Bạn đang xem bài viết Vai Trò Các Chất Trung Vi Lượng Có Trong Phân Đầu Trâu (Bài 1) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 1)Ngày nay, nói chung bà con nông dân đã nắm vững tầm quan trọng của việc sử dụng cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali) trong việc bón phân cho cây trồng. Tuy nhiên với phân trung lượng (Ca, Mg, S) và các chất vi lượng (Cu, Zn, Fe,…) thì nhiều bà con vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ. Nói một cách nôm na, các chất dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng như cơm, gạo… đối với con người, chúng rất cần thiết và không thể thiếu được. Còn vai trò các chất trung vi, lượng được ví như vitamin với con người. Nếu chỉ ăn cơm thì con người vẫn có thể sống được, nhưng nếu muốn chất lượng sống tốt hơn, sức khoẻ hoàn hảo hơn thì con người không thể thiếu vitamin. Chất trung, vi lượng cũng cần thiết như vậy đối với cây trồng. Đã từ lâu, Công ty Phân bón Bình Điền đã phối hợp cùng các Viện, Trường để xác định một cách toàn diện vai trò các chất trung, vi lượng và hàm lượng cần thiết cho mỗi loại cây và vào mỗi thời kỳ cụ thể. Đây là công việc khó khăn vì tính chất tinh vi, và phức tạp của việc nghiên cứu các chất với lượng rất nhỏ. Đặc biệt, từ khi tiên phong đưa ra thị trường các loại phân chuyên dùng thì việc đưa các chất dinh dưỡng trung, vi lượng vào phân bón Đầu Trâu có hiệu quả khác hẳn so với phân đối chứng (dù thành phần dinh dưỡng đa lượng của chúng không chênh lệch là bao). Để bà con phần nào hiểu được vai trò quan trọng của các chất trung, vi lượng. Bản tin Bình Điền đăng tải về các chất dinh dưỡng rất đặc biệt này. 1) Canxi (Ca): – Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường. – Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Hoạt hoá nhiều enzim. Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hoà axít hữu cơ trong cây. a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: – Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. – Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái. – Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. – Chồi hoa rụng sớm, thân yếu. b. Biện pháp khắc phục: – Bón vôi hoặc CaSO4 trong trường hợp đất chua. – Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,75-1%. – Bón đôlomít 2) Magiê (Mg): – Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. – Có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây. a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: – Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. – Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. – Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. – Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm. b. Biện pháp khắc phục: – Magiê sunfat: dùng để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá, cây ăn trái… bón cho các loại đất nghèo Mg như đất xám, đất cát… Hoà ra nước với nồng độ 0,25-1% để phun qua lá. – Magiê kali sunfat: có thể bón lót, bón thúc bằng các rải đều trên mặt ở ruộng; hoặc bón theo hàng, theo hốc; hoặc hoà ra nước để phun qua lá. Nên bón cho các loại cây có giá trị kinh tế cao vì giá thành phân này cao. – Magiê cacbonat: Ít tan trong nước nên cần bón lót. Với cây trồng cạn nên bón rải theo hàng theo hốc. – Magiê phốtphát: phân này có hàm lượng lân cao nên khi bón cần phải tính toán cân đối với lân. Có thể dùng bón lót hoặc thúc, bón theo hàng, hốc. 3) Lưu huỳnh (S): – Lưu huỳnh giúp cho cấu trúc protein được vững chắc. a. Triệu chứng thiếu hụt: – Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt. – Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. – Thân cứng, hoá gỗ sớm và đường kính thân nhỏ. b. Biện pháp khắc phục: – Dùng phân bón có hàm lượng lưu huỳnh cao như SA, supe lân, thạch cao hoặc bón lưu huỳnh nguyên tố.
