Xu Hướng 11/2023 # Trồng Ớt Cay Trên Giá Thể Trong Nhà Màng Áp Dụng Tưới Nhỏ Giọt # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trồng Ớt Cay Trên Giá Thể Trong Nhà Màng Áp Dụng Tưới Nhỏ Giọt được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vào năm 2003, kim ngạch nhập khẩu rau tươi của các nước EU đến gần 9,2 tỷ Euro/10,4 triệu tấn. Đáng chú ý là một số lượng ớt khá lớn được nhập vào EU. Nhập khẩu ớt ở các nước EU lên tới hơn 1,3 tỷ EU/865 ngàn tấn vào năm 2003. Đức là nước EU nhập khẩu nhiều ớt nhất, chiếm 34% kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2003, tiếp theo là Anh (16%), Pháp (11%) và Hà Lan (6%) (Huỳnh Thị Thúy Oanh, 2010).

Tại các quốc gia châu Á, ớt chiếm 60% tổng diện tích và 65% tổng sản lượng ớt tươi của thế giới. Trong đó, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia chiếm khoảng 87% diện tích sản xuất và 93% tổng sản lượng và 58% giá trị sản xuất ớt ở khu vực này.

Ở nước ta, ớt thường được gieo trồng vào 2 vụ chính là: Vụ đông xuân, gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 2, trồng vào tháng 1-2 và thu hoạch vào tháng 4-5. Vụ đông: gieo hạt tháng 6-7, trồng tháng 8-9, thu tháng 1-2. Ngoài ra, có thể trồng ớt trong vụ xuân hè: gieo hạt tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch vào tháng 7-8 (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996).

Mặc dù cây ớt ở nước ta trồng từ lâu đời nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị), vùng ven đô, khu vực đông dân cư (Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, Vĩnh Phúc,…). Vùng chuyên ớt đã được hình thành ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, diện tích ớt có thể mở rộng ra ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ (Trần Khắc Thi, 1985).

Theo thống kê của FAOSTAT năm 2007, tổng diện tích sản xuất ớt cay ở Việt Nam là 51 nghìn ha với sản lượng là 314 nghìn tấn. Năng suất bình quân là 6,16 tấn/ha và đem lại kim ngạch xuất khẩu 36,297 triệu đô la (Mai Hải Châu, 2010).

Trước đây, hàng năm nước ta xuất khẩu sang Liên Xô khoảng 4.500 tấn ớt bột, những năm gần đây một số công ty của Đài Loan đã ký hợp đồng mua ớt cay tươi hoặc muối chua của Việt Nam. Năm 2007, Trung Quốc, Singapores, Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu ớt chủ yếu của nước ta. Giá nhập khẩu ớt khô của nước ta tăng rất mạnh, nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc từ 1.800 – 3.280 USD/tấn, nhập sang thị trường Singapores và Ấn Độ khoảng 350 USD/tấn.

Nhà màng được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau: Kiểu nhà kính, nhà màng kiểu cổ điển, nhà màng kiểu răng cưa, kiểu mái vòm, kiểu hình ống, nhà lưới,…Tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện như: độ truyền sáng từ 85 – 90%; quy cách: độ cao cột (chiều cao từ mặt đất đến máng xối) từ 4 – 4,75m, khẩu độ mỗi gian nhà là 8m, cột cách cột (bước cột) là 4m. Với mái được lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron) và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng dày 50 mesh.

Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống ớt cay có hình thức, chất lượng phù hợp như: Ớt hiểm lai F1 207; Ớt hiểm Chánh phong 01; Ớt hiểm Chánh phong 131; ớt sừng Trung Nông; Ớt sừng Trang Nông 447.

Thành phần giá thể: Sử dụng mụn xơ dừa, phân trùn quế (1,5 N – 0,5 P 2O 5 – 0,5 K 2 O) và tro trấu với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu (tính theo thể tích).

– Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng.

– Phân trùn quế: được xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm sinh học BIMA.

Cách xử lý giá thể trồng cũng như xử lý phân trùn quế tương tự như giá thể gieo ươm cây con.

Giá thể được sử dụng là hỗn hợp mụn dừa, trùn quế và tro trấu với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu (tính theo thể tích).

Giá thể sau khi xử lý được cho vào các các túi ni lông trồng cây (túi có màu trắng, kích thước túi 40 cm x 40 cm, được đục lỗ xung quanh đáy túi (16 lỗ); 6 kg giá thể/túi).

