Bạn đang xem bài viết Trồng Gừng Năng Suất Cao được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trồng gừng năng suất cao-một số điều cần lưu ý
Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì gừng dễ trồng, và có hiệu quả kinh tế cao. So với các cây rau gia vị khác, gừng đa dụng và đặc biệt gừng được chế biến thành mứt là một món ăn đặc trưng trong những ngày Tết cổ truyền. Ngoài ra, gừng được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Vì thế, những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu từ cây gừng. Gừng là loại cây có thời gian sinh trưởng khá dài, ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng râm, nên thường được trồng xen với những cây trồng khác. Để đạt năng suất cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến quản lý dịch hại.
Chọn giống gừng củ to, già, bóng không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng. Gừng giống phải được chuẩn bị một tháng trước khi trồng. Đem gừng về để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom. Khi bẻ hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40-60g). Vì hom giống to mới đủ sức nuôi cây con mạnh khoẻ. Trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm. Dùng tay bẻ hom chứ không dùng dao, vì khi dùng dao, mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Để hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm vào củ, sau khi bẻ xong cho gừng vào dung dịch thuốc trừ nấm ngâm khoảng 20 phút sau đó vớt ra rãi chổ khô ráo khoảng 1 tuần rồi tiến hành ủ giống. Gom gừng lại thành đống cao không quá 8 tấc, phủ lên một lớp rơm rồi tưới cho đủ ẩm.
Chú ý: Khi ủ nên trãi trên nền ủ một lớp tro trấu từ 10-20cm, sau đó mới xếp gừng lên ủ. Tránh để ẩm độ cao quá làm gừng dễ bị thối. Khoảng nữa tháng sau khi ủ, thấy u mầm thì mang đi trồng, không để mầm quá dài sẽ dễ bị gãy trong quá trình vận chuyển (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ). Trước khi đem trồng nên loại bỏ ngay những hom mềm, bị thối để tránh lây lan.
Gừng đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, củ mới phát triển to và nhiều củ. Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Bón lót trước khi xới đất tạo luống. Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên, nếu che ánh sáng nhiều quá (70-80%) thì năng suất giảm rõ rệt. Trong quá trình phát triển không để gừng thiếu nước vì thiếu nước củ ít và nhỏ, thời gian sinh trưởng bị kéo dài. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, khi bị úng, gừng sẽ dễ bị bệnh thối củ. Vì thế, liếp phải thoát nước tốt để khi tưới không bị úng nước. Trồng gừng nên chú ý bón nhiều phân hữu cơ vì đây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất gừng. Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ để bón lót có tác dụng rất tốt để hạn chế bệnh thối củ. Mỗi tháng làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất.
Quản lý bệnh hại: Trong quá trình sinh trưởng, gừng thường bị bệnh cháy lá và bệnh thối củ. Bệnh cháy lá do nấm Pyricularia grisea gây ra. Triệu chứng nhận biết là những đốm hình thoi, màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành mãng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá. Bệnh nặng làm cả lá bị cháy, bụi gừng trông xơ xác, còi cọc, củ ít và nhỏ, năng suất giảm, đôi khi làm cả bụi gừng bị cháy rụi.
Ngoài bệnh cháy lá, bệnh thối củ khá phổ biến. Bệnh thối củ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất, xuất hiện những đốm màu nâu xám. Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối. Bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm tồn tại trong đất rất lâu, có thể tới 2-3 năm. Hạch nấm trong đất, nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có khi làm thối cả khóm gừng.
Bệnh thối củ gừng.
* Biện pháp phòng trừ: – Vệ sinh đồng ruộng. Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch; – Trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày, khi ruộng gừng khi bị bệnh nên bổ sung phân kali. – Khi phát hiện trên luống gừng có triệu chứng thối củ thì nên tách củ bị thối loại bỏ để hạn chế lây lan; – Đầu vụ, bón phân vôi cho đất. Lên luống cao, thoát nước tốt, tránh bón nhiều phân đạm. Ngay từ đầu vụ khi làm đất nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ hoai mục. Chú ý không để đất bị ngập nước; – Thăm ruộng gừng thường xuyên, khi thấy bệnh cháy lá, phun thuốc Fuji-one 40 EC, Eddy 72WP,… Phát hiện bệnh thối củ, sử dụng một số thuốc như: Anvil 5SC, Vivadamy 3DD, Bonanza 100SL. Chú ý bảo đảm thời gian cách ly.