Vai Trò Các Chất Trung Vi Lượng Có Trong Phân Đầu Trâu (Bài 2)
Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 2)
4) Phân vi lượng Bo: a. Bo trong đất: – Hàm lượng Bo tổng số trong đất có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng đất. Nghèo Bo nhất là các loại đất chua phát triển trên đá phún xuất và đất có kết cấu thô hàm lượng hữu cơ thấp. Các loại đất phát triển trên đá phiến sét và đất kiềm có Bo tổng số cao. – Bo là nguyên tố dễ bị rửa trôi, chính vì thế ở các vùng đất có khí hậu ẩm ướt, nóng ẩm mưa nhiều hàm lượng Bo thấp hơn so với vùng đất khô hạn và bán khô hạn. Những vùng đất bị ảnh hưởng mặn của nước biển có thể có hàm lượng Bo cao. – Bo tan trong nước được xem như là Bo hữu hiệu với cây trồng. Cấu trúc đất, loại khoáng sét, pH và chất hữu cơ trong đất là những yếu tố ảnh hưởng đến Bo hữu hiệu trong đất. – Ở những vùng khô hạn, đất mặn lượng Bo trong đất thường khá cao nên có thể gây độc cho cây trồng. Nước tưới cũng chứa một lượng Bo khác nhau tuỳ theo nguồn. Nước thải thường có nhiều Bo và có thể làm cho cây bị ngộ độc. b. Bo trong cây: – Hàm lượng Bo rất khác biệt giữa các loại cây. Hàm lượng Bo trong các cây một lá mầm thường thấp hơn các cây hai lá mầm. Trong cây, hàm lượng Bo trong lá thường cao hơn thân. Bo trong cây giảm dần theo thời gian sinh trưởng. Triệu chứng thiếu Bo ở cây trồng: – Thiếu Bo ở cây lúa làm giảm chiều cao cây, đầu lá dần bạc trắng và cuộn lại, có thể làm chết các đỉnh sinh trưởng, làm giảm số gié và số hạt trên bông. Đối với ngô, thiếu Bo làm cây thấp, khả năng trỗ cờ kém, bắp và hạt nhỏ, lõi lớn. Ở cây bông, nụ hoa rụng nhiều, xuất hiện các vết nứt gãy và mất màu trên nụ, quả chín không hoàn toàn (chỉ nở nửa quả). Thiếu Bo ở các cây có củ xuất hiện bệnh “Ruột nâu”, đặc trưng bởi những đốm thẫm màu hoặc nứt nẻ trên phần dày nhất của rễ. Ở cây su lơ, ban đầu bị thối từ cuống hoa sau lan dần ra cả hoa. Ở cây có múi, quả có nhiều đốm nâu, bị lệch tâm, có vết đen quanh lõi, nước chua. Đối với cây nho, thiếu Bo làm quả bị nhỏ, số quả ít. Đối với đu đủ, thiếu Bo làm quả sần sùi. Sử dụng phân Bo: Hiện tượng thiếu hụt Bo được khắc phục bằng cách bón phân Bo vào đất hoặc phun qua lá. – Bón vào đất: Phân Bo có thể bón lót bằng cách rải đều, bón theo hàng theo hốc. Bón thúc một vài lần cũng cho kết quả rất tốt. Lượng dùng cho bón gốc từ 1,2-3,2 kg Bo/ha cho những cây có nhu cầu Bo cao (cây họ đậu và một số cây có củ) và 0,6-1,2 kg Bo/ha cho những cây có nhu cầu Bo thấp. Chú ý: Ngưỡng giới hạn mức Bo tối ưu và mức độ đôc của Bo rất hẹp, do vậy bón phân Bo cần phải thận trọng tránh ngộ độc. Bón một lần có thể đem lại hiệu lực nhất là trong đất có thành phần cơ giới nặng. Đối với những cây có đòi hỏi lượng Bo thấp và nguồn Bo chậm tan thì hiệu lực của phân Bo có thể kéo dài. – Bón qua lá: Phương pháp phun phân Bo qua lá rất hiệu quả với cây ăn quả. Sau khi phun lần đầu và Bo đã được hấp thụ vào cây cần phun lần tiếp theo để hoàn toàn khắc phục sự thiếu hụt Bo của cây. Với cây ăn quả lâu năm, phun phân Bo thực hiện vào các thời điểm: chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới và khi lá đã phát triển đầy đủ. Các loại phân NPK cao cấp và phân chuyên dùng hiệu Đầu Trâu như NPK 20-20-15TE hay NPK 13-13-13 TE, Đầu Trâu 997, 998, 999; Đầu Trâu AT1, AT2, AT3… Ngoài các chất vi lượng khác đều có chứa một lượng Bo rất đáng kể. Vì vậy khi bón các loại phân này, cây trồng được cung cấp đồng thời dinh dưỡng Bo với các chất trung vi lượng khác nên không xảy ra tình trạng thiếu Bo và đem lại hiệu quả cao.
