Bạn đang xem bài viết Triển Vọng Giống Ngô Nếp Max 68 Tại An Đồng được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1,288
lượt xem
Vụ đông 2014, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh kết hợp Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam trình diễn giống ngô Max 68 trên chân đất 2 lúa tại xã An Đồng (Quỳnh Phụ) cho kết quả tốt, được nông dân đánh giá cao.
Max 68 có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 75 ngày, cây sinh trưởng mạnh, độ đồng đều tốt, trỗ cờ phun râu tập trung, thân cây mập. Đặc biệt khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chống đổ tốt, hạt màu trắng đục, chất lượng ngon, tỷ lệ bắp loại 1 cao.
Theo đánh giá của các hộ nông dân trồng Max 68 và cán bộ chỉ đạo mô hình thì Max 68 có tỷ lệ nảy mầm rất tốt, gần 100%. Thời tiết vụ đông năm nay không thuận lợi cho ngô phát triển. Đến cuối tháng 10 đầu tháng 11, khi ngô đang xoáy nõn thì trời thường xuyên có mưa, nhất là trận mưa ngày 28/10 lượng 70 – 80mm làm ngô bị vàng lá, hấp thụ dinh dưỡng kém. Người dân rất lo lắng theo dõi thời tiết từng ngày. Bà Nguyễn Thị Dung trồng 5 sào ngô cho biết: Giống ngô này rất khỏe, thời gian trỗ cờ phun râu mưa lạnh suốt, nhiều giống ngô khác bị hỏng phấn, hỏng bắp thì Max 68 vẫn đóng hạt bình thường. Đây là điều mà nông dân chúng tôi rất tâm đắc, vì nó hơn hẳn các giống mà địa phương đang trồng.
Tại hội nghị đầu bờ đánh giá giống ngô Max 68 đầu tháng 12 vừa qua, các đại biểu tham dự hội nghị đều ngỡ ngàng bởi khả năng vượt trội của giống ngô lần đầu tiên được trồng tại vùng đất này: Hầu hết các bắp ngô to, dài, hạt đều tăm tắp, đẫy hạt. Ngoài ra đại biểu tham dự hội nghị còn được thử chất lượng ngô Max 68, kết quả cho thấy ngô dẻo, có mùi thơm, độ ngọt vừa và vị đậm đà. Ông Nguyễn Văn Tính, Chủ nhiệm HTX An Đồng cho biết: Qua theo dõi chúng tôi thấy Max 68 là giống ngô khỏe, chống chịu tốt. Với thời tiết năm nay thì các giống ngô địa phương đang trồng không địch được “anh này”. Nó vừa ngắn ngày, thấp cây lại dễ thâm canh, bắp to, hạt nhiều lại đồng đều nên rất dễ bán. Bà con trồng đến đâu có người mua hết đến đó. Thương lái mua tại ruộng, cứ tính 3 triệu đồng/sào. Như vậy trừ chi phí nông dân lãi 2 triệu đồng/sào là không khó.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Trưởng phòng Khảo nghiệm, Trung tâm KNKNKN tỉnh thì Max 68 có đường kính đóng bắp là 4,3cm, tỷ lệ bắp loại 1 là 90%, năng suất đạt 13,54 tấn/ha, vượt hơn so với đối chứng AG 500 là 1,01 tấn/ha. Tính toán hiệu quả kinh tế thì Max 68 cho lãi cao hơn đối chứng hơn 6 triệu đồng/ha.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định Thái Bình đang chú trọng, quan tâm đến cây ngô – là loại cây trồng tái cấu trúc lại trồng trọt. Vụ xuân năm 2015, Thái Bình sẽ chuyển đổi 1.000ha lúa kém hiệu quả sang trồng ngô tại 8 huyện, thành phố. Vì vậy rất cần những giống ngô có tiềm năng, năng suất và chống chịu tốt như Max 68 vào sản xuất.
Mai Thị Thu Hương
(Trung tâm KNKNKN Thái Bình)
Triển Vọng Từ Mô Hình Sản Xuất Giống Hoa Phong Lan:triển Vọng Từ Mô Hình Sản Xuất Giống Hoa Phong Lan
(QNg)- Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi đã hỗ trợ thực hiện mô hình sản xuất giống hoa lan các loại và xây dựng nhà ươm giống hoa lan hậu cấy mô để cung cấp giống cho thị trường, góp phần phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng công nghệ cao.
