Bạn đang xem bài viết Xây Dựng Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Phân Bón Diamoni Phosphat (Dap) được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vì vậy, nhằm xây dựng và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón vô cơ nói chung và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân DAP để đảm bảo khắc phục những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng phân bón vô cơ, tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón, nhóm nghiên cứu do ThS. Văn Huy Vương, Cục Hóa chất, Bộ Công thương làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: “Xây dựng QCVN về phân bón DAP”. Sau hai năm thực hiện (2023-2023), nhóm nghiên cứu đạt được các kết quả như sau: – Đã rà soát, tổng hợp thành hệ thống các tài liệu và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để xây dựng tổng quan hoạt động quản lý nhà nước đối với chất lượng phân bón nói chung và quản lý chất lượng đối với phân phân DAP nói riêng; – Đã đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng, công tác quản lý chất lượng đối với chất lượng phân bón nói chung và quản lý chất lượng đối với phân phân DAP nói riêng ở Việt Nam; – Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đối với phân DAP; – Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân DAP.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14811/2023) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Nguồn: http://www.vista.gov.vn/
Người Xây Dựng Thương Hiệu Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Ntt
Tiến sĩ Phạm Văn Ngọc và sản phẩm phân hữu cơ sinh học NTT.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Hưng, Trưởng Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) nhận xét: Với trình độ chuyên môn tốt, thầy Phạm Văn Ngọc tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Thầy đã có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ cho các vùng nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tiêu biểu nhất là các sản phẩm phân hữu cơ đã được bà con nông dân ứng dụng hiệu quả. Thầy cũng được đồng nghiệp, sinh viên yêu quý, khâm phục bởi sự cần cù, năng động, dám nghĩ dám làm.
Sau rất nhiều lần liên hệ, tôi mới gặp được Tiến sĩ Nông học Phạm Văn Ngọc vì nay anh ở Bắc Giang, mai Yên Bái, tất bật với các dự án, chương trình chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Tiếp xúc với anh, có lẽ bất cứ ai cũng như tôi đều có chung cảm nhận, anh là con người giản dị, gần gũi.
Tiến sĩ Ngọc không nói suông. Tôi đã gặp và được một số nông dân sử dụng phân bón NTT đánh giá tốt về loại phân bón này. Ông Phạm Ngọc Tuy, hộ sản xuất chè ở xóm Hồng Thái 1, xã Tân Cương cho biết: Sau khi sử dụng, tôi thấy phân NTT có hàm lượng mùn cao nên hạn chế sự rửa trôi các chất dinh dưỡng, làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ của cây phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu khô hạn, giá rét và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. So với việc bón trực tiếp đạm, kali vào đất thì bón phân NTT tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Từ năm 2009 đến nay, tôi đều sử dụng phân bón hữu cơ sinh học. Hai năm gần đây, tôi tiếp tục bón phân khoáng hữu cơ của Trường Đại học Nông lâm, không bón các loại phân hóa học nữa.
Trong câu chuyện về việc xây dựng thương hiệu loại phân bón của anh Ngọc, tôi nhận ra để có được kết quả như hôm nay, anh và các cộng sự đã bỏ ra biết bao tâm huyết. Anh bảo: Nghiên cứu khoa học tốn nhiều thời gian và công sức. Thử nghiệm thành công cũng phải qua vài chục lần thất bại.
Ngoài sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học NTT, anh Ngọc cùng các đồng nghiệp cũng nghiên cứu thành công một số giống lúa thuần và lúa lai được người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng. Mấy năm gần đây, anh tiếp tục tham gia nghiên cứu các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ, đưa vào sản xuất và thương mại hóa phân hữu cơ khoáng chuyên bón lót NTR1, phân bón chuyên bón thúc với tên gọi NTR2. Sau khi thử nghiệm thành công, anh đã ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ, sản xuất hai loại phân này cho nông dân nhiều tỉnh, thành phố trung du miền núi phía Bắc. Trung bình, xưởng sản xuất của anh cung ứng ra thị trường 600-700 tấn/năm phân hữu cơ khoáng.
