Xu Hướng 5/2023 # Trồng Bắp ( Ngô ) Kỹ Thuật Mới # Top 13 View | Duhocaustralia.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Trồng Bắp ( Ngô ) Kỹ Thuật Mới # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Trồng Bắp ( Ngô ) Kỹ Thuật Mới được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để bổ sung giống ngô mới và nâng cao hiệu quả SX, Trạm Khuyến nông huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã triển khai đề tài “Trình diễn giống ngô nếp lai F1 ADI 600 theo phương pháp làm đất tối thiểu kết hợp với đặt bầu chỉnh tán lá” do KS Vũ Văn Tiến làm chủ nhiệm.

Giống ngô F1 ADI 600 có nguồn gốc ở Trung Quốc do Cty CP Đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI độc quyền nhập khẩu và cung ứng, đã được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia khảo nghiệm từ năm 2010 tại Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP.HCM…

Kết quả cho thấy giống có nhiều ưu điểm nổi bật như: Tỷ lệ nảy mầm cao đạt trên 90%, cây non khỏe, dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh gỉ sắt và đốm lá, tỷ lệ bắp loại 1 đạt trên 80%, chất lượng thơm, ngon…

Giống ngô F1 ADI 600 có TGST từ 65 – 70 ngày với vụ đông và 60 – 65 ngày với vụ HT, sinh trưởng khỏe ở giai đoạn cây con, có khả năng kháng được một số loại bệnh nguy hiểm. Năng suất bắp tươi đạt khoảng từ 18 – 20 tấn/ha, tức 450 – 500 tạ/sào Bắc bộ, tỷ lệ bắp loại 1 đều, năng suất cao, thơm dẻo, lá bi bao kín, không hở đuôi chuột, có khả năng chịu được nhiều chân đất khác nhau và trồng được nhiều vụ trong năm.

So với các giống lúa cao sản đang gieo trồng phổ biến thì giống ngô F1 ADI 600 có khả năng chống chịu điều kiện bất thuận với môi trường tốt hơn, khả năng vào hạt tốt hơn so với HN 88 trong điều kiện gặp nắng nóng hoặc giá lạnh, tỷ lệ nảy mầm vượt trội đạt trên 90% giúp giảm chi phí ban đầu. Năm 2010, Trạm Khuyến nông Thanh Miện đã thực hiện gieo trồng ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu có đặt bầu chỉnh lá đem lại hiệu quả cao như giảm được chi phí trong khâu làm đất, kịp thời vụ gieo trồng, tiết kiệm phân bón, tiết kiệm nước tưới, phủ rạ sau khi trồng làm cỏ không mọc được nên giảm công làm cỏ và tăng độ xốp cho đất, tăng số cây/m2, tăng năng suất cây ngô…

Vụ đông 2012, Trạm Khuyến nông Thanh Miện đã đưa vào trồng thử giống ngô F1 ADI 600 với diện tích 1 ha ở 2 xã Hùng Sơn và Tứ Cường đạt kết quả tốt. Vụ xuân 2013, Trạm cũng đã xây dựng mô hình trồng giống ngô F1 ADI 600 với diện tích 1 ha ở 2 địa điểm là thị trấn Thanh Miện và xã Thanh Tùng đạt hiệu quả cao. Từ 2 vụ gieo trồng khảo nghiệm, Trạm đã kết luận giống ngô F1 ADI 600 có đặc điểm vượt trội so với các giống đang gieo trồng trên địa bàn huyện.

Trong năm 2014, Trạm tiếp tục xây dựng mô hình trồng giống ngô F1 ADI 600 theo phương pháp làm đất tối thiểu kết hợp với đặt bầu chỉnh tán lá tại 6 xã: Tứ Cường, Hùng Sơn, Cao Thắng, Thanh Giang, Đoàn Kết, Ngũ Hùng với quy mô 35 ha. Tham quan mô hình trồng ngô nếp lai F1 ADI 600 tại huyện Thanh Miện Theo ông Nguyễn Văn Duấn ở xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện thì khi ngô F1 ADI 600 làm bắp vẫn còn nhiều cây có 2 bắp thì phải bỏ đi 1 bắp. Do đây là giống ngô hàng hóa nên rất dễ tiêu thụ trên thị trường. Trồng theo phương pháp này cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nảy mầm đạt từ 95 – 98%, TGST ngắn hơn so với giống ngô đối chứng từ 3 – 4 ngày.

