Xu Hướng 5/2023 # Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Bằng Rơm Giúp Tăng Thu Nhập # Top 6 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Bằng Rơm Giúp Tăng Thu Nhập # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Bằng Rơm Giúp Tăng Thu Nhập được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô hình trồng nấm rơm nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng tận dụng hiệu quả phế phẩm nông nghiệp tại chỗ, tạo việc làm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ gây ra.

Trồng nấm rơm ngoài trời vừa giúp nâng cao thu nhập vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tỉnh Lâm Đồng có khoảng 21.784ha diện tích đất lúa được trồng tại 10 huyện, trong đó diện tích lúa 2 – 3 vụ chiếm 12.211ha, lúa 1 vụ 9.573ha; có khoảng 4.500ha lúa chất lượng cao, cùng 300ha lúa giống.

Theo các nhà chuyên môn, trung bình cứ 1 tấn lúa sẽ tạo ra 1,35 tấn rơm rạ. Vậy lượng rơm rạ trung bình thải ra hàng năm tại Lâm Đồng đạt khoảng 220.050 tấn. Lượng rơm sử dụng để chăn nuôi trâu bò, ủ làm phân hữu cơ… còn hạn chế. Phần lớn chúng được sử dụng làm chất đốt, hoặc đốt trực tiếp ngoài ruộng làm phân bón, gây ô nhiễm môi trường.

Để sử dụng lượng rơm rạ này có hiệu quả cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã xây dựng và triển khai mô hình: “Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất nấm rơm ngoài trời”.

Mô hình được triển khai tại huyện Di Linh, với quy mô 25 tấn nguyên liệu; 25 nông hộ tham gia, là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Bảo Thuận.

Các nông hộ tham gia mô hình được cán bộ tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm rơm ngoài trời, cách phòng trừ sâu bệnh, được trực tiếp thực hành trên đồng ruộng các khâu như: ngâm rơm, ủ rơm, ra luống, cấy meo nấm.

Thông qua xây dựng mô hình trồng nấm rơm ngoài trời giúp cho các hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tận dụng hiệu quả phế phẩm tại chỗ có sẵn trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ gây ra, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Sfarm.vn tổng hợp & biên tập

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Kiểu Mới

Kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời là cách trồng nấm kiểu mới có nhiều ưu điểm được nhiều bà con áp dụng và mang lại hiệu quả năng suất cao. Ưu điểm của kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời

Kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời hay còn gọi là trồng nấm rơm không đậy là phương pháp trồng nấm ngoài trời thay vì trong nhà kín, tận dụng mọi bề mặt có thể ngay cả các góc trong vườn để trồng nấm mang lại giá trị kinh tế cao, cùng nhà nông làm giàu hiệu quả.

Các ưu điểm của kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời bao gồm:

Cách thực hiện đơn giản, ít tốn nhân công chăm sóc.

Có thể thực hiện trên diện tích lớn, tận dụng được diện tích tối đa, trồng được cả dưới tán cây trong vườn nhà.

Sau khi thu hoạch nấm có thể tận dụng phụ phẩm làm lượng phân hữu cơ cho cây trồng.

Tăng chiều dài mô nấm nhờ không cần đậy rơm.

Nấm phát triển ít bị dợp.

Kỹ thuật trồng nấm ngoài trời

Địa điểm

Khác với k ỹ thuật trồng nấm sò, để áp dụng kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới này, bà con nên chọn những khoảng đất thoáng mát, đủ ánh mặt trời, khả năng thoát nước tốt. Tùy thuộc vào quy mô nấm mà bà con có thể áng chừng diện tích đất, thông thường cứ 100 công rơm cần khoảng 1.500m2 là đủ.

Ủ và chọn rơm

Chọn rơm: Không chọn rơm bị mục nát, cháy rầy.

Ủ rơm: Kích thức mô ủ có chiều ngang 2m, chiều cao 1,5m, chiều dài phụ thuộc vào số lượng rơm. Bà con có thể chất đất thành từng lớp cao khoảng 2 – 3 tất tưới nước cho đất ẩm, sau đó tiếp tục chất đất đến khi có chiều cao 1,5m. Sau 7 ngày ủ rơm thì tiến hành đảo rơm cho chín đều.

Chọn meo giống

Chọn những meo giống có tơ mọc thẳng, nhánh tơ phân đều khắp, màu trắng hình lông chim.

