Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng # Top 3 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vai trò của phân vi sinh đối với cây trồng

Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân hữu cơ và phân hữu

Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh mới được quan tâm đến nhiều.

Tình hình sử dụng phân bón ở các nước châu á

Châu Á đã dùng phân bón hóa học chiếm 43-47% lượng sử dụng trên toàn thế giới hàng năm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học không đồng đều. Các nước có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan…sử dụng phân bón ở mức cao, hoặc thậm trí vượt qua ngưỡng cho phép, nghĩa là ở mức mà lượng phân bón sử dụng quá liều không làm tăng năng suất mà còn có hại. Trong khi đó ở một số quốc gia khác như Inđônêxia, Myanmar, Bangladesh, Philippine và Thái Lan… lại dùng mất cân đối trong việc cung cấp chất dinh dưỡng chính (N, P, K) do kiến thức hạn chế và dân trí của nông dân còn thấp dẫn đến việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật bón phân mất cân đối gây nên lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

1. Định nghĩa và phân loại phân vi sinh

Phân bón vi sinh được định nghĩa như sau: “Phân vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn được pháp luật kiểm soát, ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S…) hay các hoạt chất sinh học góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân vi sinh vật phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản”.

Trong sản xuất phân hữu cơ sinh học (HCSH) thì yêu cầu chất lượng của phân ngoài chỉ tiêu chất hữu cơ, hàm lượng NPK cần phải có các chỉ tiêu đặc trưng như: acid humic; các humate hoặc polyhumate; polysaccarite; các aminoacids; vitamin; các enzyme và các vi sinh vật hữu ích.

Phân hữu cơ (HC) có thể chỉ dùng với một liều lượng nhỏ nhưng vẫn đạt được hiệu suất cao.

2. Phân vi sinh cố định đạm

Phân vi sinh nốt sần (Rhizobium): Đây là loại phân vi sinh cố định đạm quan trọng nhất do sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium và các cây họ đậu.

Các kết quả khảo nghiệm sử dụng phân vi khuẩn Rhizobium đối với cây đậu phộng ở miền Bắc, Tây Nguyên (Việt Nam) và nhiều nơi trên thế giới cho thấy năng suất tăng trung bình 15% so với đối chứng. Đối với các loại đất ở miền Nam Việt Nam, sự luân canh giữa lúa và đậu lạc khi sử dụng phân vi khuẩn Rhizobium làm tăng năng suất khoảng 19% giữa đậu phụng và rau màu là tăng năng suất khoảng 23%.

Phân vi khuẩn cố định đạm tự do: Đây là phân vi sinh quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất. Thành phần trong số các vi khuẩn loại này là Azotobacter và Clostridium. Hỗn hợp các vi sinh vật này đã được các nhà khoa học Mỹ và Úc sản xuất và thương mại hóa dưới tên E.201 và đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Các vi khuẩn này có khả năng cố định đạm tự do trong không khí dạng N2 cây trồng không sử dụng được, sang dạng ammonium NH4 là dạng cây trồng sử dụng được. Ngoài khả năng cố định đạm, vi khuẩn Azotobacter còn có khả năng sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật, một số vitamin và hoạt chất ức chế sự sinh trưởng và phát triển của một số vi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng.

Phân vi sinh cố định đạm hội sinh: Đây là loại phân vi khuẩn Azospirillum sống hội sinh trong vùng rễ cây, nhận chất tiết ra từ rễ cây làm nguồn dinh dưỡng và tổng hợp đạm cung cấp ngược lại cho cây trồng. Phản phẩm phân vi sinh cố định đạm Azospirillum đã được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, sản phẩm này cũng được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước và đã được khảo nghiệm trên một số cây trồng ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung với kết quả rất khả quan.

Phân vi sinh phân giải lân (chuyển hóa lân): Đây là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất phosphor khó tan sang dạng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng. Các chủng vi sinh vật chuyển hóa phosphor được biết đến hiện nay gồm: Pseudomonas, Micrococus, Bacillus, Flavobacterium, Penicilium, Selectorium, Aspergillus. Các nghiên cứu và khảo nghiệm ở nhiều nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam cho thấy khi sử dụng phân vi sinh phân giải lân đã làm tăng năng suất cây trồng khoảng 15% hoặc có thể tiết kiệm được khoảng 35% lượng lân cần bón. Ngoài ra phân vi sinh phân giải lân còn có khả năng sinh sản các chất kích thích sinh trưởng thực vật hoặc chất kháng sinh giúp cây trồng phát triển tốt hơn, choongs chịu tốt hơn đối với điều kiện bất lợi và thiên nhiên nóng rét, thời tiết xấu…

