Xu Hướng 5/2023 # Vai Trò Của Nguyên Tố Vi Lượng Boron Với Cây Trồng # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Vai Trò Của Nguyên Tố Vi Lượng Boron Với Cây Trồng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Nguyên Tố Vi Lượng Boron Với Cây Trồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Boron là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng, cần thiết với cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy gần 80% tổng lượng đất nghèo Boron.

Tầm quan trọng của Boron với cây trồng

Bo ảnh hưởng đến hấp thụ và sử dụng Canxi, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Bo bảo đảm cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo xúc tiến quá trình tổng hợp các protit, lignin. Bo xúc tiến việc chuyển hóa các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo đẩy mạnh việc hút Ca của cây, tăng cường hút Ca cho cây và đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong cây.

Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid

Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, và tăng trưởng của ống phấn, rất cấn cho sự hình thành tế bào và hạt giống. Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp hình thành và phân hóa mầm hoa, tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và giúp giảm rụng hoa, trái non.

Bo có ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, chuyển hóa N thành P, tăng số lượng cụm hoa trong các loại đậu, tăng sự hút nước của các cây họ đậu. 

Bo có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây: chịu lạnh, chịu nóng, chịu hạn.

Ngưỡng giới hạn Bo tối ưu và mức gây độc của Bo ở cây trồng rất thấp. Do đó cần cẩn trọng trong việc bón phân hóa học để bổ sung B.

Boron trong cây trồng 

Đất có kết cấu thô, đất thoát nước tốt như đất dốc, đất cát, đất có hàm lượng cơ giới thấp.

Đất chua, Ph < 4 và đất phát triển trên đá vôi

Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều (do Bo dễ bị rửa trôi)

Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân.

Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa.

Nguyên tố Ca tương tác mạnh với Bo nên khi cây cần ít Bo thì cây đó cũng đang thiếu Ca, còn Kali thì ngược lại, khi bón nhiều Kali sẽ gây ức chế hút Bo và gây thiếu Bo của cây trồng. Cây trồng hút Bo chủ yếu ở dạng ion B4O27-, HBO32- và BO33-.

 Thiếu Boron trên cây trồng

Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc. Tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng.

Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt.

Gây rối loạn trong sự hình thành cơ quan sinh sản dẫn đến số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn, một số trường hợp không có túi phấn và nhụy, hoa không hình thành.

Thiếu Bo làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém quả non dễ bị rụng. Rễ cây kém phát triển. 

Thiếu Bo làm làm đình trệ vận chuyển nước và muối khoáng đến các đỉnh sinh trưởng, gây nên hiện tượng chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, quả non dễ bị rụng, rễ cây kém phát triển.

Thừa Boron dẫn đến ngộ độc ở cây trồng

Hiện tượng ngộ độc Bo trên cây trồng có thể xuất hiện ở những vùng đất khô hạn và vùng đất mặn. Lạm dụng, bón nhiều tro cũng là nguyên nhân gây ngộ độc cây ở nhiều vùng. 

Giai đoạn đầu của ngộ độc Boron thường xuất hiện như một mũi vàng lá hoặc những vết lốm đốm. Trường hợp nặng, các đốm kẹo cao su xuất hiện trên bề mặt lá, các cành bị bệnh chết mầm. Tính nhạy cảm giữa gốc ghép và chồi có sự khác biệt,  chanh là loại mẫn cảm nhất, tiếp theo là quýt, bưởi và cam.

Khi lạm dụng Bo bón với lượng cao, dẫn đến sự giảm hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng hấp thu Cu. Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo.

+ Thiếu Zn tăng cường tích lũy Bo. Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng.  + Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông.  + Bo độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính của Bo.

Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc Boron

Bón vôi, bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc ở cây. 

Tác dụng của Bo đối với quá trình ra hoa, đậu quả và kỹ thuật sử dụng phân chứa Bo hiệu quả

Có thể khắc phục hiện tượng thiếu hụt Bo bằng cách: phun qua lá, tưới gốc hoặc bón gốc trộn với phân bón. 

Lưu ý: Bón lót bằng cách rải đều hay bón thúc vào đất có hiệu quả hơn so với phun lên lá đối với cây hằng năm. Còn đối với cây ăn quả, phun phân Bo qua lá rất hiệu quả, có thể phun vào các thời điểm: Chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới hoặc khi lá đang phát triển đầy đủ. 