Kiểu lắp đặt và bố trí hệ thống tưới: Trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có: Bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc, van từ và đồng hồ hẹn giờ (timer).

Sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài dây tưới là 60 cm, đường kính 4 mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống đẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính ống là phi 16. Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi túi ni lông cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên mật độ dây tưới tương đương mật độ túi ni lông.

– Cây được trồng trong túi ni lông; trồng 1 cây/túi và trồng theo hàng đôi.

– Khoảng cách trồng và mật độ trồng ớt cay:

+ Đối với ớt hiểm: Khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 50 – 60cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,4 m. Mật độ từ 18.000 – 22.000 cây/ha.

+ Đối với ớt sừng: Khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40 – 50cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,2 m. Mật độ: 19.000 – 22.000 cây/ha.

– Nưới tưới: sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6,0 – 7,0. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tuới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp.

Lượng nước tưới cho cà chua được thực hiện như sau:

– Dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Nồng độ và liều lượng các chất dinh dưỡng được sử dụng như sau:

pH cho dịch tưới là: từ 5,5 – 6,5 và EC trong dung dịch tưới từ 1,8 – 2,0 dS/m. Quá trình tưới nước cho cây nên tưới dư khoảng 10%.

– Tỉa nhánh: Nên tỉa bỏ bớt chồi nhánh ở phía dưới, để lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 10 – 15 cm tùy cây), giúp cây hạn chế phát triển chiều cao, tăng số nhánh, tăng tỉ lệ đậu trái, thu hoạch tập trung, năng suất cao.

– Cố định cây: Cây được treo cố định sau tỉa nhánh, sử dụng dây để buộc sát gốc ớt, định kỳ quấn ngọn ớt theo dây buộc.

– Làm giàn: Ớt lai F1 sinh trưởng mạnh, cần phải làm giàn giúp cây đứng vững, dễ thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch, chăm sóc dễ dàng, cây ít nhiễm bệnh. Thời gian làm giàn thích hợp khoảng 45 đến 50 ngày sau trồng.

Giàn được làm bằng cây và dây ni lông. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, cách 3m cắm 2 trụ nhỏ đỡ dây ni lông, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để đỡ nhánh không bị gãy.

– Thụ phấn: Hằng ngày, vào các buổi sáng (8 – 9 giờ) rung cây giúp cho quá trình thụ phấn tốt.

Ớt trồng trong nhà màng chủ yếu bị một số loài sâu, bệnh hại như: bọ trĩ ( Thrips palmi Karny), nhện đỏ ( Tetranychus spp.), bệnh chết cây con ( Pythium ssp, Fusarium oxysporium, Rhizoctonia solani,…). Bệnh héo xanh vi khuẩn ( Ralstonia solanacearum) và bệnh thán thư ( Colletotrichum spp.) là những bệnh gây hại rất nghiêm trọng trên ớt, tuy nhiên ở điều kiện trồng trong nhà màng được che chắn, giá thể được xử lý và sử dụng các biện pháp vệ sinh phòng ngừa khác nên 2 đối tượng này hầu như không xuất hiện, đặc biệt trong mùa mưa.

Thu hoạch trái trước khi quá chín. Thông thường từ 35 – 40 ngày sau khi đậu trái, khoảng 85 – 90 ngày sau khi trồng có thể bắt đầu thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch cách nhau từ 3 – 5 ngày tùy thời điểm. Sau khi thu hoạch đưa vào nơi thoáng mát để bảo quản, tiến hành phân loại, bỏ lá, cành nhánh hoặc trái hư không đạt tiêu chuẩn.

Quy trình trồng cay trên giá thể trong điều kiện nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt, các điều kiện sản xuất như sau:

Nhà màng được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện như: Độ truyền sáng từ 85 – 90%; quy cách: độ cao cột (chiều cao từ mặt đất đến máng xối) từ 4 – 4,75m, khẩu độ mỗi gian nhà là 8m, cột cách cột (bước cột) là 4m. Với mái được lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron) và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng dày 50 mesh.

2. Điều kiện tưới nhỏ giọt

– Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm.

– Một máy bơm thông thường động cơ điện hay dầu, xăng, có khả năng bơm nước lên độ cao 3,5 m. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở (đối với hệ thống bơm điện để tự động bơm nước vào bồn).

