Y Nghia Hoa Lan Vu Nu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Tìm Hiểu Về Hoa Thủy Vu

Hoa Thủy vu là một loài hoa có vẻ ngoài xinh đẹp, tinh khôi, thanh lịch, duyên dáng. Đây là loài hoa thanh nhã biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết và đặc biệt là biểu tượng của gia đình “Sự trở về của hạnh phúc”

I. Tên gọi của Hoa Thủy Vu

Hoa Thủy vu có tên tiếng Anh là hoa Calla Lily

Bên cạnh đó nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoa rum, hoa calla, hoa trumpet lily.

II. Nguồn gốc, đặc điểm, phân bố Hoa Thủy Vu

Hoa thủy vu có nguồn gốc từ Nam Phi, phát triển chủ yếu ở các vùng đầm lầy.

Cây hoa thủy vu có thân thẳng dài, trơn nhẵn và xanh mướt. Lá của nó cũng khá dài, bản to, có hình giống mũi tên, màu xanh đậm và bóng. Có cuống lá và mọc từ củ, gốc. Một số loài có đốm trắng ở trên bề mặt lá.

Mỗi gốc cây (củ) sẽ cho ra nhiều bông hoa. Hoa sẽ tàn trong vài tuần nhưng củ của nó thì sống được nhiều chục năm. Bông hoa thủy vu có hình dạng như các loa, nhưng khác với hoa loa kèn ở chỗ nó chỉ có một cánh và cuộn tròn lại. Cánh hoa mềm mại, nhẵn nhụn, dài khoảng 8-15cm. Có nhiều màu khác nhau, phổ biến nhất là: trắng, cam, hồng, tím hồng, đỏ hồng.

Hoa thủy vu thường nở và cuối mùa xuân.

III. Ý nghĩa Hoa Thủy Vu

Từ Calla trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đẹp, lỗng lẫy, những cánh hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dịu. Vì thế nếu ai đó tặng bạn loài hoa này thì có nghĩa họ thấy bạn là một cô gái xinh đẹp. Hoa thủy vu trắng có vẻ ngoài giống như một cô gái đang mặc váy trắng, làm người ta liên tưởng đến các cô dâu xinh đẹp.

Ngoài ra, loài hoa này còn truyền tải thông điệp về gia đình là sự trở về của hạnh phúc. Gia đình vẫn luôn là nơi che chở và yêu thương ta. Gia đình là chốn bình yên để ta trở về, dù đi bất cứ nơi đâu, gia đình vẫn là nơi ta trở về hạnh phúc nhất….Đi để trở về…..

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Thông Tin Đầy Đủ, Chi Tiết Về Hoa Rum (Hoa Thủy Vu)

Kích thước: Cây hoa rum là loại cây ưa ánh nắng, thường mọc thành bụi và có chiều cao trung bình dao động từ 1 – 1,3m

Hoa: Hoa rum mang rất nhiều màu sắc khác nhau, từ đỏ, cam, hồng cho đến tím,… tuy nhiên trong đó hoa màu trắng là loại quen thuộc và phổ biến nhất. Chiều dài của hoa rum trong khoảng từ 10 – 12cm

III. Ý nghĩa và tác dụng của hoa Rum

Là loại hoa đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết, ngây thơ trong tình yêu, có lẽ bởi vậy mà hoa rum rất được yêu thích và được coi là lựa chọn số một dùng làm hoa cưới và trang trí đám cưới.

Bên cạnh đó, hoa rum còn mang trong mình ý nghĩa thể hiện cho tấm lòng kính trọng, biết ơn đối với những người bề trên. Đặc biệt đây là món quà nhiều người gửi tặng cho người chị, người mẹ thân yêu của mình.

Mang nét đẹp đi nhã nhặn, thanh lịch, rất nhiều người ưa chuộng chọn hoa rum để cắm bình trang trí trên bàn ăn, phòng khách, quầy lễ tân,…

Bên cạnh đó, hoa rum cũng được trồng nhiều trong sân vườn biêt thự, công viên, ban công, vườn hoa,… để tô điểm làm đẹp cảnh quan.

