Xu Hướng 4/2023 # Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng # Top 5 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

1. Silic Trong Cây Trồng

Tất cả các loại cây trồng đặc biệt là cây hòa thảo đều chứa Silic, đây cũng là nguyên tố cao nhất trong các yếu tố gần gấp 3 lần kali ( kali là nguyên tố cao thứ 2 )

Cây trồng kể cả cây non cũng có thể lấy được Silic trong đất dưới dạng ion SiO32- ( hàm lượng dinh dưỡng được tính quy đổi ra % SiO2).

Rễ sau khi hấp thu Silic sẽ được vận chuyển và tích tụ ở nhiều vị trí trên cây như:

Ở xylem (mạch gỗ) và thành tế bào xylem giúp ngăn cản sự sụp đổ khi hô hấp tăng.

Ở dọc trục rễ và thành trong của biểu bì (endodermis), hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân bệnh và thực vật ký sinh. 

Ở chồi, lá và thành tế bào biểu bì lá sự phân phối Silic phụ thuộc vào tỉ lệ thoát hơi nước của cây và tích tụ sau khi thoát hơi nước ở giai đoạn cuối giúp chống lại sự mất nước do thoát hơi nước qua lớp cutin và sự xâm nhiễm của nấm.

2. Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

–  Cây trồng đáp ứng với Si quan trọng nhất là lúa, có mối tương quan chặt giữa hàm lượng Si trong rơm rạ với năng suất lúa (Park, 1979 – trích dẫn bởi Mengel và Kirkby, 1987), hiệu lực của Si đối với bội thu năng suất hạt lúa rất rõ (Nagabovanalli và công sự, 2002). Hơn nữa, Si cũng có tác dụng tốt lên các yếu tố cấu thành năng suất như số bông, số hạt/bông và % hạt chắc. Silic đặc biệt kích thích sự tái tạo các cơ quan của cây lúa (Mengel và Kirkby, 1987).

Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp và tăng hiệu lực

của

phân nitơ.

Tác dụng tương hỗ giữa silic với photpho giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.

Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan.

Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp.

Làm cho cây cứng

hơn,

chống được đ

ổ ngã do mưa gió

.

Như vậy silic có tác dụng chủ yếu đến tính chống chịu: thiếu ánh sáng, thiếu nước, nhiệt độ cao và sâu bệnh hại.

Hiệu quả của bón Silic cho cây trồng chưa nhiều nhưng kết quả ban đầu cho thấy đối với một số cây như thuốc lá, dưa chuột, ngô và lúa đặc biệt là lúa đồi, lúa mì, lúa mạch cao lương bón Silic lợi nhiều mặt và tăng năng suất.

Vì số lượng silic trong đất cao cho nên định lượng silic trong đất không ích lợi cho việc xác định nhu cầu cần bón.

3. Nguồn Cung Cấp Silic

Silic được sử dụng trong nông nghiệp có từ 2 nguồn:

Trong tự nhên: hàm lượng Silic trong rơm rạ, vỏ trấu, bã cây mía, vỏ dừa khá cao, nếu khai thác chế biến hợp lý cũng làm tăng hiệu lực của Si và nâng cao hiệu quả của phân hữu cơ – Khoáng (có chứa Si hữu hiệu cao).

Phân hóa học:

+ Lân nung chảy: 24 – 32% SiO2.

+ Thủy tinh lỏng Na2SiO3: 25 – 27% SiO2.

+ Sodium Silicate Pentahydrate: 28.5 ± 1.0% SiO2.

+ Silico photphat canxi: 10 – 11% SiO2.

+ Xỉ lò cao: 30 – 40% SiO2.

+ Quặng Secpentine: 40-48% SiO2.

Vai Trò Của Axit Humic Đối Với Cây Trồng

Axit humic là một thành phần quan trọng của chất hữu cơ trong đất được hình thành do tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí.

Hàm lượng Axit Humic trong mùn hữu cơ tùy theo đặc điểm địa chất, thảm thực vật, thời gian phân hủy yếm khí.

