Bạn đang xem bài viết Trồng Cây Chuối Tây Thái Lan Thu Lợi Nhuận Cao được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trồng và chăm sóc cây chuối tây thái lan
Cây chuối tây thái lan là giống chuối có khả năng thích ứng cao, sức sống khỏe, cho năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với chuối trồng truyền thống. Công chăm sóc ít sạch sâu bệnh hại và chất lượng tốt. Để thâm canh cây chuối tây thái lan cho năng suất chất lượng cao cần tuân thủ một số bước kỹ thuật cụ thể như sau:
1. Nguồn giống cây chuối tây thái lan
– Hiện nay có hai nguồn giống cây chuối tây thái lan đó là cây giống được tách từ vườn chuối mẹ và sử dụng giống nuôi cấy mô.
– Đối với nguồn giống từ vườn cây mẹ: Có thể tiến hành tỉa chồi từ vườn cây mẹ khi chồi cao từ 50 – 70 cm. Sau khi tách chồi thì cắt bỏ toàn bộ rễ cũ và cắt bớt 2/3 lá to, để sau trồng cây chuối có thể nhanh phục hồi.
– Có thể mua giống nuôi cấy mô có bán trên thị trường tại đơn vị cung cấp giống uy tín chất lượng. Ưu điểm của loại giống này thì giống sạch bệnh và đáp ứng được số lượng giống nhiều.
Giống chuối tây thái lan chất lượng vượt trội
2. Thời vụ trồng cây chuối tây thái lan?
– Cây chuối tây thái lan có thể trồng quanh năm với điều kiện trồng có thể đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho cây.
– Nhưng thời vụ trồng tốt nhất cho cây chuối tây thái lan là vào tháng 2 – 4 vụ xuân, tháng 7 – 8 vụ thu. Thời điểm nay thông thường nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm vừa đủ cho cây chuối sinh trưởng phát triển tốt sau trồng.
Chuyển đổi sang trồng cây chuổi tây thái lan
3. Mật độ và chuẩn bị đất trồng cây chuối tây thái lan
– Mật độ trông: Hàng cách hàng từ 2 – 2,5 m, cây cách cây từ 2 – 2,2 m; với mật độ từ 80 – 90 cây/ 500 m 2.
– Đất trồng: Cây chuối tây thái lan có khả năng thích ứng rất rộng. Nhưng thích hợp nhất trên đất cát pha thịt nhẹ, đất phù sa,…, đất có độ PH từ 6 – 7.
– Cần tiến hành chuẩn bị đất trước khi trồng từ 15 – 20 ngày. Đào hố theo mật độ. Kích thước hố 40 x 40 x 40 cm. Lấy toàn bộ lượng đất đào hố trộn với phân bón lót với lượng 5 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg super lân + 0,5 kg vôi, tiến hành trộn đều sau đó lấp hố đào, đánh dấu tâm hố để sau 15 – 20 ngày mới tiến hành trồng cây. Lưu ý tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi bón lót cho cây.
4. Cách trồng và chăm sóc cây chuối tây thái lan
– Thời điểm trồng nên chọn vào chiều mát, trời nắng nhẹ khô ráo. Cách trồng tránh trồng quá sâu cây dễ úng chết. Chỉ lấp đất qua cổ rễ 1 – 2 cm là đảm bảo. Sau trồng phủ rơm rạ vào gốc để giữ độ ẩm cho cây.
Kỹ thuật trồng cây chuối thái lan
* Kỹ thuật chăm sóc cây chuối tây thái lan cho năng suất cao
– Chế độ nước tưới cho cây chuối: Có nhu cầu về nước lớn. Giai đoạn cây con để đảm bảo độ ẩm cho đất để cây sinh trưởng tốt, cần tiến hành tưới 2 ngày/lần. Giai đoạn cây lớn duy trì chế độ tưới 1 tuần tưới 2 – 3 lần.
Chế hộ tưới nước cho cây chuối thái lan
– Phân bón cho cây chuối tây thái lan cho năng suất cao
+ Tổng lượng phân bón tính cho 1 năm cho 1 cây: 0,3 – 0,4 kg Ure + 0,4 – 0,5 kg Kaliclorua. Chia làm 3 lần bón: Lần 1 bón sau trồng 1,5 tháng bón 30% tổng lượng phân bón; lần 2 sau trồng 4,5 tháng bón 40%; lượng phân còn lại bón sau trồng 7,5 tháng.