Phân vi sinh hỗn hợp: Đây là loại phân bón vi sinh chứa hỗn hợp các vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật phân hủy chất xơ. Kết quả khảo nghiệm nhiều công trình nghiên cứu ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… cho thấy khi sử dụng loại phân này đã làm tăng năng suất trung bình của lúa 15%, đậu nành 18%, các cây trồng khác khác cũng cho kết quả rất đáng kể

Nguồn: Tuyển tập phân bón Việt Nam

Admin Super

CÁC TIN LIÊN QUAN

Vai Trò Của Phân Hóa Học Đối Với Cây Trồng

Vai trò của phân hóa học đối với cây trồng

1. Vai trò của phân hoá học đối với năng suất lúa ở Việt Nam và một số nước trên thế giới Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá… muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh tăng trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Trẻ con tuy lúc mới sinh có cơ thể to, nặng cân nhưng nếu sữa mẹ kém chất, nuôi nấng thiếu khoa học thì cũng có thể trở nên còi cọc. Đối với cây trồng, nguồn dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn. 2. Tình hình sử dụng phân hoá học (phân khoáng) của một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á Từ lâu nông dân ta đã có câu “người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân”. Phân bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ sung. Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau: – Việt Nam: bình quân 241,82 kg NPK/ha – Malaysia: bình quân 192,60 – Thái Lan: bình quân 95,83 – Philippin: bình quân 65,62 – Indonesia: bình quân 63,0 – Myanma: bình quân 14,93 – Lào: bình quân 4,50 – Campuchia: bình quân 1,49 Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử dụng phân bón cho họ có kết quả. 3. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến năm 2010 Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai, đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể đạt được năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002). Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP sản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được như vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn phân Kali nữa là tạm đủ. Chỉ còn khoảng 6 năm nữa là đến năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1 triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân NPK có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2002, cả nước nhập khẩu 2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm). Nếu tính cả số phân nhập bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng 3 triệu tấn, nếu cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6 triệu tấn phân các loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Công ty Phân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất phân bón ở tỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có thể cung cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra. Như vậy cho đến nay, số lượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập khẩu. Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì đến năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm. Ngược lại, nếu kế hoạch trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là điều tất yếu. Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng đạm quá mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bị cho người sản xuất những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phân bón, biết được nhu cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trên từng loại đất, từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên quí giá của họ mới có hiệu quả được.

Khám Phá Vai Trò Của Phân Bón Đối Với Cây Trồng

Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển toàn diện, cho năng suất cao, chất lượng vượt trội cần được chăm sóc, đáp ứng đủ nhu cầ dinh dưỡng. Thông thường nguồn dinh dưỡng này cây lấy trực tiếp từ đất. Tuy nhiên, do quá trình canh tác, điều kiện thiên nhiên…rửa trôi hoặc làm mất một số chất dinh dưỡng thiết yếu có trong đất. Vì vậy, để bổ sung cần bón phân hỗ trợ bù đắp lại nguồn dưỡng chất này. Để hiểu rõ được lợi ích của phân bón, mời bà con cùng theo dõi vai trò của phân bón đối với cây trồng qua bài viết sau:

Biểu hiện của năng suất cây trồng tăng hay giảm được thấy rõ qua biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng. So với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (như làm đất, chọn giống, …) thì biện pháp kỹ thuật bón phân có quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng, nhất là giai đoạn trước ra hoa và nuôi quả/ trái.

+ Sử dụng phân bón vào giai đoạn trước khi ra hoa sẽ quyết định số lượng và chất lượng của hoa. Nếu bón phân đúng cách sẽ giúp cây cho nhiều hoa, hoa to và khả năng đậu quả cao.

+ Sử dụng phân bón giai đoạn cây nuôi quả sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, đường, protein…) giúp cho quả to, nặng ký,…

Thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp đã cho thấy năng suất trồng trọt của nước ta hiện nay tăng cao hơn so với nhiều năm về trước. Phần lớn do biết cách sử dụng đúng và đủ lượng phân bón

Nhờ sự trợ giúp của phân bón là cơ sở để phát huy hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt khác như làm đất, gieo trồng, tưới tiêu…

Trên các loại đất xấu, đất bạc màu, nhiễm mặn….không chỉ nghèo chất dinh dưỡng mà còn hạn chế sự phát triển của cây trồng. Vì vậy, ngoài các công tác cày sâu, làm vườn cải tạo cần có sự hỗ trợ bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh…để cải tạo và làm tăng giá trị dinh dưỡng cho đất.

