Xu Hướng 3/2023 # Trung, Vi Lượng Ảnh Hưởng Đến Hương Vị Cà Phê Tây Nguyên? # Top 7 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trung, Vi Lượng Ảnh Hưởng Đến Hương Vị Cà Phê Tây Nguyên? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Trung, Vi Lượng Ảnh Hưởng Đến Hương Vị Cà Phê Tây Nguyên? được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cà phê Tây Nguyên chiếm 90% tổng sản lượng cà phê cả nước, từ lâu đã được thế giới biết đến là sản phẩm có chất lượng cao, đang có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu cà phê thứ nhì thế giới.

Tuy nhiên, các bất cập về cung cấp dinh dưỡng đã làm cho cây cà phê dần suy thoái năng suất và giảm chất lượng sản phẩm. Vậy đâu là giải pháp?  

Hậu quả của canh tác mất cân đối

Trong một thời gian dài khi canh tác cây cà phê, hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng suất cao nhất chứ ít ai quan tâm đến sự bền vững của môi trường sinh thái dẫn đến nhiều vùng đất trở nên cằn cỗi.

Việc canh tác thiếu bền vững, bón phân thiếu cân đối, không những dẫn đến hệ sinh vật có lợi cho đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu chất trung, vi lượng cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây cà phê. Các triệu chứng này đều thể hiện trên lá, như lá non  bị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thân cà phê ngắn lại, lá chuyển vàng bị mất màu xanh hay bị cháy, rụng quả hàng loạt, quả hạt lép, hương vị cà phê không còn như khi đất mới trồng.

Để khắc phục sự thiếu các chất trung, vi lượng, đối với cây cà phê Tây Nguyên, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã nhiều năm nay cung ứng cho thị trường các mác phân đa yếu tố chuyên dụng cà phê nổi tiếng với giá rẻ, chất lượng tốt, nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối 19 yếu tố dinh dưỡng trong đó ngoài các yếu tố đa lượng (NPK) còn chứa nhiều các yếu tố đa lượng như Canxi, Magie, Silic, Lưu huỳnh và các chất vi lượng như Bo, Mo, Zn, Cu… nhằm giúp cây cân đối giữa các chất dinh dưỡng ổn định năng suất.

Đặc biệt trong đó vi chất Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa tăng cường sức sống thụ phấn, tăng tỉ lệ đậu qiuả giúp giảm rụng hoa và trái non.  

Dinh dưỡng cho cây cà phê

Lân Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như Vôi (canxi), Manhe, Silic, Đồng, Bo, Mangan, Kẽm, Molipđen, Coban… Lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 – 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau.

Ông Lê Ngọc Báu, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhận xét: “Viện đã khuyến cáo nông dân dùng phân lân Văn Điển từ hàng chục năm nay. Đất Tây Nguyên là đất đồi, chua, bón phân Văn Điển phù hợp vì phân có canxi (mang tính kiềm), góp phần cải tạo đất. Ngoài ra trong phân còn có các chất vi lượng rất cần thiết do cà phê có năng suất cao, 1 năm 1ha thu 25 – 30 tấn quả nên vi lượng dễ bị thiếu hụt. Đối với nông nghiệp năng suất cao nhiều khi vi lượng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất”.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, giúp cây cà phê hạn chế các loại sâu bệnh như rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bênh gỉ sắt, đốm mắt cua. Nguyên nhân là phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò của các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết.

Các chất trung lượng như Lưu huỳnh, Manhe, Canxi rất cần thiết cho cây cà phê nhất là trong mùa khô, giúp cho hoa nở tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Nếu thiếu lưu huỳnh, lá non, mỏng giòn chuyển vàng; Thiếu Manhe, Canxi cây yếu dễ gẫy cành, rụng quả; Thiếu vi lượng cây cằn cỗi, lá non nhàu hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp.