+ Cách bón phân: Nên bón phân cách gốc cây từ 10 – 15 cm, đào rãnh quanh gốc sâu 5 – 7 cm. Rắc phân bón xuống rãnh tiến hành lấp đất. Sau khi bón phân tưới nước giúp cây hấp thụ phận bón tốt nhất.
– Cách tỉa chồi: Dùng dao sắc cắt sát mặt đất của chồi, khử đỉnh sinh trưởng của chổi. Tránh trường hợp cắt mà chồi vẫn lên. Lưu ý không tỉa chồi vào những ngày mưa, khi nước còn đọng trên các chồi gây bệnh thối chồi có thể lây lan sang cây mẹ làm giảm chất lượng, năng suất của cây mẹ.
Tỉa chồi tạo điều kiện cho cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt
– Tỉa bắp tức là cắt bỏ hoa chuối sau khi chuối đã chổ buồng xong. Khi thấy hoa chuối chổ có 2 – 3 nải chuối trung tính thì tiến hành tỉa bắp. Dùng dao sắc cắt tránh dập vết cắt gây bệnh ảnh hưởng đến chất lượng của nải chuối.
– Khi cây chuối phát triển quả thì cần tiến hành chống buồng để tránh cây đổ ngã do nải chuổi phát triển. Có thể dùng luồng chống vào phía thân cây chuối gần buồng chuối.
– Trong quá trình chăm sóc cần lưu một số đối tượng sâu bệnh hại cây chuối tây thái lan như sâu cuốn lá, sùng đục củ, tuyến trùng, bệnh đốm lá. Cần thường xuyên kiểm tra phát hiện mức độ gây hại để đưa ra phương pháp xử lý thích hợp.
Mô hình trồng chuối tây thái lan thu lợi nhuận cao
Nguồn: Admin tổng hợp – No
Tổng hàm lượng hữu cơ: 70-80% trong đó (Humic: 65-70%; ; Fulvic: 5 – 7%), K2O: 8-10%; độ ẩm 10 – 15%; Dạng hạt (miểng) màu nâu đen. Tan gần như hoàn toàn trong nước…
Là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng ở phổ rộng, thúc đẩy sự phân chia tế bào và hình thành rễ nhánh, rễ, lá, dùng để tăng nhanh tốc độ giâm, chiết
Cây hoa dẻ là cây quen thuộc với người Việt. Cây thường mọc hoang dại ở những vùng đồi núi. Những năm gần đây cây hoa dẻ được nhiều người ưa chuộng bởi tính đa tác dụng. Cây có thể trồng để làm cảnh, thưởng thức mùi hương thơm mát.
Cây mai thái là một trong những giống mới, lạ, độc nhất hiện nay. Khác hẳn với giống mai truyền thống của Việt Nam, cây mai thái có màu sắc hoa bắt mắt và cho hoa quanh năm.
Cây hoa lài tây là cây nhập khẩu thích ứng với khí hậu Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh bởi đặc điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm, hoa có mùi thơm nhẹ…
Cách Trồng Rau Mùi Tàu Đơn Giản Thu Lợi Nhuận Cao
Lợi nhuận lớn từ trồng cây rau mùi tàu
Những vùng quanh đô thị thường trình thành các vùng chuyên canh trồng các loại rau thơm. Một trong những loại rau thơm dễ trồng, ít công chăm sóc mà thu lại lợi nhuận cao, không thể không nhắc đến đó là nghề trồng rau mùi tàu. Rau mùi tau là loại rau thơm khá phổ biến và được sử dụng nhiều, nhu cầu thị trường lớn. Việc trồng rau mùi tàu đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rau. Vậy để trồng rau mùi tàu năng suất cao cần lưu ý một số kỹ thuật trồng như sau:
Vùng chuyên canh trồng cây rau mùi tàu
1. Thời vụ trồng và kỹ thuật làm đất trồng rau mùi tàu
– Rau mùi tàu là loại dễ trồng, cây có thể thích nghi rộng với các điều kiện thời tiết khác nhau. Nhiệt độ thích hợp để trồng từ 20 – 30 o C. Có thể trồng quanh năm. Nhưng đối với Miền Bắc nên trồng bắt đầu từ vụ xuân tránh mùa đông lạnh cây sinh trưởng phát triển kém.
– Kỹ thuật làm đất: Đất cần được xử lý vôi trưới khi cày với lượng 30 – 50 kg/1.000 m 2. Đối với vùng đất trồng rau thơm chuyên canh cần trước khi trồng cần cho đất ngâm nước tối thiểu 1 tháng để loại bỏ mầm bệnh tồn dư trong đất. Trước khi gieo hạt cần cày với làm đất nhỏ. Nếu trồng vào mùa mưa không cần làm đất quá nhuyễn, vì gặp mưa dễ bị lèn, làm hạt vùi sâu gây mọc chậm.