Trên diện tích 70m2, Phòng Kinh tế đã xây dựng mô hình sản xuất thí điểm hoa lan các loại, số lượng 1.100 cây, gồm 4 giống hoa: Cattleya, Dendrobyum, Mokara, Hồ điệp và xây dựng nhà ươm giống hoa lan hậu cấy mô với quy mô 16m2, số cây cấy mô đã qua xử lý đưa vào trồng là 1.000 cây tại 3 hộ dân. Các hộ tham gia mô hình được Phòng Kinh tế tập huấn kỹ thuật về xây dựng giàn che, nhà trồng lan và hướng dẫn kỹ thuật trồng, ươm giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây…
Mô hình trồng hoa phong lan của ông Đồng Thanh Vân, thôn 2, xã Nghĩa Dõng.
Sau khi được tập huấn, các hộ đã tích cực học hỏi và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn. Đến nay, các vườn trồng giống hoa lan các loại và vườn ươm giống hoa lan hậu cấy mô đã cho kết quả. Hiệu quả kinh tế ước tính thu được từ mô hình sản xuất thí điểm giống hoa lan các loại với số cây trồng được là 900 cây, giá bán bình quân 100.000 đồng/chậu, cho lãi khoảng 41 triệu đồng và mô hình nhà ươm giống hoa lan hậu cấy mô với số cây trồng được là 920 cây, giá bán bình quân 80.000 đồng/cây, cho lãi sau 12 tháng trên 45 triệu đồng.
Ông Đồng Thanh Vân, thôn 2, xã Nghĩa Dõng, hộ tham gia mô hình cho biết: Năm 2011, ông được Phòng Kinh tế thành phố đầu tư 550 cây phong lan giống, hướng dẫn quy cách trồng và chăm sóc phong lan. Đây là năm trồng đầu tiên nên cây phát triển chưa đều, cho hoa chỉ đạt 30%. Qua tính toán, với 477 cây cho thu hoạch và 81 cây Cattleya đã được nhân giống, với giá bán bình quân 100.000 đồng/chậu thì ước tổng cộng lãi của năm đạt 24,3 triều đồng. Tuy lãi thu được năm đầu chưa cao nhưng ông nhận thấy có thể đầu tư trồng phong lan để phát triển kinh tế cho gia đình nên ngoài số cây được hỗ trợ, ông còn đầu tư hơn 2.000 cây để mở rộng quy mô trồng.
Qua thời gian chăm sóc vườn lan, bằng kinh nghiệm của bản thân, ông Vân chia sẻ, cần quan tâm đến khâu chăm sóc và làm đúng theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn như: Thường xuyên giữ ẩm cho cây, đảm bảo độ ẩm từ 60 – 70%, dùng cách tưới phun ngày từ 1 đến 2 lần, nhiệt độ tốt nhất để lan sinh trưởng và phát triển là 22 – 250C… Từ kết quả trồng tại hộ của mình, ông Vân nhận xét: Các giống phong lan thích hợp với khí hậu của địa phương và có thể cho hoa quanh năm, hơn nữa có thể nhân giống tốt với giống Cattleya và Mokara. Mặc dù phong lan là loại hoa đòi hỏi công chăm sóc thường xuyên nhưng đó lại là công việc nhẹ nhàng, có thu nhập ổn định nên phù hợp với gia đình ít lao động.
Ông Trần Dương – Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố đánh giá: Mặc dù điều kiện sản xuất và tiêu thụ hoa phong lan ở Quảng Ngãi nhìn chung còn hạn chế so với các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác, nhưng qua thực tế thực hiện mô hình cho thấy trồng hoa phong lan ở Quảng Ngãi vẫn cho hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa có thể tận dụng diện tích ít ỏi và công lao động nhàn rỗi, tuy nhiên, đòi hỏi cần có vốn và ham thích nghề trồng lan.
http://baoquangngai.com.vn/channel/2025/201305/Trien-vong-tu-mo-hinh-san-xuat-giong-hoa-phong-lan-2235594/
Kỹ Thuật Trồng Bí Xen Ngô Nếp
Written by
Super User
Được đăng: 17-10-2017 –
6670
Từ thực tiễn nhiều năm qua, sản xuất của một số địa phương trên địa bàn huyện Gia Lộc, Hải Dương trồng bí xen ngô nếp cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất bí vẫn bảo đảm, thu nhập từ ngô nếp trung bình 1 triệu đồng/1 sào Bắc Bộ. Trạm Khuyến nông Gia Lộc đã hoàn thiện kỹ thuật trồng xen các loại cây này và được nông dân vùng trồng bí tiếp nhận.