+ Axit Humic là nền tảng của tất cả các đất đai màu mỡ, duy trì độ phì nhiêu của đất

+ Cải thiện độ ẩm của đất

+ Giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước,

+ Là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi cho đất.

+ Giảm độ mặn vượt quá trong đất

+ Tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng,

+ Hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất

+ Axit humic giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây trồng dễ hấp thu hơn.

+ Cung các chất dinh dưỡng cần thiết cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây trồng phát triển tối ưu.

+ Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón

+ Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống

+ Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh

+ Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn…

2/ CÁCH SỬ DỤNG AXIT HUMIC

– Dùng Axit humic để bón cùng với phân chuồng, hoặc lót dưới hố chất thải phân của các chuồng trại chăn nuôi heo, gà, bò…, sau đó sử dụng hỗn hợp này chuyển sang hố ủ thêm men vi sinh để làm phân bón hữu cơ sinh học bón cho rau màu, cây ăn trái, cây trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.

– Hoạt hóa Axit Humic với dung dịch kiềm (KOH) để chuyển thành Kali Humate bón cho các loại cây trồng.

– Dùng bón lót cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu trong sản phẩm phân hữu cơ: Bã mùn mía, men vi sinh phân hủy Xenlulo, vi sinh khử mùi, hỗn hợp vi lượng vô cơ và vi lượng chelate, lân nung chảy…

3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG

– Sử dụng cho tất cả các loại cây trồng: Cây ăn quả, cây công nghiệp…

– Dùng Axit Humic khi cây bị còi cọc, kém phát triển, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, ngộ độc dinh dưỡng (bón quá nhiều phân bón), cây trồng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bời thời tiết khắc nghiệt (rét hoặc hoặc hạn hán).

– Kết hợp với các loại dinh dưỡng khác (đạm, lân, kali, trung vi lượng) để bón thúc cho các loại cây trồng thời kỳ phát triển thân, lá, đẻ nhánh, vươn lóng.

– Sử dụng kết hợp với Kali để bón cho cây lượng thực, cây ăn quả… vào giai đoạn trước khi ra hoa, sau khi đậu quả non, thời kỳ đón đòng cho lúa.

4/ CÁC LOẠI PHÂN BÓN CÓ THÀNH PHẦN AXIT HUMIC

Hữu cơ: 25%; Humic Acid: 2,5%; N: 3%; P2O5: 1,5%; K2O: 2%

Hữu cơ sinh học OVERSOIL (GLOBAL OVERSOIL) – Úc

Hữu cơ: 65%, 1%; N: 3%; P2O5(ts): 2%; K2O: 2%; Humic Acid: 3%; Ca: 3%; Mg: 0.3%; Độ ẩm: 15%. Te : Zn, Fe, Mn, Cu, B, Mo.

Hữu cơ: 70%; N- P2O5(ts)-K2O: 3.5-2-2.5(%) Fulvic+ Humic Acid: 5%; Mg: 0.3%; Ca: 3%; Độ ẩm: 12%; TE: Zn; Fe; Mn; Ca; B)

Vai Trò Của Kali Đối Với Cây Hoa Lan – Agriculture

VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY HOA LAN

Posted On December 30, 2018 at 1:58 pm by lovetadmin / Comments Off on VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY HOA LAN

🌺

 I. KALI LÀ GÌ?

Kali là một trong 3 nguyên tố đa lượng thiết yếu nhất đối với cây trồng. Phân kali được ký hiệu là K, hàm lượng kali nguyên chất trong phân, được tính dưới dạng K2O và được ghi trên bao bì sản phẩm là % K2O. Phân kali phần lớn là các muối kali (KCL, K2SO4, KNO3, K2O, K2CO3, KHCO3 …) dùng làm phân bón cho cây trồng.

Ánh sáng kích thích sự hút kali của cây. Ban ngày cây hút kali mạnh và vận chuyển lên các bộ phận trên của cây, buổi tối ánh sáng yếu kali không được cây hút lên mà một phần kali còn được vận chuyển ngược xuống rễ cây và thoát ra ngoài. Hầu hết kali trong cây tồn tại dạng ion K+ kết hợp với các axit hữu cơ tạo nên các muối hòa tan, dễ dàng rút ra bằng nước.