– Ống nhựa PVC cứng đường kính 30-40 hay 60 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16-21 hay 26 mm làm ống dẫn phụ.

– Các phụ kiện lắp ráp hệ thống ống gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống, ống van cánh bướm và keo để dán các khúc nối.

– Ống nhựa dẻo đường kính 16 mm và một trong những loại vòi phun tia li tâm, phun tia cố định, nhỏ giọt. Có thể chế đầu nhỏ giọt bằng ống và van của hệ thống truyền “nước biển” dùng trong y tế.

– Tất cả đường ống chính và phụ cần được chôn sâu 20-30 cm để kéo dài tuổi thọ của ống, đoạn cuối của ống nhánh cũng cần được che phủ tránh nắng và rêu phát triển trong ống.

– Thường xuyên giặt rửa lưới lọc nước trên bồn.

– Sau mùa tưới, mở khóa đầu các ống nhánh, xả bỏ cặn toàn bộ hệ thống.

– So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng hiện đại mang lại thực sự nhiều lợi ích: bảo vệ cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi; tiết kiệm công lao động trong các khâu: tưới nước, bón phân, làm cỏ, phun thuốc; năng suất tăng gấp 1,5 – 2 lần so với trồng truyền thống.

– Nhà màng có mái được lợp bằng màng Polymer và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng nên hạn chế được một số loại sâu bệnh hại trên cây cà chua.

– Có thể trồng cà chua trong nhiều vụ.

– Kiểm soát được các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) do đó, sản phẩm sau thu hoạch đảm bảo an toàn, đạt chất lượng.

– Chi phí đầu tư xây dựng nhà màng ban đầu lớn, để đầu tư 1.000 m 2 nhà màng cần có tối thiểu 80 triệu đồng cho mô hình nhà màng đơn giản (cột thép và dây cáp), từ 300 – 350 triệu đồng cho kiểu nhà kiên cố và tốt nhất là nhà màng có hệ thống nhà điều hành của Israel, Hà Lan: Điều khiểu tưới nước và phân bón tự động, có hệ thống làm mát giữ nhiệt độ ổn định 27-28 0 C, có hệ thống mái che 3 lớp di động, khung chịu được sức gió trên 120km/h với giá 1,2 tỷ đồng.

– Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, tuân thủ theo quy trình.

– Tưới nhỏ giọt (Drip irrigation/Strickle irrigation) là dạng tưới tiết kiệm nước hay còn gọi là vi tưới (micro irrigation). Tưới nhỏ giọt đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến gốc cây trồng liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị tưới đặc trưng tạo giọt.

– Giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm điện và hao phí lao động tạo ra sản phẩm.

– Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều quanh gốc rễ, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng, quang hợp… cho cây trồng.

– Cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới.

– Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa, giãm đến mức tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm…

– Tưới nhỏ giọt không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất.

– Tưới nhỏ giọt đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa nông nghiệp ở khâu nước tưới. Tưới nhỏ giọt tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.

– Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ dốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió… Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam.

– Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành.

– Tưới nhỏ giọt góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây.

– Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.

– Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắt nghẽn do bùn cát, rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan… Chính vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử lý qua bộ lọc.

– Tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây và cải tạo vi khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang hợp tốt.

– Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.

– Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so với các phương pháp tưới khác.

Lợi nhuận đem lại khi trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt dao động từ 28 – 30 triệu đồng/vụ/1.000 m 2 (tương đương 500 – 600 triệu đồng/ha/năm); Giá cả và đầu ra ổn định.

– Quy trình áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, giúp cho người sản xuất tiếp cận với phương thức sản xuất tiên tiến.

– Quy trình được sản xuất trong nhà màng, do đó ít phụ thuộc vào thời vụ trồng, giảm sâu bệnh gây hại nên giảm lượng thuốc BVTV, sản phẩm an toàn cho người sử dụng, tăng giá trị sử dụng trên 1 đơn vị diện tích.

– Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt: Phân bón được cung cấp theo hệ thống tưới giúp cây trồng dễ hấp thu. Tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

– Tạo sản phẩm đạt an toàn, có độ tin cậy cao đối với người tiêu dùng, tăng khả năng thâm nhập thị trường và tăng hiệu quả cạnh tranh.

– Do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên giảm gây ô nhiễm môi trường.