IV. Cách trồng và chăm sóc hoa Rum

Việc nhân giống sẽ được tiến hành sau mỗi vụ hoa. Cần tiến hành chăm sóc cho cây hoa tiếp tục trong 3 tháng sau đó đào củ lên, loại bỏ sạch sẽ những phần đất bẩn dính trên đó và đem củ bảo quản trong cát.

Cần thực hiện đào củ giống khoảng 15 ngày/lần để kiểm tra và kịp thời loại bỏ nhưng củ bị hỏng, thối để hạn chế tình trạng lây lan bệnh cho những củ khỏe mạnh.

Bạn cần cắt bỏ phần thân của củ, sau đó để riêng những củ to và củ nhỏ để tiến hành gieo trồng theo lô.

Hoa rum thích hợp được trồng ở những nơi mà đất có độ ẩm tốt, nhiều mùn, nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Để đất trồng có đủ độ tơi xốp, thoáng khí thì trước khi gieo trồng hoa rum khoảng 15 ngày, người ta sẽ tiến hành 2 lần cày vỡ và khoảng cách giữa các lần cày là 7 ngày.

Một điểm cần chú ý đó là khi làm luống để trồng hoa, thì khoảng cách thích hợp giữa mỗi luống tầm 50cm, mặt luống cần phẳng và luống phải cao. Tiếp đó tiến hành bón lót cho đất trồng với tỉ lệ 50% phân chuồng ủ mục 25% phân kali 25% phân lân.

Thêm vào đó nếu bạn muốn tạo sự cân bằng độ pH trong đất thì có thể bón thêm vôi bột.

Với việc trồng hoa rum thì bạn nên chú ý quá trình cho củ giống xuống từng khe rãnh cần hết sức cẩn thận. Tùy vào kích thước của mỗi củ, khoảng cách giữa chúng có thể dao động từ 30 – 40cm.

Sau đó tiến hành lấp đất. Độ dày đất nên ở khoảng 4,5cm là thích hợp, không quá dày cũng không quá mỏng, đủ để cây nảy mầm thuận lợi.

Bạn cũng nên dùng một lớp rơm mỏng phủ ở bên trên bề mặt luống để tránh cỏ dại mọc cũng như giữ ẩm cho cây hoa.

Giai đoạn mới trồng luôn là giai đoạn mà cây hoa rum đòi hỏi nhiều nước nhất, do đó, cần chú ý tưới nước đầy đủ với lượng nước vừa phải để có đủ độ ẩm cho những củ giống mọc rễ và phát triển mầm.

Trong giai đoạn này, định kỳ cứ 1 ngày bạn nên tưới nước 3 lần và cần chú ý mức nước không nên quá nhiều vì dễ làm củ bị thối do úng.

Đến khi cây hoa bắt đầu xuất hiện chồi non và có lá chính thì chỉ nên tưới nước mỗi ngày một lần là đủ.

Việc bón phân cho cây cũng rất quan trọng. Nếu cây hoa rum có khoảng 3 – 4 lá xuất hiện, bạn có thể pha loãng phân đạm vào nước ở tỉ lệ ⅓ rồi tưới cho cây. Thời gian thích hợp là tưới khi trời còn sáng sớm hoặc lúc mát mẻ để không làm cây bị nóng, dẫn đến rụng lá chết cây.

Bạn có thể bón thêm phân Ure, NPK cho cây hoa nếu thấy cây đã đủ lớn và cứng cáp, đồng thời cũng nên làm cỏ và vun xới đất xung quanh.

Phân kali sẽ được bón thêm khi cây hoa rum bắt đầu nhú nụ. Việc này giúp cây cho hoa được to hơn, nở rộ và chất lượng tốt hơn.

Nếu cây hoa rum bị thiếu chất dinh dưỡng thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị khô đầu lá, do đó, bạn cần lưu ý thường xuyên tiến hành quan sát, kiểm tra và cung cấp dinh dưỡng cho cây đầy đủ. Bạn có thể phun lên lá cây hoa rum với hỗn hợp hòa tan phân ure và nước.

Nếu bắt gặp lá cây hoa rum bị rỉ sắt do nhiệt độ nóng ẩm thì bạn có thể phòng tránh bằng cách dùng Shimel 1%.