Thời điểm thu hoạch bắp tươi từ ngày 4 – 12/12, đây là thời điểm thích hợp cho việc bán ngô thương phẩm, được giá, khi bán bắp tươi đầu vụ cao hơn nhiều so với các giống ngô khác cho thu hoạch sau. Thu hoạch ngô sớm sẽ giải phóng đất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho SX vụ chiêm xuân năm sau. Để các hộ nông dân tham gia đề tài thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật tại 6 xã về quy trình kỹ thuật trồng ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu và một số kiến thức về ứng dụng một số giống cây, thuốc BVTV, phân bón mới…

Giai đoạn đầu khi ngô được 4 – 5 lá thì xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ, cán bộ kỹ thuật của đề tài đã hướng dẫn người dân phun thuốc BVTV kịp thời do đó cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt, bệnh gỉ sắt gây hại nhẹ hơn so với giống ngô đối chứng, còn các loại sâu bệnh khác thì nhiễm tương đương nhau. Theo ông Phạm Văn Sang, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện thì giống ngô F1 ADI 600 có TGST ngắn, từ 65 – 70 ngày, cho bắp to, bẹ lá mỏng, chất lượng ngô ăn dẻo thơm ngon. Vụ đông 2014 có hộ nông dân của xã đã thu hoạch đạt 3 – 3,5 triệu đ/sào, trừ chi phí lãi từ 2 – 2,5 triệu đ/sào, hơn hẳn so với cấy lúa.

Mô hình trồng ngô đông theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá đã tận dụng tối đa thời vụ, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí lao động, giảm lượng phân bón và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người SX và là cơ sở để triển khai mở rộng. Ngay sau khi cây ngô được từ 2 – 4 lá cán bộ kỹ thuật của đề tài đã phối hợp với các khuyến nông viên ở cơ sở hướng dẫn người dân đặt ngô ra ruộng với hướng lá xoay ra ngoài rãnh luống để tận dụng tối đa ánh sáng quang hợp của cây ngô khi trồng ở mật độ cao.

Những diện tích thực hiện đặt bầu chỉnh tán lá với tỷ lệ cao có năng suất bắp tươi cao hơn do cây ngô được quang hợp tối đa, bắp to hơn và ít bị sâu bệnh hơn. Tổng số lá trên cây đạt 12 lá, chiều cao cây ngô từ 203 – 205 cm, độ cao đóng bắp từ 70 – 71 cm đều tương đương với giống ngô đối chứng. Với mật độ từ 38.000 – 40.000 cây/ha, so với quy trình hướng dẫn thì mật độ này là phù hợp nên năng suất vụ đông 2014 đạt khá cao. Trọng lượng bắp tươi giống ngô F1 ADI 600 đạt từ 310 – 330 gr/bắp, năng suất bắp tươi đạt từ 12,1 – 12,8 tấn/ha.

Giống ngô đối chứng có trọng lượng bắp tươi từ 290 – 300 gr/bắp, năng suất bắp tươi đạt từ 11,3 – 11,7 tấn/ha. Giống ngô F1 ADI 600 có năng suất cao hơn đối chứng 0,8 – 1,1 tấn/ha. Mô hình trồng giống ngô F1 ADI 600 theo phương pháp làm đất tối thiểu kết hợp với đạt bầu chính tán lá có hiệu quả kinh tế cao gần 58 triệu đ/ha, cao hơn giống đối chứng 1,96 triệu đ/ha.

Ngô F1 ADI 600 có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá tốt. Mức độ nhiễm bệnh của F1 ADI 600 thấp hơn giống ngô đối chứng, đặc biệt là bệnh gỉ sắt và đốm lá nên giảm chi phí thuốc BVTV..

I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG BẮP LAI:

Hiện nay, tập đoàn giống bắp Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng,… đáp ứng mọi nhu cầu về giống bắp cho nông dân trong cả nước. Tuy nhiên, các giống bắp lai thích nghi tốt có thể chia ra thành hai nhóm.

