Bạn đang xem bài viết Xử Lý Bưởi Da Xanh Ra Hoa Tập Trung Tối Đa, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Như chúng ta đã biết, bưởi da xanh là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và giá cả tương đối ổn định so với một số loại cây trồng khác. Thông thường, nếu cây được trồng trong điều kiện thích hợp và chăm sóc tốt thì sau 2-2,5 năm tuổi, cây sẽ bắt đầu cho trái. Tuy nhiên, bưởi da xanh là loại cây trồng cho trái rải rác quanh năm, chỉ có phần thu hoạch rộ hơn vào dịp tháng 10-12 âm lịch hàng năm. Trong trường hợp này nếu nhà vườn muốn xử lý để thu hoạch tập trung hơn vào tháng 11-12 âm lịch dịp tết Nguyên đán (thường giá sẽ cao hơn ngày thường) để nâng cao thu nhập là điều có thể và khả năng thành công khá cao.
Thường cây bưởi da xanh từ khi ra hoa đến thu hoạch sẽ mất khoảng thời gian từ 7-7,5 tháng, trong một số trường hợp cần thiết nhà vườn có thể neo trái thêm 7-15 ngày bằng một số sản phẩm như Hợp Trí Super Humic, Bud booster, Hydrophos Zn.
Từ khoảng thời gian trên, nếu chúng ta muốn cây bưởi cho thu hoạch rộ vào dịp tết thì cần phải thực hiện xử lý tạo mầm hoa cho cây vào đầu tháng 4 âm lịch, khoảng thời gian này chưa mưa nhiều (còn điều kiện khô hạn sẽ là 1 phần thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa). Sau xử lý 1 tháng theo quy trình này, cây sẽ bắt đầu ra hoa. Muốn cây ra hoa và nuôi trái tốt, trước đó cần phải tạo nguồn lực cho cây, bổ sung phân hữu cơ là điều rất quan trọng, đặc biệt là các vườn cây trên nền đất phèn đất bạc màu, bón phân hóa học cân bằng cho cây và bổ sung trung vi lượng đầy đủ (cây có múi rất hay thiếu các trung, vi lượng).
Với cây bưởi da xanh đã được từ 2 năm tuổi trở lên và ta thấy đã có khả năng để trái, cần tiến hành tạo cơi tược mới cho cây như sau:
Vào tháng 2 của năm bắt đầu để trái, nhà vườn cần tạo cơi tược mới bằng cách cắt nước, ngưng tưới khoảng 15 ngày, khi thấy các lá trên cây đã già và dùng tay bóp đôi lá thấy có cảm giác giòn thì bắt đầu cung cấp nước đầy đủ trở lại, bón thúc phân hóa học theo công thức 20-10-10 hoặc tương tự (không bón công thức đạm quá cao vì sẽ gây khó cho quá trình xử lý tạo mầm hoa sau này) kết hợp trộn Hợp Trí Super Humic 1kg/50kg phân hóa học thì sau khoảng 15-20 ngày cây sẽ bắt đầu cho ra 1 cơi tược mới. Sau khoảng 1 tháng hơn (giữa tháng 3), đợt đọt này sẽ chuyển sang lụa (lá nở hết cỡ và có màu xanh đọt chuối) thì bắt đầu thực hiện các bước sau:
TẠO MẦM HOA CHO CÂY
1. Bón gốc theo tán cho cây:
Tuổi cây (năm) 2 đến < 4 4 đến < 6 Phân lân đơn (kg) 1.5-2.0 2.0-3.0 Hóa học 16-16-16 (1 màu) (kg) 0.05-0,1 0.1-0.2 KCl (kg) 0.1-0.2 0.2-0.3
Liều lượng bón cho cây tăng dần theo tuổi cây như trên, tuy nhiên có thể tăng hoặc giảm lại tùy theo tình trạng cây lúc xử lý. Nếu cây khá xanh tốt có thể giảm lượng phân hóa học lại và tăng 2 loại còn lại và ngược lại.
