Xu Hướng 3/2023 # Vụ Phân Bón Giả Thuận Phong: Các Công Ty Luật Kiến Nghị Khởi Tố Vụ Án # Top 4 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vụ Phân Bón Giả Thuận Phong: Các Công Ty Luật Kiến Nghị Khởi Tố Vụ Án # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Vụ Phân Bón Giả Thuận Phong: Các Công Ty Luật Kiến Nghị Khởi Tố Vụ Án được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo văn bản kiến nghị của Luật sư Nguyễn Thị Bích Liên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Ánh Dương Việt, sở dĩ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong (trụ sở tại khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vì đã có đủ dấu hiệu phạm tội quy định tại các Điều 156, Điều 158 Bộ Luật Hình sự.

Cũng theo Luật sư Liên, hậu quả của nạn phân bón giả đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới 60 triệu người đang sống bằng nghề nông từ việc tiêu thụ hàng hóa là phân bón giả. “Nhẹ thì thiệt hại mùa màng, nặng thì mất trắng. Cây chết là một nhẽ, tài nguyên đất đai bị xâm phạm nghiêm trọng do nạn sử dụng phân bón giả. Đất đai bạc màu, cằn cỗi, dẫn đến bần cùng hóa đời sống bà con nông dân”, Luật sư Liên khẳng định.

Đặc biệt, theo ước tính của các cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hại gần 60.000 tỷ đồng vì phân bón giả và ngành sản xuất phân bón thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng vì nạn phân bón giả.

Cơ quan chức năng lập biên bản các sản phẩm phân bón tại Công ty Thuận Phong

Luật sư Liên khẳng định: “Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh phân bón chân chính, sẽ bị tận diệt đi đến kinh doanh thua lỗ. Do hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên đẩy các doanh nghiệp này đến bờ vực phá sản, kiệt quệ”,

Bà Liên cũng cho biết, từ đề nghị của Hội Nông dân Việt Nam và đơn mời luật sư của Hội Phân bón Việt Nam cũng như trên cơ sở tài liệu thu thập được, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền, bằng quyền năng của mình, khẩn trương chỉ đạo, xác minh và khởi tố hình sự, khởi tố bị can đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Cty Thuận Phong về tội danh sản xuất hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự và sản xuất hàng giả là phân bón theo Điều 158 Bộ luật Hình sự.

Luật sư Hướng khẳng định rằng, hàng chục triệu nông dân đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tiêu thụ hàng hóa là phân bón giả. “Văn phòng chúng tôi khẳng định Cty Thuận Phong, mà trực tiếp là người đại diện pháp luật ông Khiếu Mạnh Tường và những người tiếp tay đã vi phạm pháp luật hình sự một cách đặc biệt nghiêm trọng với hành vi sản xuất kinh doanh phân bón giả, hàng giả được pháp luật hình sự điều chỉnh”, Luật sư Hướng nói.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh Thiên Thanh, qua nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, trước những thiệt hại vô cùng to lớn của người nông dân, trước tội ác ủa những doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất phân bón giả, trước hành vi cấu thành tội phạm đã rõ ràng của Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong, các cơ quan chức năng cần khẩn trương chỉ đạo, xác minh và khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Cty Thuận Phong.

Trước đó, ngày 24/4/2015, Tổ công tác của Văn phòng Thường trực 389 tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của Công ty Thuận Phong tại Khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (khu vực K888) và bắt quả tang hành vi sang chiết, đóng chai phân bón (dạng nước) mang nhãn hiệu VITOL, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “Made in USA”.

Sau đó, do vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, Đoàn công tác đã bàn giao vụ việc và chỉ đạo cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Minh Ngọc

Vụ Phân Bón Thuận Phong: ‘Theo Quy Định Pháp Luật Là Giả’

Chia sẻ

Trong khoảng thời gian hai phút phát biểu để làm rõ thêm những vấn đề về vụ việc phân bón Thuận Phong (Đồng Nai) tại Quốc hội (QH) sáng 2/11, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giải đáp nhiều thắc mắc và chốt lại phương án xử lý Thuận Phong.

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên “cân nhắc rất kỹ”

Trước đó, vào ngày 31/10, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã khơi mào vụ việc phân bón Thuận Phong khi ông nhận xét rằng: “Có một số việc tôi cảm giác như bị chìm xuồng. Vụ Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai về phân bón giả, chúng ta chờ mãi mà không thấy Đoàn ĐBQH Đồng Nai lên tiếng”.