1.Giống dài ngày:

– DK888, LVN 10 thời gian sinh trưởng từ 100-105 ngày.

– LVN10: Là giống bắp lai đơn, thích ứng rộng có năng suất cao nhất hiện nay, tiềm năng năng suất 8-13 tấn/ha, độ đồng đều cao, chịu chua phèn, chịu hạn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh, trồng được nhiều thời vụ trong cả nước. Tuy nhiên, nếu trồng vào thời vụ thích hợp và điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng cao. Tỷ lệ cây cho hai bắp rất cao, vỏ bi kín, dạng hạt nửa đá, màu cam vàng và cho hiệu quả cao khi trồng xen với cây họ đậu.

– DK888: Chiều cao cây trung bình khoảng 221 cm, chiều cao đóng trái 106 cm, thân cứng chắc, trái hình chóp, hạt màu vàng cam, dạng đá, tỷ lệ hạt/trái đạt 79%, năng suất đạt 9,45 tấn/ha.

2.Giống ngắn ngày:

Có thời gian sinh trưởng từ 86-95 ngày, gồm có các giống DK 999, Cargill 3070, Cargill 919 (3100), Cargill 929, Pacific 11, Pacific 60, G49,….

– Pacific 11: Thời gian sinh trưởng 95 ngày, chiều cao cây trung bình 215 cm, chiều cao đóng trái 100cm, thân cứng chắc, trái hình trụ, hạt có màu vàng, dạng bắp đá, tỷ lệ hạt/trái: 76%, năng suất đạt 9,71 tấn/ha.

– G49: Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, tăng trưởng nhanh, vỏ bi bao kín đầu trái, trái to, dài, cùi nhỏ, hệ thống rễ phát triển mạnh, chống đổ ngã, chịu hạn tốt, bắp dạng hạt đá, màu vàng cam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất cao, tính thích nghi rộng phù hợp trồng trên nhiều loại đất.

Chú ý: Trước khi gieo hạt cần phải phơi lại hạt giống để kích thích mầm hạt, xử lý thuốc để phòng trừ kiến, mối, sâu ăn hạt, tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống phải đạt trên 80%.

II. KỸ THUẬT TRỒNG CÁC GIỐNG BẮP LAI:

Cây bắp lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu,… Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp.

Không nên trồng bắp lai trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng bị ngập úng.

2. Thời vụ và các mô hình trồng bắp lai:

Cây bắp lai có thể trồng được quanh năm, trong mùa khô và mùa mưa.Tùy thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu của giống cũng như cơ cấu cây trồng khác mà bố trí hợp lý cho từng vùng. Chú ý khi gieo hạt cần tránh cho bắp trổ cờ phun râu lúc thời tiết nóng để bắp đậu hạt tốt và cần lưu ý những vấn đề sau:

– Phải có đủ nước tưới trong mùa khô.

– Không bị ngập úng trong mùa mưa

Nhìn chung các mô hình đã trồng được bắp nù, bắp vàng địa phương trước đây đều có thể trồng được bắp lai (như luân canh, xen canh với lúa mùa nổi, xen canh với đậu nành, đậu xanh, củ sắn trên đất chuyên màu,…) Ngoài ra cây bắp lai còn có thể trồng được trên nền đất ruộng (nhất là ruộng gò) theo từng khu vực liền nhau. Không nên trồng bắp lai trên vùng đất bị nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay ngập úng.

3. Làm đất trồng bắp:

Do hệ thống rễ của bắp lai mọc nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân nom nên đất cần được cày sâu từ 15-20 cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cở 4-5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng bắp nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp.

Nếu trồng bắp trong vụ mùa mưa cần phải xẻ rãnh thoát nước hoặc lên liếp cao để chống úng.

*Chú ý: Nên làm bầu để trồng giậm vào những chỗ bị hư sau này.

4. Mật độ trồng:

– Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 80 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha (trồng 1 cây/1 lỗ).

– Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 75 cm x 25 cm (1cây/1lỗ) ứng với mật độ 53.300 cây/ha.

Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu.