Sau khi bón phân, cần tưới nước cho cây liên tục 3-5 ngày đảm bảo phân tan hết và ngấm vào đất để cây hấp thu.
Theo công thức trên chúng ta đã bổ sung cho cây hàm lượng lân và kali cao làm lá mau già, nâng cao tỷ lệ C/N giúp cây phân hóa mầm hoa tốt và 1 lượng đạm nhỏ hạn chế gây mất sức cho cây sau khi ra hoa.
2. Phun thúc lá nhanh già và tạo mầm lần 1:
Phun kết hợp 2 sản phẩm:
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE: Liều 1 kg/phuy 200 lít nước.
Hydrophos Zn: Liều 1 lít/phuy 200 lít nước.
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE và Hydrophos Zn sẽ cung cấp nhanh cho cây lượng lân, kali và trung vi lượng cần thiết qua lá kết hợp với hấp thu từ việc bón dưới rễ sẽ giúp cho cây phân hóa mầm hoa tối đa.
3. Tạo khô hạn cho cây:
Sau khi tưới 3-5 ngày để phân tan, tiến hành hạ thấp mực nước trong mương vườn, càng thấp càng tốt, giữ mục nước cố định và ngưng tưới nhằm tạo điều kiện khô hạn để cây phân hóa mầm hoa (đây là một trong những điều kiện rất quan trọng đối với cây có múi), tránh trường hợp để nước thay đổi ra vào vì dễ làm cây bung đọt ngoài ý muốn.
4. Phun tạo mầm qua lá lần 2:
Sau khi phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44 và Hydrophos Zn lần 1 được 7-10 ngày tiếp tục phun lại lần 2 với liều lượng điêu chỉnh tăng:
Lúc này lá đã chuyển già và kết hợp phun lúc chiều mát, sẽ không lo bị cháy lá.
5. Phun tạo mầm qua lá lần 3:
Sau khi phun lần 2 được 7-10 ngày tiếp tục phun đơn liều Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE :
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE: Liều 2 kg/ 200 lít nước, phun từ trong thân ra mặt dưới của lớp lá già, không phun phủ cây như các lần trước.
Trong lần phun thứ 3 này sẽ làm cho 1 lượng nhỏ khoảng dưới 5% lá già, đặc biệt là các lá trong nhánh nhện sẽ chuyển sang hơi vàng và rụng (cần phân biệt nhánh nhện và tược phướng, nhánh nhện nhỏ, cứng mọc gần thân là loại nhánh cho trái tốt còn cành phướng, tược phướng thường mọc ra gần thân hoặc gốc, tược mọc thẳng và mập, lá to khả năng cho trái kém và gây hao dinh dưỡng cho cây, nhánh này cần phải loại bỏ). Hiện tượng lá rụng như trên chúng ta không cần lo vì việc này chính là dấu hiệu cây sẽ ra hoa.
KÍCH THÍCH CÂY RA HOA
Sau khi phun lần 3 được 7-10 ngày, tức khoảng 1 tháng sau khi bắt đầu xử lý, cây sẽ bắt đầu rớt lá già lai rai, lá trên ngọn cứng và dày hơi mo lại thì đây là thời điểm tốt nhất để thúc cây ra hoa đồng loạt. Lúc này cần tiến hành:
1. Phục hồi và kích thích dưới bộ rễ
Đưa nước mới vào mương vườn buổi sáng sớm sao cho mực nước cách mặt liếp khoảng 10-20cm, cùng lúc tưới trùm lên cả cây và đẫm trên liếp (đối với 1 số vườn tầng canh tác cao đưa nước không được nhiều thì cần tưới thật ướt liếp), giữ mực nước như trên trong 2-3 giờ cho nước thấm đủ vào bờ rồi bắt đầu rút ra trở lại và giữ ở mức bình thường như thời điểm chưa xử lý ra hoa.
