Xu Hướng 9/2023 # Xử Lý Cây Cóc Thái Trồng Chậu Bị Rầy Phấn Trắng, Bọ Trĩ # Top 10 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Xử Lý Cây Cóc Thái Trồng Chậu Bị Rầy Phấn Trắng, Bọ Trĩ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xử Lý Cây Cóc Thái Trồng Chậu Bị Rầy Phấn Trắng, Bọ Trĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Cây cóc Thái và công dụng

Cây cóc có xuất xứ từ Trung Mỹ, được trồng làm cây ăn quả trên vùng nhiệt đới và hiện nay được trồng nhiều ở nước ta.

Cây cóc thuộc nhóm thân gỗ, cây phân cành nhiều và cành giòn, dễ gãy. Lá cóc dạng kép lông chim lẻ, thuôn dài và mép có răng cưa. Lá cóc có thể ăn được, vị chua dịu ở lá non; lá già có vị chua và hơi chát nhẹ.

Khác với cây cóc thường, cây cóc Thái này có nhiều ưu điểm hơn như ra trái quanh năm trong khi giống thường chỉ ra trái 1 lần trong năm; cây khỏe, sinh trưởng tốt và nhanh ra hoa, trái rất sai.

*Công dụng của cây cóc Thái

Với cây cóc Thái có thể được trồng trực tiếp ở sân vườn. Trồng trực tiếp ra đất ở góc vườn, gần cổng hay trong khuôn viên vườn đều được.

Ngoài ra cây cóc Thái còn có thể được trồng vào chậu men, hay chậu xi măng Hải Phòng với kích thước phù hợp. Với , có thể đặt ở trước nhà, hiên nhà hay gần cổng. Ban công hay sân thượng với diện tích hạn chế cũng có thể đặt cây cóc Thái trồng chậu.

*Lưu ý: vị trí trồng hay đặt chậu cóc Thái cần đủ nắng, thoát nước tốt và không bị ngập úng hay trũng thấp để cây có thể sinh trưởng tốt và hạn chế được rầy phấn trắng, bọ trĩ gây hại.

2. Xử lý rầy phấn trắng, bọ trĩ trên cây cóc Thái trồng chậu

Cây cóc Thái trồng chậu thường bị 2 loại côn trùng gây hại và làm cây phát triển kém là rầy phấn trắng và bọ trĩ.

Cây bị rầy phấn trắng hay bọ trĩ gây hại thường chậm lớn, lá xoăn và nhỏ, cứng. Ngọn non bị côn trùng chích hút nhựa nên biến dạng, xoăn và cong xuống, thịt lá chuyển vàng và gân màu xanh đậm nổi lên. Trong các nách lá, mặt dưới lá và trái non có các vết chích, tạo thành các đốm nâu nhỏ, chảy mủ, trái non dễ rụng.

Với rầy phấn trắng ngoài gây hại trên lá thì chúng còn có ở phần gốc, rễ và trong đất; làm thối rễ và cây không lấy được dinh dưỡng cũng như nước.

Với cây cóc Thái trồng chậu khi bị côn trùng gây hại nên tỉa bỏ bớt phần lá bệnh, cắt bỏ phần ngọn bị xoăn. Tỉa bớt cành nhánh để cây thông thoáng, hạn chế lây lan qua các cành khác.

Dùng vòi nước xịt mạnh để loại bỏ rầy phấn trắng và bọ trĩ. Ngoài ra nên tưới nước đầy đủ để cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh tấn công.

Có thể dùng nước lau kiếng hoặc nước rửa chén pha loãng với nước, phun đều lên lá, đặc biệt là mặt dưới của lá cóc. Đây cũng là cách để tiêu diệt rầy phấn trắng, bọ trĩ rất hiệu quả.

Có thể dùng rải và gốc hoặc pha với nước tưới lên lá để tiêu diệt rầy, bọ trĩ. Ngoài ra còn nên thường xuyên phun phòng các loại côn trùng gây hại bằng dung dịch gừng tỏi ớt.

Cây cóc Thái trồng chậu thì có thể thay đất cho cây nếu phát hiện cây bị rầy phấn trắng gây hại ở dưới rễ. Bổ sung thêm hoặc để hạn chế rầy, rệp phát sinh.