Các nguyên tố vi lượng còn giúp cà phê tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Đồng thuận với những cơ sở khoa học trên ông Võ Văn Hoàng, thôn 3, xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tâm sự: “Gia đình có 4ha cà phê. Bón phân NPK Văn Điển cây cà phê xanh tốt, tán đẹp, lá to bóng, hạn chế số lần phun thuốc, vỏ quả sáng bóng, lúc chín vỏ quả đỏ tươi, hạt đều, ít nhân lép, năng suất và chất lượng cà phê tốt hơn”.

Từ hiệu quả của phân bón Văn Điển bón cho cây cà phê, trong những năm qua Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp trong nước làm ra dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Tây Nguyên. Dòng sản phẩm gồm 4 loại phân bón: Phân đa yếu tố: 10.12.5; phân đa yếu tố: 12.8.12; Phân đa yếu tố: 12.12.12; Phân đa yếu tố: 16.6.16. Bốn loại phân bón trên có thành phần dinh dưỡng từ: 60 – 75%. Trong đó, các chất trung lượng và vi lượng từ 22 – 42%.  

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê kinh doanh

Để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 4 đợt bón:

Đợt 1: Bón vào tháng 1 tháng 2. Bón thúc ra hoa, dùng NPK: 10.12.5, lượng bón 0.5 – 0.7kg/cây.

Đợt 2: Bón tháng 3 tháng 4. Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK: 12.12.12, lượng bón 0.7 – 0.9kg/cây.

Đợt 3: Bón tháng 6 tháng 7: Bón thúc quả lớn, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK: 12.8.12, lượng bón 0.7 – 0.9kg/cây.

Đợt 4: Bón tháng 8 tháng 9, bón thúc quả lớn và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau.

Sử dụng NPK: 16.6.16, lượng bón 0.6 đến 0.7kg/cây. Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 – 40cm, rộng 15 – 20cm, sâu 5 – 6cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 15 độ thì bón phân theo hố giữ màu.

                                                                      Nguồn:nongnghiep.vn         MAI QUANG VINH – LÊ THU

Các Nguyên Tố Vi Lượng Ảnh Đến Sự Phát Triển Của Cây Lan

Các loại bệnh xâm nhiễm, bệnh phi xâm nhiễm và các loại sâu hại đều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan. Bệnh phi xâm nhiễm là một loại bệnh sinh lý, nguyền nhân gây bệnh là do những nhân tố ngoại cảnh và dinh dưỡng vượt quá biên độ thích ứng của cây.

Sau đây là một số loại bệnh phi xâm nhiễm của cây lan thường gặp:

I. Bệnh do thiếu và thừa đạm:

Triệu chứng:

Thiểu đạm: Lá lan dang xanh tốt tự nhiên chuyển sang màu vàng và rơi rụng hoặc lá có màu xanh vàng nõn trông rất yếu ớt. Cây sinh trưởng và phát triển chậm, rễ mọc ra ngoài nhiều.

Thừa đạm: Giai đoạn đầu, cây sinh trưởng mạnh, cây lá sẽ cao, lớn, nhưng thể chất cây yếu, sức đề kháng với ngoại cảnh yếu, dễ bị sâu bệnh, khó ra hoa.

Nguyền nhân: Do chế độ phân bón cho cây không chuẩn mức, gây thiếu hoặc thừa đạm trong quá trình sính trưởng, phát triển của cây.

Biện pháp phòng trị: Bón cho cầy theo đúng loại phân, liều lượng bón và định kỳ hóa cho các giai doạn tuổi của cây như trình bày ở phần chế độ phân bón.

Khi phát hiện cây bị bệnh do thiếu đạm thì phải tảng lượng đạm trong phân bón, để đáp ứng nhu cầu đạm cho cây. Phục hồi sinh trưởng, phát triển bình thường.

Khi thấy triệu chứng thừa đạm thì cần phải giảm lượng tưới bón đạm và tăng cường bón thêm lân cho cây, giúp cho cây khỏe, có sức đề kháng cao, tạo cho cây phục hồi trở lại và ra hoa tốt.

