Bạn đang xem bài viết Trồng Gừng Cao Sản Bằng Bã Thải được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trồng gừng trên bã thải trồng nấm. Ảnh: CTV
Từ năm 2010, phong trào trồng nấm bào ngư, nấm linh chi phát triển mạnh, với diện tích lớn dẫn đến bã thải phôi sau khi trồng nấm tăng, gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện đề tài nghiên cứu: “Trồng thử nghiệm gừng cao sản trong bao trên cơ chất bã thải mùn cưa sau khi trồng nấm”, sau đó đưa vào ứng dụng và đạt hiệu quả cao. Theo đó, quy trình kỹ thuật trồng gừng được thực hiện như sau:
– Thời vụ trồng: Tùy điều kiện nước tưới, thông thường từ 15-1 đến 15-4 âm lịch hàng năm.
– Chọn giống và chuẩn bị giống: Chọn củ gừng già đủ 9 tháng tuổi trở lên, sạch bệnh. Củ giống xử lý sớm sau khi thu hoạch, khử độc củ gừng giống bằng cách ngâm củ trong nước nóng 50ºC khoảng 10 phút, phơi củ gừng giống trong 2 giờ dưới trời nắng lúc 9 – 11 giờ sáng, củ đạt 40 – 50ºC (gây chết vi khuẩn). Bẻ hom: sau xử lý 5 – 7 ngày, ngâm hom 30 phút trong dung dịch 0,1% thuốc Nativo 750WG, Unitil 32WP… trải ra để trong mát cho lành mặt bẻ (khoảng 7 – 10 ngày). Ủ mầm: trải hom thành lớp dày 20 – 30cm, nơi cao, trong mát hay trên lớp tro trấu dày 10 – 15cm, trên phủ rơm, chỉ tưới nước vừa ẩm, sau 10 – 15 ngày củ vừa nhú mầm thì mang ra trồng. Số lượng giống: 1kg gừng giống có thể trồng từ 12 – 15 bao.
– Chuẩn bị giá thể vô bao: Thành phần giá thể trồng gừng gồm bã thải mùn cưa sau khi trồng nấm đã xử lý, đất sạch và tro trấu. Phối trộn bã thải mùn cưa sau khi trồng nấm đã xử lý với đất sạch và tro trấu theo tỷ lệ 5:4:1 tính theo thể tích (nghĩa là 5m3 bã thải mùn cưa sau khi trồng nấm đã xử lý thì cho 4m3 đất sạch và 1m3 vỏ trấu) trộn đều, đảo cho tơi xốp.
– Mật độ bao: 1m2 có thể xếp 10 – 12 bao theo hàng mật độ trung bình 80 – 100 ngàn bao/ha.
– Kỹ thuật trồng: Sau khi cho giá thể vào bao xếp theo hàng lối, ta tiến hành trồng, dùng tay bới sâu 5 – 7cm rồi đặt nhánh gừng vào, sau đó phủ lên một lớp vỏ trấu, dùng nước tưới ẩm và luôn giữ ẩm trong quá trình gừng phát triển.
– Phân bón (1.000m2): Lượng phân bón 65kg Urea, 63kg super lân 16% P2O5, 33kg KCl (N:P:K = 30:10:20kg). Có thể bón phân như sau:
+ Bón lót: Do giá thể trồng gừng có sẵn lượng phân hữu cơ nên không cần bón lót phân hữu cơ, chỉ sử dụng phân vô cơ (30kg super lân, 10kg KCl).
+ Bón thúc: Chia thành 8 – 9 đợt bón, 2 tuần/đợt, rải cách gốc 10 – 15cm. Riêng bón thúc đợt 1 và 2: pha nước tưới (45 ngày sau khi trồng, gừng khoảng 2 – 3 chồi).
– Chăm sóc gừng: Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì nên cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại. Tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại định kỳ. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm. Dùng tay rạch rãnh nhỏ xung quanh củ gừng rồi rải phân theo rãnh và lấy tay lấp lại, tưới ẩm nước cho phân tan ra, tránh bỏ phân trực tiếp lên củ gừng. Thời điểm bón phân, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.
– Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan… Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 – 2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay. Bệnh cháy lá do nấm Fusarium gây ra, vết bệnh thường xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây, vì vậy cần sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score để trị.
Cần phòng trị bệnh thối củ, đặc biệt là bệnh thối xanh, do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng.
Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner… kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide… Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
Bệnh thối vàng do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại, có phủ lớp tơ màu trắng. Nên phòng trị bằng cách xử lý đất và giống trước khi trồng; sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score…
– Thu hoạch và bảo quản để giống: Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Để biết cụ thể hơn có thể liên hệ: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, địa chỉ số 415A, Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, TP. Bến Tre hoặc số điện thoại: 0753.560590 để được giới thiệu cụ thể hơn.
Xuân Lãm
Sản Xuất Phân Bón Từ Bã Thải Trái Cây
.
Bã thải trái cây sau khi thu gom về sẽ được phân loại, xử lý, ủ, lên men… để tạo thành phân bón hữu cơ. Sản phẩm phân bón này an toàn, thân thiện với môi trường. Đây là một dự án nghiên cứu đã được các sinh viên Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường (Trường đại học Lạc Hồng) thực hiện.
Sinh viên nhóm LandNova (trái) giới thiệu sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học BOF tại Ngày hội Khoa học và công nghệ Trường đại học Lạc Hồng. Ảnh: H.Yến
Dự án có tên Bio Organic Fertilizer (Phân bón hữu cơ sinh học – BOF). Không chỉ tạo ra sản phẩm, dự án còn được vào vòng toàn quốc Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SV.Startup – 2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức.
* Thân thiện với môi trường
Cùng say mê nghiên cứu khoa học và mong muốn tham gia sân chơi khởi nghiệp, 8 sinh viên của Khoa Kỹ thuật hóa học và môi trường đã thành lập 1 nhóm làm việc chung với tên gọi LandNova. Mục đích của nhóm bạn trẻ này là góp phần giải quyết bài toán môi trường cho nguồn rác thải hữu cơ tại các quán cà phê, sinh tố, các điểm thu gom rác và các chợ trên địa bàn TP.Biên Hòa.
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón hữu cơ được chế biến dựa trên nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp. Quá trình xử lý có sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật nhằm tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón để cung cấp cho cây trồng.
Theo đó, bã thải trái cây sau khi thu gom về được phân loại, xử lý, qua 2 lần ủ trong thời gian 40 ngày, lên men… sẽ lọc được thành phẩm phân bón dạng nước. Sản phẩm an toàn, có tính thân thiện với môi trường, giúp cải thiện chất lượng cây trồng ngắn ngày, góp phần đa dạng hóa dòng sản phẩm phân bón hữu cơ có trên thị trường hiện nay.
Loại phân bón này có khả năng thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động mạnh mẽ, tạo nên cơ chế phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy các độc tố tích tụ trong đất lâu năm, giúp duy trì độ phì nhiêu cho đất, cân bằng độ pH… Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm và tiết kiệm được nguồn nguyên liệu có sẵn, giảm thiểu chi phí đầu tư nguồn phân bón.
* Những thành quả bước đầu
ThS.Nguyễn Thái Thanh Trúc, giảng viên hướng dẫn thực hiện dự án cho biết, dự án hướng đến tận dụng triệt để nguồn chất thải hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm phân bón thân thiện với môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Điều khác biệt của MEP so với các chương trình khởi nghiệp sinh viên khác là MEP tập trung vào các sáng tạo mang tính xã hội được thực hiện bởi sinh viên ngành kỹ thuật. MEP khuyến khích sinh viên kiểm nghiệm giá trị mô hình kinh doanh của mình với các minh chứng thực tế. Với việc đáp ứng tốt các tiêu chí của cuộc thi, dự án phân bón hữu cơ từ bã thải trái cây của nhóm LandNova đã đoạt giải ba của cuộc thi này.