Tưới nước đều đặn cho cây 2 ngày tiếp theo để cây tỉnh dần, sang ngày tiếp theo cần bón cho mỗi cây (cây 2-4 năm tuổi) từ 200-300g phân hóa học công thức 30-10-10 (loại phức hợp sẽ tốt hơn) trộn cùng Hợp Trí Super Humic theo tỷ lệ 1kg/10kg phân. Lượng phân bón có thể tăng theo tuổi cây trung bình thêm 50g-100g cho 1 năm tuổi cây. Lúc này việc bổ sung nhiều humic là điều rất quan trọng để cây phục hồi và đủ sức ra hoa.
Hoặc nhà vườn có thể rải phân hóa học trước, sau đó hòa tan Hợp Trí Super Humic vào bồn, phuy hoặc ghe xuồng trong vườn rồi tưới đều mặt liếp, cách này sẽ tốt hơn. Các ngày về sau tưới đều đảm bảo độ ẩm cho đất để cây phát triển và ra hoa tốt nhất.Việc bón phân như trên sẽ cung cấp lại dinh dưỡng, nước và phục hồi lại bộ rễ giúp cho cây đủ lực ra hoa và tược kèm hoa tốt.
Đó là việc xử lý dưới bộ rễ, muốn cây ra đồng loạt cần áp dụng thêm với việc phun kích thích trên lá cho cây.
2. Kích thích trên lá
Sau khi bón phân tưới nước 1 tuần cây sẽ có biểu hiện phục hồi và nhú mầm hoa, lúc này xử lý Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE liều nhẹ hơn so với trước kia lại là yếu tố giúp cây ra hoa đồng loạt nhờ các thành phân trung vi lượng đa dạng trong sản phẩm. Chúng ta xử lý như sau:
Phối hợp:
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+ TE: Liều 500 g/phuy 200 lít nước.
Bortrac: Liều 250 ml/phuy 200 lít nước (giúp cây ra hoa đều hỗ trợ phát triển hoa quả, chống rụng trái non về sau).
Hợp Trí Organo Forge: Liều 200 ml/phuy 200 lít nước (giúp hoa ra nhanh chóng, mập và phục hồi sức cho cây sau thời gian xử lý tạo mầm).
Cây sẽ ra hoa rộ trong vòng 10-15 ngày sau lần phun này.
Việc xử lý như trên, cây sẽ bắt đầu ra hoa nhiều tập trung 1 lần (không bị trường hợp ra hoa không lá như những trường hợp có sử dụng Paclobutrazol) và cây đủ lực để tạo tiền đề phát triển hoàn thiện hoa trái sau này.
Như vậy, thời gian từ khi bắt đầu xử lý đến cây ra hoa mất khoảng 1-1,5 tháng, bắt đầu xử lý từ khoảng giữa tháng 3, cây ra hoa tập trung vào đầu hoặc giữa tháng 4 âm lịch sẽ là thời điểm tốt nhất để có vụ mùa ngay dịp Tết nguyên đán, thời điểm mặt hàng này thường có giá cao hằng năm.
Chân thành cảm ơn!
Hình ảnh: Vườn nông dân Phùng Văn Nam.
Kỹ sư Lê Văn Tâm
Nhân viên Kỹ thuật Hợp Trí Hậu Giang
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Bưởi Da Xanh Xen Ổi Ruột Hồng
Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.
Với 8.500 mét vuông đất, thời gian đầu anh trồng chuyên canh ổi ruột hồng và tận dụng ao vườn nuôi tôm càng xanh. Vài năm gần đây, do nguồn nước bị ô nhiễm nên anh không còn nuôi tôm càng xanh nữa. Với bản chất nhà nông, cần cù chịu khó anh không chùn bước mà bắt đầu tìm hướng đi mới cho mình. Đến năm 2006 được biết thông tin của chương trình phát triển 4.000 ha bưởi da xanh tỉnh Bến Tre đến năm 2010, anh nhận thấy bưởi da xanh có hiệu quả kinh tế cao, có đầu ra ổn định, từ đó anh chuyển sang mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng. Ban đầu anh trồng xen 150 cây bưởi da xanh, thấy cây phát triển tốt đến năm 2007 anh nhận thêm 60 cây từ dự án về trồng xen trong vườn ổi của mình.