* Lượng giống cần 12-17 kg/ha tùy theo từng giống. Mỗi lỗ gieo 1 hạt, tỉa với độ sâu 3-5cm, lấp hạt bằng tro trấu có trộn thuốc Basudin 10H, Bam 5H liều lượng 8-10 kg/ha để ngừa côn trùng cắn phá.

5. Phân bón:

Cây bắp thích nghi rất cao đối với đạm, ở bắp lai không có hiện tượng lốp đổ khi bón nhiều phân như lúa, nhưng tùy loại giống mà định lượng phân bón cho có hiệu quả nhất. Nhu cầu phân bón cho cây bắp lai cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất.

* Lượng phân bón cho 1 ha (10.000 m 2).

– Urê: 300 kg.

– DAP: 150-200 kg.

– KCl: 100-150 kg.

Đối với vùng có làm đất thì có thể thay thế phân DAP bằng Supper với liều lượng 450 kg/ha(tương đương với lượng lân có trong 150 kg DAP).

* Cách bón phân cho bắp:

– Bón lót: Bón toàn bộ phân DAP và 1/2 KCl.Có thể bón thêm phân chuồng(nếu có), bón lót xong lấp đất lại rồi mới tiến hành gieo hạt.

– Bón thúc lần 1: Vào khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, bón 1/2 KCl còn lại và 150 kg Urê. Kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, nên bón ở hai mép hàng để cây sử dụng dễ dàng, đồng thời bộ rễ phát triển cân đối. Chú ý khi bón ở giai đoạn này, cây còn nhỏ nên cẩn thận bón phân xuống rồi lấp đất nhẹ lên, không làm phân dính vào lá, gây cháy lá.

– Bón thúc lần 2: Vào khoảng 45-50 ngày sau khi gieo, bón 150 kg Urê. Cuốc hốc giữa hai hàng cày sâu 10-15cm để phân vào đó, kết hợp làm cỏ và vun cao gốc.

Để cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, cứ 5-7 ngày ta pha loãng đạm với nước phân chuồng mục tưới cho bắp. Phải bón đạm, kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẫm.

5. Tưới nước cho bắp:

Bắp được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây bắp lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). Cây bắp có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.

Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trước và sau khi trổ 20 ngày.

6. Làm cỏ:

Phun đều trên mặt ruộng thuốc diệt cỏ Dual với liều lượng 1-1,2 lít/ha hai ngày sau khi gieo hạt lúc đất còn ẩm (một ngày sau khi tưới nước lần đầu). Kết hợp làm cỏ vun gốc vào giai đoạn 15 và 30 ngày sau khi gieo.

7. Chăm sóc bắp:

– Sau khi gieo 5 ngày tiến hành kiểm tra đông ruộng để dậm lại những chỗ không mọc để đảm bảo đủ ố cây, đảm bảo năng suất.

– Khi bắp mọc đều khoảng 3 lá thì kiểm tra tỉa lá ở những bụi mọc quá dày, tỉa định kỳ (lần 2) khi cây được 4-5 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

8. Phòng trừ sâu bệnh cho bắp:

a. Sâu:

Phát hiện kịp thời thì việc phòng trừ mới có hiệu quả nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổn hợp bằng cách vệ sinh đồng ruộng, đốt cháy các tàn dư thực vật của vụ trước để diệt các trứng sâu trước khi gieo. Ở mỗi thời kỳ khác nhau có các loại sâu khác nhau, trong đó có một số loài sâu hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây bắp như: Sâu đục thân, sâu ăn trái và sâu ăn tạp. Dùng Padan 4H hay Basudin 10H, Bam 5H hoặc các loại thuốc hột khác để phòng ngừa sâu đục thân và sâu đục trái, bằng cách bỏ một nhúm nhỏ thuốc (khoảng 3-4 hột) vào họng cây bắp 20 và 40 ngày sau khi gieo.

b. Bệnh:

Các bệnh quan trọng trên cây bắp là bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn và bệnh khô vằn. Do đó để phòng các bệnh này ta nên xử lý hạt giống bằng Rovral. Phun trị bằng cách dùng Validacin 3DD, Monceren, Bavistin hoặc Anvil 5S.

