Xu Hướng 9/2023 # Trồng Cây Ngô Nuôi Bò Sữa # Top 15 Xem Nhiều | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trồng Cây Ngô Nuôi Bò Sữa # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trồng Cây Ngô Nuôi Bò Sữa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhơn Khánh là một trong những địa phương có diện tích trồng ngô lớn nhất TX An Nhơn với khoảng 150 ha/năm. Đây cũng là địa phương phát triển sớm nhất phong trào chăn nuôi bò sữa tại Bình Định.

Vì vậy ở Nhơn Khánh, cây ngô và con bò sữa có mối liên hệ mật thiết. Nhiều hộ nông dân có thâm niên trồng ngô đã chọn ra được loại giống phù hợp, ký hợp đồng với các trang trại bò sữa, chuyên thu hoạch ngô tươi để cung ứng làm thức ăn cho bò.

Ông Phan Long Dũng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông TX An Nhơn cho biết: “Nhơn Khánh là vùng đất rất phù hợp với cây ngô, nhất là những diện tích bãi bồi ven sông. Trước đây bà con chủ yếu trồng ngô lấy hạt, bây giờ các trang trại bò sữa trong tỉnh ăn mạnh ngô tươi tạo hướng làm ăn mới cho nông dân”.

Giống ngô lai Pioneer Brand P4199 dinh dưỡng cao phù hợp nuôi bò sữa

Nông dân Trần Ngọc Lan (56 tuổi), người đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với cây ngô trong diện tích 3 sào đất vườn của mình rất tâm đắc với giống ngô mới này. Từ trước đến nay, ông Lan đã SX không thiếu giống ngô nào, ngay cả những giống giá đắt nhưng có tiềm năng năng suất cao là ông mua về làm ngay.

Thế nhưng từ khi trồng giống ngô lai Pioneer Brand P4199 (Cty TNHH Pioneer Hi-Bred VN), thu hoạch ngô tươi để cung ứng cho các trang trại bò sữa, ông Lan cho rằng đây là giống ngô có nhiều tính ưu việt.

Ông cho biết: “Tui bắt đầu làm giống ngô Pioneer Brand P4199 vào vụ thu đông 10 năm ngoái. Ban đầu chưa tin, tui chỉ làm 2 kg giống để đối chứng với các giống khác. Không ngờ thiệt ưng cái bụng, đạt hơn mọi giống, vậy là năm nay tui làm luôn mấy vụ liền. Giống này “ăn” nhẹ phân, qua mấy vụ SX chưa thấy xuất hiện bệnh hại.

Cây ngô rất cứng, cách đây 1 tháng xảy ra mưa to gió lớn, các ruộng ngô làm giống khác chung quanh đổ ngã rất nhiều, phải thu non, riêng đám ngô 3 sào của tui vẫn trụ vững đến kỳ thu hoạch. Giống này chịu hạn cũng dữ lắm, nắng nóng cỡ mấy vẫn sinh trưởng phát triển tốt”.

Theo ông Lan, giống ngô Pioneer Brand P4199 cao cây, từ 2,5 – 2,7 m; trái to, chiều dài trái từ 25 – 28 cm. Vụ ĐX từ 80 – 85 ngày là có thể thu hoạch bán làm thức ăn cho bò sữa, vụ HT và thu đông chỉ trồng từ 75 – 80 ngày là có tiền vào túi. Nếu thu hoạch tươi năng suất từ 45 – 50 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 55 tấn. Trồng lấy hạt thì năng suất đạt từ 8 – 9 tấn/ha, thâm canh có thể đạt 10 – 12 tấn/ha.

“Trồng trong vườn, dù điều kiện đất đai không tốt bằng đất ven sông nhưng năng suất cho 2,7 tấn/sào. Trước đây, làm những giống khác, vụ nào đạt nhất cũng chỉ 1,4 tấn/sào. Vụ này, trên 3 sào đất vườn tui thu được hơn 6,5 tấn tươi, bán tại trang trại được 960 đ/kg, so với cây lúa hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần”, ông Lan nói.

Ông Nguyễn Thành Hiếu, người chuyên thu mua ngô tươi cung ứng cho các trang trại bò sữa trong tỉnh Bình Định cho biết: “Giống ngô Pioneer Brand P4199 cây xanh tốt, trái to, nhiều dinh dưỡng, bò ăn vào cho sản lượng sữa rất cao nên các trang trại bò sữa đang ăn rất mạnh. Trồng ngô bán tươi đạt hiệu quả kinh tế cao nên bà con cũng đang phát triển mạnh.