– Sử dụng giá thể là mụn xơ dừa, phân trùn quế,… tận dụng được các phế phẩm trong nông nghiệp.

Họ tên chuyên gia: Hoàng Đắc Hiệt

Nơi công tác: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao

Địa chỉ: Ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, chúng tôi

Điện thoại: 0935.805.869

Email: [email protected]

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay Trên Giá Thể Trong Nhà Màng Áp Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ MÀNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT

Quy trình trồng ớt trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã được Cục trồng trọt – Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật (Quyết định số 128/QĐ-TT-CLT ngày 15/4/2023).

Chọn giống: Sử dụng giống ớt: giống ớt Chánh Phong, Trang Nông,…

Nhà trồng: Ớt được trồng trong điều kiện nhà màng với kết cấu mái hở, mái lợp bằng màng polyethylen, xung quanh được che chắn bởi lưới ngăn côn trùng. Trong nhà màng sử dụng lưới cắt nắng 50% để tăng tỷ lệ đậu trái và năng suất cho ớt.

Giá thể trồng: Ớt được trồng trên nên giá thể là: mụn dừa, tro trấu, vỏ đậu phộng, phân hữu cơ. Giá thể được cho vào túi nilon kích thước 17 x 33cm có đục lỗ thoát nước ở đáy.

Chăm sóc: Ớt được trồng với mật độ từ 13.000 – 16.000 cây/ha với số vụ sản xuất 1 – 2 vụ/năm. Nước và phân bón được cung cấp đồng thời qua hê thống tưới nhỏ giọt. Hệ thống tưới có thể được điều khiển tự động hoặc bán tự động tuỳ theo quy mô sản xuất và điều kiện đầu tư. Khi cây ra bông thì hằng ngày từ 8 – 10h tiến hành rung cây để thụ phấn cho ớt. Tiến hành cắm cây và giăng dây làm giá đỡ cho ớt, thường xuyên tỉa lá gốc và chồi để cây sinh trưởng phát triển cân đối, tăng năng suất. Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để quản lý sâu bệnh hại khi sản xuất ớt trong nhà màng.

Ớt được thu hoạch sau khi trồng từ 70 – 75 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 – 4 tháng tuỳ theo điều kiện chăm sóc. Thu hoạch khi vỏ trái chuyển màu đỏ tươi. Tiến hành thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi thu hái nhẹ nhàng, tránh dập nát. Thu hoạch xong vận chuyển ngay vào nơi mát để sơ chế, phân loại.

Hình: Ớt chỉ thiên trồng trong nhà màng

Quy trình sản xuất áp dụng tối ưu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ có quy mô tối thiểu 500 m 2; vốn đầu tư từ 150 – 250 triệu đồng; thời gian hoàn vốn 2 – 3 năm.

Mô hình trồng ớt cay đã loan tỏa tới 02 tổ chức cá nhân với diện tích khoảng 1500 m 2,, cụ thể như:

Ông Ngô Thanh Vinh; Địa điểm: xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh;

Hợp tác với huyện Củ Chi, Địa điểm: xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; Quy mô sản xuất: 500 m2.

ĐƠN VỊ SOẠN THẢO NỘI DUNG:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay (Capsicum Frustescens L.) Trên Giá Thể Trong Nhà Màng Áp Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt

Giới thiệu

Ớt có chứa nhiều loại vitamin như Vitamin A, Vitamin C cũng như các hợp chất chống oxi hóa quan trọng khác nên nó được dùng làm dinh dưỡng và là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của con người. Với nhiều ưu điểm như: lợi nhuận đem lại cao, giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường, sản phẩm đạt an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, có độ tin cậy cao đối với người tiêu dùng nên trồng ớt cay trên giá giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là một phương thức canh tác mới được người nông dân đón nhận. Các kỹ thuật từ khâu chọn giống, ươm cây đến khâu làm giàn, thu hoạch đã được liệt kê cụ thể trong quy trình. Đến kết cấu nhà lưới trồng, cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cũng được chi tiết bằng những thông số cụ thể. Điểm quan trọng đó là chế độ bón phân, cách bón, liều lượng sử dụng đã được đề cập rõ ràng đáp ứng từng giai đoạn và nhu cầu phát triển của cây. Các loại sâu hại, cách phòng trừ đã được mô tả, hướng dẫn chi tiết đảm bảo giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra đồng thời đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được các tiêu chí về sản xuất rau an toàn

Trồng Ớt Trong Nhà Màng Áp Dụng Hệ Thống Dây Tưới Nhỏ Giọt

Mật độ trồng ớt trong nhà màng

Đối với ớt hiểm: khoảng cách giữ 2 cây trên một hàng là 50 – 60 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,4 m. Mật độ từ 18.000 – 22.000 cây/ha.