Đối với các cây họ đậu và cây lấy củ cần 2 – 4 kg B/ha, trong khi đó các cây trồng khác cần lượng B tối đa thấp hơn.  + Lượng Bo cân đối đối với cây họ đậu là: 2kg/ha. + Đối với ngô: 4,7kg/ha. + Đối với đậu tương: 3,4 kg/ha.

Lưu ý: + Lượng Bo gây ngộ độc cho lúa 4,4 kg Bo/ha, cây đậu 8,7 kg Bo/ha, đối với ngô là 6,8 kg Bo/ha và 7,4 kg Bo/ha cho lúa mỳ.  + Bón Bo vào thời kỳ 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái,rụng hoa, thối trái, thối hạt,…

Nguồn: tổng hợp

Vai Trò Của Phân Bón Trung Vi Lượng Đối Với Cây Trồng

Đây là loại phân bón được sản xuất từ các nguyên tố trong nhóm trung vi lượng cung cấp các chất khoáng cần thiết cho cây trồng trong thời gian sinh trưởng, chúng bao gồm những nguyên tốt đó là Canxi, Magie, lưu huỳnh và Silic, vụ thể vai trò của các nguyên tố này đối với cây trồng đó là:

Can xi (Ca): Canxi là nguyên tố cần thiết giúp thúc đẩy quá trình phân chia tế bào giúp quá trình sinh trưởng cây phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó canxi có tính kiềm đóng vai trò giải động cho cây bằng việc trung hòa các chất axit hữu cơ có trong đất, tăng cường khả năng hút đạm và chống lại một số loại sâu bệnh. Khi trồng cây ở những môi trường đất chua, đất kiềm, đất đồi thường thiếu canxi cần phải bổ sung chứng trong quá trình cây trồng sinh trưởng.

Magie (Mg): Magie là thành phần của chất tạo màu xanh cho lá cây hay còn gọi là diệp lục chúng giúp cây hút lân và chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, đồng thời giúp cho việc vận chuyển các chất trong cây được diễn ra nhanh hơn. Những môi trường đất thường xuyên sử dụng các loại phân bón kali hay supephotphat nhiều năm khiến cho đất thiếu hụt đi nguyên tố Mg chính vì vậy để tránh hiện tượng cây còi cọc, chậm lớn cần phải bổ sung Mg cho môi trường đất.

Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh là thành phần của các axit amin tạo mùi thơm, protein, vitamin B8, B1… có ý nghĩa quyết định rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nông sản và tăng mùi thơm cho các loại cây như café, cây ăn quả, đậu phộng…

Silic (S): Si linh khi cung cấp cho cây sẽ giúp cho mạch của cây được bó lại, giúp cây cứng cáp hơn, chống đổ ngã, cây đứng thẳng giúp tăng diện tích quang hợp cho cây trồng, giúp cây chống chịu khô hạn được tốt hơn, giảm tích lũy các chất độc do kim loại nặng gây ra, hấp thụ chất dinh dưỡng, chống chịu lại đất nhiễm mặn, ngộ độc hữu cơ. Đặc biệt đối với những sản phẩm như lúa gạo phân bón trung vi lượng giúp cho năng suất được cao hơn.

Phân bón trung vi lượng mang lại hiệu quả sử dụng là vậy tuy nhiên để phát huy chúng các bạn cần phải lựa chọn được những sản phẩm chất lượng. Funo là đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm phân bón chất lượng cung cấp các chất hữu cơ, NPK, phức hợp, vi lượng, bảo vệ thực vật cho cây trồng chúng tôi cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phân bón lá vi lượng có chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ các thành phần mà phân bón trung vi lượng mang lại.

Khách hàng khi đến với Funo sẽ được các nhân viên bán hàng tư vấn chi tiết về tính chất của phân bón trung vi lượng, hiệu quả và cách sử dụng chúng giúp suốt cây trồng trong suốt quá trình trồng trọt được khỏe mạnh, mang lại năng suất cao.

Phân Vi Lượng Là Gì? Vai Trò Của Phân Vi Lượng

Phân vi lượng là loại phân bón cũng có vai trò rất quan trọng cho cây trồng. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mặc dù chỉ cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây nhưng cũng góp phần vào sự sinh trưởng, phát triển của cây được ổn định hơn. Và phân vi lượng có những vai trò thế nào khi được sử dụng đúng. Bài viết sau phân bón Huy Long sẽ giải đáp cho các bạn.

