý Như Thế Nào?
Gỗ trồng lan là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Giá thể vừa là nơi trú ngụ của rễ lan, vừa là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng, vậy gỗ trồng phong lan như thế nào là thích hợp nhất, xử lý gỗ trồng lan ra sao?
Gỗ trồng lan đạt yêu cầu phải đảm bảo điều kiện sau:Có lẽ đây là loại giá thể mà nhiều người thích sử dụng và cũng là thông dụng nhất từ xưa đến nay. Cha ông ta có câu: Rừng vàng biển bạc mà, gỗ không thiếu thì tận dụng trồng lan còn gì bằng. Có nhiều bạn hỏi nhà e có gỗ táo, ổi, khế, vải, nhãn, vú sữa, me… có ghép được không, mình xin trả lời như sau:
Cây lan chỉ dựa vào giá thể để bám rễ, hút nước từ giá thể và các chất dinh dưỡng hòa tan trong đó, có cây bộ rễ gió phát triển mạnh, chỉ cần có chỗ bám vững chắc là chúng có thể tự nuôi sống bản thân. Ngoài ra, nếu bạn chọn trồng phong lan vào gỗ nên chọn loại gỗ được bền lâu, vừa đỡ mất công thay giá thể, vừa hạn chế làm cây lan bị chột. Những loại gỗ thường dùng nhất là gỗ nhãn, vải, vú sữa, ổi, khế, vú sữa, căm xe,…
Cách xử lý gỗ trồng lan như thế nào?Thứ 1: Bạn nên phơi khô, sau đó bóc hết vỏ ngoài đi. Để nguyên vỏ cây có được không? Câu trả lời là được nhưng không nên. Lúc mới chơi lan mình cũng để nguyên vỏ cây, sau một thời gian rễ có bám tốt nhưng chỉ vài tháng đến 1 năm phần vỏ này mục, đây là một ổ bệnh nấm mốc, sên, côn trùng cư trú, điều này không hề tốt cho lan tí nào.
Thứ 2: Gỗ trồng lan nên được xử lý bằng nước vôi. Nước vôi là cái gì mà lúc nào cũng mang ra xử lý? Vôi là chất kháng khuẩn, trừ nấm, dễ kiếm, giá rẻ, không độc hại so với những loại hóa chất khác. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng vôi để phòng, chống nấm bệnh nhẹ, nếu cây lan bị nặng hơn phải sử dụng thuốc. Đây là cách xử lý gỗ trồng lan dễ nhất. Bạn cứ ngâm vào nước vôi vài ngày, sau đó phơi khô và ghép lan là ổn. Cách này bạn xử lý được rất nhiều gỗ trồng lan mà không quá tốn công sức, có thể ngâm, có thể phun, tưới nước vôi tùy vào điều kiện.
Thứ 3: “Luộc bánh chưng” nếu có điều kiện. Bạn có thể cho vào nồi nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Sau đó phơi khô là chúng ta có thể tiến hành ghép lan được rồi. Đây là cách xử lý gỗ trồng lan nhanh nhất. Luộc lên là nấm mốc đảm bảo không sống nổi, nhanh, gọn, ghép lan luôn nhưng chỉ phù hợp với lũa, gỗ nhỏ có thể cho lọt vào nồi. Cách này chỉ xử lý được nấm bệnh đang bám trên gỗ, thời gian sau đó gỗ vẫn có thể bị nhiễm nấm giá thể từ môi trường. Vì vậy bạn có thể xử lý nấm bằng Benkona khi có dấu hiệu nấm mốc.
Do vậy, muốn xử lý gỗ trồng lan nhanh chóng thì bạn cứ mang lên luộc ( cách này sau đó phải xử lý lại nấm nếu có sự xâm nhập từ môi trường), cách này là sau 2 tiếng bạn có ngay giá thể để ghép :)) Nếu làm bài bản thì bạn phải ngâm nước vôi 1 tuần, sau đó phơi khô để dùng dần. Cách này lâu nhưng cùng công xử lý được nhiều và hiệu quả hơn, đơn giản hơn.
Các hình thức ghép lan vào giá thể gỗGỗ trồng lan đặc biệt thích hợp với các loại lan đơn thân như ngọc điểm, chồn, cáo, sóc, tam bảo sắc, quế, nhạn,…với đặc điểm chúng có bộ rễ gió hoặc rễ to có thể bám chắc vào giá thể. Với những loại lan như vậy, chúng ta nên để nguyên khúc gỗ thành từng đoạn, ghép lan vào và treo lên giàn. Nếu bạn có một gốc cây to có thể xử lý và ghép lan lên luôn và để ngay dưới mặt đất. Với những gốc cây có dáng đẹp, giò lan sẽ cho giá trị cực cao. Chính vì thế mà hầu như các nhà vườn hiện nay đang rất ưa thích ghép lan vào những gốc cây hay lũa để thu được lợi nhuận khủng.