Vai Trò Các Chất Trung Vi Lượng Đối Với Cây Cà Phê
Trong một thời gian dài khi canh tác cây cà phê, hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng xuất cao nhất chứ ít ai quan tâm đến sự bền vững của môi trường sinh thái dẫn đến nhiều vùng đất trở nên cằn cỗi.Các loài vi sinh vật và sâu bệnh hại trong đất gia tăng, từ đó không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê. Để khắc phục tình trạng này giải pháp tôt nhất là bên cạnh việc bổ sung các chất đa lượng như Đạm – Lân – Kali. Hàng năm bà con nông dân cần phải bổ sung một lượng phân hữu cơ.Phân hữu cơ không những làm tăng độ mùn trong đất mà còn cải tạo hệ vi sinh vật có lợi cho đất.
Việc canh tác thiếu bền vững không những dẫn đến hệ sinh vật có lợi cho đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu chu vi lượng cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây cà phê. Các triệu chứng này đều thể hiện trên lá, như lá non bị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thân cà phê ngắn lại, lá chuyển vàng bị mất màu xanh hay bị cháy, rụng quả hàng loạt …
Để khắc phục sự thiếu các chất trung vi lượng, hiện nay trong các loại phân bón nhà sản xuất đã đưa thêm các chất chu vi lượng như canxi, magie, silic Bo nhằm giúp cây cân đối giữa các chất dinh dưỡng ổn định năng xuất. Đặc biệt trong đó vi chất Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa tăng cường sức sống thụ phấn, tăng tỉ lệ đậu chặt giúp giảm rụng hoa và trái non.
Video chuyên đề “Vai trò các chất trung vi lượng đối với cây cà phê”
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong giai đoạn ra hoa và phát triển của quả, hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng, bên cạnh đó việc bón phân thiếu cân đối, thiếu các chất vi lượng cũng làm cho cây cà phê xuất hiện hiện tượng rụng quả hàng loạt.
Để giúp bà con khắc phục tình trạng này các đơn vị sản xuất và nghiên cứu đã đưa thêm thành phần trung vi lượng vào phân hỗn hợp N-P-K. Nhằm giúp cây cà phê bổ sung và cân đối kịp thời các chất dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển. Đem thử như N-P-K (16-8-16-13S + Bo + TE) với việc bổ sung thêm chất vi lượng bo. Phân bón N-P-K (16-8-16-13S + Bo + TE) không những giúp bộ lá cây cà phê xanh, kích thích quang hợp mà còn khắc phục được tình trạng rụng quả non trên cây cà phê.
Như chúng ta đã biết trong một năm cây cà phê cần được bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón ít nhất 4 đợt : 1 đợt vào mùa khô và 3 đợt vào mùa mưa. Sau khi chống rụng trái thành công vào giai đoạn cuối mùa mưa cây cà phê cần tích lũy dinh dưỡng để nuôi trái, cành dự trữ trong mùa sau. Tuy nhiên 6 tháng mùa mưa cây cà phê thường gặp các yêu tố gây hại trong đất nên cần bổ sung các chất giải độc và bổ sung vi chất nuôi trái. Trong giai đoạn này ngoài việc cân đối các chất đa lượng bà con cần bổ sung các chất chu vi lượng như Magie, Silic. Bởi ô xít Magie kích thích hoạt động của nhiều enzim là thành phần của dược độc tố nên Magie đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hóa cacbonic và tổng hợp protein. Magie giúp cây tăng trưởng nhanh đẻ nhánh mạnh hạn chế bệnh do nấm. Do Magie giúp cây hút được nhiều Lân và các dưỡng chất khác. Silic hạn chế hấp thu hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì bảo vệ cây đối với sự xâm nhập nấm bệnh, sâu, rầy, tăng khả năng quang hợp tăng hiệp lực sử dụng phân đạm tạo phối hợp Fe. Al và Mn thành những hợp chất khó tan làm hạn chế hút các chất này vào trong cây, giúp cây tránh được tình trạng ngộ độc Fe, Al và Mn quá cao do đất chua phèn, giúp bộ rễ phát triển mạnh giảm hiện tượng cháy lá, vàng lá do dư phèn.