Khái niệm cơ bản về phân vi lượng

Phân vi lượng được hiểu đơn giản là loại phân có chứa một hoặc nhiều nguyên tố vi lượng. Trên thực tế người ta thường hỗn hợp các chất này lại với nhau. Có thể pha thêm nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm hay chất kích thích sinh trưởng cần thiết. Thành phần như sắt, đồng, kẽm, bo là những chất không thể thiếu cho cây phát triển tốt. Mặc dù cây trồng không cần quá nhiều các chất này nhưng thiếu hoặc thừa đều có ảnh hưởng.

Vai trò của một số loại phân vi lượng

Cần phải chú ý khi trồng cây trong môi trường đất có độ pH cao, dư lượng lân nhiều, các chất hữu cơ trong đất thấp. Có thể sử dụng phân chuồng, phân vi lượng sắt để cung cấp cho đất, cho cây.

Vi lượng kẽm (Zn)

Kẽm là một nguyên tố có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Với vai trò thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở cây. Ngoài ra giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu, hấp thụ đạm, lân. Thiếu kẽm lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh nhưng gân vẫn còn xanh. Lá non thường bị xoắn, bị biến dạng và chuyển sang trắng dần.

Nguyên nhân thường là do việc bón phân không hợp lý. Nhà nông cần nắm bắt tình hình của cây mà sử dụng phân phù hợp. Việc lạm dụng một loại phân nào đó sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây, môi trường.

Vi lượng Mangan (Mn)

Mangan đóng vai trò vào việc giúp hạt nảy mầm nhanh chóng, rễ phát triển ổn định và chắc, tăng khả năng ra hoa, kết trái. Vấn đề thiếu mangan cần được lưu ý ở môi trường đất kiềm, đất chua, đất úng nước, nhiệt độ thấp. Khi phát hiện ở gân lá dần chuyển sang vàng, lá cũng bị nhạt đi và có các đốm vàng thì nên sử dụng phân có chứa vi lượng mangan để bổ sung cho cây kịp thời.

Vi lượng Molypden (Mo)

Molypden góp phần thúc đẩy quá trình sử dụng đạm của cây, quá trình chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ mà cây hấp thụ được, giúp ích cho vi khuẩn cố định đạm nốt sần cây họ đậu. Khi thiếu Mo thì lá màu xanh nhạt, dần vàng đến cam, có đốm đen bề mặt lá, mặt dưới tiết ra nhựa. Hiện tượng thiếu Mo thường với môi trường đất chua. Có thể sử dụng phân hữu cơ để cải thiện.

Hiện nay Huy Long có cung cấp sản phẩm phân trùn quế đang là loại phân bón hữu cơ được ưa chuộng trên thị trường. Ngoài việc sử dụng phân vi lượng bón cho cây cũng nên kết hợp các loại phân khác. Mục đích là để trung hòa chúng với nhau, không xảy ra tình trạng thiếu hay thừa. Khi thiếu thì cây phát triển kém, năng suất thấp, thiệt hại về kinh tế. Khi thừa vi lượng có thể tích trữ kim loại lại trong nông sản sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác dư lượng phân sẽ làm hại môi trường, đặc biệt là đất và nước.

Cách bón phân vi lượng

Có ba cách là bón thẳng vào đất, ngâm hạt, củ vào dung dịch phân vi lượng trước khi gieo, phun trực tiếp lên cây. Tùy vào tình trạng mỗi loại cây khác nhau mà có cách sử dụng riêng. Thông thường nhà nông thường sử dụng phun trực tiếp lên lá để cây có thể hấp thụ nhanh chóng nhất.

Sử dụng lượng phân hợp lý, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ không đem lại được giá trị mà còn có thể gây hại đến cây trồng, môi trường xung quanh. Không chỉ riêng loại phân vi lượng mà bất kể loại phân nào cũng cần ý thức.

Dấu hiệu nhận biết thiếu vi lượng ở một số cây phổ biến

Biểu hiện dễ thấy nhất khi thiếu vi lượng ở các loại cây trồng là ở lá. Thường xuyên theo dõi cây trồng để phát hiện nhanh chóng và xử lý không để quá muộn. Một vài ví dụ bạn có thể tham khảo sau đây:

Cây lúa: thiếu đồng dẫn tới bệnh trắng và sơ lá lúa.