Hải Yến
Cách Trồng Nấm Bằng Bã Cà Phê
là một trong số các loại nấm được người tiêu dùng ưa chuộng trong chế biến món ăn nhờ vào độ dai mềm vừa phải, chín mà không nát, kết hợp với vị ngọt tự nhiên không thể pha lẫn của loài nấm này, thổi hồn vào các món ăn, tăng thêm sự đậm đà cho mâm cơm gia đình. Trên thị trường hiện nay, Nấm kim châm giá nấm kim châm không hề rẻ, chị em phải bỏ ra khoảng 10 ngàn đồng để mua 100g nấm – mức giá tương đương với giá thịt lợn. Nghề trồng nấm kim châm hứa hẹn đem lại doanh thu cao cho bà con.
tương tự như các phương pháp Cách trồng nấm kim châm trồng nấm đang được áp dụng hiện tại trên khắp cả nước, từ cách chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất phôi giống đến quá trình chăm sóc nấm. Điều khác biệt duy nhất là môi trường trồng nấm kim châm. Do là loại nấm có nguồn gốc từ các vùng ôn đới và hàn đới, nên nấm kim châm chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 5 -15 độ. Do vậy, bà con cần tạo môi trường có nhiệt độ thấp từ 13 -15 độ để đảm bảo hiệu quả trồng nấm.
Yêu cầu khắt khe về môi trường sinh trưởng, nấm kim châm khá khó để trồng tại các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam. Miền Bắc chỉ nên tập trung trồng nấm vào mùa đông. Các vùng thích hợp nhất để trồng nấm kim châm chính là các cao nguyên phía Bắc như Mộc Châu, Sơn La, Ba Vì…
Nguyên liệu chính sử dụng để trồng nấm kim châm khá đa dạng như: bã cà phê, rơm rạ, lõi ngô, bã mía, mùn cưa… và được phối trộn với các nguyên liệu phụ trợ để tạo ra giá thể trồng nấm. chúng tôi xin giới thiệu tới bà con một số công thức trộn nguyên liệu như sau:
75%, cám gạo 20%, bột ngô 2%, bột thạch cao 1%, đường 1%, supe lân 1%, bổ sung thêm nước sạch để hỗn hợp đạt độ ẩm từ 60 -70%, pH 6,5.
mùn cưa cần phải ủ trước khi sử dụng để hỗ trợ quá trình băm nhỏ rơm rạ nhanh chóng và cho nguyên liệu đầu ra nhỏ, đều, đáp ứng điều kiện làm nguyên liệu Chú ý: trồng nấm từ 3-6 tháng để hoai mục bớt. Nếu như quá gấp chưa kịp ủ, bà con cần phơi nắng kết hợp nhào trộn với nước trong vài ngày trước khi đưa vào sử dụng. Ở những vùng trồng trọt, bà con tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như thân rơm rạ để trồng nấm. trồng nấm kim châm, có thể sử dụng
Các nguyên liệu phải đảm bảo không bị ẩm mốc, mối, mọt. Bà con nên trộn các nguyên liệu phụ với nhau cho đều, rồi rắc lên nguyên liệu chính và đảo thật đều 1 lần nữa. Những nguyên liệu phụ với mục đích là tăng cường chất dinh dưỡng để nấm kim châm phát triển nên có thể điều chỉnh tỉ lệ linh động cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Kiểm tra xem nguyên liệu đã đạt đủ độ ẩm hay chưa bằng cách nắm 1 nắm bã café trong tay. Nếu bã café tơi ra ngay thì tức là nguyên liệu đang khô, cần trộng thêm nước. Nếu bã café chảy nước là đang thừa độ ẩm, cần phơi tãi ra để bay hơi bớt. Nếu bã café dính thành khối và tẽ ra từ từ sau khi nắm chặt thì đạt yêu cầu.
cũng tương tự như trồng bằng các nguyên liệu khác, phải hấp cách thủy túi Cách trồng nấm bằng bã cà phê trồng nấm để tiêu diệt hoàn toàn các loại nấm mốc gây bệnh có trong giá thể, đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng sang dạng dễ hấp thụ để nấm kim châm có thể sử dụng. Sau khi đóng túi xong, hấp càng nhanh càng tốt để đảm bảo cám ngô, cám gạo không làm chua hỗn hợp giá thể. Sau khi hấp từ 6 -8 tiếng, bỏ túi trồng nấm ra, nếu có mùi thơm thoát ra thì nguyên liệu trong túi đã chín và đạt yêu cầu.