Vụ thu đông 2012 chúng tôi chỉ SX thử 20 kg giống tại các xã Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ. Thấy đạt quá, sang vụ ĐX 2012-2013 bà con trên toàn địa bàn TX An Nhơn đăng ký làm đến 5 tạ giống, vụ HT 2013 tiếp tục làm tăng đến 7 tạ giống, hiện đang thu hoạch. Vụ thu đông sắp đến, bà con trồng ngô bán tươi sẽ có nhu cầu tăng đến 1 tấn giống Pioneer Brand P4199″.

“Theo nhu cầu thực tế, nếu phát triển được 150 ha ngô trồng thu hoạch tươi thì mới đủ cung ứng cho các trang trại bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hiện nay chỉ mới cung ứng được 1/3 nhu cầu”, ông Nguyễn Thành Hiếu cho biết.

Trồng Ngô Làm Thức Ăn Cho Đàn Bò Sữa

Qua bảng trên cho thấy cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho đàn bò sữa vào giai đoạn cây chín sữa cho vật chất khô cao và Protein thô cao nhất

2. Đặc điểm của các giống ngô thu sinh khối làm thức ăn cho bò sữa

2.1 Đặc điểm khác nhau giữa ngô sinh khối và ngô lấy hạt

(Pordesimo và Endens, 2004)

2.2 Thời gian thu hoạch ngô sinh khối làm thức ăn cho bò sữa

Trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc có thời gian thu hoạch sớm (75 -90 ngày ) tùy vào loại giống nên trong một năm có thể trồng đến 3 vụ thu hoạch ngô vào giai đoạn chín sáp cho năng suất chất khô và Protein thô cao. Cây ngô lúc này có đầy đủ sinh dưỡng nên khi bò sữa ăn thức ăn này sẽ cho năng suất sữa tốt nhất

Theo Garcia (2013), đối với giống ngô thu hoạch sinh khối làm thức ăn thô xanh cho gia súc nên chọn các giống ngô có các đặc điểm thích hợp với điều kiện khí hậu, cho năng suất chất khô cao, màu xanh của bộ lá được duy trì đến lúc thu hoạch, có năng suất hạt cao (trong hạt có chứa 70% năng lượng trao đổi, nhiều hơn so với năng lượng trao đổi trong thân và lá ngô), thích hợp với mật độ trồng dày, hàm lượng chất khô trong thân lá và trong hạt cao.

Thời gian thu hoạch các giống ngô lấy toàn bộ các bộ phận cây ngô làm thức ăn cho gia súc ngắn hơn so với giống ngô lấy hạt khoảng 20 đến 25 ngày. Theo Chad. D Lee (2005), khuyến cáo ngô thu sinh khối làm thức ăn cho bò sữa hợp lý nhất là giai đoạn hạt ngô chín sáp được 2/3 hạt, còn khoảng 1/3 chín sữa của hạt. Cùng kết quả trên, theo kết quả nghiên cứu của Lê Quốc Tuấn (2000), giai đoạn ngô chín sáp cho trọng lượng tươi và khối lượng khô cao nhất trong các giai đoạn nghiên cứu

2.3 Lựa chọn giống ngô thu sinh khối làm thức ăn cho bò sữa

Việc lựa chọn giống ngô lai có năng suất cao là quyết định quan trọng đến trong sản xuất ngô ủ chua làm thức ăn cho gia súc và giúp chúng ta có thể tăng sản lượng năng suất sinh vật học trên đơn vị diện tích (Lee, 2005).

Tại Úc , tài liệu hướng dẫn khuyến cáo lựa chọn giống ngô sinh khối ( Dairy Australia , 2023 ) đã được công bố . Các giống ngô lai để trồng làm ngô sinh khối cần phải lựa chọn theo các tiêu chí : 1). Phát triển liên tục trong suốt mùa vụ (năng suất tối đa chất khô/ha ); 2). Duy trì tỷ lệ lá xanh cao cho đến lúc thu hoạch ; 3). Năng suất hạt tốt, có chứa hơn 70 % năng lượng trao đổi ( ME ) và mức carbonhydrate cao hơn các bộ phận xanh của cây; 4). Chịu được trồng mật độ tương đối dày; 5). Năng suất chất khô cao cũng như năng suất hạt cao, 6). Giống ngô lai nên được chọn có tính chống chịu đổ ngã , kháng bệnh thối rễ và thối thân , cũng như khả năng kháng bệnh khác thường gặp : Cây ngô nên được trồng từ hạt giống thế hệ đầu tiên đã được xử lý bằng thuốc diệt nấm và thuốc diệt côn trùng.