III. THU HOẠCH Bắp:

Xác định thời điểm thu hoạch bắp bằng việc quan sát hạt bắp ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là bắp đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây bắp sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

* Chú ý:

Giống bắp lai chỉ sử dụng 1 lần, nếu để giống trồng lại thì năng suất giảm. Hãy mua giống cho mỗi vụ sản xuất.

* Tiêu chuẩn thu mua:

– Ẩm độ 15% .

– Tạp chất 1%.

– Hạt nứt bể 4-6%, không bị sâu mọt, ẩm mốc.

Kỹ Thuật Trồng Ngô ( Bắp ) Năng Suất Cao

1. Yêu cầu điều kiện sinh thái:

Bắp là cây ngày ngắn. Bắp cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Bắp là cây tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của bắp cũng khác nhau. Cây cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trổ và tạo hột. Bắp cũng cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp. Thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất bắp. Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Ở đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó có màu tím đỏ và cây bị chết. Bắp cần rất nhiều các loại nguyên tố đa vi lượng: N, P, K, Mg, Ca, Bo, Cu, Zn, Fe, Mn, Mo,…Đạm là nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp. Thời kỳ tạo hột là thời kỳ cây cần nhiều lân nhất. Với Kali cây cần nhiều trong thời kỳ tăng trưởng tích cực đến giai đoạn trổ cờ.

2. Kỹ thuật canh tác:

2.1.Sửa soạn đất:công tác sửa soạn đất trồng bắp cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: đất được cày sâu 15-20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại phát triển. Tiêu diệt được côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, trứng, ấu trùng và ký chủ của nó. Tạo độ xốp trong đất đủ thoáng để vi sinh vật hoạt động rễ cây dễ hô hấp. Tuy nhiên, có một số nơi nông dân trồng bắp không cần cày bừa đất. Bắp được trồng sau khi thu hoạch lúa, lúc đất còn ẩm và gieo thành hàng nhằm giảm chi phí canh tác nhưng khó chăm sóc cây nên dễ làm giảm năng suất.

2.2.Chọn giống: Tùy theo mục đích sử dụng. Trồng lấy trái ăn tươi: chọn các giống thuộc nhóm bắp ngọt hoặc nhóm bắp nếp. Bắp Nù địa phương, sinh trưởng 60- 65 ngày, năng suất 2 tấn hột/ha. Bắp nếp lai MX2, MX4 Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, giống chỉ có 60-65 ngày là thu trái tươi, năng suất cao 11-13 tấn trái tươi/ha. Ngoài ra còn có bắp Nếp Nù siêu dẽo của công ty cổ phần DV Bảo Vệ Thực Vật An Giang cũng được nhiều nông dân chọn để trồng.

Chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc, nếu số cây /hốc nhiều sẽ cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng làm cây phát triển không đồng đều. Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống. Mật độ trồng bắp quá thưa, cây phát triển tốt, cho trái to nhưng số hột/m 2 lại ít nên năng suất hột không cao. Trồng quá dầy cây bắp sẽ phun râu trễ hơn bình thường từ 1-5 ngày làm hoa cái dễ bị thiếu phấn, hột bị lép, cây dễ bị đỗ ngã, dễ bị sâu bệnh.

2.4.Bón phân: khuyến cáo về lượng phân cho bắp thay đổi từ 250 kg ure + 400-450kg super Lân + 90-100 kg Kali cho 1 ha tùy vùng đất. Ở đất kém màu mỡ cần bón nhiều phân hơn. Phân chuồng bón từ 5-10 tấn/ha nhất là trên đất sét nặng để cung cấp chất mùn, một phần dinh dưỡng cho đất. Loại phân Đơn vị Tổng số Bón lót Bón thúc 10 (NSKG) 20 NSKG 30 NSKG

Phân chuồng Tấn 5-10 5-10 Super Lân Kg 400-450 400-450 Ure Kg 250 50 100 100 KCl kg 90-100 30 30 30-40 * ngày sau khi gieo (NSKG). Sau khi cây thụ phấn có thể bón nuôi hạt 10 kg Ure + 5 kg Kali

Chú ý: những ruộng giàu dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm giai đoạn cây con, bắp có hiện tượng đẻ nhánh từ thân chính nên loại bỏ những nhánh này. Trồng bắp nếp cần cách ly (về không gian và thời gian) với ruộng bắp ngọt hay bắp vàng để đảm bảo chất lượng.