Tuy nhiên, việc trưng bày và vận chuyển cũng là thứ mà chúng ta cần phải tính đến bởi mấy gốc cây này rất nặng và cồng kềnh. Gỗ trồng lan có thể cắt thành từng thớt, khoan lỗ nhỏ rồi ghép lan đa thân cũng rất tốt. Tuy nhiên cách trồng này thường ở những loại như phi điệp, hạc vĩ, long tu,… nói chung là các loại lan thân thòng.
Cách đẽo vỏ gỗ trồng lan nhanh chóngKhi trồng lan có nhiều người hay nói với nhau rằng phải đẽo vỏ cây khi trồng. Đây cũng là ý kiến trái chiều mà chưa có hồi kết. Chắc cũng bởi khí hậu mỗi nơi một khác nên chúng ta không thể áp chung cách trồng lan với nhau. Với cá nhân tôi thì đẽo vỏ và xử lý gỗ sau khi đẽo vỏ cây là cần thiết. Vậy đẽo vỏ cây thế nào cho đơn giản nhất, đặc biệt là những khúc gỗ còn tươi vừa cưa xuống?
Khi đã chọn được gỗ cho lan thì bạn tiến hành lột sạch vỏ cây để hạn chế nấm bệnh và tránh hiện tượng bong vỏ cây sau một thời gian trồng. Bạn lưu ý chọn kích thước gỗ cho phù hợp, nhiều người chọn khúc gỗ thì thấy hơi nhỏ, có thể chấp nhận được nhưng khi dóc vỏ + để khô thì ôi thôi, khúc gỗ bé bằng cổ chân nhìn rất mất thẩm mỹ.
Nhiều người chọn được khúc gỗ cực to, gốc nhãn về cố định phần chân nhưng đổ bê tông xong mới nhớ không bóc vỏ, được một thời gian là vỏ mục hoặc bong tróc, lung lay luôn cái gốc đẹp 🙁
Cấu tạo của lớp biểu bì vỏ cây có phần nhẹ, dày và xốp nên chúng có độ co giãn vì nhiệt, ẩm rất lớn để bảo vệ thân cây bên trong. Để đẽo được vỏ cây nhanh chóng và không tốn sức, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
Phơi nắng: Cách đơn giản và dễ dàng nhất mà bất cứ ai cũng nghĩ ra. Giữa mùa hè 38-40 độ như hiện nay bạn cứ mang phơi tầm 1 ngày là nó tự bong ngay, không cần động tay động chân. Dưới cái nắng hè thì lớp vỏ bị hút sạch độ ẩm nên nó sẽ co vào. Phần liên kết với lõi gỗ không được chặt chẽ nên chúng có thể bong ra rất dễ dàng. Sau khi bóc vỏ thì bạn có thể xử lý gỗ bên trong ngay và luôn.
Đốt lửa
Cách này dùng trong trường hợp những ngày đông hoặc những ngày mưa. Bạn hơ đều khúc gỗ bằng ngọn lửa cho chúng nóng, khô bên ngoài là có thể bong. Tuy nhiên cách này không hiệu quả lắm bởi bạn vẫn cần phải có dao để tách. Thường thì bạn có thể dùng than hơ mà không phải dùng ngọn lửa, miễn nó có sức nóng là được.
Dùng búa đẽo vỏ cây, tưởng đùa mà hiệu quả cao
Nhiều khi đẽo vỏ cây khó khăn quá tôi dùng búa đẽo lại thấy hiệu quả cao. Bạn cùng búa đập đều xung quanh mọi vị trí còn vỏ cây. Khi đập như vậy có một số chỗ dễ dàng bong vỏ rồi. Sau đó những vị trí chưa bong bỏ bạn đập mạnh thành từng khoanh là chúng tự bong theo mảng, dễ dàng tách mà không cần động đến dao đẽo rất lem nhem, mất thẩm mỹ.