Trong những năm gần đây do sự canh tác thiếu cân đối, địa hình dốc nên nhiều vùng đất ở Tây Nguyên bị rửa trôi bạc màu, cằn cỗi và chua hóa. Nhiều vườn cà phê bị già cỗi nhanh và bị sâu bệnh hại tấn công vì vậy các doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu và đưa thành phần ô xít Magie, ô xít Silic và các loại phân bón phức hợp như NPK 16-7-17-13S + MgO + SiO2 + TE là một giải pháp quan trọng góp paahnf giúp cây cà phê phát triển bền vững và trên thực tế qua khảo nghiệm cũng như phát triển rộng rãi trên nhiều vườn cà phê Tây Nguyên đã khẳng định điều này.
Như vậy bà con nông dân nếu bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê vào mùa mưa bằng phân NPK 16-8-16- 13S + Bo + TE hoặc NPK 16-7-17-13S + MgO + SiO2+ TE. Cần lưu ý sau:
Bón từ 1.900- 2.700kg/ha/năm chia làm 3 lần bón :
Đầu mùa mưa : Bón từ 500-700 kg/ha
Giữa mùa mưa : Bón từ 700-1.000kg/ha
Cuối mùa mưa : Bón từ 700- 1.000 kg/ ha
Vai Trò Của Phân Bón Trung Vi Lượng Đối Với Cây Trồng
Đây là loại phân bón được sản xuất từ các nguyên tố trong nhóm trung vi lượng cung cấp các chất khoáng cần thiết cho cây trồng trong thời gian sinh trưởng, chúng bao gồm những nguyên tốt đó là Canxi, Magie, lưu huỳnh và Silic, vụ thể vai trò của các nguyên tố này đối với cây trồng đó là:
Can xi (Ca): Canxi là nguyên tố cần thiết giúp thúc đẩy quá trình phân chia tế bào giúp quá trình sinh trưởng cây phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó canxi có tính kiềm đóng vai trò giải động cho cây bằng việc trung hòa các chất axit hữu cơ có trong đất, tăng cường khả năng hút đạm và chống lại một số loại sâu bệnh. Khi trồng cây ở những môi trường đất chua, đất kiềm, đất đồi thường thiếu canxi cần phải bổ sung chứng trong quá trình cây trồng sinh trưởng.
Magie (Mg): Magie là thành phần của chất tạo màu xanh cho lá cây hay còn gọi là diệp lục chúng giúp cây hút lân và chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, đồng thời giúp cho việc vận chuyển các chất trong cây được diễn ra nhanh hơn. Những môi trường đất thường xuyên sử dụng các loại phân bón kali hay supephotphat nhiều năm khiến cho đất thiếu hụt đi nguyên tố Mg chính vì vậy để tránh hiện tượng cây còi cọc, chậm lớn cần phải bổ sung Mg cho môi trường đất.
Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh là thành phần của các axit amin tạo mùi thơm, protein, vitamin B8, B1… có ý nghĩa quyết định rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nông sản và tăng mùi thơm cho các loại cây như café, cây ăn quả, đậu phộng…
Silic (S): Si linh khi cung cấp cho cây sẽ giúp cho mạch của cây được bó lại, giúp cây cứng cáp hơn, chống đổ ngã, cây đứng thẳng giúp tăng diện tích quang hợp cho cây trồng, giúp cây chống chịu khô hạn được tốt hơn, giảm tích lũy các chất độc do kim loại nặng gây ra, hấp thụ chất dinh dưỡng, chống chịu lại đất nhiễm mặn, ngộ độc hữu cơ. Đặc biệt đối với những sản phẩm như lúa gạo phân bón trung vi lượng giúp cho năng suất được cao hơn.
Phân bón trung vi lượng mang lại hiệu quả sử dụng là vậy tuy nhiên để phát huy chúng các bạn cần phải lựa chọn được những sản phẩm chất lượng. Funo là đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm phân bón chất lượng cung cấp các chất hữu cơ, NPK, phức hợp, vi lượng, bảo vệ thực vật cho cây trồng chúng tôi cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phân bón lá vi lượng có chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ các thành phần mà phân bón trung vi lượng mang lại.
Khách hàng khi đến với Funo sẽ được các nhân viên bán hàng tư vấn chi tiết về tính chất của phân bón trung vi lượng, hiệu quả và cách sử dụng chúng giúp suốt cây trồng trong suốt quá trình trồng trọt được khỏe mạnh, mang lại năng suất cao.