Đối với ớt sừng: Khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40 – 50cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40 cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,2 m. Mật độ: 19.000 – 22.000 cây/ha.

Nưới tưới để sử dụng dây tưới nhỏ giọt: sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6,0 – 7,0. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống dây tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp.

Chăm sóc cây ớt trong nhà màng

Tỉa nhánh: khi trồng ớt, nên tỉa bớt nhánh chồi ở phía dưới, để lại thân chính và các nhánh nằm bên trên (cách gốc 10 – 15cm tùy cây), giúp cây hạn chế phát triển chiều cao, tăng số nhánh, tăng tỉ lệ đậu trái, thu hoạch tập trung, năng suất cao.

Cố định cây: Cây được treo cố định sau tỉa nhánh, sử dụng dây để buộc sát gốc ớt, định kỳ quấn ngọn ớt theo dây buộc.

Làm giàn: Ớt lai F1 sinh trưởng mạnh, cần phải làm giàn giúp cây đứng vững, dễ thu hái, kéo dài thời gian thu hoạch, chăm sóc dễ dàng, cây ít nhiễm bệnh. Thời gian làm giàn thích hợp khoảng 45 đến 50 ngày sau trồng.

Giàn được làm bằng cây và dây ni lông. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, cách 3m cắm 2 trụ nhỏ đỡ dây ni lông. Khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để đỡ nhánh không bị gãy.

Thụ phấn: Hằng ngày, vào các buổi sáng (8 – 9 giờ) rung cây giúp cho quá trình thụ phấn tốt.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ớt trong nhà màng

Trồng ớt trong nhà màng giúp hạn chế khả năng xâm nhập của các loài dịch hại. Tuy nhiên, vẫn phải có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

Phun thuốc sát trùng nhà màng trước khi gieo trồng

Kiểm tra độ kín của chân nhà màng, lấp các lỗ hỏng, đặt bẫy chuột

Vệ sinh cỏ dại bên trong và xung quanh nhà lưới

Loại bỏ sớm những cây bị nhiễm bệnh

Phương Pháp Tưới Nhỏ Giọt Trên Túi Giá Thể Trong Nhà Màng.

Quy trình kỹ thuật trồng một số loại cây ăn quả bằng phương pháp tưới nhỏ giọt trên túi giá thể trong nhà màng.

Chuẩn bị vật tư, thiết bị trồng:

Hệ thống ống dẫn nước, péc tưới nhỏ giọt bù áp.

Vĩ xốp ươm hạt giống.

Giàn ươm cây con mái che lưới râm, có gắn hệ thống phun sương giữ ẩm và làm mát.

Thiết bị đo nồng độ chất hòa tan trong dung dịch, thiết bị TDS

Thiết hị đo chỉ số pH dung dịch

Chọn giống:

– Chọn giống có khả năng chịu được nhiệt độ cao phù hợp trồng trong nhà màng. Sử dụng một số giống cho trái trên thân chính và kháng bệnh sương mai, phấn trắng.

Xử lý hạt giống và gieo ươm cây con:

a. Xử lý hạt giống trước khi gieo ươm

– Phương pháp vật lý : ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 3-4 giờ, vớt hạt ra ủ đến khi nức nanh đem gieo ươm.

Gieo ươm hạt giống:

– Chọn nguyên liệu làm giá thể gieo hạt gồm : Xơ dừa, Mùn Cưa, tro trấu trộn với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu vi sinh (tỷ lệ giá thể/phân hữu cơ : 80/20)

– Cho giá thể vào các lổ vĩ ươm (vĩ xốp loại 78 lổ), dùng dụng cụ tạo lổ trên vĩ ươm sâu khoảng 2 cm, mỗi lổ gieo 1 hạt giống (đầu nhọt hạt cắm xuống), dùng giá thể lấp hạt, gieo xong sắp đặt các vĩ ươm trên giàn ươm giống.

– Phun nước tạo độ ẩm trên các vĩ ươm, sau 3-4 ngày hạt nảy mầm, hòa dinh dưỡng phun bổ sung và thường xuyên giữ ẩm giá thể.