Sau khi tơ đã kéo trắng hết túi nấm kim châm, tiếp tục nuôi thêm 30 -35 ngày trước khi thu hoạch. Đảm bảo môi trường trồng nấm phải sạch sẽ với các điều kiện như sau:
Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất khi nấm dài khoảng 15cm, mũ nấm phẳng và có màu trắng sáng. Dùng tay kéo cả cụm nấm ra khỏi túi, sau đó đặt lại bịch phôi về vị trí cũ. Trong cách trồng nấm bằng bã cà phê, bà con có thể thu hoạch đều đặn trong vòng 90 ngày và tránh thu hoạch khi nấm còn non, sẽ hao cân. Còn nếu để nấm già quá sẽ làm giảm chất lượng nấm thành phẩm và làm giảm năng suất của các lần thu hoạch kế tiếp.
vừa chia sẻ tới bà con Khomay3a.com cách trồng nấm bằng bã cà phê. Kỹ thuật trồng nấm kim châm tương tự như trồng các loại nấm khác, chỉ có điều bà con cần lưu ý giữ mức nhiệt thấp tối ưu để cho nấm kim châm phát triển tốt. Tại các địa phương có nền nhiệt cao, nếu muốn trồng nấm kim châm thì cần đầu tư phòng lạnh, nhưng sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất nấm, bà con nên cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng để đảm bảo mức lãi hợp lí và như ý. Chúc bà con bội thu.
Một Số Phương Pháp Xử Lý Bã Thải Sau Trồng Nấm
Một số phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm
Trong những năm gần đây, ngành trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, mỗi năm sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Đây cũng là ngành nghề đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và hướng tới xuất khẩu ngày càng cao. Ở Bến Tre, các hộ dân trồng nấm ngày càng nhiều do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đảm bảo được thu nhập cũng như tận dụng thời gian nhàn rỗi của những người nội trợ, nông dân cho việc chăm sóc, thu hái nấm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghề trồng nấm cũng tạo ra một sản lượng bã thải không nhỏ. Thông thường, người dân chỉ để bã thải nấm hoai mục tự nhiên kéo dài vài tháng đến vài năm sau đó bón trực tiếp cho cây mà không qua xử lý nên hiệu quả thấp. Ở một số cơ sở sản xuất lớn, lượng bã thải để tồn đọng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, thẩm mỹ, cảnh quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, các phương pháp xử lý bã thải sau đây sẽ giúp bà con trồng nấm sử dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này, đồng thời giảm thiểu được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
1. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm rơm làm phân hữu cơ vi sinh sử dụng như phân bón cho cây trồng
Nguyên liệu đầu vào của sản xuất nấm rơm chủ yếu là rơm rạ, cỏ, lá cây khô, thân chuối hoặc lục bình. Đây là những nguyên liệu mà thành phần chính của nó là cellulose. Sau quá trình sử dụng để trồng nấm thì các nguyên liệu này đã bị phân hủy một phần, hàm lượng Cacbon tổng số khá cao (20 – 30%) so với hàm lượng Nitơ tổng số giảm đáng kể (0,3 – 0,5%), vì vậy thường bổ sung đạm vào trong quá trình ủ để cân bằng tỷ lệ C/N thích hợp cho cây trồng. Bên cạnh đó, độ ẩm của đống ủ phải đạt khoảng 60 – 70% để các vi sinh vật phân hủy được cơ chất này.
Nguyên vật liệu để xử lý bã thải sau trồng nấm bao gồm: phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), dung dịch vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạt nhựa (không dùng nylon trong).
Với phương pháp thực hiện như sau: bã thải được làm ẩm trước một ngày; xếp thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới nấm Trichoderma, dung dịch vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m. Sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê. Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân (Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ).