Phân Vi Lượng Là Gì? Vai Trò Của Phân Vi Lượng
Phân vi lượng là loại phân bón cũng có vai trò rất quan trọng cho cây trồng. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mặc dù chỉ cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây nhưng cũng góp phần vào sự sinh trưởng, phát triển của cây được ổn định hơn. Và phân vi lượng có những vai trò thế nào khi được sử dụng đúng. Bài viết sau phân bón Huy Long sẽ giải đáp cho các bạn.
Khái niệm cơ bản về phân vi lượngPhân vi lượng được hiểu đơn giản là loại phân có chứa một hoặc nhiều nguyên tố vi lượng. Trên thực tế người ta thường hỗn hợp các chất này lại với nhau. Có thể pha thêm nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm hay chất kích thích sinh trưởng cần thiết. Thành phần như sắt, đồng, kẽm, bo là những chất không thể thiếu cho cây phát triển tốt. Mặc dù cây trồng không cần quá nhiều các chất này nhưng thiếu hoặc thừa đều có ảnh hưởng.
Vai trò của một số loại phân vi lượngCần phải chú ý khi trồng cây trong môi trường đất có độ pH cao, dư lượng lân nhiều, các chất hữu cơ trong đất thấp. Có thể sử dụng phân chuồng, phân vi lượng sắt để cung cấp cho đất, cho cây.
Vi lượng kẽm (Zn)Kẽm là một nguyên tố có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Với vai trò thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở cây. Ngoài ra giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu, hấp thụ đạm, lân. Thiếu kẽm lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh nhưng gân vẫn còn xanh. Lá non thường bị xoắn, bị biến dạng và chuyển sang trắng dần.
Nguyên nhân thường là do việc bón phân không hợp lý. Nhà nông cần nắm bắt tình hình của cây mà sử dụng phân phù hợp. Việc lạm dụng một loại phân nào đó sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây, môi trường.
Vi lượng Mangan (Mn)Mangan đóng vai trò vào việc giúp hạt nảy mầm nhanh chóng, rễ phát triển ổn định và chắc, tăng khả năng ra hoa, kết trái. Vấn đề thiếu mangan cần được lưu ý ở môi trường đất kiềm, đất chua, đất úng nước, nhiệt độ thấp. Khi phát hiện ở gân lá dần chuyển sang vàng, lá cũng bị nhạt đi và có các đốm vàng thì nên sử dụng phân có chứa vi lượng mangan để bổ sung cho cây kịp thời.
Vi lượng Molypden (Mo)Molypden góp phần thúc đẩy quá trình sử dụng đạm của cây, quá trình chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ mà cây hấp thụ được, giúp ích cho vi khuẩn cố định đạm nốt sần cây họ đậu. Khi thiếu Mo thì lá màu xanh nhạt, dần vàng đến cam, có đốm đen bề mặt lá, mặt dưới tiết ra nhựa. Hiện tượng thiếu Mo thường với môi trường đất chua. Có thể sử dụng phân hữu cơ để cải thiện.
Hiện nay Huy Long có cung cấp sản phẩm phân trùn quế đang là loại phân bón hữu cơ được ưa chuộng trên thị trường. Ngoài việc sử dụng phân vi lượng bón cho cây cũng nên kết hợp các loại phân khác. Mục đích là để trung hòa chúng với nhau, không xảy ra tình trạng thiếu hay thừa. Khi thiếu thì cây phát triển kém, năng suất thấp, thiệt hại về kinh tế. Khi thừa vi lượng có thể tích trữ kim loại lại trong nông sản sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác dư lượng phân sẽ làm hại môi trường, đặc biệt là đất và nước.
Cách bón phân vi lượngCó ba cách là bón thẳng vào đất, ngâm hạt, củ vào dung dịch phân vi lượng trước khi gieo, phun trực tiếp lên cây. Tùy vào tình trạng mỗi loại cây khác nhau mà có cách sử dụng riêng. Thông thường nhà nông thường sử dụng phun trực tiếp lên lá để cây có thể hấp thụ nhanh chóng nhất.
Sử dụng lượng phân hợp lý, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ không đem lại được giá trị mà còn có thể gây hại đến cây trồng, môi trường xung quanh. Không chỉ riêng loại phân vi lượng mà bất kể loại phân nào cũng cần ý thức.