Tại Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu về trồng bắp sinh khối làm thức ăn cho đàn bò như: Phan Tiếng Tân (2014) đã thử nghiệm 4 giống ngô SSC 586, CP 989, Bioseed 9698, LVN 10. Các giống ngô được trồng với mật độ 57.000 cây/ha, bón phân theo công thức (cho 1 ha): 150 N – 90 P205 – 90 K20, lượng phân hữu cơ vi sinh dùng để bón lót 1 tấn/ha, kết quả nghiên cứu đã chọn được giống ngô CP 989 cho năng suất sinh khối cao nhất với 48,59 tấn/ha.

1. FAO, 1993. Thức ăn gia súc nhiệt đới

2. Chad D. Lee, James H. Herbek, Garry Lacefi eld, and Ray Smith, 2005. Producing Corn for Silage. Materials developed by University of Kentucky Cooperative Extension, 8 pp.

3. Phan Tiếng Tân, 2023. Xác định giống, mật độ trồng và lượng phân đạm hợp lý cho cây ngô (Zea mays L.) lấy sinh khối tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông lâm, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

4. Yani Garcia, 2013. Growing maize for silage . Special Report No. 48, Iowa State University.

5. Pordesimo, L.O., W.C.Edens, S., 2004. Distribution above ground biomass in corn stover. Biomass and Bioenery 26 (4): 337 – 343

Trồng Bắp ( Ngô) Nuôi Bò, Trở Thành Tỷ Phú

Ngày nay, cỏ hay ngô gì cũng trồng cho bò hết. Nghe thì lạ, nhưng nhờ cái lạ ấy mà vợ chồng ông Lỏi bà Tươi trở nên giàu có

Hai vợ chồng ông Nguyễn Thạch Lỏi và bà Lại Thị Tươi ở thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) có 10 ha đất SX, trong đó 6,5 ha trồng cỏ, còn lại 3,5 ha trồng ngô. Hơn 10 trước, cỏ trồng cho bò, ngô trồng cho người. Ngày nay, cỏ hay ngô gì cũng trồng cho bò hết. Nghe thì lạ, nhưng nhờ cái lạ ấy mà họ giàu.

Đi trước giàu nhanh

Ủ ướp bây giờ là hình thức tích trữ thức ăn gia súc phổ biến ở những vùng chăn nuôi bò sữa. Ở thị trấn nông trường Mộc Châu, các xã Vân Hồ, Tân Lập…, cây ngô được băm vụn ngay tại bãi trồng, sau đó xe tải chở về các dịch vụ hầm chứa, ủ để tích trữ thức ăn cho bò sữa vào mùa khô.

Tùy vào số lượng bò mà mỗi gia đình có thể có một hay nhiều hầm ủ ướp có kích thước, khả năng tích trữ khác nhau. Thông thường, mỗi hầm ủ ướp tích trữ tầm 100 tấn. Thực ra, mô hình trồng ngô làm ăn chăn nuôi ủ ướp do Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu phát động, nhưng nếu chỉ tính riêng các hộ gia đình thì cách làm, hiệu quả của vợ chồng Lỏi – Tươi là số một.

Ngày mới xuất hiện mô hình chuyển trồng ngô lấy bắp sang trồng ngô ủ ướp, nông dân Mộc Châu, ngoại trừ những gia đình thuộc “biên chế” nông trường ngày trước thì chẳng mấy ai mặn mà. Ai đời ngô đang mơn mởn, bắp đang chuẩn bị bước vào thời kỳ chắc hạt lại chặt đi, phí quá.

Thậm chí có những hộ chấp nhận làm theo cách mới với điều kiện là cho họ bẻ bắp đi. Cũng may, đã có những người nghĩ khác, và vợ chồng Lỏi – Tươi là trường hợp đầu tiên. “Chú tính xem, một ha ngô nếu trồng rồi ủ ướp làm thức ăn cho bò thì thu hoạch tất tần tật được 80 tấn, bán giá 1.400 đ/kg.