Sài Gòn Hoa cung cấp cây cóc Thái , cây cóc Thái trồng trong bầu , cây cóc Thái trồng chậu , trồng sân vườn, ban công…

***Liên hệ mua sản phẩm “Cây cóc Thái trồng chậu”

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com

Website: https://saigonhoa.com/

Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn

Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa

Giải Pháp Diệt Rầy, Rệp Và Bọ Phấn Trắng Hiệu Quả

Giải pháp diệt rầy, rệp và bọ phấn trắng hiệu quả.

Ảnh 1: Rầy hại cây Ảnh 2: Bọ phấn trắng hại cây 1. Đặc Điểm của các loại rầy, rệp gây hại cây trồng:

– Rệp muội thường làm yếu cây trồng bằng cách hút cạn nguồn dinh dưỡng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của cây. Chúng tiết ra chất đường mật không chỉ làm đóng khí khẩu của lá mà còn góp phần tăng sự phát triển của mốc đen, làm ngăn cản ánh sáng đến các mô quang hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng.

– Các loài rệp còn là phương tiện góp phần lây lan virus từ những cây bệnh sang cây khỏe mạnh. Vì vậy, rệp thường làm giảm mạnh năng suất của cây trồng, gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp. Rầy rệp xuất hiện là do kiến. Đầu tiên các loại rệp hút nhựa cây, tạo ra đường mật. Các loại kiến sẽ ký sinh ăn đường của rệp, nhờ vậy đưa trứng rệp phát tán khắp vườn cây. Tiếp đến, lượng đường thừa của rệp là vùng đất màu mỡ phát sinh các loại muội đen làm hạn chế khả năng quang hợp của cây.

1.1. Rệp:

   Các loại rệp khác nhau thường tác động đến những bộ phận mềm non của cây bằng việc hút nhựa từ thân cây và tiết ra chất mật như sương đọng lại ở đó (làm vật chủ cho mốc đen ký sinh). Các loại rệp mẫn cảm với một số ký sinh và loài ăn mồi (như bọ rùa, ruồi ăn thịt, chuồn cỏ và chim). Các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm cả phun nước hoặc nước xà phòng, tỏi và ớt và dầu khoáng ở tỉ lệ 5% (5 ml cho 1 lít nước) và phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây.

1.2. Rầy nhớt, rầy mềm (Aphis spp.):

   Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm… nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến rầy mềm như Trebon, Bassa.

1.3. Rệp sáp:

   Phòng trị: tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp. Phun thuốc khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung dầu khoáng DC-Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.

1.4. Rầy bông (Mealy bugs):

   Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp màu trắng giống như bông và bóng như sáp. Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sacty molds). Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp. Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo. Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả.

2. Giải pháp diệt rệp:

– Diệt bằng dầu khoáng SK Enspray 99, và các thuốc trừ sâu khác như: Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus.

– Hàn the (borac, natri tetraborat) có thể sử dụng như là thuốc trừ sâu thiên nhiên, nhưng chú ý giữ xa trẻ em, động vật trong nhà. Khi dùng chú ý che mắt, mũi, đeo găng tay và rửa sạch sau khi làm xong. Borac trộn với bơ đậu phộng hoặc là những thứ ngọt như mật ong, làm cho kiến thích ăn và mang thức ăn đó vào tổ cho cả đàn cùng ăn nhằm tiêu diệt cả đàn kiến.

– Ngoài ra chất điatômit (đá tảo diatomite) dùng rải trên lối đi của kiến có thể tiêu diệt chúng do làm mất nước khi chúng đi về tổ.

– Cũng có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu lửa và nước phun trừ kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều.

– Thấm nhẹ dung dịch gồm một ít mứt, mật ong hoặc nước đường (có thể thêm borac) trên nền cây bị nhiễm rầy mềm (aphid). Như vậy sẽ giữ kiến lại, trong khi chúng ta thiết lập một số bọ rùa (ladybugs) tiêu diệt rầy mềm. Không cần phun xịt trừ kiến vì chúng ta chỉ trừ kiến trên cây, trong khi chúng có cả đàn dự trữ dưới mặt đất có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại.

– Tạo một hỗn hợp đường mịn và baking sô-đa. Sắp đặt nó tại khúc đường mà kiến và sâu bọ có thể hoạt động vào, chúng sẽ chết khi gặp nó.

– Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của kiến làm cho chúng tránh xa một thời gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo.

– Một nguyên tắc khác tốt để thoát khỏi kiến là cho chúng ăn bột kiều mạch. Sắp đặt một số ít lên trên ổ kiến. Sau khi ăn, bột kiều mạch sẽ nở ra trong bụng của kiến và sẽ diệt trừ chúng. – Khi thấy tổ kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi khác.