Dấu hiệu nhận biết thiếu vi lượng ở một số cây phổ biếnBiểu hiện dễ thấy nhất khi thiếu vi lượng ở các loại cây trồng là ở lá. Thường xuyên theo dõi cây trồng để phát hiện nhanh chóng và xử lý không để quá muộn. Một vài ví dụ bạn có thể tham khảo sau đây:
Cây lúa: thiếu đồng dẫn tới bệnh trắng và sơ lá lúa.
Cây ăn quả: thiếu đồng sẽ gặp tình trạng khô ngọn lá, héo chồi.
Cà phê: thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Cây dứa: thiếu magie sẽ gây bệnh luộc lá dứa. Cần phải cân bằng lượng phân kali khi bón, không sử dụng dư thừa.
Bài 4: Trung Lượng Canxi Và Vai Trò Dinh Dưỡng Đối Với Cây Trồng
CALCIUM
Ký hiệu: Ca
Phương pháp phân tích: TCVN1078:1999
Canxi là kim loại màu xám bạc, mềm được điều chế bằng phương pháp điện phân từ fluorua canxi. Nó cháy với ngọn lửa vàng – đỏ và tạo thành một lớp nitrua che phủ có màu trắng khi để ngoài không khí. Nó có phản ứng với nước tạo ra hidro và hidroxit canxi.
Canxi hay Calcium (gọi tắt là Ca) là nguyên tố có hóa trị 2, nên thường được viết là Ca+2. Từ lâu, Ca được xếp vào nhóm dinh dưỡng trung lượng cùng với lưu huỳnh (S) và magie (Mg) nhưng vai trò của nó đối với cây thì không phải ai cũng hiểu được tường tận.
Vai trò của canxi Cây hút canxi vào dưới dạng Ca+2. Theo các tài liệu thì Ca đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây. Vì vậy, với cây ăn quả, bón Ca làm cho quả có lượng đường cao hơn, ngọt hơn. Các cây họ đậu như: lạc, đậu tương, đậu ván… thì Ca là chất dinh dưỡng rất quan trọng. Bởi thiếu Ca cây họ đậu sẽ bị lép hay hạt không no tròn. Vậy nên nông dân thường có câu: “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc” là thế. Khi cây hút nhiều Ca sẽ giúp hàm lượng đạm Nitrat (N03-) giảm xuống, giúp cho các vi sinh vật rễ phát triển thuận lợi, điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất của tế bào. Có thể thấy, Ca là cầu nối trung gian cho các thành phần hóa học của chất nguyên sinh và duy trì cân bằng tỷ lệ các cation và anion trong tế bào, cũng như hạn chế xâm nhập của các chất K+, Mg+2, Na+, NH4+. Ca làm giảm tính thấm nước của tế bào, nhưng lại làm tăng thoát hơi nước.
Khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của các chất như Fe, Al, Cu, và Mn…, giúp giảm độ chua trong đất. Canxi lấy từ đâu? Vỏ trái đất chứa khoảng 3,64% canxi nhưng do nguồn gốc đá mẹ, địa hình khác nhau và nhiều quá trình như mưa, bão, gió… và phương thức canh tác của con người mà hàm lượng canxi trong từng loại đất, từng vùng khác nhau. Ca trong đất mất đi bằng nhiều con đường, nên sau 1 – 2 vụ trồng trọt, hàm lượng Ca giảm xuống rất rõ, nên phải cung cấp Ca cho cây. Ngoài ra, can xi hiện hữu trong đá vôi nguyên chất chứa 54,7 – 56% CaO; đá vôi lẫn Dolomít chứa 42,4 – 54,7% CaO; đá vôi Dolomit hóa chứa 31,6 -42,4% CaO; thạch cao (Gypsum) chứa 56% CaO; vỏ ốc, sò, san hô chứa 40% CaO; phân superphosphat chứa 12 – 14% Ca; phân lân nung chảy chứa 28 – 30% CaO…
Cây thiếu canxi biểu hiện thế nào?