2. Phương pháp sử dụng bã thải trồng nấm Bào ngư, Linh chi để trồng nấm rơm
Theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên việc tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm bào ngư, linh chi ở gia đình để trồng nấm rơm. Mùn cưa cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm bào ngư và linh chi. Sau khi dùng xong, bã thải trồng nấm được tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.
Mùn cưa thải nấm Linh chi, Bào ngư được xé bịch và ủ đống để làm giá thể trồng nấm rơm.
Để nâng cao năng suất nấm rơm, cần phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải như sau: phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới. Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì nấm rơm rất ưa nhiệt độ và ẩm độ cao vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình ủ và ra quả thể nấm rơm đạt theo yêu cầu.
Việc trồng nấm rơm từ bã nấm bào ngư ít tốn chi phí so với trồng nấm rơm từ rơm rạ. Bởi với phương pháp này, thu hoạch nhanh, năng suất đạt cao hơn so với cách làm truyền thống, người trồng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhà kín sử dụng để trồng nấm rơm tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, được trang bị từ việc tận dụng nhà kho, các trại được xây dựng bê tông, vách lá hay bằng chất liệu cây tạp, tre, trúc, tầm vông.
Làm mô từ giá thể đã được xử lý, phủ một lớp rơm trên bề mặt giữ ẩm và che mưa
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm rơm ngày càng cao, nguồn nguyên liệu truyền thống (rơm) ngày càng khan hiếm và điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi thì việc trồng nấm rơm trong trang trại là sự lựa chọn phù hợp. Với mô hình này giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, phù hợp với những hộ có quỹ đất ít, chất lượng nấm thương phẩm cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ít tốn công chăm sóc, năng suất tăng gấp 2 lần so với cách trồng truyền thống. Đồng thời góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn rơm nguyên liệu để trồng nấm mà thay bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Đây được xem là một mô hình đầy triển vọng giúp bà con vươn lên phát triển kinh tế.
Tùy theo thời tiết, trung bình khoảng 15- 20 ngày sau khi cấy meo là có thể thu hoạch. Nấm rơm trồng trồng trên mùn cưa thải có thời gian ra quả thể lâu hơn trồng trên rơm khoảng 3-7 ngày.
3. Sử dụng bã thải mùn cưa trồng nấm để nuôi trùn quế
Một hỗn hợp gồm cám gạo, cám bắp, bánh dầu, bột cá cùng một số chủng vi sinh đặc biệt được trộn vào mùn cưa thải, chúng sẽ phân huỷ và biến mạt cưa trở thành một loại thức ăn dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trùn quế. Trùn quế được nuôi bằng mùn cưa thải sau trồng nấm có tỉ lệ sống sót và trưởng thành đạt 100%, tương đương với nuôi bằng phân chuồng. Điều đặc biệt nhất là số mùn cưa thải sau trồng nấm được trùn tiêu hóa trở thành một loại phân bón sạch hay còn được gọi là phân trùn. Bà con nên lưu ý, phân trùn quế có rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau nhưng hàm lượng mỗi thành phần thì rất ít. Chính vì vậy, phân trùn quế không dùng để bón mà dùng để tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển. Khi vi sinh vật phát triển thúc đẩy phân giải đạm, lân và kali khó tan tạo môi trường đất xung quanh vùng rễ tơi xốp, môi trường xung quanh vùng rễ tốt sẽ giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng, cây dễ hấp thụ dinh dưỡng sẽ cần ít phân bón hơn và khỏe mạnh hơn, cây khỏe mạnh sẽ kháng bệnh tốt và lớn nhanh.
4. Sử dụng bã thải trồng nấm làm giá thể để trồng rau, hoa trong chậu, trồng gừng trong bao
Giá thể sau trồng nấm đã qua xử lý và phối trộn với các dinh dưỡng cần thiết đạt được các tiêu chí như: giữ ẩm, thấm nước đều, nồng độ pH trung tính, nhẹ, giá thành thu mua rẻ và an toàn cho môi trường. Các loại rau, cải bắp và các giống hoa Lily, Tulip, Thược dược, Cúc trồng trong chậu rất phù hợp với giá thể nấm, phù hợp với xu hướng xuất sản nông nghiệp đô thị hiện nay. Phương pháp này nhằm sản xuất giá thể sạch phục vụ trồng rau an toàn và hoa tươi. Từ các mô hình thí điểm và đối chứng so sánh giữa trồng rau, trồng hoa trên đất và trồng trên giá thể từ bã thải nấm đã được xử lý cho kết quả năng suất cây rau và hoa cao hơn nhiều lần theo hình thức trồng thông thường.