II. Bệnh do thiếu và thừa lân:

Triệu chứng: Thiếu lân:

Cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng với ngoại cảnh kém. Lá chuyển sang màu xanh thẫm và pha màu tím hoa cà, bản hẹp. Rễ chậm phát triển, ít mầm nước. Chậm ra hoa, khi ra, cành hoa nhỏ, ngắn, hoa nhỏ, ít, mau tàn. Khả năng đậu quá ít, hạt lép nhiều.

Thừa lân:

Lá cứng và ngắn, cây sinh trưởng và phát triển không cân đối. Cây ra hoa sớm trong khi cây phát triển chưa hoàn thiện.

Nguyên nhân: Do chế độ phân bón hàng ngày không đáp ứng yêu cầu về lân, hõặc bón quá nhiều lân cho cây, làm mất trạng thái cân bằng sinh lý của cây.

Biện pháp phòng trị:

Thường xuyên bồn phân hỗn hợp cho cây theo tỷ lệ đúng cho từng giai đoạn tuổi như đã trình bày ở trên. Khi phát hiện thấy triệu chứng thiếu hoặc thừa lân phải tăng hoặc giảm lượng bón tạo cho cây sống trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để cây phục hồi sinh trưởng và phát triển bình thường.

III. Bệnh đo thiếu kali:

Triệu chứng: Lá của cây lan đang bình thường sau một thời gian bị xoắn lại, các chồi non không táng trưởng được, lụi dần và có thể chết. Cây lớn chậm, không ra hoa hoặc ra hoa thì hoa nhỏ, màu sắc hoa không bình thường. Nguyên nhân: Do chế độ phân bón không đúng kỹ thuật dẫn đến cây bị thiếu kali. Biện pháp phòng trị: Tăng cường lượng kali trong phân bón cho cây để cùng phục hồi sinh trưởng và phát triển bình thường. Trong quá trình nuôi trồng phải tuân theo chế độ phân bón N, p, K theo từng giai đoạn tưới của cây để đáp ứng yêu cầu kali cho cây.

IV. Bệnh thiếu canxi (Ca):

Triệu chứng: Rễ bị cụt, không phát triển, dĩnh, ngọn chậm tăng trưởng, tạo nên cây ngắn, các lá mọc chụm lại ỗ ngọn.

Nguyên nhân: Do tưới phân không có canxi. Canxi bị hòa tan trong phân tưới ở dạng quá axit gây cho canxi không hòa tan được. Biện pháp phòng trị: Dùng CaCl2 với 60g hòa 20 lít nước tưới trong 3 tuần, mỗi tuần 1 lần hoặc dùng Ca(N03)2 30 ngày tưới một lần.

V. Bệnh thiếu Magiê (Mg):

Triệu chứng: Các sóng lá xanh thẫm, các lá già chuyển màu vàng nhạt. Cây mất cân đối: rễ quá lớn, phát triển quá tốt còn thân, lá nhỏ ít phát triển. Nguyên nhân: Do chế độ phân bón thiếu Mg. Biện pháp phòng trị: Dùng phân hỗn hợp đặc chế cho lan có Mg. Hoặc dùng Mg dưới dạng MgS04 lẫn trong phân N, p, K để tưới hoặc hòa tan trong nước với liều lượng 20g trong 20 lít nước để tưới.

VI. Bệnh thiếu sắt (Fe):

Triệu chứng: Lá bản hẹp, nhỏ, cứng có màu vàng và cằn cỗi.

Nguyên nhân: Do Fe ở dạng cây không hấp thụ được.

VD: pH > 7 làm sắt không hòa tan được. Phân ở dạng axit Fe hòa tan quá nhiều gây hại cây. Tưới nước chứa nhiều Ca(HC02)2–

Biện pháp phòng trị: Dùng FeS04 nồng độ 1% tưới định kỳ 15 ngày một lần cho cây.

VII. Bệnh thiếu Manggan (Mn):

Triệu chứng: Ở lá già xuất hiện những chấm vàng nâu hoặc chuyển sang màu vàng, vàng nhạt.