Mỗi giống cây trồng khác nhau cần điều kiện chăm sóc khác nhau, cho năng suất khác nhau. Để phát huy được đúng phẩm chất, chất lượng cũng như số lượng nông sản của giống đó cần bón đúng và đủ lượng phân thích hợp. Có như vậy mới phát huy hết tiềm năng của giống.

Mật độ gieo trồng và chế độ bón phân có quan hệ rất mật thiết và phức tạp. Nên cần phải được xây dựng một cách thích hợp đối với mỗi cây.

Tưới tiêu cung cấp nước, tạo điều kiện cho cây hút chất dinh dưỡng và tăng hiệu quả sử dụng phân bón làm tăng hiệu quả sản xuất.

– Khả năng kháng bệnh của cây trồng

Bón phân cân đối và hợp lý đóng góp một phần quan trọng giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng, ít bị sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Ví dụ như các loại phân lân và kali còn có tác dụng làm tăng tính chịu hạn, chịu rét cho cây trồng.

2/ Vai trò của phân bón đối với phẩm chất, chất lượng sản phẩm

Phẩm chất, chất lượng nông sản được đánh giá bằng các chỉ tiêu như hình thái, màu sắc, thành phần dinh dưỡng, giá trị thương phẩm….

Khi cây được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết từ trong lòng đất và nguồn phân bón bổ sung. Nhờ quá trình sinh hóa do nhiều men điều khiển, mà nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cây sẽ chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ quyết định nên phẩm chất, chất lượng nông sản. Mỗi loại phân bón khác nhau sẽ đóng 1 vai trò khác nhau khi hình thành nên phẩm chất, chất lượng của nông sản:

Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh nên tính chất và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt.

– Phân Kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi.

– Vi lượng: Có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây.

– Phân lân: làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và chất lượng hạt giống.

– Phân đạm: làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm, và làm hàm lượng xenlulo giảm xuống.

Vậy: bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng, protein, đường và vitamin.

-GFC tổng hợp-

Phân Loại Phân Bón Và Vai Trò Đối Với Cây Trồng

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hoà sinh trưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng.

gồm có Đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số); Lân ký hiệu là P (tính bằng PYếu tố dinh dưỡng đa lượng : 2O 5 hữu hiệu) và Kali ký hiệu là K (tính bằng K 2 O hữu hiệu) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

: gồm có Can xi (được tính bằng Ca hoặc CaO), Magiê (được tính bằng Mg hoặc MgO), Lưu huỳnh (được tính bằng S) và Silíc (được tính bằng Si hoặc SiOYếu tố dinh dưỡng trung lượng 2 hoà tan) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

Bao gồm các thành phần: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, …

Bao gồm các Vi sinh vật có lợi như VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo…

Là các kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg), Ti tan (Ti) Crôm (Cr) hoặc các vi khuẩn gây bệnh gồm: vi khuẩn E.coli, Salmonella hoặc các chất độc hại khác như: biuret, axit tự do với hàm lượng cho phép được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Ngoài ra, trong phân bón còn có chứa chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hoà sinh trưởng thực vật, chất phụ gia…

: là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P 2O 5 hữu hiệu hoặc K 2 O hữu hiệu.

Một số loại phân bón phổ biến và vai trò của phân bón ?

Trên thị trường phân bón hiện nay, thành phần cũng như tên gọi các loại phân bón rất đa dạng. Bao gồm một số loại sau:

là loại phân có tỉ lệ N cao nhất chứa 44-48% N nguyên chất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau: Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm hút ẩm mạnh. Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, vận chuyển nên được dùng nhiều trong nông nghiệp. Phân urê có khả năng thích ứng với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau, thường được dùng để bón thúc.

có chứa 33-35% N, có dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó sử dụng và bảo quản. Là loại phân sinh lý chua, nhưng có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

còn gọi là phân SA, chứa 20-21% N, 39% S. Có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xanh xám, có mùi nước tiểu, vị mặn và hơi chua nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm. Dễ tan trong nước, không vón cục, thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Dùng để bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau trừ đất bị phèn, bị chua.

chứa 24-25% N. Có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Ở vùng khô hạn, đất nhiễm mặn không nên bón đạm clorua.