ĐB Hồ Văn Năm, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai (nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh này), ngay sau đó đã đăng đàn tranh luận với ĐB Nhưỡng.

Ông Năm khẳng định rằng quan điểm của Đồng Nai, kể cả cấp ủy, chính quyền và Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, đã cương quyết xử lý về hàng gian, hàng giả. “Đây là vấn đề bức xúc của cử tri, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là ảnh hưởng đến công sức lao động của người dân bỏ ra khi sử dụng hàng gian, hàng giả, đặc biệt là phân bón” – ông Năm nói.

Theo ĐB Năm, sau đó, vụ Thuận Phong đã được giao cho Bộ Công an xử lý, rồi Bộ Công an giao cho Đồng Nai xử lý. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng của Đồng Nai đã họp và nhận định không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố.

ĐB Năm cho rằng: “Vì khởi tố là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chính sách, chế độ, nhân phẩm, danh dự của doanh nghiệp đó, có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành khởi tố. Để cân nhắc khởi tố, các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục xin ý kiến và Ban Nội chính Tỉnh ủy đã báo cáo xin ý kiến của Ban Nội chính Trung ương, đề nghị họp các cơ quan tố tụng ở trung ương và địa phương. Để thống nhất đánh giá lần cuối cùng trước khi quyết định khởi tố hay không khởi tố. Điều này là để xử lý cho đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội”.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, chất chính trong phân bón Thuận Phong dưới 70% nên theo quy định của pháp luật là giả. Ảnh: QH

“Cân nhắc gì mà đến tận hai năm vẫn chưa xong”

Phát biểu này của ông Năm tiếp tục gây ra cuộc tranh luận dữ dội tại nghị trường ngày 2/11.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho biết hai ngày vừa qua các cử tri trong ngành tư pháp gọi điện thoại và nói rằng trả lời như ĐB Hồ Văn Năm là chưa ổn. “Tôi đã đọc lại hồ sơ và cũng thấy như vậy” – ông Sơn nói và kiến nghị QH, Chính phủ đeo bám, chỉ đạo quyết liệt vụ này thì nhân dân mới yên lòng. Không chỉ phân bón mà nạn hàng giả đang hoành hành, cần phải xử lý kiên quyết.

ĐB Sơn vừa dứt lời, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, lại tranh luận với ĐB Sơn nhằm “xin cung cấp thông tin bởi đang truyền hình trực tiếp, thông tin không chính xác thì cử tri hiểu nhầm”.

Theo ĐB Hồng, đây là vụ việc phức tạp, từng bị xử lý hành chính. Quá trình xem xét vụ việc này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều vấn đề được đặt ra như đó là hành vi buôn bán hàng giả hay hàng kém chất lượng…

“Hiện vụ án đang trong quá trình điều tra, xem xét lại chứ không phải là đã kết luận không có dấu hiệu tội phạm. Có thể ĐB Hồ Văn Năm phát biểu có câu nọ câu kia gây hiểu nhầm” – ông Hồng nhận định.

Theo ĐB Cương, phát biểu của ông Hồ Văn Năm đoàn Đồng Nai “gây ra rất nhiều phẫn uất cho xã hội”. Lưu ý rằng ĐB Năm vốn là viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai tại thời điểm mà vụ Thuận Phong bị phát hiện. “ĐB Hồ Văn Năm có nói là việc vì nó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nên phải cân nhắc. Xin thưa với QH là cân nhắc gì mà cân nhắc đến hơn hai năm mà vẫn không cân nhắc xong, không nói gì đến thiệt hại của hàng triệu nông dân Việt Nam”.

Trách nhiệm ở các cơ quan tư pháp

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nói trong vụ việc phân bón Thuận Phong, sáu bộ, ngành đã có những tranh luận về “thành phần chất chính và thành phần chính”. Và cuối cùng, “chất chính” trong phân bón của Thuận Phong là dưới 70% nên không đạt.

“Như vậy, theo quy định của pháp luật (phân bón Thuận Phong – PV) là giả” – Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói.

Theo Phó Thủ tướng, việc sử dụng kết quả của các bộ, ngành trả lời là do cơ quan tư pháp. Nếu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định. Và VKSND Tối cao đã yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai. CQĐT Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.