Kỹ Thuật Trồng Gừng Đạt Năng Suất Cao
Thời điểm thích hợp để trồng gừng
Để cây gừng phát triển tốt nhất thì việc chọn thời điểm trồng rất quan trọng. Thông thường trồng gừng vào lúc thời tiết bắt đầu ấm áp (từ tháng 1 đến tháng 2 hoặc tháng 4 đến tháng 5) cây sẽ sinh trưởng dễ dàng hơn.
Cây gừng thường mất khoảng 8 tháng đến 10 tháng để cho củ lớn. Vì thế khi thời tiết lạnh dần vào cuối năm (tháng 10 đến tháng 12) thì gừng đã có thể thu hoạch được.
Chọn giống gừng như thế nào?
Có thể nói, gừng trâu, gừng dé. Giống gừng đạt chuẩn cần được xử lý trước khi trồng với những loại thuốc như Phatox, Score, …. Đây là thuốc có gốc CU với khả năng diệt nấm và phòng bệnh cho cây gừng.
Thông thường việc chọn giống cần phải tìm nơi sản xuất uy tín hoặc có sự tư vấn của người có kinh nghiệm. Như vậy sẽ giúp tránh rủi ro vì không phải ở đâu cũng có giống tốt, đạt chuẩn để trồng trên diện tích lớn.
Nên trồng gừng theo luống ở nền đất có độ ẩm cao. Gừng non vừa trồng cần được che phủ bằng biện pháp tủ gốc, tủ luống. Đất trồng gần cần có khả năng thoát nước tốt.
Mặc dù không kén đất nhưng để đạt năng suất cao nhất, đất trồng gừng cũng cần có độ mùn và độ xốp nhất định. Theo đó, cần trộn đất sạch cùng tro trấu, trùn quế đúng tỷ lệ 1 : 2 : 1.
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, gừng cũng cần được bón phân đầy đủ để nhận đủ dưỡng chất. Thông thường, cứ mỗi ha gừng cần ít nhất 5 tấn phân chuồng, 80kg lân và 1 tạ kali. Lượng phân này sẽ được chia đều để bón cho đến khi thu hoạch.
Lượng phân chuồng nhiều nhà vườn còn đầu tư lên đến 10 lần mỗi ha cho 1 vụ. Tố nhất, nên bón phân chuồng và phân lân theo hàng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Gừng trước khi đem trồng trong vườn cần được ủ kỹ trong 2 tuần để mầm mọc đều. Chỉ cần đặt gừng lên một lớp trấu trộn với tro có độ dày khoảng 20cm. Gừng được chất cao tối đa 30cm thì phủ một lớp rơm lên trên và tưới thêm nước. Lượng nước tưới chỉ cần vừa phải để tránh làm gừng thối nhưng nếu quá khô thì gừng cũng không nảy mầm được. Sau đó, sử dụng tay để tách nhánh, mỗi nhánh khoảng 3 đốt ngón tay.
Khi trồng gừng không cần phải đào hố quá sâu, cách mặt đất khoảng 3cm là được. Tiếp theo chỉ cần vùi mầm gừng vào đất và tưới nước.
Kỹ thuật chăm sóc cây gừng
Mặc dù gừng là loại cây thích đất ẩm nhưng lại không thể chịu được ngập úng. Do đó, lượng nước tưới chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm, khoảng 2 lần mỗi ngày là được. Củ gừng sẽ ra mầm trong vòng 20 ngày. Đến lúc lá gừng lớn khỏe thì chỉ cần tưới nước một lần mỗi ngày.
Gừng non thường bị ốc sên tấn công nên cần được canh bắt ốc hoặc dùng thuốc diệt ốc trong giai đoạn đầu.
Thông thường, gừng sẽ phát triển tốt hơn ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, ở điều kiện này cây lại cho củ ít và khá nhỏ. Tốt nhất cần đảm bảo thời gian cây gừng tiếp xúc với ánh sáng tối đa 6 tiếng mỗi ngày là được.
Khi lớn, củ rừng sẽ dần trồi khỏi mặt đất và dần đến khoảng tháng 8 thì lá gừng bắt đầu rụng. Ở giai đoạn này, không cần phải tưới nước cho cây gừng nữa.
Cần thường xuyên làm cỏ và dọn líp gừng để tránh sâu bệnh. Nếu thực hiện bước làm sạch tốt thì cây gừng sẽ không bị bệnh trong suốt quá trình trưởng thành.