🌺

 II. TÁC DỤNG CỦA KALI

– Kali giúp tổng hợp đường bột, xellulo, hoa tăng màu sắc tươi bóng hơn.

Bên cạnh đó Kali rất quan trọng đối với cây trồng trong giai đoạn ra trái, giúp trái lớn hơn, hàm lượng đường tăng, màu sắc tươi hơn.

– Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh.

– Thời tiết khô hạn, cây thiếu nước, bón Kali giúp giảm quá trình thoát hơi nước của cây qua bề mặt lá qua cơ chế đóng lỗ khí, giúp cây tránh rơi vào tình trạng kiệt nước.

– Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, tăng cường vận chuyển dinh dưỡng. Kali giúp tăng cường quá trình quang hợp, hoạt hóa enzyme, hoạt hóa hoạt động của khí khổng, tổng hợp protein, đẩy nhanh quá trình vận chuyển hydrat carbon tổng hợp được từ lá sang các bộ phận khác.

🌺

 III. TÁC HẠI KHI THIẾU KALI

– Lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và khô, mép lá nhạt dần và có gợn sóng. – Cây mềm yếu, yểu lả, dễ bị lụi, gãy đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công.

– Cây sẽ chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát. (hoa kém sắc, củ quả kém ngọt)

– Thiếu Kali sẽ giảm khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh.

🌺

 IV. TÁC HẠI KHI THỪA KALI

– Thừa Kali sẽ tác động xấu lên rễ cây làm cây teo rễ.

– Thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ.

– Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.

🌺

 V. CÁC LOẠI PHÂN BÓN KALI

– KCl: hay gọi là Kali đỏ, tuy nhiên thực tế mỏ Kali Clorua còn có dạng màu trắng, ví dụ nguồn Kali ở Lào, Canada,.. KCl là loại duy nhất có thể được khai thác từ mỏ trong các loại phân bón Kali… Đây cũng là loại phân bón Kali ưa dùng nhất của nông dân vì giá thành rẻ.

Trong thành phần KCl có chứa 50% K và 46% Cl. Điều đáng lưu ý ở đây là Cl không phải là nguyên tố dinh dưỡng có ích cho cây, ngược lại bón phân bón có chứa Cl trong thời gian dài làm đất bị mặn, ảnh hưởng nhanh nhất ở các vùng đất cát.

– KNO3 hay còn lại là Kali Nitrate, ngoài thành phần 38% Kali, trong KNO3 còn có 13% N (đạm), đạm là nguyên tố đa lượng, có vai trò quan trọng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây nên phù hợp sử dụng trên một số rau ăn lá hoặc giai đoạn đầu của cây ăn quả. Tuy nhiên trong thời kỳ cây ra hoa và kết quả, cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực nên cây ít có nhu cầu đạm. Vì thế, khi bón KNO3 trong giai đoạn này lại kích thích quá trình sinh trưởng sinh dưỡng (đâm chồi, nuôi lá, thân, cành,…) và kiềm hãm sự phát triển hoa và quả, làm giảm năng suất.

– K2SO4: Nhìn thấy những bất lợi và tác hại của KCl đối với cây trồng, các nhà khoa học đã tìm cách tách chiết gốc Cl- và thay thế bằng gốc SO42- và tạo thành phân bón K2SO4. Ngoài thành phần là 41% K, K2SO4 còn có chứa 18% S là một nguyên tố trung lượng, đóng vai trò trong quá trình định hình chất diệp lục và là thành phần của protein của cây trồng. Đây là loại phân bón Kali được xem là hiệu quả nhất để tăng năng suất cho cây so với các loại phân bón khác. Lượng Cl luôn được kiểm soát tối thiểu, không gây hại cho đất và cây trồng. Nếu so sánh với KNO3, K2SO4 sử dụng hiệu quả hơn về mặt chi phí (giá thành thấp hơn KNO3 từ 10.000 – 20.000đ/kg) và mang lại hiệu quả cao hơn trong giai đoạn cây trồng ra hoa và tạo quả.