Nguyền nhân: Trong phân bón thiếu Mn.

Biện pháp phòng trị: Tưới phân có MnS04 nồng độ 1/1000. Định kỳ tưới 15 ngày một lần.

VIII. Bệnh thiếu Bo:

Triệu chứng:

Giống triệu chứng đó nấm và vi khuẩn. Đọt non thưừng bị thối, một cây bị thối, đọt khô. Thân hay lá bị nứt, lá bị uốn quằn. Rễ chậm phát triển. Cây bị còi.

Nguyên nhân: Trong phân bón thiếu Bo.

Biện pháp phòng trị: Hòa tan Bo pha nồng độ 1/1000, định kỳ 15 ngày tưới một lần.

VIII. Môi trường sống thay đổi:

Đối với cây lan được nuôi trồng, mỗi yếu tố của môi trường thay đổi thường dẫn đến một triệu chứng . gây bệnh có hại cho cây. Sau đây là một số nguyên nhân và triệu chứng thường gặp:

Thiếu ánh sáng:Triệu chứng: Lá của cây lan chuyển sang màu xanh đậm, mềm yếu, thân của cây mềm và vươn dài trông rất yếu ớt. Hoa của cây lan bị rụng sớm hơn bình thường.

Nhiệt độ cao: Triệu chứng: Lá của cây lan chuyển sang màu vàng, cây tăng trưởng chậm, sức sông của cây kém, cây không trổ được hoa hoặc khi trổ hoa thì hoa chóng tàn, rụng sớm hơn bình thường.

Độ ẩm cao:Triệu chứng: Lá của cây lan bị những đốm màu hồng hoặc màu nâu, cánh trắng của hoa bị lấm chấm den làm cho hoa bị xấu đi, mất vẻ đẹp tự nhiên của hoa.

Thiếu nước:Triệu chứng: Lá của cây lan bị nhăn lại, thân cây bị teo, rễ nhỏ đi và dài ra, cây sinh trưởng và phát triển kém.

Thừa nước: Triệu chứng: Cây lan bị úng nước, rễ của cây bị thối, tiếp theo là lá, thân bị thối, lá, ngọn bị thối làm cho cây chết.

Không khí bị ô nhiễm (do các khí thải công nghiệp và xe cộ): Triệu chứng: Hoa lan mới ra nụ chưa kịp nồ-đã bị héo, hoặc vừa nở bị tàn ngay.

Biện pháp phòng trừ:

Chọn vườn nuôi trồng hoa lan xa với các cơ sở công nghiệp xả nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường, xa với các trục lộ giao thông, xe cộ đi lại nhiều.

Làm hàng rào xanh bằng cách trồng các loài cây ngàn chắn vườn với các đường giao thông.

Ở vị trí thông gió, thoáng mát, nhiệt độ điều hòa.

Làm giàn cho phù hợp với từng giống lan khác nhau trên cơ sở những yêu cầu về ánh sáng của các giống đó.

Ví dụ: + Phalaenopsis, Paphiopedìlum, yêu cầu ánh sáng 30%. + Cymbidium, Rhynthotylis, Doritis, Miltoma yêu cầu ánh sáng 40%. + Cattleya, Laelia, Brassia, Oncidium, Caelogyne, Bulbophyllum yêu cầu ánh sáng 50%. + Dendrobium thân thẳng, Vanda lá dẹp, Vaseostylis yêu cầu ánh sáng 60%. + Làm giàn che mưa thời kỳ mưa nhiều và tưới nước đủ ấm cho cây. Tránh tưới quá nhiều làm ẩm ướt thường xuyên vườn lan gây úng nước cho lan.

Bón phân định kỳ từ 7 đến 10 ngày một lần, bón cân đối các nguyên tố vi lượng, chú ý nhu cầu phân bón của từng loại và đặc điểm mùa ngủ của một số loại lan.

Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng Đến Hoa Lan Đai Châu

Thí nghiệm : Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng,

phát triển của hoa lan Đai Châu.