Năm 2023, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Bến Tre đã thí nghiệm thành công việc tận dụng nguồn bã thải sau trồng nấm Linh Chi ủ đống với nước vôi 3% trong 3 – 4 ngày, sau đó được xử lý bằng chế phẩm và chế phẩm sinh học EM để tạo giá thể trồng gừng cao sản đạt năng suất khá cao.
Các phương pháp xử lý bã thải sau trồng nấm được giới thiệu trên vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người dân, vừa giảm được khối lượng lớn bã thải sau trồng nấm, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể mà chọn các phương pháp thích hợp để có hướng xử lý bã thải nấm hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng nấm.
Trồng Rau Sạch Bằng… Chất Thải
Sáng tạo khởi nghiệp
Hai sinh viên Nguyễn Hữu Huy Hào, đang học năm 3, chuyên ngành Xử lý môi trường, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ và Phan Hồng Mức, năm 3 chuyên ngành Kinh tế, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ đã vượt qua 200 dự án khác trong khu vực ĐBSCL để đoạt giải nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” do dự án SIMVA tổ chức. Ngoài ra, nhóm của Huy Hào và Hồng Mức cũng vinh dự đại diện cho ĐBSCL tham dự và lọt vào vòng chung khảo toàn quốc cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên” lần thứ nhất do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, sẽ diễn ra vào tháng 3/2023 tại Hà Nội.
Nguyễn Hữu Huy Hào cho biết, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là từ các nhà máy thủy sản ở Cà Mau, Bạc Liêu. “Ngay từ những năm học phổ thông khi còn học chung tụi em đã nảy ra ý tưởng này và quyết tâm phải làm ra cái gì đó để hạn chế ô nhiễm”, Hào nói.
Hào kể, đầu năm 2023 trong quá trình thực hiện thí nghiệm với các thầy cô trong khoa về việc xử lý nước thải chế biến thủy sản và nhận thấy, lượng bùn thải sau xử lý nước bị bỏ không. Vì thế, em hỏi các thầy cô bùn thải này có chứa thành phần như thế nào? Sau khi thầy cô phân tích và cho biết, bùn thải chứa rất nhiều hữu cơ, quá trình này chủ yếu là xử lý vi sinh, hoàn toàn không có hóa chất hoặc kim loại nặng. Tuy nhiên, nếu không được xử lý một cách triệt để thì chính lượng bùn thải này sẽ gây ô nhiễm đất, điều mà trước nay đang diễn ra và ít người quan tâm. Từ đó, em nảy sinh ý tưởng tận dụng để xử lý lại phục vụ nông nghiệp. “Tại sao bùn thải tốt có lợi cho cây trồng, đặc biệt là rau sạch và hoa kiểng như vậy lại bỏ đi. Như thế, có phải chính các Cty chế biến thủy sản họ vô tình bỏ đi nguồn lợi mà không tái chế để trở thành một sản phẩm hoàn thiện hơn”, Hào bộc bạch.
Theo lời Hào, lượng bùn hoạt tính sau khi lắng có chứa nhiều chất hữu cơ rất tốt để làm giá thể cộng với than hoặc “dớ tảo” để trồng hoa lan, rau sạch. Hào cho biết thêm, sau khi thực hành, em tìm hiểu các tài liệu và tư liệu trên mạng hoặc qua thư viện của khoa và chuyên ngành môi trường thì hầu như chưa có quy trình cũng như sản phẩm bùn vi sinh được chiết xuất từ bùn thải.