Đầu vào đầu ra đều không phải lo. Đầu vào thì chi phí tối đa khoảng 32-35 triệu đồng, đầu ra mới chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu thức ăn của đàn bò sữa. Chi phí giảm được rất hiều công đoạn như chăm sóc, phân bón, vận chuyển… Cũng là trồng ngô trên cùng một diện tích đất nhưng trồng để bán ủ ướp sẽ cho thu lãi gấp rưỡi đến gấp đôi trồng thu bắp.

Ngô làm ủ ướp thường trồng sớm từ cuối tháng 1 đến tháng 6, khi cây ngô ra bắp, hạt còn ngậm sữa là thu hoạch nên có thể rút ngắn thời gian SX, trồng 2 vụ/năm. Trồng ngô ủ ướp thường dày gấp 2, 3 lần trồng ngô lấy bắp nên tận dụng được diện tích đất, năng suất cao hơn. Thu nhập hàng trăm triệu đồng thì thử hỏi có nên làm hay không?”, ông Lỏi bảo thế

Ông Lỏi nửa đùa nửa thật rằng, đàn bò sữa gia đình ông chẳng khác nào một NM thức ăn chăn nuôi thu nhỏ. Người ta hạch toán, 1 ha trồng ngô theo hình thức ủ ướp nếu đạt 80 tấn thì lãi ít nhất cũng 40 triệu đồng, đều như vắt chanh, lại chẳng bao giờ thất bại.

Xem video clip Trồng Bắp Nuôi Bò – Trồng Ngô Nuôi Bò hiệu quả cao

NK 6326 là nhất

Khi tổng đàn bò sữa ở Mộc Châu ngày một phát triển thì cũng là lúc mô hình trồng ngô ủ ướp làm thức ăn cho bò đến quãng thời gian cực thịnh. Tính bình quân, mỗi con bò sữa tiêu thụ từ 8-10 tấn thức ăn ủ ướp/năm.

Với những hộ gia đình như ông Lỏi, nuôi hàng trăm con bò sữa thì lượng ngô cây được thu mua hàng năm lên đến hàng nghìn tấn. Nhưng thị trường lớn nhất của ngô ủ ướp vẫn là Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, tổng sản lượng thu mua gần 10.000 tấn/năm. Bài toán đầu ra của cây ngô trên đất Mộc Châu được giải bằng phương pháp ủ ướp. Vấn đề quan trọng nữa là chọn giống nào cho phù hợp, chăm sóc ra sao để năng suất cao, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng khi làm thức ăn cho bò sữa?

Vợ chồng Lỏi – Tươi lại lĩnh ấn tiên phong tìm lời giải. Mày mò thử nghiệm, tham khảo ý kiến ở nhiều nơi, cuối cùng ông bà quyết định nhận giống NK6326 của Cty Syngenta về trồng và bây giờ không có ý định chuyển sang giống nào khác nữa.

Mỗi vụ ngô, 3,5 ha trồng NK6326 thu về gần 250 tấn thức ăn ủ ướp cho bò sữa. Giá mỗi kg chỉ có 1.400 đồng, trong khi đó thức ăn được chế biến bán ngoài thị trường thấp nhất cũng 4.700 đ/kg, trong khi thành phần dinh dưỡng chẳng khác nhau nhiều. “Theo kinh nghiệm của gia đình tôi và nhiều hộ dân trồng ngô khác ở Mộc Châu, nếu trồng ngô ủ ướp làm thức ăn cho bò sữa thì giống ngô lai NK 6326 vẫn là số một. Đây là giống ngô có thể trồng mật độ dày, bắp to, cây to, chắc khỏe, xanh được lâu, năng suất cao mà thời gian sinh trưởng lại ngắn.

Chọn NK6326 để trồng ủ ướp có thể tiết kiệm tối đa diện tích đất SX, mật độ dày hạn chế tối đa cỏ dại, tiết kiệm cả công chăm sóc”, ông Lỏi chia sẻ. Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm bằng miệng, ông Lỏi còn đứng ra làm trại thử nghiệm cho nông dân trồng ngô ở Mộc Châu có điều kiện tham khảo, học tập kinh nghiệm.

Chính ông là người đưa giống NK 6326 về bán, bình quân mỗi vụ tiêu thụ hết khoảng 20 tấn giống

Mô Hình Trồng Cỏ Nuôi Bò Và Trồng Bắp Nuôi Bò Hiệu Quả Ở An Giang

Với tinh thần ham học hỏi, những nông dân vùng biên giới nhanh chóng tiếp cận nhiều mô hình mới và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ vậy, nhiều nông dân ở huyện Tịnh Biên đã thành công với mô hình trồng cỏ nuôi bò vỗ béo.