– Dùng nước đun sôi dội lên kiến nhưng tránh hư hại cây. Có thể dùng nước nóng rót vào tổ diệt kiến chúa, nhưng thường khó vì chúng làm tổ rất sâu và ngăn không cho nước mưa và nước lụt tràn vào.

– Để diệt rệp hiệu quả, chỉ cần bẫy hết kiến trong vườn theo phương pháp sau: Xay 05 – 1 kg mỡ lợn sống (hoặc rán mỡ nước để cho đông lại), trộn đều với 1 gói Regent 1,6 g, dùng bôi lên gốc cây. Kiến ăn mỡ có thuốc sẽ chết. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để diệt kiến, trừ rệp đồng thời – Ở Việt Nam, trong điều kiện phòng thí nghiệm nấm M. anisoplise có hiệu lực cao đối với rệp sáp giả Dysmicoccus sp. hại na. Bào tử nấm được phun ở nồng độ 9.108/ml kiểm soát được 82,2% rệp sáp giả sau 5 ngày xử lý. Cả 4 nồng độ bào tử 1.108, 5.108, 7.108, 9.108/ml đều diệt được 100% sau 21 ngày phun. Tuy nhiên, kết quả diệt rệp sáp giả của nấm M. anisoplise trên cây na ở điều kiện ngoài đồng ruộng thấp hơn so với ở phòng thí nghiệm, nhưng cũng đạt 56-78% (Tham khảo: Võ Thị Thu Oanh và cs, 2008). Nấm kí sinh côn trùng thường tác động đến những loại mô nhất định như tuyến mỡ và các mô khác bị hòa tan là do các enzyme (chitinase, protease, lipase) của nấm. Chúng lây lan từ con ốm sang con khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hay qua nguồn thức ăn có chứa mầm bệnh. Nấm gây bệnh theo con đường chính là bào tử nảy mầm phát triển thành hệ sợi ăn sâu vào khoang bụng, qua đường tiêu hóa, thông qua các khí quản và chúng phủ kín các lỗ khí côn trùng làm chúng chết. Nấm còn gây bệnh cho côn trùng bằng cách tiết độc tố và các enzyme thủy phân. Do vậy việc dùng bào tử nấm này, rồi sản xuất hàng loạt, dùng trong nông nghiệp bảo vệ cây trồng là rất hiệu quả (Madelin 1963; Feng và cs 1954).

   Trong quá trình tác động lên côn trùng, việc tiết ra các enzyme càng mạnh thì tốc độ hủy hoại và tiêu diệt côn trùng gây bệnh càng nhanh, tiết kiệm được thời gian. Dựa vào đặc tính này của nấm, việc nghiên cứu tạo ra một lượng lớn enzyme bổ sung vào chế phẩm sinh học là rất cần thiết. Chitinase là enzyme thuỷ phân chitin thành các đơn phân

– Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi… thường sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra và tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới. Để hạn chế rệp lây thì phải diệt kiến bằng cách thường xuyên d

Bọ Trĩ – Bù Lạch – Rầy Lửa Hại Lan

Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Trên cây lan, chúng gây hại trên lá non và hoa. Bọ trĩ có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây lan. Bọ trĩ thường phát triển gây hại nặng trong điều kiện ấm nóng và khô

1. Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ trĩ: a. Đặc điểm hình thái, sinh học:

– Trưởng thành: Có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,8 – 1mm, màu nâu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.

– Trứng: Kích thước nhỏ, mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt.

– Ấu trùng: Cơ thể giống trưởng thành nhưng không có cánh, màu vàng cam, trên thân có nhiều lông nhỏ.

– Vòng đời:

+ Trứng: 3 – 4 ngày

+ Ấu trùng: 10 – 14 ngày

+ Trưởng thành: Có thể sống đến 3 tuần.

Ban ngày bọ trĩ hoạt động tương đối nhanh nhẹn. Khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất, chúng thường ẩn nấp trong lá non, trong gốc cây lan, hoặc ẩn lấp dưới lớp vỏ của gỗ làm giá thể trồng lan… do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

b. Triệu chứng gây hại

Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Trên cây lan, chúng gây hại trên lá non và hoa. Bọ trĩ có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây lan. Bọ trĩ thường phát triển gây hại nặng trong điều kiện ấm nóng và khô.

+ Trên lá: Chúng giũa hút làm cho lá chậm phát triển, lá ít xanh, bị nặng có thể quăn queo.