1. Về giống:
Bí xanh: chọn giống bí xanh số 1, số 2, hoặc bí Sặt.
Bí đỏ: chọn giống F1 có nguồn gốc Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan.
Ngô nếp: nên trồng các giống thích hợp với địa phương, đảm bảo năng suất, chất lượng.
2. Thời vụ:
Riêng bí xanh nên trồng kết thúc trước ngày 5/10. Ngô nếp và bí đỏ có thể trồng kết thúc ngày 15/10.
3. Chuẩn bị cây con:
Để tranh thủ thời vụ nên gieo hạt giống trong bầu. Chọn nơi đất cao, thoáng gió, nền phẳng, sạch cỏ dại để làm bầu.
Nếu hạt giống chưa xử lý mầm bệnh thì ngâm nước ấm 500C trong thời gian khoảng 20 phút, ngâm tiếp nước sạch 5 – 6 giờ rồi rửa sạch nhớt đem ủ trong vải ẩm, khi hạt nứt nanh đem gieo.
Cách làm bầu: bùn với trấu mục trộn đều với 1kg Supe lân hoặc 0,5 kg phân tổng hợp NPK 5-10-3 cho 1.000 bầu (đủ trồng và có dự phòng cho 1 sào Bắc Bộ). Sau đó, cán phẳng nền dày 3cm để ráo rồi dùng dao cắt từng ô vuông kích thước 5 x 5 cm, tiến hành đặt hạt rồi phủ một lớp mỏng đất bột trộn trấu mục, tưới nhẹ cho đủ ẩm.
Kết hợp khum tre và nilon trắng làm vòm che chống mưa to, vòm cách mặt nền khoảng 20cm. Sau khi cây mọc khoảng 3 ngày phun hoặc tưới thuốc chống bệnh lở cổ rễ và thuốc trừ sâu có hiệu lực kéo dài như: Radiant 60SC hoặc Regent 800WG. Cây để trong bầu tối đa 10 ngày.
Lưu ý: phần đất để rắc phủ hạt sau khi gieo gồm đất bột trộn trấu hoặc tro bếp mục, phân chuồng mục, lân. Đồng thời chuẩn bị khoảng 0,4 – 0,5 m3 đất bột trộn với phân chuồng, 5 kg Supe lân để khi trồng phủ bầu và phủ đốt bí.
4. Kỹ thuật trồng
Làm đất: áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, trồng bí không làm giàn (bò lan) trên đất thu hoạch lúa mùa. Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu.
Sau khi thu hoạch lúa mùa tiến hành làm rãnh thoát nước xung quanh ruộng và cứ 2,7 m làm 1 rãnh (luống rộng 3 m trong đó mặt luống 2,7 m, rãnh rộng 0,3 m). Vét đất rãnh lên mép luống tạo thành gờ cao để trồng bí. Cắt rạ và rải rạ, rơm trên mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và để dây bí bám.
Mật độ, khoảng cách: Bí: cây cách cây 30 – 35 cm, trung bình 1 sào trồng 350 cây. Ngô: trồng 2 hàng, hàng trồng bí xen ngô với khoảng cách cây cách cây 1 m, hàng phía rãnh cây cách cây 0,35 – 0,4m, trung bình 400 – 450 cây ngô/sào.
Cách trồng: trước khi đặt bầu bí, ngô rải một lớp đất bột đã trộn trước rồi đặt bầu, phủ đất bột xung quanh bầu rồi tưới nhẹ đủ ẩm.
5. Bón phân:
Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2 đã quy đổi ra lượng phân đơn.
– Bón lót: phân chuồng 200 – 300kg, Urê 4 – 5 kg, Lân supe 30 – 35 kg, Kali 3 – 4 kg.
Cách bón: bón mặt ruộng phần đặt cây gồm: phân chuồng + 20 – 25 kg Lân supe + Urê + Kali, lấy đất rãnh phủ kín dày 5 – 7 cm.