Anh chia sẻ với chúng tôi về kỹ thuật trồng và chăm sóc như sau: Trồng bưởi da xanh phải lên liếp, đắp mô rộng 6 tấc, cao 4 tấc so với mặt liếp để cây dễ thoát nước trong mùa mưa. Từ đó, anh bắt đầu tỉa bớt ổi, trồng xen bưởi với khoảng cách trồng 4m x 5m. Về phân bón, chủ yếu phân chuồng (phân gà), NPK, phân đơn (U-rê, Lân, Kali).
Cách bón phân, theo cách làm của anh Hồng là 1 lần/tháng tùy từng độ tuổi của cây mà có liều lượng bón phân cho thích hợp (từ 100 gram-300 gram)/1 cây. Phân hóa học chủ yếu bón vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 âm lịch). Trước khi bón phải xới đất xung quanh gốc để rễ cây dễ hấp thu, giúp cây ra trái nhiều. Rãi phân xong lắp bùn lại nhằm hạn chế phân thất thoát. Dùng nấm Trichoderma rãi vào phân gà trộn với mụn dừa cho phân mau hoai để bón cây trồng giúp cây luôn xanh tốt và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, vào mùa khô phải tăng cường bón phân hữu cơ để tăng cường độ ẩm và dưỡng chất cho cây.
Đối với ổi, cho trái quanh năm, vì thế thường xuyên tỉa cành cho cây thông thoáng, dễ đâm chồi. Từ lúc trổ bông đến khi cho trái non (khoảng 50 ngày) bắt đầu phun thuốc, sau đó dùng túi ny-lon bao trái lại giúp trái bóng, đẹp đồng thời không bị sâu hại, giá bán cao.
Hàng tháng anh thu nhập từ ổi + bưởi khoảng 8 triệu đồng chủ yếu bán cho hợp tác xã bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre. Để đạt được kết quả trên, anh thường xuyên tham dự các lớp tập huấn về cây trồng-vật nuôi do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tổ chức. Là một trong những kỹ thuật viên của dự án phát triển 4.000 ha bưởi da xanh đến, vì vậy anh thường trao đổi, hướng dẫn bà con trồng bưởi về các kỹ thuật trồng để có kinh nghiệm và phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.
Với tính cần cù chịu khó mà năm 2007 anh được tặng giấy khen với thành tích nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện với mô hình trồng ổi kết hợp nuôi tôm càng xanh. Tháng 6/2011 vừa qua, anh đoạt giải ba-ổi xá lị trong hội thi trái ngon-an toàn Nam bộ lần 3-2011 tại TP Hồ Chí Minh do Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Mô Hình Trồng Bí Xanh Thơm Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Thời gian gần đây, người dân xã Hảo Nghĩa (Na Rì) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, đem lại thu nhập cao. Vụ xuân 2019, Hội Nông Dân xã đã xây dựng mô hình trồng thí điểm giống bí xanh thơm trên diện tích 5.000m2, bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Giống bí xanh thơm này có ưu điểm nổi bật là thời gian sinh trưởng ngắn (từ 70-75 ngày). Cây sinh trưởng phát triển khỏe, nhánh gọn, ra hoa tập trung sau trồng 40-45 ngày. Quả có màu xanh bóng, thon dài đều, kích thước quả trung bình từ 1,5 – 4 kg, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Đến thăm mô hình bí xanh thơm của gia đình anh Hoàng Văn Tuân ở thôn Nà Chót, xã Hảo Nghĩa đúng vào lúc anh đang cho những quả bí mắc ngang trên giàn để treo xuống, loại bỏ những quả nhỏ, quả bị sâu bệnh và thu hái một số quả để xuất bán. Anh cho biết: gia đình anh đã bắt đầu xuất bán được hơn 2tạ, với giá thành tại địa phương hiện nay