+ Trên hoa: Chúng giũa hút nhựa làm cho cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa. Nếu bị gây hại nặng sẽ làm cho hoa rụng hàng loạt. Làm hoa nhanh tàn. Nếu bạn muốn mang lan đi thi, thì bọ trĩ chính là khắc tinh của các giải thưởng.

+ Trên rễ có thể gây thắt rễ của cây lan.

+ Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, đen giả hành. Mặc dù không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa kém, cây dễ bị thối nâu, thối đen, thối nhũn, đốm đen do nấm và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ các vết giũa hút.

2. Biện pháp phòng trừ bọ trĩ: a. Biện pháp cơ học:

– Duy trì ẩm độ trong mùa khô trên 65% (bạn nên tham khảo lại bài Kỹ thuật kiểm soát độ ẩm và Tiểu khí hậu giàn lan).

– Dùng vòi nước mạnh tưới lên cây (tránh giai đoạn cây đang nở hoa) hoặc áp dụng kỹ thuật tưới phun trên tán trong mùa khô kết hợp tưới nước cũng giúp hạn chế dịch hại. (Nhớ mức độ mạnh nhẹ còn lựa cơm gắp mắm kẻo lợi bất cập hại).

– Xử lý giá thể thật kỹ, các loại giá thể có vỏ tốt nhất nên bóc bỏ vỏ đi, vừa làm giá thể lâu mục, vừa là đỡ 1 nơi ẩn nấp cho sâu hại và côn trùng.

– Bổ sung đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho lan như bài 6 để có thể chống chịu lại sâu côn trùng và bệnh hại ít bị thiệt hại nhất.

b. Biện pháp hóa học:

Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao nên luân phiên các loại thuốc có hoạt chất như Spinetoram (Radiant 60SC,…) , Imidacloprid (Confidor 100SL,…), Carbosulfan (Marshal 200SC,…) phun vào lúc cây ra đọt non và ra nụ.

Bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ, khi trời râm mát chúng sẽ bò ra ngoài, vì vậy nhà vườn nên phun thuốc vào buổi chiều tối để đạt hiệu quả tối đa.

Thật ra thì dùng Movento 150 OD với SK Enspray 99EC cũng đã đủ để diệt đám bọ trĩ này rồi.

Chế Phẩm Sinh Học Bio B Trừ Bọ Trĩ, Nhện Đỏ, Rệp Sáp, Sâu Rầy

Chế Phẩm Sinh Học Bio B Trừ Bọ Trĩ, Nhện Đỏ, Rệp Sáp, Sâu Rầy

Chế Phẩm Sinh Học BIO B (BIO-B) là sản phẩm sinh học chứa vi sinh vật có lợi là Bacillus Thuringiensis (vi sinh vật BT) và độc tố phòng thí nghiệm (enzyme) của vi sinh vật trên tiết ra, sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng, dùng để phòng và trừ sâu, côn trùng, sùng đất…theo cơ chế kí sinh trên các loại côn trùng

Chế Phẩm Sinh Học Bio-B Hoàn Toàn Không Gây Hại Với Người Và Vật Nuôi

Bio-B là sự kết hợp của 02 thành phần trên và được chia thành 02 ngăn khác nhau trong 01 gói sản phẩm Bio B. Cụ thể như sau:

Enzyme vi sinh vật BT: Đây chính là những hợp chất đạm cao phân tử tan trong dung dịch kiềm có độ pH từ 10 trở lên. Chính nhờ đặc tính này, mà chế phẩm sinh học BIO B có khả năng diệt các loại sâu gây hại, côn trùng, rầy rệp, bọ trĩ, nhện đỏ… bởi vì hệ tiêu hoá của nó có tính kiềm khi côn trùng và sâu hại ăn phải chúng sẽ bị chết. Riêng đối với con người, các loài động vật, cá…. do dạ dày có tính axit nên không bị ảnh hưởng gì .

Bào tử nấm BT: Đây là những bào tử của vi sinh vật BT, có khả năng tồn tại ngoài môi trường tự nhiên, giúp duy trì và kéo dài sự hiệu quả khi sử dụng chế phẩm Bio B phun lên cây trồng, từ đó giúp phòng và trừ côn trùng cực kì hiệu quả.