– Thời gian ươm cây con khoảng 10-12 ngày, khi cây cây ra 2 lá thật đem cây trồng vào túi giá thể.

 Chuẩn bị giá thể và cấy chuyển cây con vào túi trồng:

– Giá thể trồng dưa lưới, dưa leo, cà chua dùng  hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu sau: mụn dừa, mùn cưa ( đã xử lý sạch), tro trấu , phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Tỷ lệ phối trội giữa các nguyên liệu như sau:  Giá thể xơ dừa (hoặc mùn cưa) 50%, trấu hun 30%, phân hữu cơ 20%. Loại giá thể này có khả năng giữ nước, độ thoáng khí tốt.

– Cho giá thể phối trộn vào bầu chứa giá thể (loại bầu 30×35 cm) giá thể cách miệng bầu khoảng 3-4 cm. Đặt các bầu giá thể theo từng hàng với khoảng cách quy định vào vị trí luống trồng trong nhà màng.

– Dùng dụng cụ tạo một lỗ giữa bầu giá thể rộng 4cm, sâu 5cm; cấy chuyển cây giống từ vĩ ươm vào lỗ trong bầu giá thể và lấp gốc lại.

 Trồng và chăm sóc cây trong nhà màng:

a.  Tưới nước và bón phân

 Nước và dung dịch dinh  dưỡng cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây được điều chỉnh phù hợp tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây, loại cây, nhiệt độ và ẩm độ không khí.

b. Phu sương, cắt nắng:

          Vào mùa nắng, ở thời điểm nắng nóng nắng nóng trong ngày cần sử dụng hệ thống màng cắt nắng và khởi động hệ thống phun sương làm mát môi trường trồng, duy trì nhiệt độ ổn định không để tăng cao làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong nhà màng.

c.  Thụ phấn 

Một số loại giống cây tự thụ phấn, nếu dùng những giống không tự thụ phấn được thì phải dùng những biện pháp thụ phấn nhân tạo(nếu quy mô nhỏ), hoặc dùng ong mật để thụ phấn (nếu quy mô lớn).

Theo dõi, chăm sóc

– Cây sinh trưởng cao khoảng 20cm là giai đoạn bắt đầu quấn dây cho cây leo lên. Theo dõi tỉa bỏ những cành nách không mang trái.

– Đối với cây cà chua, hàng cách hàng: 120 cm (tính từ tâm chậu), Cây cách cây 30 cm (tính từ tâm chậu). Mật độ trồng 2.600-2.700 cây/1.000 m2.

– Đối với dưa leo nên chừa lại 1 số cành nách mang trái nhưng chú  ý cần bấm đọt đi và để lại lá gần trái.

– Đối với dưa lưới, mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu (cây cách cây 30-40cm hàng cách hàng 1-1,2 m) , bố trí đảm bảo mật độ đạt 2.500-2.700 cây/1.000 m2. Dưa lưới nên để 1 dây chính cắt tỉa các nhánh phụ. Vị trí trái để tốt nhất từ lá 10 đến lá 15 (cách gốc 60-70cm) là tốt nhất, và trên chèo để trái cắt bỏ chừa 2 lá. Nếu để 2 dây chèo thì phải bấm ngọn khi cây 4-5 lá thật và tỉa từ lá thứ 7 xuống gốc, vị trí để trái từ lá thứ 7 đến lá thứ 10.

– Theo dỏi chăm sóc, cắt tỉa lá già dưới gốc để vườn thông thoáng và hạn chế bệnh phát sinh.

7. Thu hoạch:

– Cà chua sẽ cho thu hoạch sau khi trồng 70 – 75 ngày, thời gian thu kéo dài từ 20 – 30 ngày hoặc dài hơn tùy giống cà chua. Trái có thể được thu hoạch chín hoàn toàn hoặc một phần, thu hoạch chùm hoặc rời tùy thuộc vào loại cà chua và nhu cầu của khách hàng.

-  Đối với dưa chuột sau khi trồng khoảng 20 –25 ngày bắt đầu cho thu quả, thời gian thu kéo dài từ 20 – 30 ngày tùy giống và điều kiện chăm sóc.