là 10.000 đồng/kg. “Diện tích đất 500m2 này trước đây gia đình chủ yếu trồng lúa, ngô, dong riềng, thu nhập rất thấp. Nay trồng bí xanh thơm theo hướng hàng hóa đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, cùng một diện tích cho thu nhập cao hơn gấp 5-6 lần so với các cây trồng khác. Lúc đầu tham gia trồng, chúng tôi cũng băn khoăn, sợ sẽ khó khăn nhưng qua thực tế trồng, chăm sóc trong thời gian qua cho thấy giống bí xanh thơm này rất dễ trồng và chăm sóc. Đây là năm đầu tiên gia đình trồng cây bí xanh, ước tính cũng cho thu hoạch trên 2 tấn quả. Giống bí xanh thơm này ruột đặc, thịt quả chắc, ăn ngon, không bị chua, rất thơm, dễ bảo quản và phù hợp với việc vận chuyển xa nên rất dễ tiêu thụ. Hướng cho sản xuất vụ tiếp theo, sẽ nhân rộng thêm diện tích và áp dụng đúng phương pháp, quy trình kỹ thuật nên chắc chắn sẽ cho năng suất cao hơn.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hảo Nghĩa Lý Văn Lương cho biết: Mặc dù khi triển khai mô hình trồng bí xanh thơm đầu vụ gặp điều kiện thời tiết bất lợi, mưa rét kéo dài khiến cây sinh trưởng, phát triển chậm. Nhưng đến nay có thể khẳng định năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bí xanh thơm vẫn vượt trội. Bình quân 1ha đạt khoảng 50 – 70 tấn, với giá bán buôn tại ruộng từ 4.000-7.000 đồng/kg, mỗi héc-ta thu được 280 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 180 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với các cây màu khác.
Vụ bí xanh đầu tiên của hộ anh Hoàng Văn Tuân, ước thu về trên 2 tấn quả với 5.000m2 đất trồng bí.
Hảo Nghĩa là xã mới được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và là một trong những đơn vị có truyền thống sản xuất thâm canh, những năm gần đây, người dân đã bắt đầu có những thay đổi lớn trong tư duy sản xuất, mạnh dạn đưa nhiều giống cây trồng, các mô hình chăn nuôi vào sản xuất. Đáng chú ý nhất trong quá trình chuyển đổi là việc nâng tổng đàn gia cầm như gà, vịt lên đến hàng chục nghìn con. Hợp tác xã Trần Phú do ông Phan Văn Tuân là giám đốc không chỉ chăn nuôi gia cầm mà ông còn phối kết hợp tư vấn kỹ thuật trong khâu trồng, chăm sóc cây bí xanh thơm cho người dân và cũng là đơn vị bao tiêu sản phẩm bí xanh thơm cho người dân.
Anh Phan Văn Tuân- Giám đốc Hợp tác xã Trần Phú xã Hảo Nghĩa cho biết: “Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy một số sản phẩm vật nuôi, cây trồng tại địa phương có giá trị kinh tế cao, dễ sản xuất nên HTX mở rộng sáng trồng và kinh doanh các loại nông sản, chăn nuôi gà và đưa sản phẩm cây bí xanh thơm vào sản xuất. Chúng tôi đã trực tiếp phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, đồng thời và ký kết bao tiêu sản phẩm cho người dân với một mức giá ổn định”.
Có thể khẳng định, việc trồng thành công mô hình bí xanh trên đất ruộng tại Hảo Nghĩa theo hướng hàng hóa đã mở ra triển vọng mới trong việc tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện đề án nâng cao thu nhập xây dựng nông thôn mới của xã. Tuy nhiên, nếu mô hình được nhân rộng người dân vẫn cần liên kết “4 nhà” để cây bí xanh được phát triển bền vững, tránh tình trạng khi có nhiều người trồng thì giá lại xuống thấp./.