Dùng Bio-B Trừ Bọ Trĩ, Nhện Đỏ, Rệp Sáp Cho Hoa Hồng An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Chóng

Thứ 1: Vi sinh vật xâm nhập vào các côn trùng lớn, ấu trùng qua con đường tiêu hóa

Thứ 2: Enzyme vi sinh vật BT được hoạt hóa dưới tác động của môi trường kiềm trong hệ tiêu hóa côn trùng sẽ sản sinh enzyme BT (hệ tiêu hóa côn trùng tính kiềm)

Thứ 3: Với khả năng sản sinh enzyme BT làm tổn thương hệ tiêu hóa côn trùng sẽ ngừng ăn, sau một thời gian (từ vài giờ đến vài ngày) côn trùng ngủm hết.

Phòng Và Trừ Các Loại Côn Trùng Hại Bộ Rễ

Bio-B sử dụng phòng và trừ cho các loại côn trùng hại bộ rễ như sùng đất, sâu đất, cuốn chiếu… cho kết quả rất tốt, cách sử dụng lại dễ dàng, có thể dùng trộn với giá thể, rải xuống quanh gốc hoặc pha nước tưới trực tiếp vào gốc.

Quy Cách: Xuất Xứ: Thành Phần Chính:

Bacillus Thuringiensis (Vi Sinh Vật BT): 4,4 x 10^8 CFU/ml

Công Dụng Chính

Trừ các loại côn trùng chích hút như: bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ, rầy (rầy nâu, rầy xanh)

Trừ các loại sâu hại cây trồng như: sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu vẽ bùa, sâu xám.

Trừ các loại côn trùng gây hại dưới đất: sùng đất, sâu đất, rệp

Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách

– Đối với các loại sâu, côn trùng chích hút: Pha 01 gói chế phẩm BIO B cho khoảng 100 lít nước, khuấy đều và phun thật đều lên cây, 02 bề mặt lá và đỉnh ngọn, nụ hoa.

– Đối với sùng đất và các côn trùng dưới đất: Nên h oạt hóa chế phẩm BIO B cho vi sinh vật mạnh hơn, pha 1 gói BIO B vào 15 lít nước + 1 hộp sữa tưới 100ml, khuấy và để 2 ngày. Sau đó pha loãng với 100 lít nước dùng để tưới gốc, phun đều lên cây.

Để tăng hiệu quả sử dụng, nên kết hợp với CHẤM BÁM DÍNH SINH HỌC, giúp tăng khả năng bám dính của hoạt chất và bào tử nấm giúp tiêu diệt hoàn toàn côn trùng gây hại.

Chưa có thông số cho sản phẩm này

Xử Lý Nấm, Rầy Trên Cây Cúc Tần Ấn Độ

Cây cúc tần ấn độ là loại cây được nhiều người ưa chuộng và tìm mua để trồng như một giải pháp tránh nắng mùa hè. Trong bài viết này, Sài Gòn Hoa sẽ chia sẻ đến cho các cô chú, anh chị cách để xử lý cây cúc tần bị nấm bệnh hay rầy gây hại; giúp cho những chậu cúc tần luôn xanh mướt và khỏe đẹp.

1. Giới thiệu về cây cúc tần ấn độ

Dây cúc tần ấn độ là loại cây bụi leo, thân cây nhỏ và hay mọc buông rũ xuống như những tấm rèm.

Lá cây cúc tần ấn độ nhỏ, hình bầu dục và nhiều; có khả năng cản nhiệt tốt. Lá cây màu xanh tạo thành 1 bức màn chắn xanh mướt.

Cây cúc tần ấn độ thích nghi với điều kiện nắng nóng, sinh trưởng nhanh và dễ chăm sóc. Cây thích hợp trồng ban công, trong chậu treo hay trồng bồn rũ xuống.

Công dụng của cây cúc tần ấn độ

Cây cúc tần ấn độ có cành lá xanh mướt và rũ xuống tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại; có thể trồng trong các chậu treo ban công, sân thượng hay trồng trong các bồn trước cửa sổ, hiên nhà tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Ngoài ra còn có thể trồng cây cúc tần ấn độ ở các quán cà phê, các tòa nhà cao tầng, trên tường rào để tạo thành các bức màn cản nhiệt, giúp điều hòa khí hậu và giảm nắng nóng vào mùa hè.

Cây cúc tần còn cản bụi, cách âm rất tốt, nên trồng cây cúc tần ấn độ xung quanh không gian sống sẽ đem lại không gian riêng tư và có thể bảo vệ cho sức khỏe của mọi người.

2. Cây cúc tần ấn độ bị nấm bệnh và cách xử lý

Biểu hiện: Lá cây xuất hiện các đốm màu vàng, các đốm nâu có hình tròn và viền vàng bên ngoài. Hoặc lá có các đốm đen, nhũn và dễ rụng. Thường gặp ở các lá già phía dưới gần gốc.