“Như vậy là CQĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra. Còn việc có tội hay không có tội thì phải thông qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử và tòa án sẽ có phán quyết theo thẩm quyền. Quá trình này thì Ủy ban Tư pháp QH, mặt trận đều có thể giám sát” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng kết luận: “Trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp. Tôi đề nghị chúng ta chờ sự giám sát của Ủy ban Tư pháp và chúng ta không nên tranh luận tiếp về vấn đề này tại diễn đàn QH”.

Theo Plo

Vụ Công Ty Thuận Phong Bị Nghi Làm Giả Phân Bón: Cần Sớm Có Câu Trả Lời

Vụ việc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong (Công ty Thuận Phong) có sản xuất phân bón giả đến mức phải khởi tố hình sự hay không thêm một lần làm nóng nghị trường Quốc hội trong buổi chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào ngày 31-10-2018.

Thực tế, vụ việc này đã được chất vấn xuyên qua 2 nhiệm kỳ, song cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho dư luận rằng Thuận Phong có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Diễn biến vụ Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong. (Thông tin: Trần Danh – Đồ họa: Hải Quân

Trong khi đó, thiệt hại của doanh nghiệp sau gần 4 năm xảy ra vụ việc (tính từ mốc ngày 24-4-2015 khi Văn phòng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) quốc gia phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh kiểm tra xưởng sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong vì nghi làm giả phân bón) đã lên đến hàng chục tỷ đồng, với số phận của gần vài trăm con người gắn liền với đó.

* Chưa đủ cơ sở để khởi tố hình sự?

Từ kết quả điều tra nhiều phía, kết quả phân tích các mẫu phân bón, cơ quan chức năng của Đồng Nai khẳng định Công ty Thuận Phong có một số mẫu phân bón kém chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa… song không đủ cơ sở để khởi tố hình sự nên đã tiến hành xử phạt hành chính.

Một số cơ quan chức năng trung ương cho rằng vụ việc này đến mức phải truy tố hình sự, nhưng phía cơ quan điều tra Đồng Nai vẫn giữ nguyên quan điểm không truy tố hình sự vì không đủ chứng cứ.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, Thanh tra Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, sau khi lấy các mẫu phân bón đi phân tích đều thống nhất quan điểm xử phạt hành chính.

Ông Võ Văn Tỉnh, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, Phó trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh cho biết: “Kết quả phân tích các mẫu phân bón của Công ty Thuận Phong cho thấy có nhiều mẫu có hàm lượng vượt so với công bố của công ty và một số mẫu thấp hơn so với công bố nhưng chỉ ở ngưỡng kém chất lượng. Vì thế tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, sau đó vụ việc có những diễn biến phức tạp nên đã chuyển hồ sơ qua Công an tỉnh để điều tra làm rõ”.

Được biết, Công ty Thuận Phong nhập khẩu chính ngạch phân bón từ Hoa Kỳ về sang chiết, đóng gói và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và đã được sự ủy quyền, cho phép của đối tác Hoa Kỳ. Kết quả phân tích tại 3 trung tâm thì 29 mẫu của 25 sản phẩm phân bón do Công ty Thuận Phong sản xuất trong nước có 12 mẫu đảm bảo chất lượng, 17 mẫu không đảm bảo chất lượng.

Ông Đậu Trọng Bằng, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn nhận định: “Trên cơ sở phân tích các mẫu phân bón của Công ty Thuận Phong, thanh tra sở đã nhiều lần có văn bản khẳng định công ty này có một số mẫu phân bón sản xuất kém chất lượng, chứ không phải phân bón giả nên chỉ đề nghị xử phạt hành chính”.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, cán bộ điều tra đã đến các tỉnh: Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai làm việc, ghi nhận ý kiến của các hộ dân đã mua và sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong để xác định có hay không thiệt hại sau khi sử dụng phân bón của công ty này. Qua xác minh, 27 hộ dân ở các địa phương trên cho biết họ không có bất kỳ thiệt hại gì sau khi sử dụng các loại phân bón của công ty này.

Theo đó, Công ty Thuận Phong nhập khẩu phân bón từ Công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ) và cơ quan điều tra đã lấy mẫu 7 loại phân bón nghi là hàng giả để giám định. Kết quả điều tra xác minh và trên kết quả phân tích của các cơ quan chuyên môn về chất lượng đã có căn cứ xác định các tiêu chí công bố của Công ty Thuận Phong đều đạt và vượt.

Theo cơ quan điều tra, việc ông Khiếu Mạnh Tường chỉ đạo công nhân của mình sang chiết, đóng chai và dán nhãn hiệu, ghi thông tin “Made in USA” trên sản phẩm là đúng bản chất hàng hóa. Bởi lẽ 7 loại phân bón dạng nước do Công ty Thuận Phong sang chiết và phân phối được sản xuất tại Công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ).