Mời các bạn em phóng sự này để hiểu rõ hơn:

Nông dân Lê Văn Đấu (ngụ ấp Phú Cường, xã An Nông, Tịnh Biên) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng cỏ voi kết hợp nuôi bò vỗ béo. Ông Đấu cho biết, khi thấy mô hình nuôi bò vỗ béo phát triển nhanh và mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi, nên ông mạnh dạn đầu tư mô hình này. Tuy nhiên, điều lo ngại là phải thường xuyên có cỏ cho bò ăn. Nghĩ vậy, ông mạnh dạn chuyển 1 héc- ta đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cỏ voi để làm thức ăn cho bò. “Do mới nuôi lần đầu, tôi phải đi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi về cách chọn giống, xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc bò, trồng cỏ…” – ông Đấu chia sẻ. Đợt đầu tiên nuôi, do bò giống giá cao (từ 18- 20 triệu đồng/con) nên ông Đấu chỉ mua 6 con nuôi bán thịt. “Ban đầu cũng gặp khó khăn, nhưng nhờ học hỏi xung quanh, rồi tự rút kinh nghiệm cho bản thân, nên kết quả nuôi cũng rất khả quan. Sau 6 tháng nuôi, tôi cho bò xuất chuồng, bán từ 25- 30 triệu đồng/con, trừ chi phí, tôi thu lãi trên 60 triệu đồng”- ông Đấu phấn khởi.

Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo đem lại thu nhập ổn định lại không tốn nhiều công chăm sóc, ông Đấu tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô lớn hơn, nâng tổng số đàn bò thịt lên 12 con và 8 con bò cái sinh sản. Để có nguồn thức ăn ổn định cho bò, ngoài việc trồng cỏ voi trên 1 héc- ta đất, ông Đấu còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, như: Rơm khô, lá mía, bắp, đậu… cho bò ăn vào những lúc cỏ ít. Ông Đấu chia sẻ kinh nghiệm: “Nhờ có lượng cỏ đầy đủ cho bò ăn hàng ngày, trong 2 tháng cuối gần xuất chuồng, tôi cho bò ăn khoảng 3- 4kg bột tổng hợp/con/ngày. Nhờ vậy bò lớn nhanh, lại khỏe mạnh. Sau 6 tháng nuôi, trừ tất cả chi phí, mỗi con tôi còn lời từ 5 – 6 triệu đồng”. Năm nay, ông Đấu đã xuất chuồng 2 đợt bò, khoảng 12 con/đợt. Sau khi trừ chi phí, ông Đấu thu lợi nhuận trên 140 triệu đồng, nhờ vậy kinh tế gia đình ổn định.

Cùng là mô hình trồng cỏ nuôi bò vỗ béo, nhưng anh Tiêu Văn Hưởng (ngụ ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng) lại chọn cỏ tây để trồng (với diện tích 4.000m2) để vỗ béo đàn bò của mình. Là nông dân ham học hỏi, lại muốn khám phá nhiều mô hình mới, anh Hưởng đi nhiều địa phương xung quanh để học hỏi kinh nghiệm. Nhận thấy hiệu quả mô hình trồng cỏ nuôi bò vỗ béo, anh Hưởng đầu tư chuồng trại, chuyển hết phần đất nông nghiệp của gia đình sang trồng cỏ tây để nuôi bò. Tuy lần đầu nuôi, nhưng nhờ nắm vững kiến thức và tích lũy, học tập kinh nghiệm của những người nuôi trước nên anh Hưởng mạnh dạn đầu tư khoảng 400 triệu đồng cho mỗi đợt nuôi (từ 10- 12 con/đợt).