Khi thiếu Ca, triệu chứng biểu hiện trên cây cho ta thấy là đầu chóp lá và hai bên mép lá chuyển sang màu bạc trắng, sau đó hóa đen rồi uốn cong và xoắn lại. Cấu trúc của tế bào bị hại, lá non, đọt non bị ảnh hưởng trước, tiếp đến là hệ rễ làm ảnh hưởng đến khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây. Ở thân cây thường xuất hiện rễ phụ, lông hút, rễ sinh trưởng chậm. Khi thiếu Ca nặng, hoa quả bị thối từng mảng, còn thừa Ca chưa thấy biểu hiện rõ các triệu chứng ra bên ngoài. Ca có tác động tương hỗ với một số ion nên làm giảm tỷ lệ hút các ion đó. Ví dụ, làm hạn chế hút đạm dạng NH4+ nên giảm tác hại do thừa N gây ra, giảm bớt lượng Na+ cũng giảm tác hại của chất này đối với cây.
Nếu không phải là đất phèn thì chỉ cần sử dụng 300 – 400 kg phân dạng này/ha là thỏa mãn đủ lượng Ca tốt nhất cho cây. Nếu bón thừa Ca, trước hết Ca hoạt động ở quanh vùng rễ để khử độc cho cây tốt nên phần lợi vẫn ưu thế hơn. Tuy vậy để sử dụng mặt lợi này của Ca, thường ta bón liều lượng Ca cao vào lúc làm đất trước khi gieo cấy 1 – 2 tuần sẽ có lợi nhiều hơn. Đất nào phải bón canxi? Nói chung đất có độ pH thấp hơn 6,5 đều cần bón Ca. Như vậy, đất nông nghiệp của nước ta vùng nào cũng cần bón Ca nên cần ưu tiên bón cho đất có pH dưới 5,5 đó là đất xám và đất phèn.
Về liều lượng thì tùy thuộc vào mức độ chua nhiều hay ít để phân bổ lượng Ca cho phù hợp. Ca có hai chức năng chính khi được bón vào đất:
– Thứ nhất giúp khử độc để nâng pH của đất lên.
– Thứ hai, cung cấp Ca cho cây hút, khi pH đã được cải thiện, chất độc giảm, bộ rễ có điều kiện phát triển thì khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ được tăng cường, giúp cho cây thêm khỏe mạnh.
Vì vậy, tùy theo môi trường đất mà quyết định bón nhiều hay ít phân có chứa Ca. Nhưng mức tối thiểu cũng cần bón khoảng 500 kg/ha như vôi nung (CaO) thì mới đủ đáp ứng cho hai chức năng của Ca bón vào.
Nguyên liệu nào bón cho đất sẽ cung cấp Ca tốt nhất?
Trong các nguyên liệu có chứa Ca kể trên, nếu dùng đá vôi hay vỏ sò, vỏ ốc, san hô … cần phải nung kỹ, tạo thành CaO mới bón. Các dạng vật liệu như Dolomit, thạch cao thì có thể bón trực tiếp được nhưng thường bón như dạng bón lót. Còn super phosphate hay phân lân nung chảy thì dùng dễ dàng, nhưng phần lớn cũng để bón lót hoặc bón thúc, đặc biệt là trên đất phèn.
Đá vôi được nung thành vôi
Các dạng canxi
– Đá vôi nguyên chất 54,7 – 56,1% CaO
– Đá vôi lẫn dolomit 42,4 – 54,7% CaO
– Đá vôi dolomit hóa 31,6 – 42,4% CaO
– Thạch cao 56% CaO
– Vỏ sò, ốc, san hô 40% CaO
– Superphosphate 18 – 21% Ca
– Triple Superphosphate 12 – 14% Ca
Đơn vị tính hàm lượng canxi là %Ca, %Cao, %CaCO3
Canxi trong đất:
* Hàm lượng Canxi trong đất:
– Nồng độ Canxi của bề mặt đất là 3,64% và thay đổi tùy theo loại đất.
– Canxi trong đất tồn tại dưới dạng các khoáng nguyên sinh.
– Canxi trong đất có thể mất đi do thoát thủy, VSV hấp thụ, hấp thu xung quanh các phần tử sét, tái kết tủa dưới dạng Ca thứ sinh.
* Tác dụng của canxi:
– Giảm độ chua trong đất, giảm sự gây độc của Mn, Fe, Cu, Al (nếu hàm lượng cao).
– Rất cần thiết đối với vi khuẩn cố định đạm.
– Tỉ số Ca/tổng số cation từ 0,1 – 0,15 thích hợp cho sự phát triển của rễ cây bông.