Tơ đóng với mật độ dày, ngửi có mùi nấm rơm.

Không chọn những bịt meo đã bị nhiễm mốc xanh, mốc đen, vàng cam.

Đáy bịt meo có dấu hiệu ướt nhão, khi ngửi có mùi chua.

Khi bẻ meo bà con chú ý nên bẻ nhẹ nhàng, không vò mạch sẽ khiến tơ bị dập và ảnh hưởng tới sự phát triển của meo.

Chất mô nấm

Theo kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời, công đoạn chất mô nấm được tiến hành sau khi rơm ủ đã chín. Bà con thực hiện như sau:

Loại bỏ lớp rơm bên ngoài, lấy ra cuộn tròn bên trong.

Bịt gọn hai đầu như hình chiếc gối.

Đường kính một cuộn rơm khoảng 2 -3 tất.

Chất các cuộn rơm thành giồng nối tiếp rồi ém rơm xung quanh.

Thực hiện tưới nước, rải meo rồi đậy lên trên một lớp rơm mỏng 0,5 phân. Nếu thời tiết nông vụ trời mưa, bà con nên dựng đứng lọn rơm để việc thoát nước dễ dàng hơn.

Kỹ thuật chăm sóc nấm rơm ngoài trời

Tưới nước đều đặn ngày 1 lần cho nấm bằng máy bơm, bình tưới có vòi sen hoặc moter. Bà con chú ý nếu tưới thừa giồng sẽ tự điều chỉnh bằng cách bốc hơi nước. Trong trường hợp tưới không đủ nước nấm sẽ mọc sâu vào giồng.

Dùng thuốc dưỡng nấm HVP với liều dùng: 3 lít/1.000 mét mô tưới vào 3 giai đoạn: trước rải meo, 5 ngày sau rải meo và 9 -10 ngày trước khi có nấm.

Phun thuốc kích thích HQ 201, Atonik vào thời điểm nấm trứng cá để thúc đẩy nấm phát triển nhanh.

Nêu dùng những loại thuốc nhanh phân thủy, phun thuốc Sumithion để phun trước khi rải meo và thuốc trừ mạc.

Thu hoạch nấm

Tiến hành thu hoạch sau 10 -13 ngày sau khi chất mô.

Nên tiến hành thu hoạch nấm 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát.

Bà con cần lưu ý khi thu hoạch nấm ngoài trời vì nấm có màu đen nên dễ để sót.

Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, trung bình năng suất nấm đạt bình quân từ 1,8 – 2kg/m mô nấm, nếu bà con ủ rơm được chín đều và chăm sóc nấm đúng kỹ thuật sẽ đạt năng suất cao hơn.

Hoàng Thu

Rỉ Tai Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Mới Nhất

Chú ý trong kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời

Trong kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời, bà con cần chú ý đến các điều kiện để nấm rơm phát triển tốt nhất. Trong đó, yêu cầu về nhiệt độ là 30-32 o C, độ ẩm nguyên liệu từ 70-75%, độ ẩm không khí 80%, độ pH = 7 và thoáng khí.

Ánh sáng có ảnh hưởng đến màu sắc quả nấm, màu quả nấm đậm, nhạt phụ thuộc vào độ sáng tối của nơi trồng.

Thời gian trồng nấm rơm được coi là thuận lợi nhất tại miền bắc là từ 15/4 cho tới 15/10, nhưng theo các chuyên gia thì tốt nhất sẽ rơi vào khoảng từ tháng 6 cho tới tháng 9. Còn đối với các tỉnh miền Nam, có thể trồng nấm quanh năm do đặc thù khí hậu riêng biệt tại khu vực này.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời

Để áp dụng kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời hiệu quả, bà con cần thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

1. Xử lý nguyên liệu

Bà con dùng nước sạch để làm ẩm rơm rạ khô, sau đó xử lý nước vôi (tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 20 – 30kg vôi tôi) như sau:

– Ngâm rơm rạ khô xuống bể chứa nước sạch đã chuẩn bị sẵn, sau đó vớt lên bờ ủ đống, cứ một lớp rơm rạ 20 – 30cm tưới một lớp nước vôi.