Anh hưởng chia sẻ: “Ngoài việc chọn giống tốt, cộng với biết cách chăm sóc, phòng bệnh và có nguồn thức ăn đầy đủ (cỏ tây trồng tại đất nhà), tôi còn bổ sung thêm nguồn phụ phẩm nông nghiệp, như: Bột bắp, bột gạo, cám, hèm… để giảm chi phí nuôi. Nhờ vậy, đàn bò phát triển khá tốt. Chỉ sau 3- 4 tháng nuôi, tôi đã xuất chuồng từ 12- 15 con bò, cho lợi nhuận khá cao. Mặt khác, tôi dùng lượng phân bò hàng ngày để bón cho diện tích cỏ tây đang trồng, nên cỏ phát triển nhanh, giúp ổn định được nguồn thức ăn. Đây là những yếu tố rất quan trọng để bò phát triển nhanh. Từ đầu năm đến nay, tôi đã xuất bán được 4 đợt bò, sau khi trừ chi phí, thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng/đợt”.

Năm 2023, anh Hưởng sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng số lượng đàn bò lên khoảng 20- 25 con/đợt nuôi. Ngoài việc làm tốt kinh tế gia đình, anh Hưởng còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò cho nhiều hộ dân ở địa phương, nhất là lợi ích của việc trồng cỏ nuôi bò để không bị phụ thuộc vào nguồn cỏ tự nhiên.

Hướng Dẫn Cách Ủ Chua Thân Cây Ngô Cho Trâu Bò

Cây ngô sau khi thu hoạch bắp bà con nên chặt tận gốc và xếp nơi sạch sẽ tránh để nấm mốc hay mưa nắng làm cây bị mốc, thối không thể ủ được hoặc ủ không chất lượng. Quy trình ủ chua thân cây ngô được tiến hành như sau.Trước tiên, bà con cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau:

Thân, lá bắp tươi 100kg

Bột men gồm: đạm urê 3kg, muối ăn 0,5kg

1. Xử lý thân lá bắp

bà con nên thu hoạch thân cây ngô vào ngày nắng ráo. Chặt phần thân cách gốc khoảng 30-40cm và loại bỏ những đoạn thân sâu, lá sâu, vàng, úa. Dùng dao băm nhỏ thân cây lá cây 3-4cm đối với quy mô nhỏ bạn có thể băm thủ công. Tuy nhiên, nếu quy mô căn nuôi gia súc lớn và với diện tích cây ngô rộng thì bà con nên đầu tư máy băm bắp chất lượng cao. Nó có thể băm hàng tấn cây bắp một ngày với cùng một kích cỡ vô cùng đều. Máy băm bắp có thể tận dụng để băm cỏ, rơm cho trâu bò ăn cũng được. Khi băm xong cùng một khối lượng lớn một lúc sẽ tiến hành hong trong bóng râm, tránh bị ủng vàng rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày. Sử dụng máy băm bắp giúp tăng năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, nhân lực.

2. Chuẩn bị hố ủ

Vị trí chọn hố ủ nên ở nơi cao ráo, thoáng mát tránh nơi nước có thể chảy xuống. Có thể tận dụng góc chuồng trại có hai mặt tường vừa sạch lại thuận lợi cho việc ủ và lấy sản phẩm ủ. Hố ủ có thể được đắp bằng ụ đất nửa chìm nửa nổi. Nếu có kinh phí và kế hoạch ủ nhiều, ủ lâu dài thì nên đầu tư xây bể ủ bằng xi măng, gạch có mái che để sử dụng lâu dài. Kích thước hố ủ dựa vào khối lượng thân ngô ủ. Nếu trọng lượng từ 400-500 kg nguyên liệu thì cần hố ủ khoảng 1m3. Nhiều bà con đã xây dựng hố ủ hình tròn đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4cm rất dễ ủ thân lá bắp với khối lượng lớn.

3. Quy trình ủ chua thân cây ngô

Thời gian sau khi băm bắp thì không tiến hành ủ quá 2 ngày vì nếu cây hoặc lá ủ lâu sẽ bị héo úa quá làm giảm chất lượng sản phẩm. Giữ cho nguyên liệu luôn trong tình trạng khô ráo, tránh ẩm ướt.

Đối với hố ủ bằng ụ đất thì đáy hố ủ lót và tủ bằng 1-2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm nylon hỏng, bao tải củ để đất, cát, sỏi đá không lẫn vào thức ăn ủ. Hố ủ xây bằng xi măng thì không cần lót.

Cho từng lớp thân, lá bắp đã băm nhỏ vào hố ủ dày chừng 10-15cm. Kết hợp rắc đều phân đạm urê đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp nguyên liệu rồi dùng chân nén kỹ nguyên liệu, càng nén chặt, kỹ càng tốt.

Tiếp tục cho lần lượt nguyên liệu vào thành từng lớp và làm theo các bước trên.