Riêng về nhãn mác hàng hóa, kết quả điều tra cơ quan công an cũng xác định Công ty Thuận Phong có ký hợp đồng với Công ty Bio Huma Netics để nhập khẩu phân bón hữu cơ sinh học và được ủy quyền sang chiết, đóng chai loại 1 lít và 5 lít, được gắn nhãn nơi đóng gói và độc quyền phân phối sản phẩm. Tuy nhiên tem, nhãn phụ không ghi sản phẩm được đóng gói tại Công ty Thuận Phong, đây là hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ nên chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về hoạt động sản xuất, Công ty Thuận Phong có ký hợp đồng với đơn vị Kho K888 làm nơi lập nhà xưởng. Riêng hoạt động sang, chiết và đóng chai các loại phân bón hữu cơ và nhập khẩu thì hiện Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn chưa có văn bản quy định thủ tục xin phép.

Trao đổi với chúng tôi về vụ việc này, một cán bộ điều tra thuộc PC03 Công an tỉnh cho biết: “Sau hơn 3 năm điều tra, vụ việc đến nay cơ quan điều tra vẫn chưa có căn cứ để xử lý hình sự về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với Công ty Thuận Phong”.

Sau thời gian bị dừng hoạt động, hệ thống nhà xưởng Công ty Thuận Phong xuống cấp trầm trọng. (Ảnh chụp tại thời điểm tháng 6-2016).

Qua điều tra, PC03 xác định hành vi của ông Khiếu Mạnh Tường, Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong không đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả với 7 loại phân bón dạng nước được nhập khẩu từ Công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ). Nhưng qua xác minh, Công ty Thuận Phong có vi phạm hành chính với lỗi không công bố hợp quy sản phẩm phân bón Zap theo quy định. Vi phạm này đã được UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 16-5-2016.

Với những kết quả điều tra nói trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác định vi phạm của Công ty Thuận Phong chỉ là vi phạm hành chính, không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Do đó, cơ quan điều tra không có căn cứ để xử lý hình sự về tội kinh doanh trái phép, sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón, buôn lậu và mua bán hàng cấm.

“Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, việc xác định một vụ việc có dấu hiệu tội phạm có được khởi tố, điều tra hay không phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.Trong Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định đối với các vụ việc bắt buộc phải được trưng cầu giám định tư pháp, trong đó có việc giám định tư pháp đối với những trường hợp hàng giả, tiền giả, thuốc chữa bệnh giả… Phải xác định được đó là thật hay giả mới đủ yếu tố xử lý về hình sự, để các cơ quan tố tụng định tội và luận hình. Do đó, ý kiến cho rằng vụ việc ở Thuận Phong đã đủ yếu tố xác định, tôi nghĩ là chưa xác đáng”.(Ý kiến Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại phiên chất vấn ngày 31-10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV).

Hương Giang – Trần Danh

Luật Sư Lên Tiếng Vụ Công Ty Phân Bón Thuận Phong

Thứ nhất, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng, các cơ quan chức năng đã nhận định sai, dẫn đến xử lý vụ việc của Công ty Thuận Phong không phù hợp với luật pháp của Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín kinh doanh, việc làm của người lao động. Qua các lần kiểm tra đều cho thấy chất lượng phân bón Thuận Phong đều đảm bảo điều kiện đã ghi trên nhãn mác bao bì, quá trình sang chiết đóng gói không làm sai lệch hóa tín, chất lượng hàng hóa. Theo đó, ngày 24/4/2015, sau khi có quyết định kiểm tra xưởng sản xuất tại kho N15, đơn vị K888, KP7, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai thuộc Công ty Thuận Phong, Đoàn kiểm tra Liên ngành 389/ĐP tỉnh Đồng Nai đã kết luận Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất hàng giả thương hiệu của Công ty Bio Huma Netics Hoa Kỳ (BHN) tại Biên bản số 0002317/BB-KT (“Biên bản 0002317”).