– Đất được lên luống cao từ 20 – 30 cm, rộng từ 1 – 1,2 m, rãnh luống từ 30 – 40 cm. Chuẩn bị hệ thống tưới tiêu nước tốt.
Trồng rau mùi tàu trong nhà màng đơn giản
2. Chọn hạt giống và xử lý hạt giống trước khi gieo
– Hạt giống cần được mua tại đơn vị cung ứng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trên 95%. Để đảm bảo mật độ cần tiến hành thử độ nảy mầm của hạt giống trước khi gieo. Nếu chọn mua giống cây con cần lựa chọn ruộng giống sinh trưởng phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh hại.
– Xử lý hạt giống: Trước khi gieo nên phơi hạt giống ngoài nắng nhẹ từ 3 – 5 giờ. Phơi trên vật dụng tre nứa đảm bảo. Sau đó tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm 54 o C (hai sôi ba lạnh) khoảng thời gian 30 phút để hạt giống hút nước đủ, loại bỏ hạt lép lửng rồi tiến hành gieo.
3. Cách gieo hạt giống rau mùi tàu
– Do hạt giống rau mùi tàu nhỏ nên để gieo đều trên mặt luống nên trộn với cát, đất bột, chia thành nhiều phần gieo từ 2 – 3 lần để tránh gieo dầy. Đất gieo cần đảm bảo độ ẩm từ 70 – 80%, không gieo trên nền đất quá ướt. Tránh gieo vào những ngày có mưa. Nếu gieo xong gặp mưa thì tiến hành phe phủ luống tránh mưa. Trường hợp nắng gắp cần phủ rơm rạ lên luống để giữ ẩm cho đất.
Kỹ thuật trồng rau mùi tàu từ hạt
4. Kỹ thuật chăm sóc cho rau mùi tàu
– Chế độ nước tưới: Rau mùi tàu ưa ẩm ướt, nhưng nếu úng dẫn đến dễ nhiễm nấm bệnh (bệnh thối rễ, chết ẻo) nên cần chuẩn bị hệ thống tưới tiêu tốt. Thời tiết nắng gắt cần đảm bảo độ ẩm cho đất, ngày tưới 1 – 2 lần. Gặp trời mưa cần thoát nước nhanh tránh gây gập úng.
– Cách bón phân cho rau mùi tàu: Bón phân bằng cách hoa nước tưới là tốt nhất. Dụng cụ tưới bằng vòi hoa sen. Sau khi tưới phân cần tưới lại bằng nước sạch tránh lưu lại phân bón trên rau. Bón thúc định kỳ cho cây, cứ 20 ngày tưới phân NPK với lượng 0,2 – 0,4 kg/20 lít nước tưới cho cây. Nếu trường hợp thấy lá cây rau có hiện tượng vàng lá, bị bạch tạng, hoặc sau khi thu hoạch tỉa để cây con lưu gốc thu vụ sau thì bổ sung phân vi sinh cho cây. Lượng phân vi sinh từ 1 – 2 kg/ 500 m 2. Trong giữa giai đoạn bón phân có thể phun bổ sung phân bón lá cho cây xanh tốt. Cần lưu ý ngừng tưới phân, phun phân bón trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày để đảm bảo không tôn dư phân bón trong cây rau.
Vùng canh tác chuyên canh cây mùi tàu
– Phòng trừ sâu bệnh hại: Cần áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại. Nếu gây hại lớn về kinh tế mới tiến hành phun thuốc. Khuyến khích sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học theo nguyên tắc 4 đúng.
– Nếu trồng thời tiết nắng nóng cần lưu ý côn trùng trích hút thường gâ hại như nhện đỏ. Vào mùa mưa cần quan tâm đến một số bệnh gây thối rễ, cháy lá , bệnh đốn lá, thối bẹ, …
5. Thu hoạch rau mùi tàu đúng cách
– Sau trồng từ 55 – 60 ngày có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Có thể lựa chọn thu hoạch tỉa cây hoặc thu hoạch cắt thân để lại gốc cho lứa sau.
– Sau khi thu hoạch thì các loại nấm bệnh ê gây hại, có thể gây chết toàn bộ ruộng rau. Nên cần lựa chọn thu hoạch vào ngày có thời tiết nắng ráo, sau khi thu hoạch xong cần phun một số loại thuốc trừ nấm, kháng khuẩn cho cây.