Phan Hồng Mức cho biết thêm, hiện các nhà máy chế biến thủy sản xả ra một lượng nước thải có chứa rất nhiều hữu cơ có lợi cho cây trồng. Các sản phẩm sau khi xử lý như bùn thải chưa được xử lý và quản lý đúng cách gây ảnh hưởng đến môi trường. Theo Mức, ý tưởng “Sử dụng bùn vi sinh thu được trong quá trình xử lý nước thải từ công ty chế biến thủy sản để trồng rau sạch và hoa kiểng” sẽ giảm thiểu tối đa mức độ độc hại từ nước thải. Đặc biệt là tạo nguồn thu từ phụ phẩm của quá trình xử lý nước thải.
Ứng dụng hiệu quả trên cây trồng
Hiện tại, sản phẩm bùn vi sinh của Hào và Mức đã có mặt ở nhiều trang trại, cơ sở cũng như nông hộ trồng rau sạch và hoa kiểng ở Cần Thơ và một số địa phương trong vùng ĐBSCL. Anh Nguyễn Văn Phong, chủ cơ sở sản xuất rau sạch trên đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đang thử nghiệm sản phẩm bùn vi sinh của nhóm em Hào cho biết, đang thử nghiệm trồng trên 2 dòng sản phẩm là rau và cà chua mới nhập từ Hà Lan.
“Hiện cây phát triển tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thời gian tới có kết quả cao sẽ ứng dụng rộng trên toàn trang trại”, anh Phong nói. Anh Nguyễn Trí Thành, ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ cũng đang sử dụng sản phẩm bùn vi sinh để trồng rau sạch phục vụ nhu cầu hằng ngày của gia đình. Anh cho biết, từ khi trồng đến nay được hơn tháng, rau phát triển tốt, không bị héo. Hơn nữa, tỷ lệ đạm trong bùn cao hơn đất bình thường khoảng 3 – 4 lần, giúp cây phát triển tốt, giúp giảm chi phí đầu tư phân bón.
Hào cho biết, sau khi lấy mẫu đất đi phân tích ở trường Đại học Nông Lâm TPHCM về hàm lượng đạm, lân, kali thì cho thấy tỷ lệ cao hơn đất thông thường nhiều lần. Hơn nữa, phần chủng men ủ của bùn vi sinh giúp kích thích hạt phát triển. Ngoài ra, sẽ còn hạn chế một số loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp kiêm Giám đốc Vườn ươm khởi nghiệp trường Đại học Cần Thơ đánh giá, ý tưởng này có tiềm năng về giá trị thương mại cũng như có ích về môi trường. “Nếu tận dụng tốt, tối đa giá trị của bùn thải thì không chỉ giúp ngành nông nghiệp phát triển mà còn giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đất”, ông Khôi nói.
Anh Huỳnh Thái Nguyên, Phó Bí thư Thành Đoàn kiêm Chủ tịch Hội LHTN thành phố Cần Thơ cho biết, từ nhu cầu xử lý ô nhiễm môi trường, hai em sinh viên đã vận dụng và biến nó thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao cho ĐBSCL. Anh Nguyên cho biết, trong thời gian tới, ngoài sự khuyến khích, động viên các mô hình khởi nghiệp, điển hình như mô hình của em Hào và Mức thì Thành Đoàn còn phối hợp với các nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ cho các ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên trên toàn thành phố phát triển.
PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp kiêm Giám đốc Vườn ươm khởi nghiệp trường Đại học Cần Thơ đánh giá, ý tưởng này có tiềm năng về giá trị thương mại cũng như có ích về môi trường.
Hòa Hội
Trồng Gừng Năng Suất Cao
Trồng gừng năng suất cao-một số điều cần lưu ý
Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì gừng dễ trồng, và có hiệu quả kinh tế cao. So với các cây rau gia vị khác, gừng đa dụng và đặc biệt gừng được chế biến thành mứt là một món ăn đặc trưng trong những ngày Tết cổ truyền. Ngoài ra, gừng được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Vì thế, những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu từ cây gừng. Gừng là loại cây có thời gian sinh trưởng khá dài, ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng râm, nên thường được trồng xen với những cây trồng khác. Để đạt năng suất cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến quản lý dịch hại.