Khi hố ủ đầy, che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa, giấy nilon cho kín và lấp một lớp đất dày 40-50cm.

Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ.

Sau khi ủ 3-5 ngày để đống ủ ngót xuống lại cho thêm đất và đâm nén chặt.

Dùng rơm, rạ đánh đống phủ lên trên một lớp dày 50-60cm để che mưa.

Đối với hố ủ bằng ụ đất thì bà con nên thường xuyên kiểm tra hố ủ xem chúng có bị chuột đào bới hay không. Nếu để hở thì sẽ làm giảm chất lượng của thân bắp khi ủ, bị vi khuẩn có hại xâm nhập.

5. Sản phẩm sau khi ủ cho gia súc ăn

Thời gian ủ khoảng 50-60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Thời gian càng lâu thì chất lượng sản phẩm càng cao. Nếu chưa cần dùng đến thì bà con thậm chí có thể để hàng năm nếu như hố ủ và phương pháp ủ đúng kỹ thuật. Chất lượng của sản phẩm sau khi ủ cần đạt yêu cầu như màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối thì là tốt. Nếu nó có mùi thối. màu sắc đen, úng nát thì đã bị hỏng, chất lượng kém không nên cho bò ăn. Tốt nhất bà con nên học ủ số lượng ít sau đó tăng dần để có kinh nghiệm ủ thân bắp hiệu quả. Với ụ đất ủ bà con có thể lấy ra từng lớp một sau khi phá bỏ phần ụ đất bên trên đi. Chú ý nên che đậy kín ngay bằng nilon và dùng củi, gỗ, gạch dặm lại cho kín. Luôn luôn chú ý không để độ ẩm cao hay nước chảy vào làm hỏng sản phẩm. Sản phẩm sau khi ủ cho bò, trâu lợn ăn trực tiếp, không nấu chín lại sẽ làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Gia súc, lợn khi ăn sản phẩm ủ chua được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, lớn nhanh và béo tốt.

Theo chúng tôi

cách ủ cây ngô cho trâu bò

Nuôi Bò Trên Đệm Lót Sinh Học

5,849

lượt xem

Thời gian qua, nhiều mô hình chăn nuôi bò của nông dân huyện Vũ Thư đã khẳng định hiệu quả về kinh tế.

Tuy nhiên, cùng với lợi ích thì việc phát triển đàn bò còn hạn chế do ảnh hưởng xấu đến môi trường từ lượng chất thải chăn nuôi bò chưa được xử lý. Mới đây, với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, gia đình ông Đoàn Văn Cường, thôn Năng Tĩnh, xã Vũ Hội (Vũ Thư) đã ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò tại trang trại, bước đầu cho thấy hiệu quả cao, khác biệt rõ rệt với chăn nuôi thông thường.

Ông Cường chia sẻ, ông bắt đầu nuôi bò từ năm 2023, quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 40 – 50 con, hiện là 52 con bò sinh sản. Mặc dù đã quy hoạch chuồng trại khá khoa học, thoáng khí nền bê tông thuận lợi cho công tác vệ sinh chuồng trại, chú trọng thực hiện vệ sinh, thu dọn phân bò hàng ngày nhưng bên trong chuồng trại vẫn có mùi hôi nặng, những hôm có gió lớn thổi tạt mùi hôi vào khu dân cư. Ông đã nỗ lực nhưng không biết xử lý thế nào. Vừa qua, được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện vận động, chuyển giao mô hình ứng dụng chăn nuôi bò trên nền đệm lót sinh học, ông Cường rất phấn khởi, hưởng ứng nhiệt tình.