– Đối với  dưa lưới,  thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và điều kiện nhiệt độ, trung bình khoảng 65 –75 ngày sau khi trồng. Trước khi thu hoạch 2-3 ngày tiến hành cắt  nước và dinh dưỡng nuôi cây. Sau đó tiến hành kiểm tra độ ngọt của dưa lưới, trọng lượng dưa … đóng gói, bao bì và vận chuyển tiêu thụ.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trên Giá Thể Trong Nhà Màng, Áp Dụng Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt

1. Chuẩn bị nhà màng:

Nhà màng được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp bằng màng Polymer 200 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 40mesh (40 lỗ/cm2) không nên dùng lỗ quá thưa hay quá dày.

2. Chuẩn bị giống: Tùy theo điều kiện và nhu cầu thị trường có thể chọn giống có hình dạng, chất lượng phù hợp. Hiện nay, Taki, Taka và Tazoti (Nhật Bản) là các giống được công ty trồng khảo nghiệm và đánh giá là phù hợp với điều kiện khí hậu nhà màng TP. HCM.

Sử dụng khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu mốp xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 50 lỗ/khay). Sử dụng mụn xơ dừa, tro trấu (với tỷ lệ 75%), và dinh dưỡng hữu cơ Kuji (25%) để làm giá thể gieo hạt. Xơ dừa phải xử lý chất chát (tamin) trước khi trồng. xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý 7 – 10 ngày, còn dinh dưỡng hữu cơ Kuji đã xử lý cao nhiệt, triệt khuẩn gây bệnh hại. Giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó tiến hàng gieo 1 hạt/ lỗ (hạt khô không cần ủ). Hằng ngày tưới nước giữ ẩm để đảm bảo hạt nảy mầm đồng đều, khay ươm được đặt trong nhà ươm có mái che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi hạt nẩy mầm và xuất hiện lá thứ thứ nhất tiến hành phun phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10 với nồng độ 1g/lít nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây con. Sau khi gieo từ 10 – 12 ngày (cây đã được 2 lá thật) thì đem trồng.

4. Chuẩn bị giá thể trồng: Giá thể tương tự như ươm cây con nhưng tỷ lệ thay đổi là 85% mụn xơ dừa, tro trấu + 15% dinh dưỡng hữu cơ Kuji. Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không ép chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lưu ý: giá thể phải được trộn đều bằng máy trộn chuyên dụng để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng Kuji được hòa đều với mụn xơ dừa trước khi đem ra trồng. Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi PE (mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu đen) hoặc máng giá thể Kuji. Giá thể trước khi trồng cần được phân tích các thành phần dinh dưỡng, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

5. Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt:

+ Trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có: nguồn nước, bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ, đầu tưới nhỏ giọt. + Kiểu trồng bằng túi PE: Sử dụng loại cây cắm nhỏ giọt được kết nối với chiều dài dây tưới là 60cm, đường kính 4mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường ống là Ø 16 (16mm). Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi túi PE cắm 1 cây cắm tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng túi PE. + Kiểu trồng trên máng giá thể Kuji: sử dụng loại ống dây có gắn đầu tưới đường kính 16mm, khoảng cách giữa các lỗ nhỏ giọt là 20cm, mỗi luống bố trí 2 đường ống tưới.

6. Trồng: Tùy theo cách trồng bằng túi PE hoặc trồng trên máng mà bố trí khoảng cách phù hợp. + Trồng bằng túi PE với kích thước 32 x 18cm (chưa bung bao) tương đương 2.5kg giá thể; Túi PE màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi; trồng 1 cây/túi PE và trồng theo hàng đơn hoặc đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 1,2m; khoảng cách giữa 2 hàng đôi (hàng cách hàng 40cm) là 1,6m. + Trồng trực tiếp bằng máng: kích thước máng rộng 30cm, cao 20cm, chiều dài tùy theo chiều dài của vườn 20 – 30m, trồng hàng đơn hoặc hàng đôi, cây cách cây 40cm. + Mật độ: tùy theo mùa vụ mà bố trí mật độ phù hợp, vào những tháng mưa nhiều ánh sáng yếu, thường gây nên hiện tượng tạo lưới không đều và nứt quả. Mật độ: mùa khô 2.500 – 2.700 cây/1.000m2. Mùa mưa 2.200 – 2.500 cây/1.000m2. Trồng vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hại.