Mỗi ngày vẫn miệt mài nghiên cứu, cần mẫn đi thực tế, khảo sát, thực nghiệm, tìm hiểu thị trường, anh Ngọc như được tiếp thêm động lực bởi sản phẩm anh nghiên cứu được người nông dân đón nhận và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, điều anh băn khoăn hiện nay đó là nhu cầu về lượng phân bón của người dân ngày càng cao mà xưởng sản xuất nhỏ (diện tích trên 2.300m 2). “Bây giờ, khó khăn lớn nhất của chúng tôi lại là sản xuất kịp với nhu cầu của người dân. Bởi ban đầu, xưởng chỉ sản xuất 300 tấn/năm, hiện nay con số đã nâng lên 1.000 tấn/năm. Thời gian tới, chúng tôi dự tính sẽ nâng quy mô sản xuất lên 10-15 nghìn tấn/năm, gấp hơn 10 lần so với công suất bây giờ. Tôi rất mong được các cấp ngành chính quyền tạo điều kiện để chúng tôi mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động hơn (số công nhân tại xưởng hiện là 8 người, với mức lương từ 6,5-7 triệu đồng/năm)”. – Anh Ngọc cho biết thêm.
Kỹ Thuật Trồng Bí Đao An Toàn Đạt Chuẩn Quốc Gia
1. Thời vụ trồng bí đao
Bí đao có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.
2. Chuẩn bị đất trồngĐất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới tiêu. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp…
Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 60 – 80cm. Mật độ: 5.000 – 6.000cây/ha
3. Chọn hạt giống bí đaoCó thể sử dụng của các công ty giống trên địa bàn thành phố. Đối với bí đao có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.
Lượng giống cần cho 1ha là 400 – 600g.
Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay.
Nếu sử dụng khay chúng ta nên dùng khay 72 lỗ là tốt nhất. Giá thể cho vào khay gồm đất sạch 1/3 + phân chuồng hoai mục 1/3 + tro trấu hoặc xơ dừa 1/3. Trộn đều giá thể trộn thêm 1% phân super lân sau đó dùng các loại thuốc trị bệnh chết cây, lỡ cổ rể tưới vào giá thể ủ kín 2 – 3 ngày rồi cho vào khay gieo. Khi gieo hạt, đặt đầu nhọn xuống dưới. Phủ lưới sau khi gieo để không làm trôi hạt khi tưới nước.
Hạt có thể gieo trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Không nên gieo quá sâu (khoảng 1,5cm) và chỉ tưới vừa ẩm cho hạt mọc. Gieo mỗi hốc 2 – 3 hạt.
Khi hạt có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Nên gieo dự phòng 5% lượng cây định trồng để trồng dặm.
4. Phân bón* Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng: 30tấn, Supe lân/lân vi sinh :300 – 500kg. NPK: 400 kg, Urê: 120kg., Kali: 150kg
* Cách bón:
– Bón lót:
Toàn bộ phân chuồng và phân lân khi chuẩn bị đất.
– Bón thúc:
Có thể chia đều lượng phân còn lại thành 5 – 10 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.
Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá và các loại phân sinh học để giảm bớt lượng phân hóa học.
5. Chăm sóc cây bí đao– Trồng dặm: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
– Tưới nước: Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
– Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.
– Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.
Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều.
Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
– Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây bí đaoMột số sâu bệnh hại chính trên bí đao:
– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.
– Sâu xanh: Lannate, Hopsan,… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.
– Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Lannate, Confidor, Supracide, Mospilan,…theo nồng độ khuyến cáo. – Sâu vẽ bùa: Ofunack, Trigard, Lannate,… vào lúc sáng sớm
– Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim,…phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.
Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.
7. Thu hoạch bí đaoKhoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.
=============== Hạt Giống Nắng Vàng Địa chỉ: 23/119 Trung Kính, Cầu Giấy , Hà Nội Điện thoại: 01676 836 225 Website: https://hatgiongnangvang.com/
Xây Dựng Mới Dây Chuyền Tạo Hạt Phân Bón Npk
Công ty Cổ phần Bình Điền – MeKong được thành lập từ năm 2008 là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Qua 7 năm hoạt động Công ty ngày càng phát triển, doanh số bán hàng hàng năm ngày càng tăng và thị trường được mở rộng. Hệ thống phân phối hàng hóa đã được hình thành trên khắp nước, ngoài ra các thị trường nước ngoài là Campuchia, Lào và Myanmar ngày càng phát triển. Các lĩnh vực mà công ty sản xuất và kinh doanh là Phân bón NPK, phân hữu cơ các loại, phân bón lá và thuốc Bảo vệ thực vật. Với quy mô phát triển cả về số lượng và chủng loại hàng hóa của Công ty đã từng bước đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Đầu năm 2014, Công ty Cổ phần Bình Điền – MeKong đã đầu tư thêm xây dựng Nhà máy phân bón và thuốc BVTV Bình Điền – MeKong tại KCN Thành Thành Công, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, theo quốc lộ 22 cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 55 km. Nhà máy được xây dựng trên khu đất rộng gần 2 ha. Nhà máy có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 80 tỷ đồng, sử dụng công nghệ sản xuất Phân bón NPK bằng hơi nước. Dây chuyền sản xuất được đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật của Công ty nghiên cứu và thiết kế theo tiêu chuẩn công nghệ và dây chuyền sản xuất tiên tiến trong khu vực. Đây là một trong những nhà máy sản xuất phân bón NPK đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có thiết bị, công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất 100.000 tấn/năm của 2 chủng phân bón phức hợp và hỗn hợp. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến khoảng tháng 11 năm 2023 sẽ đưa vào vận hành thử nghiệm.