Bà Lưu Thị Thu Hoài, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư cho biết: Triển khai mô hình này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hỗ trợ người chăn nuôi toàn bộ chế phẩm vi sinh, cán bộ của Chi cục, của Trạm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học chăn nuôi bò. Đệm lót được làm bằng các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, vỏ lạc, xơ dừa… sử dụng chế phẩm EM thứ cấp phun đều lên nguyên liệu, sau đó dàn đều nguyên liệu ra nền chuồng, có độ dày khoảng 40cm, đậy kín bằng bạt hoặc nilon. Sau 1 tuần, đệm lót lên men vi sinh, tiến hành thả bò vào chuồng để chăn nuôi như bình thường. Đặc điểm của con bò là hàng ngày thải ra lượng phân, nước tiểu rất lớn, nếu không xử lý được sẽ gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Nền chuồng là nền bê tông, nền đất như thông thường dễ khiến con bò – nhất là bò đang mang thai bị ngã do trơn trượt hoặc mất vệ sinh khiến bò bị bệnh lở mồm long móng; vào ban đêm, con bò không dám nằm hoặc bị chướng bụng do nền chuồng lạnh. Áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò có thể khắc phục hầu hết các hạn chế trên. Chúng ta đang cần chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường thì sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi bò, chuồng trại rất vệ sinh, mùi hôi được xử lý triệt để do chất thải được các vi sinh phân hủy hết, góp phần bảo vệ môi trường. Công tác an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi bò được thực hiện có hiệu quả nhờ ứng dụng đệm lót sinh học vì trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt sẽ ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm phần chân, bụng cho bò giúp bò tiêu hóa tốt hơn, giảm hẳn tình trạng chướng bụng, bệnh lở mồm long móng, giúp người chăn nuôi hạn chế sử dụng thuốc thú y. Đối với nuôi bò sinh sản thì đệm lót sinh học còn xử lý dứt điểm tình trạng bò mẹ mang thai, bê con bị ngã do trơn trượt, gây thiệt hại kinh tế lớn. Chi phí làm đệm lót sinh học khoảng 110.000 – 120.000 đồng/m2, thông thường sau 3 tháng bổ sung thêm giá thể (nguyên liệu trấu, mùn cưa, xơ dừa…) và sau khoảng 6 tháng thì thay thế nền đệm lót. Phần đệm lót sinh học này sau khi thay thế được tận dụng làm phân bón chất lượng cao cho cây trồng.

Ông Vũ Văn Hải, người lao động tại trang trại chăn nuôi bò sinh sản của gia đình ông Đoàn Văn Cường cho biết: Trước kia, khi trang trại chưa dùng đệm lót sinh học, mỗi ngày tôi và 1 lao động khác phải mất tối thiểu 5 giờ để xịt rửa, gom phân và nước tiểu của bò nhưng chuồng trại vẫn rất hôi. Sau khi dùng đệm lót sinh học, mỗi ngày tôi chỉ cần 1 – 2 giờ để san, đảo đều phân trên bề mặt đệm lót, không vất vả lại sạch mùi hôi, chuồng trại khô ráo. Tình trạng ruồi muỗi ký sinh trên bò và ở trong chuồng trại cũng giảm trên 90%. Bản thân ông Hải thường xuyên ở trong chuồng trại và tiếp xúc với bò nên khi chuồng trại sạch sẽ, bò khỏe mạnh, ông rất mừng, cảm thấy yên tâm hơn về sức khỏe của mình. Ông Hải mong muốn trang trại sẽ luôn áp dụng đệm lót sinh học này trong chăn nuôi bò vì những lợi ích nó mang lại.

Gia đình ông Hà Văn Hòa, thôn Thanh Bản 1, xã Xuân Hòa (Vũ Thư) hiện có 3 con bò và 1 con bê. Hàng ngày ông chăn thả bò ngoài đồng, chỉ ban đêm và hôm trời mưa mới nhốt bò tại chuồng. Mặc dù số lượng bò ít và thời gian bò ở chuồng trại cũng không nhiều thế nhưng khu chuồng trại của bò vẫn rất hôi, mất vệ sinh do chất thải của bò thải ra và nhiều ruồi muỗi. Chuồng lại cách nhà ở của gia đình khoảng 20m nên gia đình thường xuyên phải chịu tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Ông Hòa rất mong muốn được hỗ trợ về chế phẩm vi sinh và kỹ thuật để thực hiện đệm lót sinh học cho chuồng trại nuôi bò của gia đình mình.

Bà Lưu Thị Thu Hoài, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vũ Thư cho biết thêm: Mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò của gia đình ông Đoàn Văn Cường là mô hình đầu tiên của huyện Vũ Thư và là 1 trong 16 mô hình toàn tỉnh được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hỗ trợ chế phẩm vi sinh. Địa bàn huyện hiện có trên 8.000 con trâu, bò, trong đó có một số trang trại chăn nuôi quy mô 20 con bò trở lên. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người chăn nuôi đầu tư kinh phí, chúng tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật để nhân rộng ứng dụng đệm lót sinh học tại nhiều trang trại, hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Quỳnh Lưu

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Cây Ngô Nuôi Bò Sữa trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!