Nguyên nhân: Do mưa nhiều hoặc tưới quá nhiều làm cho không khí ẩm ướt, đất thoát nước kém và nấm bệnh phát triển.

Biện pháp: Trồng cây mật độ phù hợp, không quá dày. Nên kiểm soát chế độ tưới cũng như lượng nước trong chậu, tránh không tưới quá nhiều hay chậu không thoát nước. Khi cây mọc um tùm, nhánh con sát gốc nhiều nên tỉa bớt để tạo sự thông thoáng và hạn chế nấm bệnh phát sinh, lây lan.

Khi cây cúc tần ấn độ bị bệnh cần dùng hạn chế tưới nước cho cây, để cây không thoáng. Sau đó vôi nông nghiệp pha với nước phun lên lá để ngăn nấm lây lan rộng. Kết hợp xử lý đất trồng bằng vôi hoặc chế phẩm sinh học Trichoderma .

* Cây cúc tần bị rầy phấn trắng

Biểu hiện: Ở trên lá thường thì lá non và ngọn bị rầy chích, biến dạng và lá non cong lại, không lớn; lá bị vàng dần chuyển sang khô và rụng. Rệp gây hại ở rễ làm thúi rễ và cây bị chết khô hoặc còi cọc, chậm lớn.

Nguyên nhân: Do rầy phấn trắng ký sinh ở ngọn, mặt dưới lá non và ở rễ gây hại đến cây.

Biện pháp: Cây cúc tần khi để quá khô thì dễ phát sinh rầy. Vậy nên cần bổ sung nước đầy đủ để cây nhanh phát triển và hạn chế rầy phát sinh.

Khi cây bị rầy, tốt nhất nên tỉa bớt ngọn cây, tỉa bỏ cành nhánh nhỏ để cây hồi phục. Nếu là rầy ở rễ thì nên thay giá thể mới cho cây để đảm bảo sạch rầy. Ngoài ra còn có thể dùng các loại chế phẩm sinh học hay EM gừng, tỏi, ớt để diệt rầy trên cây.

***Liên hệ mua sản phẩm “Dây cúc tần ấn độ”

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com

Website: https://saigonhoa.com/

Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn

Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa

Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Cóc Thái Trong Chậu

Cây cóc Thái có tên khoa học là Spondias mombin thuộc họ Điều Anacardiaceae.

1. Nhân giống và đất trồng cây cóc Thái

Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn quả chín nhưng cây sẽ lâu cho quả, người ta nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành sẽ cho cây giống ra hoa ra quả sau 6-8 tháng chăm sóc.

Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu đất trồng cây đảm bảo thoát nước tốt và có bổ sung thêm ít phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế…thì cây phát triển nhanh hơn, Có thể mua đất sạch hay giá thể bán sẵn trên thị trường hoa cảnh để trồng cây.

Chọn chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.Nhớ dùng gạch hay gỗ kê đáy chậu trồng cây giúp thoát nước tốt.

2. Chăm sóc và bón phân cho cây cóc Thái trồng trong chậu

Vì cây trồng trong chậu nên cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây, đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn trông rất thích.

Nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cây cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK 16.16.8 hoặc NPK 5.15.25 hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước ( có thể dùng luân phiên)

Bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt.

Cây cóc Thái có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn.

3. Phòng trừ sâu bệnh cây cóc Thái trồng chậu Cây cóc Thái ít khi bị sâu bệnh nhưng khi thiếu nước vì tưới không đủ, cây dễ bị rệp muội vào ngọn cây làm cho vàng lá và khô cành dần.

Trường hợp mưa kéo dài trời âm u thì dễ bị bọ hút chích làm xoắn lá non.

Khi gặp các trường hợp trên không cần dùng thuốc trừ sâu mà dùng kéo bén cắt bỏ hết những nhánh bị hư cành khô, cách ly hết nguồn lây sâu bệnh, sau đó bón thêm ít phân trùn quế trộn với giá thể một lớp đất mặt 3-4 cm là cây lại cho nhánh lá mới.

Khi thu hái quả cóc Thái nhớ dùng kéo hay dao cắt hết quả trong chùm, sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt quả mới.

Sau mỗi đợt hái quả nhớ bón thêm lớp đất mặt và phân hạt theo như hướng dẫn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Cây Cóc Thái Trồng Chậu Bị Rầy Phấn Trắng, Bọ Trĩ trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!