Trồng rau mùi tàu đơn giản lợi nhuận cao
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Rau ngổ thích sống ở ruộng nước, trong ao hồ… nên đất cần cho rau ngổ là đất ao hồ, có nhiều bùn, chất hữu cơ và luôn luôn có nước. Vì vậy đất cần được cày bừa, sục bùn…
Phân bón lá NPK 10-50-10 + TE là loại phân bón cao cấp chứa đầy đủ 3 yếu tố đa lượng N,P,K cho cây trồng, đồng thời với hàm lượng lân đến 50% …
Là loại phân bón rất cần thiết đối với các loại rau, củ, quả. Có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, màu mỡ.
Cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Cải bẹ xanh cung cấp rất nhiều vitamin A và K, ngoài ra còn có các chất như sắt, crôm, kẽm.
Hiện nay trồng rau theo hướng hữu cơ bền vững và an toàn đang là một xu hướng phát triển mới. Rau trồng cung cấp ra thị trường tiêu thụ cần đáp ứng được những tiêu chí của thị trường khó tính đặt ra. Do vậy việc trồng rau cần tuần thủ theo một quy trình kỹ
Trồng Lan Hồ Điệp Mang Lợi Nhuận Cao
Trồng lan hồ điệp ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường hoa cảnh ở Viêt Nam. Rất nhiều người lựa chọn loại hoa lan này để sử dụng trang trí, trưng bày, hoa chúc mừng … Với một vẽ đẹp rất sang trọng, hoa đẹp và có mùi hương nhẹ nên nó đã dần dần thay thế nhiều loại khác như: hồng, cúc, ly,…..
Mô hình trồng lan hồ điệp
Nhu cầu của con người càng nhiêu đã khiến rất nhiều nhà kính chuyên trồng hoa lan hồ điệp được hình thành với diện tích vài chục hecta ở Việt Nam và được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho quá trình trồng lan hồ điệp (Thiết bị đo nhiệt độ, tưới nước, ánh sáng, mái che tự động,…).
Với việc đầu tư kinh phi cao để xây dựng các nhà kinh chuyên trồng lan hồ điệp cho thấy đây là một ngành nghề rất có triển vọng trong tương lai, cũng như khả năng thu hồi vốn nhanh và sinh lợi nhuận lớn. Trên thị trường hoa lan hồ điệp hiện nay với những chậu có từ 1 đến 2 vòi bông có giá từ 150.000đ- 300.000đ, đối với những chậu lớn ghép nhiều loại lan hồ điệp khác màu và trang trí thêm có giá vài triệu đồng…
Tất nhiên khi lợi nhuận cao thì việc trồng cũng gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Lan hồ điệp trồng từ cây mô nên thời gian rất lâu để có được chậu lan trưởng thành và có hoa, quá trình trồng cũng gặp nhiều khó khăn về bệnh tật (nấm, thối lá). Bên cạnh đó khi hoa không đạt chất lượng (Màu sắc, mùi hương, kích thước) cũng không đem lại giá trị cao cho người dùng.
Hiện nay trên thị trường có 2 giống lan hồ điệp chủ yếu được trồng và kinh doanh: hồ điệp lớn và hồ điệp nhỏ (hay còn gọi là tiểu hồ điệp), chỉ cần nhìn vào hoa là có thể phân biệt 2 giống này (Tiểu hồ điệp có hoa nhỏ hơn)
Thông thường khi người mua lan hồ điệp về để sử dụng bông thì đến lúc hoa tàn sẽ bỏ đi cả cây nhưng đối với những người biết chơi lan, hiểu về lan hồ điệp thì sẽ thường giữ lại và phục hồi để tiếp tục trồng. Khi cây lan được phục hồi và phát triển trở lại sẽ tiếp tục cho bông vào những đợt sau đó. Đối với những người muốn giữ lại cây lan hồ điệp để tiếp tục trồng thì có thể đọc bài viết về cách chăm sóc lan hồ điệp.
Thu hoạch, bảo quản lan hồ điệp
Lan hồ điệp được bán nguyên cây (Bao gồm rễ, thân, lá và đặc biệt phải có hoa). Thông thường được trồng trong các chậu nhựa nên khi bán sẽ đầy đủ tất cả, người mua chỉ việc đem về chơi hoa, việc chăm sóc cũng không cần thiết lắm vì ở giai đoạn thu hoạch người trồng sử sử dụng những loại giá thể có khả năng duy trì độ ẩm lâu nhất.