Sai lầm sử dụng gỗ mục trồng lan Tại sao nhiều người lại lấy gỗ mục về trồng lan?Nói thật chứ lúc mới bắt đầu đam mê trồng lan thì mình cũng chẳng biết gì, chân ướt chân ráo, thấy người ta làm thế nào là mình làm theo. Ông anh mình ngày xưa có bụi lan phi điệp ghép vào gốc cây táo mục, thấy phát triển xanh tốt nên mình cũng bắt chước trồng theo.
Dùng gỗ mục trồng lan là một sai lầm
Rồi mấy bụi lan trên rừng người ta đi tầm được, toàn bám vào khúc cây mục nên cứ tưởng rằng gỗ mục có nhiều chất dinh dưỡng cho lan. Ai ngờ đâu không phải như vậy. Tất nhiên gỗ mục vẫn có tác dụng của nó, nhưng không nhiều và cũng không ai trồng lan chỉ bằng gỗ mục cả.
Những tác hại của gỗ mục vô tình khiến cây lan không phát triển tốt: Gỗ mục khiến cây lan bám không chắc, dễ lay gốcĐiều này chắc ai cũng biết, gỗ mục cực nhẹ, gió thổi phát là giò lan đung đưa. Nếu trồng chậu gặp gió to chắc bay hết giá thể. Chính vì thế mà độ ổn định của gốc cây lan là không có. Đây là lý do dễ nhận thấy nhất khi trồng lan bằng gỗ mục, các bạn nên lưu ý.
Gỗ mục có khả năng hút ẩm rất cao, dễ gây úng nước cho câyChịu tác động của môi trường làm cho gỗ mục xốp, hút nước rất tốt. Vô tình nó khiến cho cây lan có một nguồn nước dự trữ tốt trong những ngày bạn không thể tưới cho nó. Tuy nhiên, nếu bạn trồng lan treo ngoài trời chỉ cần mưa vài ngày liên tục thì nó sẽ hút nước nhiều làm bộ rễ cây lan không được khô thoáng, rất dễ bị úng nước mà chết.
Gỗ mục còn là nơi trú ngụ lý tưởng của những loài côn trùng hại lanGỗ mục có đặc tính khá xốp, mềm, là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại côn trùng hại lan như rết, dế, sâu, ốc sên,… Những loài côn trùng này thật sự không nên xuất hiện trong vườn của bạn.
Như vậy, gỗ trồng lan cần phải xử lý mới có thể ghép lan được. Có nhiều bạn nói rằng không cần xử lý mà lan vẫn phát triển tốt, đó là do ban đầu môi trường chưa xuất hiện mầm bệnh thôi, về lâu dài nếu không xử lý giá thể, đây sẽ là điều bất lợi cho bất cứ ai chơi lan. Nên nhớ giá thể là nhà, nơi trú ngụ của cây hoa lan, chính vì thế giá thể sạch cây hoa lan mới tồn tại và phát triển tốt được.
Lan Hồ Điệp Bị Nhăn Lá Xử Lý Như Thế Nào?
Nhận biết lan hồ điệp bị nhăn lá như thế nào?
Chúng ta có thể nhận ra điều này dễ dàng khi hình dáng bên ngoài của lá đã dần teo lại. Trên bề mặt lá xuất hiện những vết nhăn nheo như bị héo. Đó chính là những biểu hiện bên ngoài mà chủ nhân có thể nhận ra. Nhằm có thể phân biệt được với bệnh vàng lá trên chi lan hồ điệp.
Nguyên nhân lan hồ điệp bị nhăn lá Lan quá nắng hoặc quá nóngViệc bị phơi nắng với cường độ cao hoặc nhiệt độ quá lớn có thể dẫn tới tình trạng lan bị héo lá. Tuy cần nhiều ánh sáng nhưng không có nghĩa chúng phải nhận được 100% cường độ nắng dưới ánh nắng mặt trời. Hơn thế nữa tình trạng này có thể gặp phải khi trồng lan trên sân thượng hoặc dưới mái tôn.
Lan bị thiếu nướcHoặc cũng có thể do chủ nhân chủ quan với việc tưới nước. Quỹ thời gian bận bịu cũng khiến chủ nhân có thể quên đi việc chăm sóc lan hồ điệp. Không tưới nước định kỳ dẫn tới thiếu nước, không đủ cho cây sinh trưởng phát triển. Chúng buộc phải loại bỏ các lá của mình để giữ mạng sống, chờ đợi khả năng ra lại.