– Trải rơm ra sân, bãi sạch phun nuớc cho đến khi rơm rạ ngấm đủ nước có màu nâu sẫm, lấy nước sôi tưới lên lượt cuối và ủ đống. Rơm rạ sau khi xử lý bằng nước vôi có màu sáng, thơm, hơi có mùi vôi nhẹ là được.

2. Ủ đống

Sau khi đã làm ẩm rơm rạ và xử lý như trên, bà con để ráo nước và ủ đống 3-4 ngày, sau đó đảo lần 1, tiếp tục ủ 2-3 ngày rồi đảo lại và đóng mô.

Khi ủ đống, bà con cần làm giá lót phía dưới cách mặt đất 20 – 30cm sau đó đặt nguyên liệu lên trên, giữa đống ủ để 1-2 cọc tạo lỗ không khí.

Trong điều kiện thời tiết quá nóng, quá lạnh hay có gió mạnh, bà con cần quây nilon hoặc bao dứa xung quanh đống ủ. Nếu gặp trời mưa to mà rơm đang ủ đống ngoài trời cần che đậy phía trên. Khi đảo chú ý đảo đều nguyên liệu từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

3. Đóng mô và cấy giống

Ở miền Nam, bà con có thể áp dụng kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời theo luống, còn với miền Bắc thì nên đóng mô là thích hợp nhất.

Bước 1: Chuẩn bị khuôn đóng mô

Dùng khuôn gỗ cấu tạo hình thang, mặt trong phẳng. Khuôn đóng mô nấm có thể làm theo kích thước và cấu tạo sau:

– Chiều dài đáy dưới 1,2m

– Chiều rộng đáy dưới 0,4m

– Chiều dài đáy trên 11m

– Chiều rộng đáy trên 0,3m

– Chiều cao khuôn 0,4m.

– Hai đầu khuôn được gờ lại

Bước 2: Cấy giống

Bà con đặt khuôn theo chiều dễ chăm sóc, trải một lớp rơm rạ (từng cuộn vào trong khuôn 10 – 12cm) và cấy một lớp giống viền xung quanh cách khuôn 4 – 5cm, tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều bề mặt, trên cùng phủ một lớp rơm dày 3cm.

Trung bình một tấn rơm rạ trồng được trên dưới 70-80 mô nấm là vừa. Khi trồng xong phủ tiếp một lớp nilon phía trên để giữ ẩm và nhiệt độ của mô nấm ở 38, nếu nóng trên 40 thì mở lớp nilon để giảm nhiệt độ. Nếu nhiệt độ không khí trên 30 oC oC o C thì không phủ nilon.

Cách chăm sóc nấm rơm ngoài trời

Bước chăm sóc trong kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời cũng rất đơn giản:

Sau khi cấy giống xong, bà con che phủ một lớp rơm khô lên bề mặt mô nấm (tránh mưa, nắng trực tiếp). Lớp rơm rạ này cần tốt, xếp theo kiểu lợp mái nhà dày 5 – 7cm, xung quanh mép ngoài khu vực trồng cũng che phủ một lớp rơm trên (lớp rơm che phủ này gọi là áo phủ).

Bà con cũng chú ý:

– Cần kiểm tra nhiệt độ mô nấm thường xuyên, nếu nhiệt độ mô nấm trên 45 o C cần thoát nhiệt bằng cách chọc lỗ vào giữa mô nấm hoặc nới đống ủ.

– Khi nấm ra phải đảm bảo kín gió, đủ ánh sáng, đủ ẩm.

Cách thu hái nấm và xử lý mô nấm sau khi thu hoạch

Khi nhiệt độ cao, nấm phát triển nhanh, hơi nhọn đầu là đã có thể hái được, trong 1 ngày bà con có thể hái 2-3 lần. Sau khi hái đợt 1, khoảng 7-8 ngày sau nấm sẽ ra tiếp đợt 2, khoảng 3-4 ngày sau là kết thúc đợt nuôi trồng.

Sau khi kết thúc thu hái, bà con cần dọn vệ sinh sạch sẽ, chuyển bã mô nấm ra chỗ khác để ủ thành phân bón, xử lý nền lán trồng nấm bằng cách tưới nước vôi hoặc phun dung dịch hỗn hợp EM2 + EM5 tỷ lệ 1/500 (1 phần EM + 500 phần nước).

Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa. Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Mùn Cưa

Làm ẩm mùn cưa đến khi đạt độ thủy phân 70% rồi ủ mùn cưa thành đống (mỗi đống khoảng 300kg). Thời gian ủ là 4 – 6 ngày, cứ 2 – 3 ngày đảo 1 lần. Có một số lý do mà bà con phải ủ mùn cưa là:

Kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn. Khi mùn cưa phân hủy, nó sẽ bị phân giải thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn.

Quá trình ủ góp phần làm nguyên liệu chín và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa.

Để nâng cao năng suất nấm thu hoạch sau này, bà con có thể trộn thêm phân hữu cơ (phân chuồng, xác thực vật) và khoáng (tro…) vào đống ủ với lưu ý: các loại phân hữu cơ bổ sung không quá 20% khối lượng đống ủ, khoáng cần bổ sung khoảng 1%.

Sau khi mùn cưa đã được ủ, bà con cho thêm khoảng 3% bột nhẹ CaCO3 hoặc 1,5% vôi bột vào trộn với mùn cưa. Tiếp theo, bà con cho hỗn hợp mùn cưa vào các túi với kích thước 25cm, dài 40cm có khả năng chịu nhiệt, mỗi túi đựng 1,5kg mùn cưa. Sau đó, bà con dùng ống nhựa và bông để nút cổ túi lại.

Bước tiếp theo, bà con thực hiện thanh trùng cho các túi mùn cưa. Có nhiều cách thanh trùng như hấp trong thùng phi, xây lò hấp hoặc dùng nồi Autoclave. Đối với cách đầu tiên, bà con xếp các túi mùn cưa vào thùng và hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 – 12 giờ kể từ thời điểm nước sôi.

Vì đây là khâu quan trọng nên mong bà con dành sự lưu ý đặc biệt.

Sau bước thanh trùng các túi mùn cưa, bà con mang các túi mùn cưa vào một căn phòng sạch sẽ và để cho nguội.

Lấy giống nấm (đang được bảo quản trong các tủ đảm bảo điều kiện vô trùng) để cấy vào các túi mùn cưa. Tỉ lệ cấy giống là lượng giống bằng 2,5 – 3% lượng nguyên liệu. Dễ hình dung hơn, 1 chai giống 400g thì bà con có thể cấy được cho 20 – 25 túi mùn cưa.

Cũng có nông hộ cấy nấm theo cách sau: với một khuôn mô gieo nấm có dạng hình thang đáy cụt chiều ngang từ 40 – 50 cm, chiều dài từ 60 – 120 cm, cao 40 cm, người ta nhồi mùn cưa vào khuôn thành từng lớp dày 10 cm. Sau đó, giống được cấy thành từng điểm, cách bìa mô từ 5 – 10 cm và cách nhau khoảng 20 cm. Mùa lạnh, chất mô cao và cấy khoảng 4 lớp, mùa nóng thì chất mô thấp hơn nên chỉ cấy khoảng 3 lớp.

Tiếp theo, bà con xếp mùn cưa lên giàn, các túi cách nhau 7 – 10 cm, ươm trong 60 – 70 ngày để sợi nấm phát triển ăn ra nguyên liệu mùn cưa và cho một màu trắng đồng nhất.

Trong thời gian này, bà con lưu ý đảm bảo độ thông thoáng của phòng ươm và loại bỏ các túi bị nấm mốc gây bệnh nhằm tránh lây lan chéo, đồng thời có các biện pháp chống chuột bọ, sâu hại cắn phá.

Hết giai đoạn nuôi sợi (khi các túi mùn cưa có sợi nấm mọc kín đến đáy túi), bà con mở túi bông và miệng túi ra, chuyển các túi này sang phòng khác. Phòng này khác với phòng ươm, và theo đó, cần độ ẩm phòng đạt 80%, nhiệt độ 16 – 18 độ C.

Sau khoảng 15 ngày, nấm sẽ bắt đầu lên và bà con có thể thu hoạch trong khoảng 4 – 5 tháng thì kết thúc đợt trồng nấm.

Trung bình, một túi nấm trồng theo phương pháp này sẽ cho 600 – 800g nấm tươi. Nếu không bán ngay, bà con cần bảo quản trong túi nilon ở nhiệt độ lạnh thích hợp trong thời gian hợp lý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Bằng Rơm Giúp Tăng Thu Nhập trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!