– Tưới nhử: sau đặt bầu 3 – 4 ngày, dùng 1 kg Urê. Riêng đối với ngô tưới bổ sung thêm 5 kg Lân supe tập trung cho hàng ngô phía ngoài.
– Bón thúc:
+ Lần 1 (sau trồng 15 – 18 ngày): 4 kg Ure + 3 kg Kali tưới phía trong luống cách gốc bí khoảng 30 cm.
+ Lần 2: khi quả bí có đường kính 2 – 2,5cm, lượng bón Urê, Kali mỗi loại 3 kg, tưới xung quanh các đốt ra rễ bất định.
Đối với hàng ngô phía ngoài: bón 2 lần khi xoắn nõn và nhú cờ, mỗi lần bón Ure và Kali mỗi loại 1,5 kg.
Sau mỗi lần thu quả, tưới phân Urê và Kali cho bí với lượng tùy theo tình hình sinh trưởng và số quả non.
6. Điều tiết nước
Bảo đảm đủ ẩm đồng ruộng 70 – 85%, đặc biệt giai đoạn bí ra hoa, quả non và ngô giai đoạn trỗ cờ phun râu. Phải tiêu thoát nước tốt sau mưa.
7. Bấm ngọn, nương dây, phủ đốt, thụ phấn, định quả, kê quả
Bấm ngọn cho bí khi có 5 – 6 lá thật, mỗi cây để 2 nhánh.
Phủ đốt cho bí: Khi bí dài trên 1m thì dùng đất bột trộn phân chuồng, lân và đất rãnh phủ mỗi dây 2 – 3 đốt cách gốc 30 – 50 cm.
Nương cho các dây bí thẳng hàng từ gốc ra phía ngọn.
Thụ phấn cho bí và ngô: vào buổi sáng tùy theo thời tiết từng ngày, tập trung từ 7 – 9 giờ.
Định quả cho bí: Đối với bí xanh: khi quả bằng chuôi liềm, mỗi dây để 1 – 2 quả, chọn quả thẳng, tròn đều. Đối với bí đỏ: khi quả có đường kính khoảng 4 cm, chọn quả tròn đều, không bị bệnh.
Kê quả cho bí: nên kê bằng xốp hoặc túi nilon đựng trấu hoặc mùn cưa, thường xuyên kiểm tra quả để điều chỉnh hướng cho quả thẳng.
8. Phòng trừ sâu bệnh
– Sâu xám: dùng thuốc sâu dạng hạt trộn đất bột hoặc cát rắc xung quanh gốc hoặc dùng đèn soi bắt sâu vào 7 – 8 giờ tối.
– Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục bắp, bọ phấn, bọ trĩ, rệp v.v…: nên phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Dupont Prevathon, Radiant 60SC…
– Bệnh lở cổ rễ: phun trừ bằng Validacin 5L.
– Bệnh khô vằn, đốm lá ngô, phấn đen, rỉ sắt ở ngô, thối đốt bí phun trừ bằng Tilt super 300 EC.
Để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh do nấm gây hại, bổ sung canxi cho cây: khi cây ra hoa cái đầu, tưới nước vôi vào gốc và các rễ bất định với lượng 2 – 3 kg vôi cục, sau đó hòa loãng tưới.
9. Thu hoạch:
Việc thu hoạch căn cứ theo nhu cầu thị trường.
– Đối với ngô nếp: thu hoạch lúc ngô đang đông sữa, sau khi thụ phấn khoảng 20 ngày tùy theo thời tiết, nếu thời tiết lạnh có thể 30 ngày.
– Đối với bí xanh: nếu thu hoạch non, sau khi thụ phấn khoảng 20 ngày. Nếu thu hoạch bí già để dự trữ, khi có phấn khoảng 2/3 quả trở lên.
– Đối với bí đỏ: phần thu phụ là: ngọn, lá non, hoa, quả bao tử (khi định quả loại các quả xấu, dư thừa). Thu quả non khi quả còn xanh, vỏ mềm, sau thụ phấn khoảng 20 ngày. Thu hoạch quả già khi toàn bộ quả có màu vàng./.