Lan gặp vấn đề về rễViệc rễ bị bệnh hoặc bị thối nhũn cũng có khả năng dẫn tới lan hồ điệp bị nhăn lá. Đơn giản khi chúng đã không thể thực hiện được chứng năng hút nước, chất dinh dưỡng thì cây bị ảnh hưởng. Việc héo lá, vàng lá là những triệu chứng đầu tiên mà có thể nhận biết được.
Ngoài ra cũng có thể do côn trùng, động vật nhỏ cắn đứt rễ khiến chúng bị ảnh hưởng. Rễ đứt cần thời gian để chúng có thể ra lại và phục hồi lại chức năng này.
Do phân bónViệc lựa chọn phân bón không đúng loại có quá nhiều những chất thừa thãi như kali hoặc hydrat hoá. Từng loại lan và từng thời điểm của cây đều cần có lượng phân bón và cách bón phù hợp. Vì thế mà cũng nên cẩn thận và nắm rõ kỹ thuật trồng lan hồ điệp kết hợp chăm sóc để lan khoẻ mạnh.
Giá thể có vấn đềLựa chọn 1 số loại giá thể đặc trưng có thể khiến lan hồ điệp bị nhăn lá, vàng lá. Đó là các giá thể xơ dừa, than củi hoặc vỏ thông.
Xơ dừa chưa được xử lý nước và ngâm nước vôi trong có thể còn Tanin và Lignin dẫn tới ảnh hưởng tới lan.
Vỏ thông và than củi dùng lâu ngày sẽ tích tụ, ngậm muối. Không được gột rửa có thể khiến lan bị ảnh hưởng tới nhăn lá vàng lá.
Xử lý lá lan hồ điệp bị nhăn như thế nào? Tưới nước phù hợpNếu như thừa nước hoặc thiếu nước có thể dẫn tới vàng lá thì trường hợp lan bị nhăn lá có thể do thiếu nước. Việc thiếu nước sẽ khiến cây khó có thể sinh sôi phát triển được. Biểu hiện lá bị nhăn, nhàu là rõ nhất. Lượng nước dần mất đi tại cấc tế bào lá khiến chúng bị nhăn lá và khô rụng dần. Bổ xung lượng nước tưới phù hợp theo tình hình thời tiết. Nếu trời nắng nóng bình thường thì ngày 2-3 lần phun sương là được. Còn nếu thời tiết khô hạn vào mùa đông thì ngày 9-10 lần.
Cũng chú ý tới chế độ thông thoáng gió trong khu vực nuôi. Nếu quá thông thoáng thì lượng nước mất đi cũng rất nhanh. Vì thế vườn nuôi lan nên có các khe rãnh nhỏ để độ ẩm có thể đối lưu trong vườn một cách hiệu quả nhất.
Điều khiển được ánh nắng và nhiệt độ Kiểm tra rễ lanNếu xuất hiện tình trạng lá lan hồ điệp bị héo, bị nhăn hoặc vàng nên kiểm tra rễ lan. Xem chúng có bị đứt gãy hoặc sâu bệnh không? Các loại nấm gây thối nhũn hoặc động vật, côn trùng gây hại như sên nhỏ, kiến hoặc bọ cánh cứng. Loại bỏ chúng bằng các loại thuốc diệt sâu bọ chuyên dụng. Hoặc có thể bẫy sên nhỏ, sên trần bằng các loại quả.
Chọn loại phân bón phù hợpSử dụng loại phân bón tùy thuộc theo độ tuổi của cây và thời điểm trong năm. Lựa chọn các loại NPK 30-20-20 hoặc NPK 20-20-20 theo khuyến cáo của người bán. Cây mới trồng xong chưa kịp ra dễ tốt nhất không nên bón phân. Hãy đợi khoảng 1 tháng sau bắt đầu bón phân khi thân lan ra rễ là đẹp.
Xử lý giá thểCách Xử Lý Giá Thể Trồng Lan Ngọc Điểm
Lan Ngọc Điểm là gì?
Lan Ngọc Điểm còn được gọi với nhiều cái tên độc đáo khác như: Lan Nghinh Xuân, Lan Đuôi Rồng Lớn, Lan Lưỡi Bò, Lan Đai Châu.
Về cơ bản, lan Ngọc Điểm vẫn sẽ sử dụng những loại giá thể cơ bản như: Trấu hun, xơ dừa, dớn. đá bọt…Tuy nhiên, vì đặc tính riêng của loài hoa nên cách xử lý giá thể cúng ẽ tồn tại những yêu cầu riêng.