Chọn giống gừng củ to, già, bóng không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng. Gừng giống phải được chuẩn bị một tháng trước khi trồng. Đem gừng về để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom. Khi bẻ hom giống phải to, nguyên vẹn (từ 40-60g). Vì hom giống to mới đủ sức nuôi cây con mạnh khoẻ. Trên mỗi nhánh phải có ít nhất một mắt mầm. Dùng tay bẻ hom chứ không dùng dao, vì khi dùng dao, mầm bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Để hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm vào củ, sau khi bẻ xong cho gừng vào dung dịch thuốc trừ nấm ngâm khoảng 20 phút sau đó vớt ra rãi chổ khô ráo khoảng 1 tuần rồi tiến hành ủ giống. Gom gừng lại thành đống cao không quá 8 tấc, phủ lên một lớp rơm rồi tưới cho đủ ẩm.
Chú ý: Khi ủ nên trãi trên nền ủ một lớp tro trấu từ 10-20cm, sau đó mới xếp gừng lên ủ. Tránh để ẩm độ cao quá làm gừng dễ bị thối. Khoảng nữa tháng sau khi ủ, thấy u mầm thì mang đi trồng, không để mầm quá dài sẽ dễ bị gãy trong quá trình vận chuyển (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ). Trước khi đem trồng nên loại bỏ ngay những hom mềm, bị thối để tránh lây lan.
Gừng đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, củ mới phát triển to và nhiều củ. Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Bón lót trước khi xới đất tạo luống. Gừng là loại cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên, nếu che ánh sáng nhiều quá (70-80%) thì năng suất giảm rõ rệt. Trong quá trình phát triển không để gừng thiếu nước vì thiếu nước củ ít và nhỏ, thời gian sinh trưởng bị kéo dài. Gừng là cây rất háo nước nhưng lại không chịu úng, khi bị úng, gừng sẽ dễ bị bệnh thối củ. Vì thế, liếp phải thoát nước tốt để khi tưới không bị úng nước. Trồng gừng nên chú ý bón nhiều phân hữu cơ vì đây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất gừng. Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ để bón lót có tác dụng rất tốt để hạn chế bệnh thối củ. Mỗi tháng làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất.
Quản lý bệnh hại: Trong quá trình sinh trưởng, gừng thường bị bệnh cháy lá và bệnh thối củ. Bệnh cháy lá do nấm Pyricularia grisea gây ra. Triệu chứng nhận biết là những đốm hình thoi, màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành mãng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá. Bệnh nặng làm cả lá bị cháy, bụi gừng trông xơ xác, còi cọc, củ ít và nhỏ, năng suất giảm, đôi khi làm cả bụi gừng bị cháy rụi.
Ngoài bệnh cháy lá, bệnh thối củ khá phổ biến. Bệnh thối củ do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất, xuất hiện những đốm màu nâu xám. Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen. Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ. Vết bệnh thối khô và xốp. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị thối. Bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm tồn tại trong đất rất lâu, có thể tới 2-3 năm. Hạch nấm trong đất, nảy mầm thành sợi nấm, xâm nhập vào gốc và củ gừng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, có khi làm thối cả khóm gừng.
Bệnh thối củ gừng.
* Biện pháp phòng trừ: – Vệ sinh đồng ruộng. Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch; – Trồng với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày, khi ruộng gừng khi bị bệnh nên bổ sung phân kali. – Khi phát hiện trên luống gừng có triệu chứng thối củ thì nên tách củ bị thối loại bỏ để hạn chế lây lan; – Đầu vụ, bón phân vôi cho đất. Lên luống cao, thoát nước tốt, tránh bón nhiều phân đạm. Ngay từ đầu vụ khi làm đất nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ hoai mục. Chú ý không để đất bị ngập nước; – Thăm ruộng gừng thường xuyên, khi thấy bệnh cháy lá, phun thuốc Fuji-one 40 EC, Eddy 72WP,… Phát hiện bệnh thối củ, sử dụng một số thuốc như: Anvil 5SC, Vivadamy 3DD, Bonanza 100SL. Chú ý bảo đảm thời gian cách ly.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Gừng Cao Sản Bằng Bã Thải trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!