7. Chế độ dinh dưỡng: – Nước tưới: sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6 – 7. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. – Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trên giá thể trong nhà màng. Đây là quy trình trồng trên giá thể nên các yếu tố đa vi lượng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. – Loại phân bón sử dụng: các loại phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2S4, Urê, KH2PO4, Ca (NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với dạng phân lỏng). – Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Cụ thể liều lượng các chất dinh dưỡng (g/1.000 lít nước) được sử dụng như sau: Đơn vị tính: g/1000 lít nước

Vi lượng: B: 0.3-0.5mg/l, Mn: 0.3mg/l, Fe: 2 – 3 mg/l, Cu: 0.1-0.5 mg/l, Zn: 0.3mg/l

+ Chế độ tưới cho dưa lưới được thực hiện như sau:

– Treo cây: Cây được treo cố định sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây cao khoảng 50cm), sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quần ngọn dưa lưới theo dây buộc. – Tỉa chồi: cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ. – Thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay. + Thụ phấn bằng ong mật: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1.000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (tương đương khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng), thả vào lúc mát mẻ. + Thụ phấn bằng thủ công: do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9h sáng, tiến hành thụ phấn liên tục trong vòng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu trái thì ngưng thụ phấn. – Tỉa trái: sau khi cây đậu trái, trái có đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa trái, chỉ để lại 1 đến 2 trái trên cây, còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng để nuôi trái. – Vị trí để trái: để trái từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15. – Bấm đọt thân chính: sau khi cây được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

9. Phòng trừ sâu bệnh hại: Dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu bị một số đối tượng côn trùng gây hại như bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh khảm, bệnh phấn trắng. Phòng trị theo hướng sinh học (thuốc sinh học), vật lý (bẫy dính màu vàng). Nên sử dụng các loại thuốc phòng trừ có tính tiếp xúc, mau phân hủy và có thời gian cách ly ngắn đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách. * Bọ trĩ: sử dụng bẫy dính màu vàng để phòng ngừa bọ trĩ. Chăm sóc cây sinh trưởng tốt. Trong mùa nóng, sử dụng hệ thống phun sương và quạt thông gió làm mát để giảm bớt nhiệt độ nhằm hạn chế bọ trĩ phát triển. Sử dụng các thuốc có hoạt chất Thiamethoxam (Actara 25WG); Matrine (Sokupi 0.36AS); Dinotefuran (Oshin 20WP, Radiant 60SC). * Bọ phấn: vệ sinh các loại cỏ dại xung quanh nhà màng là nơi ký chủ của bọ phấn nhằm hạn chế xâm nhập vào bên trong nhà màng. Dùng bẩy dính màu vàng để thu hút vả tiêu diệt bọ phấn trưởng thành. Có thể dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất Thiamethoxam (Actaza 25WG), Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP); Oxymatrine (Vimatrine 0,6L); Citrus oil (MAP Green 10AS), Galic Juice (BioRepel 10SL, Bralic – dầu tỏi 1,25SL), Pyrethrins 2,5% + Rotenone 0,5% + (Biosun 3EW); * Bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe Cichoracearum gây ra): Đặc biệt chú ý tỉa bỏ và vệ sinh sạch tàn dư thân lá bị bệnh. Xử lý kỹ nhà màng trước khi trồng. Bố trí mật độ trồng hợp lý. Bón phân cân đối N-P-K. Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh. Dùng Scroe 250EC (Difenoconazole), Amistar Top 325 SC (Azoxystrobin + Difenoconazole). Thu hoạch: Tiêu chí xác định độ chín, độ ngọt: khi thấy lưới tạo đều và phấn cuống trái đã xuất hiện lưới kết hợp chuyển màu hơi vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp (tương đương 40 – 50 ngày sau thụ phấn) hay độ ngọt (độ Brix) đạt 12% trở lên là thời điểm có thể thu trái. Sản phẩm sau khi thu hoạch phải đảm bảo các dư lượng (đạm Nitrate, kim loại nặng, thuốc BVTV, vi sinh vật) dưới ngưỡng cho phép (theo QĐ số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế), hình thức trái đẹp mắt. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi thu hoạch, vận chuyển ngay vào nhà sơ chế hoặc nơi thoáng mát để phân loại, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ sớm nhất.

V.T – Khuyến nông TPHCM, 19/06/2023

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin kỹ thuật trồng trọt

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Ớt Cay Trên Giá Thể Trong Nhà Màng Áp Dụng Tưới Nhỏ Giọt trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!