Nếu trồng tốt, có thể thu hoạch gừng dần từ tháng 5. Lúc thu hoạch cần phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm đứt rễ hay trầy xước củ gừng. Những tổn thương nhỏ có thể tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển. Lúc nay, người nông dân đã có thể bắt đầu chọn và lấy giống để trồng cho vụ sau.
Gừng thường không khó trồng nhưng để cây gừng cho năng suất tốt thì người nông dân cần phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm. Việc trồng gừng trên diện rộng thường gặp rất nhiều vấn đề như sâu bệnh, ngập úng, củ nhỏ, …. Kỹ thuật trồng gừng đúng chính là chìa khóa quan trọng giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc trồng và chăm sóc cây gừng.
Bật Mí Kỹ Thuật Trồng Gừng Cho Năng Suất Cao
Để đạt được năng suất và chất lượng cao, bà con cần chú ý từ chọn giống, chăm sóc đến khi thu hoạch.
Bà con cần chọn giống già, bóng, tô, không sâu bệnh, không nhăn nhúm và không khô héo. Để gừng phát triển đều, cần phải ủ giống để nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định đến năng suất của gừng.
Gừng giống cần được để nơi thoáng mát 1 tuần rồi bà con tiến hành dùng tay bẻ hom, không nên dùng dao vì mầm bệnh có thể sẽ lây sang củ khác. Hom giống gừng phải to, nguyên vẹn (40 – 60g) mới có thể nuôi cây con khỏe mạnh, và trên mỗi nhánh cần có ít nhất một mắt mầm.
Bà con ngâm hom khoảng 20 phút vào dung dịch thuốc trừ nấm để trừ dịch bệnh rồi vớt ra, để nơi khô thoáng khoảng 1 tuần, sau đó ủ giống. Gom gừng thành đống cao không quá 8 tấc, phủ lên trên một lớp rơm rồi tưới đủ ẩm. Sau khoảng nửa tháng thấy u mầm thì đem trồng.
Gừng là cây rất kén đất, khó phát triển trên vùng đất nhiễm phèn, đất sét nặng. Đối với đất cát, tuy có ưu điểm là rút nước nhanh, tơi xốp, nhưng khi nhiệt độ cao, nhiệt độ trong đất nóng lên rất nhanh và rất dễ gây tổn thương cho gừng, tạo điều kiện nấm bệnh tấn công dễ dàng. Vì vậy, bà con nên chọn đất sét pha, đất thịt để trồng gừng.
Đây là một khâu rất quan trọng khi trồng gừng. Đất trồng gừng nên trồng xen với các cây trồng khác hoặc luân canh, chứ không nên là đất thâm canh. Trước khi trồng nên gom và loại bỏ những cây bị bệnh của vụ trước, đất trồng cần cày xới, phơi khô, lên luống và bón lót vôi bột. Có thể rải thêm chất kích kháng và tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, hoặc tro trấu.
Ngoài ra, bà con cần phun xịt thuốc vi sinh Trichoderma lên mặt đất theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, cày ải đảo lại đất lần hai và tiến hành lên liếp. Chú ý: nên đặt gừng giống trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh vì vi khuẩn gây ra bệnh thối củ có khuynh hướng di chuyển xuống dưới liếp trồng, nhất là tập trung tại các rãnh.
Do gừng nảy chồi ngang, bà con đặt củ xuôi theo hàng để chồi phát triển về bên hàng. Trong quá trình trồng và chăm sóc, không nên để gừng thiếu nước, gừng sẽ chậm lớn. Gừng là loại cây háo nước nhưng lại không chịu được úng, khi bị úng gừng dễ bị thối củ. Vì thế liếp cần phải thoát nước tốt trong mùa mưa.
Gừng là cây có thời gian sinh trưởng khá dài (khoảng 6 – 8 tháng). Do vậy, bà con thường trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác như ngô hoặc đậu xanh. Ở giai đoạn đầu, bà con chỉ bón phân cho các cây trồng xen chứ không bón phân cho gừng.
Cách bón phân, liều lượng và thành phần của phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bệnh hại của gừng sau này. Thường thì khi thu hoạch các cây trồng xen thì bà con mới tiến hành bón phân cho cây gừng, giai đoạn này cây gừng đã được 90 ngày tuổi. Bà con có thể chia làm 5 đợt bón phân, mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày. Bà con sử dụng phân NPK 20-20-15, với liều lượng 10kg/ha. Đồng thời bà con có thể bón thêm phân hữu cơ.