Vai trò của canxi
Canxi trong cây:
* Hàm lượng Canxi trong cây:
– Cây hấp thụ Canxi trong đất dưới dạng Ca2+.
– Nồng độ Ca cho nhu cầu của cây trồng từ 0,1% – 5,0% của trọng lượng chất khô.
– Canxi trong rễ thường cao hơn lượng cây cần hút.
– Cây hút Ca2+ được bởi các đầu rễ non.
* Tác dụng của canxi:
– Kích thích rễ và lá cây phát triển.
– Hình thành các hợp chất cấu thành màng tế bào, làm cây trở nên cứng cáp.
– Giúp làm giảm hàm lượng đạm Nitrat trong cây.
– Tăng cường hoạt tính của một số hệ thống men trong cây.
– Trung hòa các axit hữu cơ trong cây
– Rất cần thiết cho sự phát triển của hạt đậu.
– Tăng cường sự phát triển của bộ rễ, kích thích hoạt động của VSV, hút các nguyên tố dinh dưỡng khác.
– Điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất và sinh lý của tế bào.
– Cầu nối trung gian giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh
– Duy trì cân bằng cation – anion trong tế bào.
– Hạn chế sự xâm nhập của cation K+, Mg2+, Na+, NH4+ vào tế bào, là yếu tố chống độc cho cây.
– Làm giảm tính thấm nước cuả màng tế bào, tính hút nước của cây mà lại tăng sự thoát hơi nước.
Sự thiếu canxi đối với cây trồng
– Tế bào bị hủy hoại, rễ, lá, và các phần khác của cây đều bị thối và chết.
– Hiện ra trước tiên là đầu lá và mép lá bị hóa trắng sau hóa đen rồi phiến lá bị uốn cong và xoắn lại, cấu trúc của màng sinh chất và màng các bào quan bị hư hại canxi
– Thể hiện ra trong các mô non đang phân chia và hệ rễ bị hư hại.
– Tế bào đang phân chia không hình thành được vách tế bào mới.
– Xuất hiện các tế bào nhiều nhân đặc trưng đối với mô nhân sinh thiếu canxi.
– Tăng sự xuất hiện rễ phụ và lông hút, rễ sinh trưởng chậm
Vai trò của vôi (CaCO3) trong quá trình cải tạo đất
Các phản ứng vôi trong đất:
* Phản ứng của vôi với nhóm acid carboxylic trong chất hữu cơ.
RCOO]
2R – COOH + CaCO3 = Ca2+ + H2O + CO2
RCOO]
– Nếu đất ít chua, bicarbonate có thể tạo thành sau khi bón vôi
RCOO]
2R – COOH + CaCO3 = Ca2+ + 2H2CO3 + Ca2+
RCOO]
* Phản ứng với Al3+ trên khoáng sét, làm giảm độ độc của nhóm
2Al3+ -Keo đất + 3CaCO3 = 2Al(OH)3 + 3Ca2+ -Keo đất + 3H2O + 3CO2
* Trung hòa độ chua của đất
[KĐ]-2H + CaCO3 = [KĐ]-Ca + H2O + CO2
H2CO3 + CaCO3 = Ca(HCO3)2
* Khử được tác hại của đất mặn
[KĐ]-2Na + CaSO4 = [KĐ)-Ca + Na2SO4
Rửa trôi
Biện pháp bón vôi:
– Bón vôi thường hiệu quả cao nhất đối với dất chua và đất bạc màu.
– Ngoài tác dụng cải tạo hoá tính, lí tính của đất, tạo độ chua thích hợp cho sự phát triển bình thường của cây trồng và vi sinh vật có ích đồng thời còn bảo đảm cung cấp cho cây trồng một nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết.
Chu kỳ bón vôi
– Đất chua mặn, đất phèn bón 45 – 60 tạ/ha sang vụ 2 đã hết hiệu lực.
– Đất bạc màu bón 5,6 – 23 tạ/ha cũng chi bội thu được vụ 3.
– Đất phù sa cổ bón 12,5 – 50 tạ/ha hiệu lực còn đến vụ thứ 4.
Sưu tầm và biên tập ks Lê Minh Giang
Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Các Chất Trung Vi Lượng Có Trong Phân Đầu Trâu (Bài 1) trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!