Trần Tuyến – Minh Tới
Kỹ Thuật Trồng Ớt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên, là một trong những cây trồng đầu tiên của Châu Mỹ. Hiện nay trồng ớt trở thành mô hình làm giàu được nhiều địa phương áp dụng bởi số vốn ít, rủi ro thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy kỹ thuật trồng ớt thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà bà con quan tâm.
1. Thời vụ trồng ớt :
– Nhiệt độ thích hợp để trồng Ớt từ 25-30oC.
– Có thể trồng được quanh năm nhưng thường có 3 vụ chính :
– Thu Đông ( vụ sớm ): Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1-3 năm sau.
– Đông Xuân ( vụ chính ): Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2-6 năm sau.
– Xuân Hè : Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8-9.
2. Đất trồng :
Chọn đất để trồng ớt :
– Thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như : Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa.
– Không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5 – 6,5.
– Có nguồn nước tưới tốt và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
– Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm.
Kỹ thuật làm đất :
– Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm.
– Phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m (có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất).
3. Gieo hạt :
Ngâm ủ hạt giống:
– Trung bình khoảng 150 – 200g/ha.
– Ngâm hạt ớt trong nước khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 2-8 tiếng để đẩy nhanh sự phát triển của hạt ớt.
Chuẩn bị gieo hạt :
Nên gieo hạt vào bầu đất, bầu thường làm bằng nylon hay lá chuối. Thành phần đất trong bầu thông thường có tỷ lệ như sau:
– Đất mặt tơi xốp: 60%
– Phân chuồng hoai mục: 29%
– Tro trấu: 10%
– Phân lân: 0,5 – 1%
– Vôi: 0,2 – 0,3%
Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi cho vào bầu.
Khi cây có từ 4-5 lá thật (25-35 ngày sau gieo), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng.
Khoảng cách trồng – mật độ :
– Vào mùa khô : hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1700 – 1900 cây/1.000m2.
– Vào mùa mưa : hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng 0,7m. Mật độ trung bình từ 1400 – 1500 cây/1.000m2.
4. Chăm sóc ớt:
Tưới nước:
– Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ.
– Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
– Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau :
+ Rụng hoa, rụng trái.
+ Cây phát triển kém.
+ Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.
Tỉa nhánh :
– Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
– Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
5. Phân bón gốc:
Cách bón phân cho 1 sào ớt như sau:
Bón lót :
– Sau khi làm đất, lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rạch thành 2 hàng.
– Bón 5-7 tạ phân gà hoặc phân hữu cơ được ủ mục bằng nấm TRICODEMAR.
– Bón 20- 25kg NPK 5:10:3 rải đều theo rạch hoặc theo hốc, lấp đất kín phân.
Bón thúc 2 lần:
– Bón thúc lần 1: Khi cây ớt bắt đầu phân cành thì bón 17-20kg NPK 12.8.12, bón xa gốc kết hợp vun gốc làm cỏ.
– Bón thúc lần 2: Khi cây ớt có hoa rộ, quả non thì bón từ 17-20kg NPK 12.8.12.
6. Phân bón lá:
Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.
Có thể sủ dụng Phân bón lá sinh học A4 trong các thời kỳ sau :
– Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng : giúp cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.
– Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: bổ sung kẽm, ma-nhê, bo tăng khả năng quang hợp thúc ra tược và dưỡng lá, chắc cây, khỏe cành.
– Ngày thứ 30 và 37 sau trồng: giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.
– Khi trái đang phát triển : bổ sung can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái.
7. Phòng trừ sâu hại :
– Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ chúng ta có thể sử dụng nấm xanh- nấm trắng pha nước để phun
– Một số bệnh do nấm khuẩn gây ra như : thán thư, đốm trắng, héo tươi, thối đọt non, mốc xám,… chúng ta sẽ sủ dụng nấm đối kháng + đồng xanh
8. Thu hoạch :
– Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu trước khi chín.
– Thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau.
– Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh.
– Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa.
– Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Bưởi Da Xanh Ra Hoa Tập Trung Tối Đa, Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!