Nếu chọn gừng để làm giống cho vụ sau thì ngừng bón phân khi gừng được 6 tháng tuổi. Không lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, sẽ khiến gừng dễ bị bệnh. Có thể tăng liều lượng phân hữu có vi sinh, bón càng nhiều càng tốt, vì không có hại cho gừng.
+ Thường xuất hiện khi đầu mùa mưa, sâu sẽ đục vào bên trong ăn phần non, làm giảm năng suất gừng.
+ Cách phòng trị: Bà con sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn: Regent, Basudin…
+ Chú ý: Khi thấy xuất hiện bướm sâu đục thân thì cần phun thuốc diệt ngay, khó phòng trịnếu chậm trễ.
+ Là bệnh do nấm Fusarium gây ra, thường xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp, hoặc có những vết cháy hình bầu dục hoặc hình tròn trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm sẽ tấn công vào nách lá, xuống củ dẫn đến chết cả cây.
+ Phòng trị: Bà con sử dụng các loại thuốc: Bavistin, Carbenzim,… để phòng trị cho gừng.
+ Là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Ervina, đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn. Cây đang xanh tốt, bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài ngày sau toàn bộ cây bị vàng, nhổ lên thì thấy đỉnh sinh trưởng có nhựa đục.
+ Phòng trị: Phương pháp phòng bệnh là quan trọng và hiệu quả nhất. Khi quan sát khi thấy lá gừng có triệu chứng xoắn, thì tiến hành phun các loại thuốc như: Rampart, Cuproxat, Trichoderma, Validacin,… để ngừa bệnh. Khi xử lý thuốc Trichoderma để phòng bệnh cho cây thì nấm cùng tên cần một thời gian thích hợp với môi trường đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì mới có tác dụng với bệnh hại.
Kỹ Thuật Trồng Gừng Đem Lại Năng Suất Chất Lượng Cao
Những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch.
Chú ý chọn giống gừng để đạt năng suất chất lượng thu hoạch tốt nhất Trồng gừng bằng cách thông thường
Theo ThS Nguyễn Thị Nguyệt, chuyên nghiên cứu về nông sản cho biết, để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch.Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng.
Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, vì khi dùng dao thì mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40 – 60g) mới đủ sức nuôi cây con khoẻ mạnh, trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm.
Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Đất được cày sâu 25 – 30cm, phơi ải, xới cho nhuyễn rồi lên luống. Khoảng cách trồng có thể là 30 x 40cm hoặc 50 x 20cm. Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên nếu che ánh sáng nhiều quá (70 – 80%) thì năng suất giảm rõ rệt.
Do gừng nảy chồi ngang nên đặt củ xuôi theo hàng trồng để chồi phát triển về bên hàng. Trong quá trình phát triển, không để gừng thiếu nước sẽ chậm lớn. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, do khi bị úng dễ bị bệnh thối củ. Vì thế trong mùa mưa, liếp phải thoát nước tốt.
Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó nhu cầu về N là nhiều nhất để gừng đạt năng suất cao nhất. Lượng phân sử dụng cho 1.000m2 là: Urê 15 – 20kg, super lân 20 – 25kg, KCL 20kg và 500kg phân hữu cơ. Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi nhưng nếu làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Không nên để già quá, gừng cay nhiều, có xơ; cũng không thu non quá, củ bị nhăn nhúm, giảm chất lượng.
Trồng gừng bằng bao xi măng
Dùng vỏ bao xi măng giặt sạch ( hoặc bao nylon, hoặc vỏ sọt tre…) đáy bao đục 6 lỗ. Dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 4 trấu + 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được cấy vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân.
Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu.
Trồng gừng trong bao xi măng đem lại năng suất chất lượng cao gấp 8 lần thông thường
Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan. Cái hay của cách trồng gừng trong bao là bất cứ ở đâu, chổ nào, từ thôn quê đến đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới đất hoặc trên giàn, trên kệ, dưới tán cây, ven lối đi, bất cứ chỗ nào mà diện tích không dùng cho sản xuất đều có thể đặt bao gừng giống để trồng. Đặc biệt là dễ di chuyển khi cần thiết để tránh sự bất lợi của thời tiết ( mưa ngâp, nắng hạn ).
Thường mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 – 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 – 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra năng suất chất lượng trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Gừng Năng Suất Cao trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!