– Phân kali – magie sunphat: có dạng bột mịn màu xám, chứa 20-30% K 2 O, 5-7% MgO, 16-22% S, được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.

– Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K 2 O, thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.

– Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.

Trên thị trường hiện có các loại sau: loại 2 yếu tố (N-P, N-K, P-K), loại 3 yếu tố (N-P-K), loại 4 yếu tố (N-P-K-Mg).

– Phân Amophor: tỉ lệ N:P:K là 1:1:0, chứa 18% N và 18% P 2O 5, dạng viên rời, dùng để bón cho đất phù sa, đất phèn.

– Phân Diamophor (DAP): tỉ lệ N:P:K là 1:2,6:0, chứa 18% N, 40% P 2O 5, thích hợp cho đất phèn, đất bazan.

– Phân hỗn hợp: 20:20:0; 23:23:0; 10:10:0 dùng để bón lót.

– Phân kali nitrat: chứa 13% N, 45% K 2­ O, dùng để bón cho đất nghèo kali.

– Phân hỗn hợp: 30:0:10; 20:0:20; 20:0:10, dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây.

– Phân PK 0:1:3: chứa 55% supe lân và 45% KCl, dùng cho đất bạc màu, đất cát nhẹ.

– Phân PK 0:1:2: chứa 65% supe phôt phat và 35% KCl.

– Phân Amsuka: có tỉ lệ NPK là 1:0,4:0,8, được sản xuất bằng cách trộn amôn với supe lân đã trung hòa vào muối KCl

+ Loại có tỉ lệ NPK là 1:0,4:1,3; được sản xuất bằng cách trộn muối nitrat với axit photphoric; chứa 13% N, 5,7% P 2O 5, 17,4% K 2 O.

+ Loại có tỉ lệ NPK là 1:0,3:0,9; được sản xuất bằng cách trộn muối nitrat với axit sunphuric; chứa 13,6% N, 3,9% P 2O 5, 12,4% K 2 O.

– có tỉ lệ NPK là 5:10:3; trong phân ngoài chứa NPK còn có 6,7% MgO, 10-11% SiO Phân viên NPK Văn Điển: 2, 13-14% CaO.

– Phân hỗn hợp NPK 3 màu: do nhà máy phân bón Bình Điền 2 sản xuất, có các dạng: 15:15:15; 20:20:15; 15:10:15; 16:16:8; 14:8:6; 15:15:6.

– Phân tổng hợp NPK: do nhà máy phân bón Đồng Nai sản xuất, gồm các dạng: 16:16:8; 14:8:6; 10:10:5; 15:15:20.

– Phân lưu huỳnh: phân supe lân chứa 12% S, phân supe hạt kali chứa 18% S, phân sunphat amon (SA) chứa 23% S, phân sunphat kali – magie chứa 16-22% S.

– Phân canxi: phân lân nung chảy Văn Điển chứa 28-32% Ca, phân lân NPK Văn Điển chứa 13-14% CaO, phân supe lân chứa 22-23% CaO.

– Phân magie: phân lân Văn Điển chứa 17-20% Mg, phân sunphat – magie chứa 5-7% Mg, phân borat magie chứa 19% Mg.

– Phân Bo: gồm phân axit boric, phân borat natri, borat magie.

– Phân mangan: gồm sunphat mangan, clorua mangan, pecmanganat kali.

– Phân Molipden: gồm molipdat natri, molipdat amon.

– Phân kẽm: gồm sunphat kẽm, clorua kẽm.

– Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.

– Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.

Phân chuồng: là phân do gia súc thải ra như phân lợn, phân trâu bò ngựa, phân gà vịt… Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng gồm các đa lượng và vi lượng với hàm lượng tùy thuộc từng loại, thời gian và phương pháp ủ phân.

là phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố… được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.

là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Cây phân xanh thường là cây họ đậu hoặc cỏ lào, cây quỳ dại…

– Phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học sông Gianh…

Đăng ký đánh giá, chứng nhận hợp quy phân bón ở đâu ?

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert

Trụ sở Hà Nội: 0905. 924 299 – Trụ sở HCM: 0905 357 459 – Trụ sở Đà Nẵng: 0935. 711 299 – Trụ sở Cần Thơ: 0905. 539 099 – Trụ sở DakLak: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Phân Vi Sinh Đối Với Cây Trồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!