3. Phòng trừ sâu bệnh:

3.1. Sâu đục thân: Phòng trị: thu hoạch trái xong nên cắt thân sát gốc, dọn sạch ruộng bắp. Nếu trồng bắp trong mùa mưa phải trông sớm đồng loạt. Sau vụ bắp nên luân canh với loại cây không phải là ký chủ của loài sâu này. Để phòng sâu đục thân rải Basudin hay Regent hạt vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá và trước khi bắp trổ cờ. Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non.

3.2. Rầy mềm: Phòng trị: không nên trồng bắp với mật độ dày tạo ẩm độ thích hợp cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít không nên áp dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Sử dụng các loại thuốc như: Applaud, Admire…

3.3. Sâu đục trái: phòng trị bằng cách dùng giống kháng (giống có vỏ trái dày và che phủ cả trái), dùng tay giết chết sâu. Xịt các loại thuốc trừ sâu gốc cúc. Ngoài ra còn có những loại côn trùng sống dưới đất: sâu đất, sùng trắng, sùng bửa củi,…ngừa bằng cách sửa soạn đất kỷ, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thuốc hột hay bột.

3. 4. Bệnh đốm lá: phòng trị bằng các loại thuốc sát khuẩn Maneb, Zineb hay Copper – zinc, Appencarb…

3.5.Bệnh đốm vằn: bệnh xảy ra khi trời nóng ẩm và nóng (có sương mù), lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng. Phòng trị bằng Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral phun 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh.

3.6. Bệnh rĩ: đốm bệnh làm thành những u nhỏ màu vàng đỏ sau đó có màu nâu sậm như rĩ sét ở phiến lá. Bệnh xuất hiện khi trời nóng ẩm. Phòng trị bằng Zineb, Maneb, Copper.

Kỹ Thuật Trồng Ngô, Bắp Bằng Phương Pháp Gieo Hạt

1. Làm đất trồng ngô, bắp

Ngô có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, song phù hợp cho ngô sinh trưởng và phát triển là đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình: Đất thịt nhẹ đến đất trung bình, đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất bồi ven sông, đất đỏ ba gian…. Đất có tầng canh tác từ 30- 40 cm không bị kết von đá ong, thoát nước tốt, độ PH =6,5- 7,5.

Đất được cày bừa nhỏ, sạch cỏ. Nếu đất 2 vụ lúa, trồng thêm ngô vụ đông, cần lên luống rộng 1- 1,1m, cao 30- 40 cm, rãnh luống rộng 0,3 – 0,4m. Nếu đất màu thoát nước tốt có thể làm vạt hoặc làm đất bằng.

Làm đất gieo hạt

2. Thời vụ trồng ngô tại Việt Nam

Ở Nước ta có thể gieo ngô quanh năm. Tuy nhiên từng vùng có thời vụ chính khác nhau:

2.1. Thời vụ trồng ngô ở vùng núi phía Bắc

Bao gồm các tỉnh : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

– Vụ xuân gieo từ 15/2 đến 30/2 đất ruộng.

– Vụ xuân muộn gieo từ 1-15/3 trên đất rẫy.

– Vụ thu gieo từ 15/7đến10/8 trên đất nương rẫy.

Các tỉnh Tây Bắc: S ơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai thường chỉ gieo 1 vụ từ 5/3 dến 15/4. ở các tỉnh này vụ ngô xuân, hè thường cho năng suất cao. Vụ thu năng suất thấp hơn.

2.2. Thời vụ trồng ngô vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

– Vụ ngô xuân: Gieo từ 20/1 đến 15/2 trên đất chuyên màu.

– Vụ hè thu: Gieo 15/4- 25/5 trồng trên đất bãi.

– Vụ thu: Gieo 15/7 đến 10/8 trên đất chuyên màu.

– Vụ đông: Gieo 5/9 đến 30/9 trên đất 2 vụ lúa.

2.3. Thời vụ trồng ngô Vùng bắc trung bộ (có 3 vụ)

– Vụ ngô xuân gieo từ 15/1 đến 15/2.

– Vụ hè thu tháng 5-6.