Những cách xử lý giá thể trồng lan Ngọc ĐiểmDớn chính là thân cây dương xỉ hoặc rên đã được thu hoạch, phơi khô và ép lại với nhau thành hình khối hoặc để ở rạng vụn. Trong mô hình trồng hoa làn, dớn được áp dụng phổ biến, kể cả với lan Ngọc Điểm.
Cách để xử lý giá thể dớn trồng lan:
Bước 1: Dớn cần rửa thật sạch với nước và loại bỏ tạp chất như đất, lá, vỏ cây, cát. Lưu ý, bạn có thể làm sạch dớn đến khi ngâm trong nước không còn thấy xuất hiện cặn bẩn.
Bước 2: Bạn lấy phần dớn vừa được làm sạch ngâm qua nước vôi, thời gian ngâm có thể từ 4 – 48 tiếng. Đây là thao tác được thực hiện để dung hòa lượng axit và loại trừ vi sinh vật, nguồn mầm bệnh.
Bước 3: Sau khi bạn ngâm dớn đủ giờ thì vớt ra và rửa thật sạch vôi trên dớn dưới vòi nước.
Bước 4: Sử dụng dớn đã xử lý để ghép cây lan vào, dùng trong chậu hay làm lớp đắp lên giờ lan.
Nói đến những loại giá thể được sử dụng phổ biến để trồng lan Ngọc Điểm, không thể kể thiếu lan Ngọc Điểm. Giá thể than củi mang đến nhiều ưu điểm như: Giữ được độ ẩm cao, kháng khuẩn, cung cấp dưỡng chất hiệu quả.
Để xử lý giá thể than củi, cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là ngâm than vào trong nước cho đến khi tham chìm xuống đáy chậu là được. Sau khi vớt giá thể than củi ra khỏi nước, bạn cần để bề mặt lan ráo nước sau đó mới tiến hành trồng cây lan Ngọc Điểm.
Ưu điểm khi sử dụng giá thể vỏ cây thông để trồng lan Ngọc Điểm đó là: Không xuất hiện tình trạng đóng rêu, lâu mục nát, ít mầm bệnh và có tính sát khuẩn cao.
Để xử lý vỏ thông trước khi trồng hoa lan Ngọc Điểm, bạn thực hiện như sau:
Mang vỏ thông đã loại bỏ tạp chất đi ngâm trong nước từ 3 – 4 ngày cho toàn bộ phần vỏ ngậm nước.
Bạn vớt phần vỏ thông đã ngâm nước để tiếp tục ngâm qua nước vôi trong khoảng 30 phút.
Sau đó, bạn vớt vỏ thông ra, rửa sạch lại bằng nước trong và sử dụng để trồng hoa lan như bình thường.
Vì giá thể từ vỏ thông giữ được muối khoáng, bạn nên chú ý định kỳ mỗi tháng xối nước vào phần vỏ thông để rửa muối khoáng bám lại trên giá thể. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của giò lan Ngọc Điểm bị thừa muối cần được xử lý đó là phía đầu lá bị vàng vọt, khô cháy.
Bạn có thể xử lý gỗ và lũa trước khi trồng lan Ngọc Điểm qua những bước như sau:
Bước 1: Bạn sử dụng bàn chải để làm sạch cát, đất đá hay rêu còn bám trên gỗ. Có thể sử dụng vòi nước áp suất cao để phun thật kỹ vào những góc khó chà rửa của gỗ, lũa.
Bước 2: Ngâm gỗ đã làm sạch trong nước cho đến khi ngậm nước hoàn toàn. Lưu ý trong quá trình ngâm gỗ nên thay từ 5 – 7 lần nước để loại bỏ những vị còn sót lại bên trong sợi gỗ. Thời gian ngâm gỗ thích hợp nhất là từ 1 – 2 tuần tùy kích thước.
Bước 3: Bạn cần tiếp tục ngâm gỗ qua nước vôi trong khoảng 30 phút và rửa lại thật sạch bằng nước, để thật ráo.
Bước 4: Bạn tiến hành trồng lan Ngọc Điểm theo hình thức làm móc treo lũa, cố định cây lan lên gỗ theo góc độ đẹp nhất.
Mua giá thể trồng lan Ngọc Điểm đã qua xử lýNếu bạn thật sự không có thời gian để tiến hành xử lý giá thể trồng lan Ngọc Điểm. Bạn có thể trực tiếp liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn về các giá thể chất lượng cao đã qua xử lý. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn giá thể chất lượng với giá thành phù hợp nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Giá Thể Trồng Lan Như Thế Nào Cho Đúng Cách. Click Đễ Xem Chi Tiết trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!