Bông rất lâu tàn, trung bình khoảng từ 2 – 3 tháng (thậm chí có khi còn lâu hơn). Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm khiến cho nhiều người ưa chuộng loại hoa này vào ngày tết.
Cây Chuối Tây Thái Lùn
Cây Chuối Tây Thái Lùn – Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp
Một vài hình ảnh về Cây Chuối Tây Thái Lùn
1 – Giới Thiệu:
Cây giống chuối tây giống có xuất xứ từ Thái lan cho ưu điểm nổi bật là thời gian cho thu hoạch dài từ 10-12 năm, không sâu bệnh và thối gốc. Cây chuối tây Thái Lan nuôi cấy mô cho cây giống với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng ổn định. Cây chuối tây nuôi cấy mô cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao. Cây chuối tây nuôi cấy mô giống có chiều cao từ 15-25cm. Khoảng cách: Mật độ 70 cây / 1 sào Bắc Bộ hay 2.000 cây / 1ha. Thu hoạch: Sau 12 tháng, cây khi thu hoạch cao khoảng 1,5m, Năng suất: Một buồng cho 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 25kg, một năm thu hoạch 40-45 tấn / ha.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Dạng nuôi cấy mô. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có đặc điểm là cây sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh, cây ít bị nhiễm bệnh do không bị các vết thương cơ giới khi đánh cây con mà đây là một trong những nguyên nhân lây nhiễm bệnh. Cánh đồng chuối cho thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi, quả đồng đều, ít các vết bệnh.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Thời vụ tốt nhất là vụ Xuân: Tháng 2, 3; vụ Hè Thu vào tháng 7, 8. Mật độ: 2000 – 2500 cây/ha, hàng x hàng: 2,5 – 3,0 m, Cây x cây 2,5 x 2,0 m.
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Muốn cho chuối đạt năng suất cao thì đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi ko bị ngập úng và dễ tiêu nước, vườn chuối trồng phải quang đãng đủ ánh sáng cho cây quang hợp, độ PH thích hợp cho chuối là từ 5 – 7. Làm đất: Đất trồng cần làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 3 – 3,5m, cao 30- 40cm, đào hố trồng giữa luống, Cây x cây 2,5 x 2,0 m. Đào hố có kích thước hố vuông từ 40 – 45 cm, sâu từ 30 – 35cm, nơi nào đất xấu thì đào hố có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 – 10ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại), nếu như lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi mang ½ lượng đất trộn với lượng phân rác và tro có tỷ lệ 4/1 cho vào gần đầy hố.
5 – Phân Bón Lót:
Dùng phân chuồng oai mục để bón lót, lượng bón lót cho 1 hố trồng từ 15-20 kg phân chuồng, 0,2 kg super lân, 0,1 kg kali, urê 0,1 kg, vôi bột 0,1 kg (nếu đất chua). Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 10-15 cm.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Tây Thái Lùn:
Chuối phải đươc trồng lúc trời râm mát, buổi sáng hoặc chiều tối là tốt nhất. Với cây giống nuôi cấy mô trước khi trồng phải dỡ bỏ bầu nilon một cách cẩn thận không được làm vỡ bầu. Trồng vào giữa hố, dùng đất nhỏ lấp kín gốc. Sau khi trồng có thể dùng rác ủ để giữ ẩm cho cây mau bén rễ.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chuối Tây Thái Lùn:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao. – Tưới nước: Cây chuối cần rất nhiều nước ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, nhất là cây giống nuôi cấy mô nên cần phải có chế độ tưới nước đặc biệt. Trồng xong cần tưới ngay và luôn luôn cung cấp đủ ẩm cho cây ở giai đoạn này. Một giai đoạn nữa cần đủ nước là giai đoạn phân hoá mầm hoa (sau trồng 8-10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. – Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn: Cây chuối đẻ khỏe nên cần phải tỉa bớt chồi chỉ để lại 1 chồi con để thay thế và khống chế mật độ vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và cây con. Việc tỉa chồi phải làm thường xuyên bằng cách đào bỏ các chồi ở vị trí cao nhất. Đồng thời với tỉa chồi, định mầm cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ hoặc giấy chịu ẩm, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chuối Tây Thái Lùn:
Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau: + Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali. + Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây. + Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chuối Tây Thái Lùn:
Cây chuối tây thái không có bệnh gì.
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
– Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả. – Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm). – Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng. – Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 – 3 tháng. – Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.
10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:
CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Cây Chuối Tây Thái Lan Thu Lợi Nhuận Cao trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!