– Vụ đông gieo 15/9 đến 15/10.

2.4. Thời vụ trồng ngô Vùng duyên hải miền Trung (có 2 vụ)

Vụ 1: Gieo tháng 1

Vụ 2: Gieo 30/4 đến 10/5.

2.5. Vùng tây nguyên : 2 vụ chính

vụ 1: Gieo từ 10/4 đến 10/5 Vụ 2: Gieo từ 15/7 đến 15/8.

2.6. Vùng đông nam bộ có 3 vụ: Vụ hè, thu,vụ đông.

2.7. Vùng đồng bằng sông cửu long

Thường trồng vào vụ xuân khi thu hoạch xong lúa nổi.

3. Bón lót cho ngô, phân chuyên dùng bón lót cho cây ngô

Dinh dưỡng cây trồng: Mục đích bón phân bón lót cho ngô là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển. Lượng phân bón lót cho ngô tương đối nhiều chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô. Phân bón lót cho ngô chủ yếu là phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và có thể kết hợp với phân vô cơ, phân lân, kali, đạm. Ở những nơi thiếu phân chuồng có thể dùng bèo hoa dâu bón lót cho ngô cũng rất tốt, bón lót bèo hoa dâu cho ngô không những tăng năng suất ngô mà còn có tác dụng rõ trong việc cải tạo đất.

Có nhiều cách bón lót cho ngô, bắp: bón vãi, bón hốc hay bón theo rạch. Trong điều kiện ít phân nên bón theo hốc, theo các rạch. Khi dùng phân hữu cơ bón lót cho ngô phải dùng phân thật hoai mục, khi bón lót cần chú ý không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với phân vì phân hóa học tiếp xúc với hạt sẽ ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây Ngô: Trong điều kiện ở nước ta tổng lượng phân bón cho ngô trên 1 ha là: 8 – 10 tấn phân chuồng, 120 – 150kgN, 60 – 90 Kg P 2O 5 và 30 – 60 kg K 2 O. Trong đó, phân chuồng và phân lân dùng bón lót toàn bộ, bón lót 1/3 lượng phân đạm.

4. Kỹ thuật gieo trồng ngô

4.1. Mật độ và khoảng cách gieo

Dựa vào đặc điểm hình thái của giống, thời gian sinh trưởng, tính chất đất, trình độ thâm canh, mục đích thu hoạch … Mật độ khoảng cách ngô gieo lấy hạt thường trồng trong sản xuất như sau:

– Nhóm giống ngắn ngày có mật độ 70.000 – 80.000 cây/ha. Gieo với khoảng cách 70 x 20 hoặc 50 x 25 cm/cây.

– Nhóm giống trung ngày: 60.000 – 70.000 cây/ha 70 x 25 cm/cây 70 x 22 cm/cây

– Nhóm giống dài ngày: 50.000 – 60.000 cây/ha 80 x 25 cm/cây 70 x 25 cm/cây

4.2. Chuẩn bị hạt giống và cách gieo

Hạt giống trước khi ngâm cần phơi lại dưới nắng nhẹ, để hạt hút nước nhanh và kích thích phôi mầm hoạt động.

Hạt có tỷ lệ nảy mầm 955, 1 ha cần khoảng 25 – 30 kg giống

Ngâm ủ: Nếu gieo ngô trên đất đủ ẩm cần ngâm hạt 10 – 12h (riêng đối với ngô đường và các giống ngô có hạt dạng nhũ bột ngâm khoảng 4 – 5h) cho h ạt hút no nước. Nếu nhiệt độ cao, trời ấm cần thay nước tránh hạt bị chua. Sau đó ủ cho hạt nứt nanh, rồi đem gieo.

Nếu đất khô không nên ngâm mà gieo theo hàng, theo hốc khoảng cách 20 x 30 cm/cây. Lấp hạt sâu 3 – 7cm tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Nên gieo tuần tự “2 hạt- 1 hạt” đối với giống có tỷ lệ nảy mầm thấp.

Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới là cho nước vào rãnh để ngấm dần các luống trong một ngày, nâng độ ẩm của đất lên 80 – 90% là vừa.