– Thí nghiệm gồm 3 công thức che sáng: CT1: Che 3 lớp lưới (10.000-13.000 lux) CT2: Che 2 lớp lưới (1 3.000-16.000 lux) CT3: Che 1 lớp lưới (1 6.000-19.000 lux) – Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi, trồng trên chậu thang gỗ trong nhà lưới đơn giản. – Ánh sáng được điều khiển bằng hệ thống lưới đen che giảm nhiều lớp. Theo dõi bằng máy đo ánh sáng cầm tay. – Thời gian che sáng từ tháng 6 đến tháng 8/2012. Thời gian theo dõi: Tháng 4/2012 – 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Kết quả nghiên cứu: 

Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng,

 phát triển của hoa lan Đai Châu.

1. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng của cây 

hoa lan Đai Châu.

Ánh sáng có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan nói chung. Với hoa lan Đai Châu nói riêng. Vì vậy nghiên cứu chế độ che sáng cho cây. Đặc biệt trong vụ hè ở điều kiện miền Bắc Việt Nam là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức che giảm ánh sáng trong vụ hè đến sinh trưởng của 

hoa lan Đai Châu

 được thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến sinh trưởng của cây hoa lan Đai Châu. (Năm 2012, tại Gia Lâm – Hà Nội)

     Trong cùng thời gian chiếu sáng (tháng 6 đến tháng 8). Các mức che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của hoa lan Đai Châu. Ở mức che 2 lớp lưới (tương ứng với cường độ ánh sáng 1 3.000-1 6.000lux) cho các chỉ tiêu về sinh trưởng cao nhất. Thể hiện ở số lá (7,5 lá), chiều dài lá (26,4cm), số rễ (6,5 rễ) chiều dài rễ (44,5cm), mức ý nghĩa LSD

0,05

.

Các chỉ tiêu về chiều rộng lá và đường kính rễ giữa các công thức không có sự khác biệt.

2. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến khả năng ra hoa và chất 

lượng hoa của cây 

hoa lan Đai Châu

     Kết quả theo dõi các mức che giảm ánh sáng khác nhau đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa lan Đai Châu thể hiện qua bảng 2.      Kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ ra mầm hoa cao nhất (59%) ở CT2. Mức che 2 lớp lưới (cường độ ánh sáng 1 3.000-16.000lux), tiếp đến là CT3, che 1 lớp lưới (cường độ ánh sáng 1 6.000-19.000lux) đạt 50%. Tỷ lệ ra mầm hoa ở mức che 3 lớp lưới (tương ứng với cường độ ánh sáng 10.000-13.000lux) đạt thấp nhất 40%. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa như chiều dài cành (18cm), số hoa trên cành (30,0 hoa) cũng đạt giá trị cao nhất ở CT2 (che 2 lớp lưới, cường độ ánh sáng 13.000 16.000lux) với mức ý nghĩa LSD0,05. Đường kính cành hoa. Đường kính hoa giữa các công thức không có sự khác biệt. Độ bền hoa ở CT2 (che 2 lớp lưới) cao nhất đạt 25 ngày, trong khi công thức 1 là 24 ngày, công thức 3 chỉ 22 ngày.

Bảng 2. Ảnh hưởng của các công thức che sáng đến chất lượng hoa lan Đai Châu

(Tháng 11/201 2-2/201 3, tại Gia Lâm – Hà Nội)

     Như vậy, các mức che sáng khác nhau trong mùa hè có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng hoa lan Đai Châu. Với CT2 (che 2 lớp lưới với cường độ ánh sáng trong khoảng 1 3.000-16.000lux) là phù hợp nhất.

Trích luận án tiến sĩ Nông nghiệp – Đinh Thị Dinh 

Phân Lân Nung Chảy Văn Điển Cho Cây Cà Phê Tây Nguyên

Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (PHKCL = 4,0 – 4,7).

I. Đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cà phê

Các nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trên đất Tây Nguyên cho thấy cây cà phê cần những yếu tố dinh dưỡng chính là Đạm (N); Lân (P2O5) và Kali (K2O), ngoài ra cây cà phê được trồng trên vùng đất Tây Nguyên rất cần bổ sung thêm các chất trung lượng và vi lượng khác để cho năng suất ổn định và chất lượng tốt nhất, cụ thể như:

+ Nhu cầu về canxi (Ca) và magiê (Mg): Cây cà phê rất cần canxi, canxi có thành phần dinh dưỡng khá cao ở các bộ phận của cây, canxi giúp cho cây điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng tổng hợp chất khô, lượng canxi cây cà phê lấy đi từ đất thường nhiều gấp 3 lần lượng lân. Đối với đất Tây Nguyên thiếu can xi cho nên với mức bón từ 600 – 700kg CaO/ha là vừa, giảm độ chua của đất tạo môi trường thuận lợi cho cà phê phát triển.

+ Nhu cầu magiê (Mg): Cây cà phê rất cần cho sự quang hợp, tổng hợp chất khô, đặc biệt đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh thường mang số lượng quả quá lớn, hệ số diện tích lá phục vụ cho nuôi quả không tương xứng thường thấp hơn nhu cầu nuôi quả, lúc này magiê có một vai trò quan trọng nâng cao hiệu suất quang hợp để cây đủ sức mang quả, hạn chế hữu hiệu quả rụng, trái to, nhân chắc, nâng cao sức chống chịu với thời tiết ở Tây Nguyên mức bón magiê thích hợp cho cây cà phê từ 80 – 100kg/ha.

+ Nhu cầu lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh cũng là thành phần quan trọng của cây, trong lá cà phê thành phần lưu huỳnh còn cao hơn cả lân, thiếu lưu huỳnh sẽ gây bệnh bạc lá, giảm năng suất chất lượng, lượng lưu huỳnh cà phê hấp thu thấp hơn nhiều so với các chất trung lượng khác nhưng cũng rất cần thiết không thể thiếu được.

  Đất Tây Nguyên trước đây thiếu lưu huỳnh nhưng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa hàm lượng lưu huỳnh trong tầng đất mặt ở Tây Nguyên quá cao (86ppm) có nguy cơ ngộ độc cho cà phê.

  Giải thích tình trạng trên tác giả cho rằng, nguyên nhân là do nông dân thích sử dụng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh cao NPK 16.16.8-13S theo thói quen đã có từ thời trước giải phóng và lâu ngày S tích tụ lại; bên cạnh đó hàng năm nước ta NK hàng vạn tấn đạm SA với hàm lượng 24% (S) để sản xuất NPK đồng thời sử dụng hàng triệu tấn supelân với hàm lượng 12% lưu huỳnh. Mấy thập kỷ qua nông dân đã dùng các loại phân trên gây nên tình trạng chua hóa đất và tích tụ lưu huỳnh gây ngộ độc.

+ Nhu cầu kẽm (Zn): Trên các vườn cà phê ở Tây Nguyên hiện tượng thiếu kẽm khá phổ biến (một số nơi thiếu hụt rất nghiêm trọng) ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất cà phê, cà phê cần kẽm không nhiều nhưng đây là yếu tố không thể thiếu được, đặc biệt với cà phê trong thời kỳ sản xuất. Nếu cà phê thiếu kẽm thường xuất hiện trên lá non ở đầu cành quả hay đầu ngọn thân, lá thường nhỏ có dạng lưỡi dao trích, dọc gân chính của lá hay úa vàng toàn lá.

+ Nhu cầu về Bo (B): Mô líp đen, đồng, sắt, cô ban đây là những nguyên tố dinh dưỡng cây cà phê cần không nhiều nhưng rất quan trọng trong việc hình thành các men để xúc tác tổng hợp dinh dưỡng cho quả và nhân. Nếu thiếu Bo, mô líp đen, đồng, cô ban, sắt thì làm cho lá cà phê ở ngọn, chồi hay chết, lá thường biến dạng cong queo, phần ngọn lá có thể biến dạng thành màu vàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cà phê.