TTKNQG
Người Đưa Giống Lúa Nếp Cẩm Về Đồng Ruộng Ninh Bình
Vụ lúa đông xuân năm nay, ông Trương Hải Lưu (xã Yên Lộc, Kim Sơn, Ninh Bình) đã đầu tư giống vốn gieo cấy thử nghiệm 4 ha giống lúa nếp cẩm Tâm Phát 1 ở 10 xã, gồm: Yên Lộc, Quang Thiện, Kim Định, Đồng Hướng, Kim Tân, Cồn Thoi (Kim Sơn) và Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Từ, Yên Nhân (Yên Mô). Đây là loại giống lúa mới do Học viện Nông nghiệp Việt Nam phục tráng chọn tạo từ giống lúa nếp bản địa vùng cao tỉnh Lai Châu.
Kiểm tra cánh đồng gieo cấy giống lúa nếp cẩm vụ đông xuân 2015: Ảnh: P.V
Từ khi gieo cấy lúa đến khi thu hoạch, ông Trương Hải Lưu đã cùng với cán bộ Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa để tìm ra biện pháp chăm sóc ít tốn kém mà đạt hiệu quả cao.
Chúng tôi có dịp tham quan mô hình gieo cấy thử nghiệm lúa nếp cẩm tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn khi lúa đã chín vàng, bông dài, hạt mẩy (diện tích 1ha). Ông Trương Hải Lưu đã phối hợp với các cán bộ khoa học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phục tráng thành giống lúa thích ứng với vùng đất đồng bằng ven biển huyện Kim Sơn. Điểm nổi bật của giống lúa này là chất lượng gạo có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa trị được một số bệnh như thiếu máu, tiểu đường, chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nếp cẩm có hạt gạo màu đen nên còn được gọi là “Bổ huyết mễ” với hàm lượng Protein 66,8%, chất béo hơn 20%. Ngoài ra, trong hạt gạo nếp cẩm còn có carotin, các axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Thực tế khảo nghiệm trong các năm qua cho thấy: Gống lúa nếp cẩm chống chịu được với điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh ít và gieo cấy được cả hai vụ (đông xuân và vụ mùa). Thời tiết năm nay lại thuận lợi, ít sâu bệnh nên lúa tốt đồng đều và đến nay đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 150 đến 170kg/sào. Về giá trị kinh tế: 1kg lúa nếp cẩm thương phẩm hiện được bán với giá 20.000 – 22.000 đồng, cao gấp 3 lần so với lúa Bắc thơm số 7, do vậy, giá trị và hiệu quả trên 1 ha lúa nếp cẩm cũng cao hơn nhiều.
Ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn ai cũng biết ông Trương Hải Lưu một thương binh hạng 2/4. Ông là người “miệng nói, tay làm”, có niềm say mê, gắn bó với đồng ruộng. Những năm trước đây, thực hiện chủ trương của tỉnh khuyến khích bà con nông dân đưa giống lúa cao sản, giống lúa chất lượng cao vào đồng ruộng thâm canh tăng năng suất, ông Trương Hải Lưu đã bỏ nhiều công sức đến với bà con nông dân ở cả các xã nông thôn miền núi như Thượng Hòa (Nho Quan), Yên Đồng (Yên Mô) để hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật gieo cấy các giống lúa mới: Mi Sơn 4, Phú ưu số 2. Hai năm gần đây ông tự bỏ kinh phí hỗ trợ bà con nông dân gieo cấy giống lúa nếp cẩm. Ông thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ tiếp nhận ý kiến đánh giá từ các mô hình thí điểm để xây dựng quy trình kỹ thuật sát với điều kiện từng vùng, từng chất đất khác nhau. Ông vui khi thấy nông dân được mùa, chia sẻ khó khăn khi nông dân gặp thiên tai hạn hán, sâu bệnh. Năm nào cũng vậy, mỗi khi vào đầu vụ gieo cấy, ông đến các hợp tác xã vận động bà con nông dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa các giống lúa mới nhân ra diện rộng mà cụ thể là giống nếp cẩm Tâm Phát 1. Được biết để tăng giá trị của hạt lúa nếp cẩm, ông còn đưa gạo của giống lúa này vào sản xuất rượu nếp cẩm theo phương pháp ủ men cổ truyền và sẵn sàng thu mua hết lúa thương phẩm của người nông dân làm nguyên liệu cho loại rượu đặc sản này.
Đinh Chúc
Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Vọng Giống Ngô Nếp Max 68 Tại An Đồng trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!