Cây ăn quả: thiếu đồng sẽ gặp tình trạng khô ngọn lá, héo chồi.

Cà phê: thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Cây dứa: thiếu magie sẽ gây bệnh luộc lá dứa. Cần phải cân bằng lượng phân kali khi bón, không sử dụng dư thừa.

Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

1. Silic Trong Cây Trồng

Tất cả các loại cây trồng đặc biệt là cây hòa thảo đều chứa Silic, đây cũng là nguyên tố cao nhất trong các yếu tố gần gấp 3 lần kali ( kali là nguyên tố cao thứ 2 )

Cây trồng kể cả cây non cũng có thể lấy được Silic trong đất dưới dạng ion SiO32- ( hàm lượng dinh dưỡng được tính quy đổi ra % SiO2).

Rễ sau khi hấp thu Silic sẽ được vận chuyển và tích tụ ở nhiều vị trí trên cây như:

Ở xylem (mạch gỗ) và thành tế bào xylem giúp ngăn cản sự sụp đổ khi hô hấp tăng.

Ở dọc trục rễ và thành trong của biểu bì (endodermis), hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm vào trụ giữa của cây do tác nhân bệnh và thực vật ký sinh. 

Ở chồi, lá và thành tế bào biểu bì lá sự phân phối Silic phụ thuộc vào tỉ lệ thoát hơi nước của cây và tích tụ sau khi thoát hơi nước ở giai đoạn cuối giúp chống lại sự mất nước do thoát hơi nước qua lớp cutin và sự xâm nhiễm của nấm.

2. Vai Trò Của Silic Đối Với Cây Trồng

–  Cây trồng đáp ứng với Si quan trọng nhất là lúa, có mối tương quan chặt giữa hàm lượng Si trong rơm rạ với năng suất lúa (Park, 1979 – trích dẫn bởi Mengel và Kirkby, 1987), hiệu lực của Si đối với bội thu năng suất hạt lúa rất rõ (Nagabovanalli và công sự, 2002). Hơn nữa, Si cũng có tác dụng tốt lên các yếu tố cấu thành năng suất như số bông, số hạt/bông và % hạt chắc. Silic đặc biệt kích thích sự tái tạo các cơ quan của cây lúa (Mengel và Kirkby, 1987).

Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp và tăng hiệu lực

của

phân nitơ.

Tác dụng tương hỗ giữa silic với photpho giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.

Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan.

Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp.

Làm cho cây cứng

hơn,

chống được đ

ổ ngã do mưa gió

.

Như vậy silic có tác dụng chủ yếu đến tính chống chịu: thiếu ánh sáng, thiếu nước, nhiệt độ cao và sâu bệnh hại.

Hiệu quả của bón Silic cho cây trồng chưa nhiều nhưng kết quả ban đầu cho thấy đối với một số cây như thuốc lá, dưa chuột, ngô và lúa đặc biệt là lúa đồi, lúa mì, lúa mạch cao lương bón Silic lợi nhiều mặt và tăng năng suất.

Vì số lượng silic trong đất cao cho nên định lượng silic trong đất không ích lợi cho việc xác định nhu cầu cần bón.

3. Nguồn Cung Cấp Silic

Silic được sử dụng trong nông nghiệp có từ 2 nguồn:

Trong tự nhên: hàm lượng Silic trong rơm rạ, vỏ trấu, bã cây mía, vỏ dừa khá cao, nếu khai thác chế biến hợp lý cũng làm tăng hiệu lực của Si và nâng cao hiệu quả của phân hữu cơ – Khoáng (có chứa Si hữu hiệu cao).

Phân hóa học:

+ Lân nung chảy: 24 – 32% SiO2.

+ Thủy tinh lỏng Na2SiO3: 25 – 27% SiO2.

+ Sodium Silicate Pentahydrate: 28.5 ± 1.0% SiO2.

+ Silico photphat canxi: 10 – 11% SiO2.

+ Xỉ lò cao: 30 – 40% SiO2.

+ Quặng Secpentine: 40-48% SiO2.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Nguyên Tố Vi Lượng Boron Với Cây Trồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!