Các cơ quan chức năng sau đó đã không thực hiện các công tác kiểm tra, kiểm định, không có quyết định xử phạt hay bất cứ bằng chứng nào đưa ra để chứng minh hành vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả nhưng đã vội vàng quy kết Công ty Thuận Phong vi phạm pháp luật một cách rất chủ quan và không có căn cứ. Chỉ sau 3 ngày kể từ ngày lập Biên bản 0002317 (ngày 24/5/2015), ngày 27/4/2015, Văn phòng Thường trực BCĐ 389/QG đã ban hành Công văn số 89/VPTT-TH và khẳng định một cách rất chắc chắn là đã phát hiện vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả, chỉ đạo kiểm tra toàn bộ hệ thống đại lý của Công ty Thuận Phong. Ngày 06/5/2015, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường toàn quốc sẽ xử phạt nếu phát hiện các đại lý có bán sản phẩm của Công ty BHN khi chưa có bất kỳ một cơ sở nào để chứng minh Công ty Thuận Phong vi phạm.

Từ ngày 7/5/2015 đến ngày 04/1/2016, Công ty Thuận Phong đã ba lần phối hợp cùng Cơ quan cảnh sát điều tra (PC46) thực hiện lấy các mẫu phân bón để giám định. Sau mỗi lần giám định, các kết quả đều cho thấy Công ty Thuận Phong không sản xuất phân bón giả. Căn cứ Thông báo Kết luận điều tra ngày 24/3/2016 của Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, ngày 20/4/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra (PC46) đã kết luận những sai phạm của Công ty Thuận Phong chỉ ở mức độ hành chính nên không có căn cứ khởi tố về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Ngày 16/5/2016, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính số 1419/QĐ-XPVPHC về 07 hành vi vi phạm, Công ty Thuận Phong đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Quá trình giải quyết vụ việc bị kéo dài, hàng hóa và kho hàng bị niêm phong quá lâu dẫn đến hư hỏng, thiệt hại quá lớn cho doanh nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống công nhân và người lao động. Luật sư Nghiêm cho rằng: “Việc xử lý, giải quyết vụ việc nêu trên của các cơ quan chức năng đã đi ngược chủ trương của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, với nguyên tắc “Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật”.

Thứ hai, luật sư Bùi Quang Nghiêm cũng nói rõ, những nhận định quy kết của đại diện văn phòng 389/QG và một số Bộ ngành về việc doanh nghiệp Thuận Phong sản xuất bao bì giả, cụ thể là vỏ chai giả loại 1 lít là không có chứng cứ chứng minh. Vì vậy việc đại diện 389/QG cho rằng Thuận Phong lừa dối người tiêu dùng là sai.

Vấn đề trên cũng đã được Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh xác nhận thông qua công hàm ngày 27/4/2015. Như vậy có thể thấy rằng, việc Công ty Thuận Phong in ấn vỏ chai, sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm của Công ty BHN tại Việt Nam là phù hợp với thỏa thuận các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Việc sản xuất chai tại Việt Nam đã trực tiếp tạo doanh thu và việc làm cho ngành công nghiệp nhựa của Việt Nam, giảm giá thành và giảm giá bán cho người tiêu dùng. Trong quá trình mua bán sản phẩm này, nông dân không có ai khiếu nại về chất lượng của hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa luôn được người nông dân tin tưởng. Hình thức và nội dung bao bì của sản phẩm không vi phạm luật của Việt Nam, không nhằm mục đích lừa dối người nông dân (người tiêu dùng); phù hợp với hợp đồng với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa là Công ty BHN.

Qua ý kiến của luật sư Bùi Quang Nghiêm, có thể thấy rằng Thuận Phong hết lần này đến lần khác phải “vô cớ” dính vào vụ việc điều tra dù tất cả đã chứng minh Thuận Phong không vi phạm. Chất lượng sản phẩm như thế nào, đạt hay không đạt thì người nông dân sử dụng sản phẩm là người đánh giá khách quan chân thực nhất. Khi vụ việc xảy ra, nông dân khắp các vùng miền đều lên tiếng hài lòng về chất lượng sản phẩm. Vậy tại sao một số cơ quan lại cứ cho rằng nông dân đang phải chịu thiệt thòi? Kiên quyết phải “làm sạch” ngành phân bón dù chẳng có một chứng cứ nào đủ sức thuyết phục? Vì vậy cũng mong rằng các cơ quan chức năng sớm đưa ra 1 kết luận thấu tình đạt lý. Dư luận đang mong chờ Chính phủ sớm dứt điểm vụ việc, không oan sai với 1 doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của nông dân lên hàng đầu.

Nhóm PV/KD&PL

Cập nhật thông tin chi tiết về Vụ Phân Bón Giả Thuận Phong: Các Công Ty Luật Kiến Nghị Khởi Tố Vụ Án trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!