– MKP: có chứa 28 – 29% Kali và 22.7% Phospho (lân), sử dụng rất tốt trong giai đoạn trước khi ra hoa đến khi tạo quả vì lân thúc đẩy sự hình thành hoa. Tuy nhiên, giá thành cũng khá cao giống như phân bón KNO3.

– Phân bón NPK: Không khuyến khích sử dụng phân bón này vì thành phần Kali trong phân bón NPK thường được sản xuất từ 2 nguồn: KCl và K2SO4.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nào biết nhà sản xuất đã sử dụng nguồn Kali nào để phối trộn và họ cũng không bao giờ đề cập trên nhãn mác hay bao bì, và phần lớn nhà sản xuất thường sử dụng nguồn KCl để tiết giảm chi phí, giá thành. Tuy nhiên, tác hại của Clo đã giải thích ở phía trên.

– Kali từ tro: Tro cây quýt có đến 30% K2O, đay 31%, rơm rạ 2-4%K2O. Kali trong tro dễ tan có tính kiềm và có lợi cho đất chua. Hàm lượng. lân, magiê và vi lượng trong tro cũng khá. Tro rơm rạ lúa, lượng silic rất cao cho nên tro cũng còn có thể xem là loại phân silic, phân lân, phân magiê và phân vi lượng

P/s: Tiện chú thích thêm:

– Các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K (Nitơ, Phospho, Kali).

– Các nguyên tố trung lượng gồm: Ca, Mg, S (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh).

– Các nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn (Bo, Clo, Đồng, Sắt, Mangan, Molipden, Kẽm).

(N)

(N)

Đạmtính bằng % Nitơnguyên chất. Lân (P) tính bằng % oxyt phospho (P2O5). Kali tính bằng % oxyt kali (K2O). Lưu Huỳnh tính bằng % lưu huỳnh nguyên chất (S), Canxi tính bằng % oxyt canxi (CaO), Magie tính bằng % oxyt magie (MgO).

Nguồn: Tạp chí hoa lan Việt Nam

Share on Facebook

Share

Share on Twitter

Tweet

Share on Pinterest

Share

Bo Và Các Vai Trò Quan Trọng Của Bo Đối Với Cây Trồng

Có một điều chắc hẳn rất nhiều người biết, đó là:

Bo là một trong 10 loại trung vi lượng rất cần thiết đối với cây trồng, trước kia Bo được xếp vào nhóm vi lượng, thế nhưng qua nghiên cứa và thực tế trước nhu cầu của cây trồng thì Bo được xếp và các nguyên tố trung lượng.

Cũng giống như các chất đa lượng, trung và vi lượng khác. Bo luôn có sẵn trong môi trường đất, thế nhưng qua thời gian, qua sự hấp thụ của cây trồng thì cần phải bổ sung Bo cho cây trồng sau các vụ thu hoạch và trong các giai đoạn phát triển của cây trồng. Để cây trồng hấp thụ được tốt, đạt những hiệu cao sau khi sử dụng thì việc bổ sung bo phải được quản lý một cách chính xác và chặt chẽ, bởi lẽ, bón thừa hoặc thiếu Bo đều gây những ảnh hưởng đến cây trồng. Khi không kiểm soát được lượng Bo cho cây có thể bón thừa, điều này có thể còn nguy hiểm hơn khi cây ở trạng thái thiếu.

Bo – Một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với cây trồng

1. Vậy cây cần Bo như thế nào? Tầm quan trọng của Bo đối với cây trồng như thế nào?

Trước tiên, Bo ảnh hưởng đến các quá trình sau của cây trồng:

– Bo có ảnh hưởng đến quá trình hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp,

– Bo ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chlorophyll và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng,

– Bo ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước, vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất,

– Bo ảnh hưởng đế sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.

– Bo ảnh hưởng đến sự hấp thụ và sử dụng Canxi, bên cạnh đó sẽ điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. 