Một số hình ảnh về Nhà máy Phân bón và thuốc BVTV Bình Điền – MeKong tại tỉnh Tây Ninh
Nguồn: Lưu Quang VinhCông ty Cổ phần Bình Điền – MeKong
Cẩn Trọng Khi Mua Phân Bón Dap Trung Quốc
Nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở khu vực Đồng Tháp Mười vừa bị cơ quan chức năng phát hiện bán phân DAP 18 – 46 của Trung Quốc nhập khẩu kém chất lượng. Vấn đề đặt ra là biện pháp quản lý và giám sát mặt hàng này như thế nào để nông dân không bị thiệt hại?
Do đặc điểm của khu vực Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp) phần lớn đất đai đều bị nhiễm phèn từ nhẹ đến nặng nên thích hợp bón phân DAP. So với các loại phân lân đơn thì DAP có tác dụng nhanh hơn, không chỉ giúp hạ phèn trong đất ruộng mà còn giúp nông dân giảm được công vác, vận chuyển ra ruộng nên hầu như gia đình nào cũng dùng.
Xuất phát từ nhu cầu trên mà thị trường phân DAP hiện nay “loạn” từ nguồn gốc xuất xứ cho đến giá cả mỗi nơi bán một giá. Đứng đầu là phân bón DAP 18 – 46 của Hàn Quốc với giá bán khoảng 17.000 đồng/kg (850.000 đồng/bao = 50kg); sau đó là Phi-lip-pin 16.000 đồng/kg (800.000 đồng/bao), kế tiếp Nga 14.000 đồng/kg, cuối cùng Trung Quốc 13.000 đồng/kg (650.000 đồng/bao). Do mặt hàng DAP Trung Quốc rẻ hơn cả nên được nông dân chuộng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hàng có nhiều vấn đề về chất lượng mà khi mua hàng bà con phải cẩn thận. Đã có rất nhiều trường hợp bà con sau khi sử dụng phân bón thấy không hiệu quả đã đến đại lý phản ảnh, đòi bồi thường nhưng đa số đều không nhận được sự hợp tác của các đại lý. Thậm chí, ngay cả các lực lượng chức năng cũng “lực bất tòng tâm” bởi theo quy định chỉ những lô hàng nào có từ 10 bao 50 kg (tức 500 kg) trở lên thì mới kiểm tra lấy mẫu. Xuất phát từ “chỗ hở” này mà đã có nhiều loại DAP Trung Quốc của rất nhiều công ty tư nhân nhập khẩu từ Nam đến Bắc có giá rẻ (dưới 10.000 đồng/kg, trong khi giá bình quân là 13.000 đồng/kg), nhưng cơ quan chức năng không thể lấy mẫu kiểm định chất lượng được, bởi số lượng thực tế trong kho đại lý không đủ để kiểm tra.
Đội quản lý thị trường số 2 – Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An cho biết, khi cơ quan chức năng kiểm tra, lấy mẫu phân bón DAP 18 – 46 của Trung Quốc bán tại các đại lý nằm trên địa bàn các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng… gửi đi phân tích qua 2 lần tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ và Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đều phát hiện kém chất lượng. Các đại lý bán hàng DAP Trung Quốc kém chất lượng thường tập trung ở vùng xa, vùng giáp biên giới. Với lô hàng giá rẻ do buôn bán qua đường tiểu ngạch không ai kiểm soát chất lượng nên họ mua đứt bán đoạn với nông dân, còn những lô hàng có giá trị lớn hơn thì họ bán nợ sau 4 tháng với lãi suất rất thấp. Nhiều bà con dù biết là hàng kém chất lượng nhưng vẫn mua vì… được mua nợ.
Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột (Dưa Leo) An Toàn Đạt Chuẩn Quốc Gia
Hôm nay hạt Giống Nắng Vàng Xin giới thiệu tới bạn cách trồng và chăm sóc dưa chuột (dưa leo) từ A-Z. Chúc bà con có một mùa màng bội thu.
1. Thời vụ trồng dưa chuộtDưa leo (Dưa chuột) có thể trồng quanh năm, năng suất cao nhất ở vụ Đông Xuân và Hè Thu.
2. Làm đất trồng câyBộ rễ dưa chuột nói chung phát triển yếu, nên cần làm đất thật tơi xốp. Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 – 50cm.
Chọn hạt giống sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các hạt giống dưa chuột đang trồng phổ biến trong sản xuất là các giống dua chuột lai F1, đều có thể sử dụng để sản xuất dưa chuột an toàn.
Dưa chuột có thể gieo thẳng hoặc gieo vào bầu trong vườn ươm. Cây con được 1 lá thật đưa ra trồng (sau mọc 7 – 10 ngày). Lượng hạt giống dưa chuột (dưa leo) cần 1,0 – 1,5 kg/ha.
4. Bón phânTrồng dưa chuột an toàn cần được bón phân N: P: K cân đối. Lượng phân bón cho 1 ha dưa chuột như sau:
Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc thành 2 hàng trồng, dùng toàn bộ phân chuồng, phân khoáng và vôi bột bón vào rạch (hốc) đảo đều với đất lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1 – 2 ngày.
Bón thúc: Bón thúc cho dưa chuột làm 3 đợt
+ Đợt 1: Sau khi mọc 15 – 20 ngày, cây có 5 – 6 lá thật. Bón xung quanh gốc, cách gốc 15 – 20cm kết hợp vun xới phá váng.
+ Đợt 2: Sau mọc 30 – 35 ngày. Bón giữa hai hốc kết hợp vun cao cắm dàn.
+ Đợt 3: Sau mọc 45 – 50 ngày (sau khi thu quả đợt đầu), hòa nước tưới vào giữa luống hoặc rắc vào giữa luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát (chỉ thu hoạch đợt quả tiếp theo sau khi bón thúc ít nhất 7 ngày).
Thời kỳ cây con cần tỉa bớt cây xấu, bị bệnh, đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho dưa chuộtChú ý cần phòng trị sâu bệnh sớm để đạt kết quả cao. Dưa chuột thụ phấn nhờ côn trùng, nên tránh phun thuốc vào buổi sáng khi có hoa nở.
– Bọ trĩ (rầy lửa), rệp dưa (rầy nhớt): Thường bu ở ngọn non, chích hút nhựa làm cây suy yếu, nhưng thực tế thiệt hại lớn hơn nhiều vì chúng truyền virus gây bệnh xoắn vàng lá (ngù đọt) rất nguy hại và khó trị. Phải quan sát hàng ngày, khi phát hiện cần phòng trị sớm: phủ bạt hướng mặt trắng lên trên để xua đuổi côn trùng đến đẻ trứng. Phun luân chuyển một trong các thuốc như Regent 0.3G, Vertimec, Confidor, Abamix,…
– Sâu vẽ bùa: Cũng truyền bệnh virus nguy hiểm. Phun thuốc Vertimec, Trigard, Ofunack, Scout,. khi mới thấy xuất hiện trên lá non.
– Bệnh chạy dây: Nấm bệnh tồn lưu lâu năm trong đất, nên cần luân canh với cây trồng khác. Sau mỗi vụ thu hoạch, gom hết thân lá phơi đốt (vệ sinh đồng ruộng), cày phơi ải. Tưới định kỳ Kasai, Champion. đề phòng, phun Ridomil, Carbendazim, Bavistin, Daconil, Rovral, khi bệnh mới xuất hiện.
– Bệnh đốm phấn vàng: Xuất hiện khi mưa nhiều. Nên tiêu hủy lá bệnh, tỉa bỏ lá gốc cho 6 thoáng. Phòng với Foraxyl, Mancozeb, Ridomil, Curzate…
– Bệnh khảm do virus: (ngù đọt, từ bi) Không có thuốc đặc trị. Cần ngừa sớm bằng cách trị kịp thời bọ trĩ, rầy nhớt, sâu vẽ bùa. khi chúng chớm xuất hiện.
=============== Hạt Giống Nắng Vàng Địa chỉ: 23/119 Trung Kính, Cầu Giấy , Hà Nội Điện thoại: 01676 836 225 Website: https://hatgiongnangvang.com/
Cập nhật thông tin chi tiết về Xây Dựng Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Phân Bón Diamoni Phosphat (Dap) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!