II. Phân bón Văn Điển đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê

  Từ đặc điểm của đất trồng cà phê Tây Nguyên và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, phân bón Văn Điển bao gồm phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm được các nhà vườn ở Tây Nguyên sử dụng để thâm canh cây cà phê.

  Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, chất dinh dưỡng chính là lân dễ tiêu (P2O5) chiếm 16%, chất canxi khoảng 28 – 34%, chất ma giê từ 15 -18%, chất lưu huỳnh từ 2 – 4%, các chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, cô ban, đồng từ 0,1 – 0,4%…

  Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm (pH 8 – 8,5) không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi như các loại phân lân supe khác.

  Nếu cây sử dụng chưa hết thì lân Văn Điển vẫn còn nằm lại trong đất để sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân Văn Điển cung cấp cùng một lúc 11 yếu tố dinh dưỡng cho cây cà phê gồm chất đa lượng là lân, 4 chất trung lượng canxi, ma giê, lưu huỳnh, silic và 6 chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, đồng, sắt. Những yếu tố dinh dưỡng này trong đất rất thiếu hụt và cây cà phê lại rất cần cho sinh trưởng phát triển.

  Cty CP phân lân Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học đưa ra thị trường các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê ở Tây Nguyên có hàm lượng dinh dưỡng từ 60-76% bao gồm đầy đủ, đồng thời các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như NPK 10.12.5; NPK 10.5.12; 10.8.12; NPK 12.8.12; NPK 16.6.16; NPK 20.5.5; NPK 16.16.8…

* Cách sử dụng cho cây cà phê:

– Cà phê trồng mới: Phân lân Văn Điển thông thường được bón lót khi trồng mới từ 500 – 600kg/ha cùng với 10 – 15 tấn phân chuồng. Sau khi trồng bón 300 – 400kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 2 lần bón, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm bón từ 500 – 600kg/ha NPK 10.12.5 chia làm 3 lần bón trong năm.

– Cà phê kinh doanh:

Thời kỳ bón

Loại phân và liều lượng bón kg/gốc

Cách bón

Đợt 1

Tháng 1-2

+ 1kg lân Văn Điển /gốc

+ 0,4-0,6kg/gốc NPK16.16.8

Xới lật đất theo hình vành khăn quanh tán lá rộng 15-20cm, sâu 5-10cm cách gốc 50-60cm, rải đều phân rồi lấp đất kín phân.

Hoặc bón rải phân theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt, cào lá cành cà phê, tủ lại để giữ ẩm và hạn chế mất đạm do bay hơi.

Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục lên trên.

Đợt 2

Tháng 3-4

+ 0,5-0,7kg/gốc NPK 12.8.12

Đợt 3

Tháng 6

+ 0,6- 0,8kg/gốc NPK 12.8.12

Đợt 4

Tháng 8-9

+ 0,7- 0,9kg/gốc NPK 16.6.16

Lưu ý: Cây cà phê được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển do được cung cấp đồng thời đầy đủ cân đối 13 chất dinh dưỡng đa lượng: đạm, lân, kali. Các chất trung lượng là: Can xi, ma giê, lưu huỳnh, silic. Các chất vi lượng là: kẽm, bo, coban, sắt, đồng…

  Cà phê khỏe, lá xanh, sáng, bóng, lá dầy, thân vỏ nhẵn, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, cà phê ra hoa đậu trái cao, chùm quả dày, quả đồng đều chín tập trung, năng suất cao, chất lượng tốt. Sử dụng phân bón Văn Điển theo hướng dẫn bà con nông dân không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào khác nữa.

                   

                                                                                                                      Nguồn :nongnghiep.vn

                                                                                                                                  ĐẠI TỪ

Cập nhật thông tin chi tiết về Trung, Vi Lượng Ảnh Hưởng Đến Hương Vị Cà Phê Tây Nguyên? trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!