– Qua thử nghiệm và thực tế trong và ngoài nước cho thấy khi sử dụng Bo cho các loại cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng, năng suất tăng lên từ 15-48% so với khi không sử dụng. 

2. Đối với cây ăn quả, Bo có tác dụng như thế nào?

– Bo đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra hoa, thụ phấn và hình thành trái cho cây trồng. Khi phun ở nồng độ thích hợp, Bo sẽ chống được tình trạng rụng hoa, cháy hoa.

– Sử dụng Bo sẽ giảm được hiện tượng rụng trái non trên cây trồng rất hiệu quả, đặc biệt hơn khi ở giai đoạn cây đang ra hoa có sử dụng thêm 4-CPA-Na.

– Bo có tác dụng cải thiện chất lượng hạt phấn, tăng cường khả năng thụ tinh cho cây. Muốn điều chỉnh tỷ lệ hoa đực, cái trên cây trồng thì sử dụng Bo là thích hợp nhất, bởi vì Bo giúp giảm được tỷ lệ hoa đực trên cây.

– Sử dụng Bo cho cây trồng giúp quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cây trồng diễn ra tốt hơn.

– Sử dụng Bo cho cây trồng giúp cây trồng tăng khả năng hấp thụ phân bón. Bởi vì khi đủ Bo quá trình hấp thụ và chuyển hóa vật chất sẽ diễn ra nhanh hơn, khả năng hấp thụ các dưỡng chất như đạm, lâm, kali diễn ra dễ dàng hơn.

3. Cách sử dụng Bo mang lại hiệu quả cao cho cây trồng

– Để cây trồng đạt được hiệu quả cao sau khi sử dụng Bo không chỉ đơn thuần là bón cho Bo với nồng độ như ý muốn mà cần tuân thủ theo sự quản lý, khuyến cáo của nhà sản xuất, những quản lý khi đưa vào sản xuất.

– Với đặc điểm nổi trội là dễ tan và tan hoàn toàn trong nước, đất dễ hấp thụ, di chuyển linh hoạt trong đất. Khi cây hút chất nước, Bo sẽ theo nguồn nước được cây hấp thụ. Bởi vậy nên cần quản lý nồng độ của Bo để cung cấp cho cây, tránh tình trạng cây thừa Bo để lại những hậu quả đáng tiếc.

4. Các thời điểm vàng để sử dụng Bo cho cây trồng.

– Để cây phát huy hết được tác dụng của Bo sau khi sử dụng không chỉ phụ thuộc vào nồng độ sử dụng mà còn phụ thuộc rất nhiều đến thời điểm sử dụng cho cây.

– Vậy các thời điểm quan trọng cần bổ sung Bo cho cây đó chính là:

+ Phun vào thời điểm trước khi cây ra hoa để kích thích cây ra hoa

+ Phun vào thời điểm trước khi hoa nở giúp tăng khả năng đậu quả, cải thiện chất lượng hạt phấn, giảm tỷ lệ rụng hoa và cháy hoa.

+ Phun vào thời điểm sau khi cây đậu trái, lúc này Bo sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ rụng trái non, kích thích phát triển quả giảm hiện tượng nứt quả, tăng độ bóng, đẹp quả sau này.

Để đảm bảo được lượng Bo bón cho cây không bị dư, ảnh hưởng đến cây trồng cần bón với nồng độ hợp lý, thời điểm thích hợp, ngoài ra có thể bón kết hợp thêm Amino Acid cho cây để cây để tăng độ hữu cơ, kiểm soát được Bo lúc này.

5. Những lưu ý khi sử dụng Bo cho cây trồng

– Với đặc điểm dễ hấp thụ và di chuyển linh hoạt trong nước nên khi bổ sung Bo cần chú ý không nên bón dư Bo cho cây. Bởi lẽ khi cây thừa Bo sẽ có những tác hại còn nguy hiểm hơn so với khi cây thiếu bo.

– Nên sử dụng đúng theo nồng độ khuyến cáo đưa ra

– Không nên phun Bo khi cây đang nở hoa rộ. 

Nguồn: Admin tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!