Ngô được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun mưa và tưới rãnh. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, độ ẩm trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây ngô lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). Cây ngô có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.

Nguồn: Giáo trình gieo trồng ngô – Bộ NN&PT NT

Đặc điểm các loại đất trồng phù hợp cho cây ngô, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng, hữu cơ trong từng loại đất: đất cát, đất phù xa, đất xám, đất xám bạc màu, đất bạc màu…

Chuẩn bị trồng ngô, hướng dẫn kỹ thuật và lượng phân bón cho cây ngô, nhu cầu nước và phương pháp tưới cho ngô, thu hoạch và bảo quản ngô…

Các phương pháp gieo trồng ngô phổ biến hiện nay, phân tích được ưu nhược điểm của từng phương pháp, lựa chọn được phương pháp gieo trồng phù hợp với điều kiện địa phương…

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bắp Ngô Cho Năng Suất Cao

( kỹ thuật trồng bắp ngô cho năng suất cao )

Chuẩn bị

Hạt giống: Hạt giông bắp ngô có rất nhiều loại như hạt giống bắp ngô ngọt, ngô bao tủ, ngô nếp.Tùy vào sở thích, điều kiên của mỗi người để lựa chọn hạt giống cho phù hợp. Ngô loại cây lương thực phổ biến của người dân Việt Nam nên hạt giống rất dễ mua. Bạn có thể đến cửa hàng nông sản uy tín hoặc trong siêu thị gần nhà để mua hạt giống.

Đất trồng: Ngô là loại cây trồng được trên rất nhiều loại đất khác nhau. Nhưng cây phát triển tốt và cho năng suất cao nếu được trồng trên đât thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu chất hữu cơ, thoáng và thoát nước tốt. Có độ ẩm PH từ 6,4 – 7 độ. Trước khi đem hạt giống đi gieo bạn phải làm đất tơi xốp, sạch cỏ. Sau đó bón lót cho đất toàn bộ bằng phân chuồng và lân.

Kỹ thuật trồng bắp ngô

Gieo hạt: Nên gieo mỗi hốc 2 – 3 hạt ( chỉ nên tối đa 2 cây/ hốc ). Khoảng cách giữa hàng với hàng 60 – 100cm và khoảng cách cây với cây với cây trên hàng là 20 – 40 cm, tùy theo đặc tính giống. Sau khi trồng xong bạn hãy phủ một lớp đất dày 2 -3cm, tưới phun nước nhẹ cho cây.

( kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp ngô cho năng suất cao )

Cách chăm sóc bắp ngô

Tưới nước: Trong mùa nắng tưới nước 4 – 7 ngày/lần khi bắp đang trổ. Chỉ cần bắp ngô bị ngập úng quá 24h thì năng suất sẽ bị giảm xuống 30% – 50%. Lúc đó hãy tiến hành thoát nước cho cho cây.

( cách chăm sóc cây bắp ngô hiệu quả, ít sâu bệnh )

Bón phân: Trong suốt quá trình trồng, bón phân được chia thành 3 đợt. Đợt đầu bón sau khi cây được trồng 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt cuối cùng sau 30 ngày gieo hạt. Bạn có thể bón phân kali, ure hoặc phân hữu cơ tùy vào điều kiện, cách chăm của mỗi người. Lưu ý: nếu bón phân kali, ure thù phải hòa cùng với nước tưới hoặc bón xong lấp đất kín phân để cây không bị cháy lá.

( cách chăm sóc bắp ngô đơn giản có năng suất cao )

Tỉa lá, cây: Khoảng 4 – 6 ngày sau khi gieo ( cây con được 1 lá ) phảo dặm lại những cây chết hoặc không mọc được. Chỉ giữ lại những cây con to khỏe. Tỉa những lá bị sâu bệnh, héo để tránh gây sâu hại bệnh cho cây.

Thu hoạch

( vườn bắp ngô đến thời vụ thu hoạch )

Cây bắp sẽ cho thu hoạch từ 60 – 65 ngày sau khi trồng. Nếu muốn thu bắp tươi, thu sau phun râu 18 – 20 ngày, còn thu bắp khô bẻ sau khi vỏ băp khô.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Bắp ( Ngô ) Kỹ Thuật Mới trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!