Bèo Hoa Dâu – Ứng Dụng Của Bèo Hoa Dâu Trong Đông Y

Bèo hoa dâu là loại thực vật xuất hiện ở nước ta và trên thế giới từ rất lâu. Chúng có tên khoa học là Azolla caroliniana.  Chúng thuộc họ Azollaceae và độc chi Azolla chứa 7 loài thực vật sống trên mặt nước của các ao hồ nước ta. Do có kích thước nhỏ và có phần bào tử mang nhiều phao nổi chính vì thế chúng nổi bám quanh trên bề mặt nước rất nhiều.

Bèo hoa dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời và nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.

Ở nước ta loài cây này phát triển ở hầu hết các bờ kênh, ao hồ suối. Chúng cũng là loại thực vật đầu tiên được con người mang vào vũ trụ để thí nghiệm. Không những vậy, ứng dụng của bèo trong đời sống là khá phổ biến.

Công dụng của bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu trong Đông Y là môt bài thuốc có thể chữa trị một số loại bệnh khá hiệu quả. Với tính cay và lạnh. Bèo hoa dâu có công dụng phát hãn, giải biểu lợi thủy tiêu thũng vv.

Chữa hen suyễn

Sử dụng bèo hoa dâu 10g cắt bỏ rễ và lá vàng. Bạn tiến hành rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng vớt ra để ráo nước rồi hòa thêm với một cốc nước lọc và xiro chanh khoảng 100ml chia ra ngày uống 2-3 lần.

Chữa bệnh eczema: Sử dụng bèo hoa dâu rửa sạch sẽ rồi giã nát với một ít muối đắp lên vùng da bị eczema. Bạn có thể kết hợp uống bèo cái khô với kim ngân hoa và bồ công anh cùng một số loại thuốc khác trong 10 ngày.

Chữa viêm xoang mũi mạn tính: Bèo hoa dâu cái khoảng 10g, cây bạch chỉ 5g và hoàng cầm 5g cùng kim ngân hoa 8g và cam thảo 4g đem sắc với nước uống hàng ngày sẽ trị được chứng viêm xoang.

Chữa đi tiểu buốt, đái dắt: Chỉ cần 20g lá cối xay, 20g râu ngô cùng 10g kim ngân hoa và 20g kim tiền thảo và tỳ giải 10g cộng với bèo hoa dâu cái khô 20g đem sắc lấy nước uống sẽ cải thiện được chứng đái dắt và buốt.

Đây là loại cây mọc hoang nên dễ trồng và hầu như không cần phải chăm sóc nhiều.

Bèo hoa râu luôn ngâm trong nước nên phần rễ ngập trong nước hút lấy chất dinh dưỡng từ nguồn nước và chúng cộng sinh với vi khuẩn lam để chuyển hóa nitơ từ không khí. Chúng cũng giống như bèo cái hoặc lục bình nên dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây chỉ cần nước và không khí để tạo đạm nuôi cây. Nếu sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng thì bèo hoa dâu sẽ sinh trưởng nhanh hơn, lá đều và đẹp hơn.

Bèo hoa dâu không yêu cầu điều kiện ngoài việc cung cấp ánh sáng trung bình để phát triển. Loại cây này cũng chịu khá tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Các bào tử dễ dàng tồn tại trong một thời gian dài trong giá lạnh và nhiệt độ cao. Nhân giống chúng khá đơn giản chỉ cần để một vài cây bèo nhỏ trên bề mặt nước một thời gian sau chúng sẽ mọc lan ra tạo thành cả đám nổi trên bề mặt. Tùy vào điều kiện ánh sáng mà cây bèo hoa dâu có thể có màu đỏ hoặc đỏ dậm hoặc xanh.

Trong nông nghiệp bèo hoa dâu được sử dụng làm phân xanh rất tốt. Do đặc tính hấp thụ và cộng sinh với vi khuẩn lam chuyển hóa nitơ từ không khí nên cây được cho là nguồn phân rất tốt cho cây lúa.

Ngoài ra với màu sắc đẹp, phát triển nhanh, tạo mảng xanh phủ mặt nước làm mát, Bèo Hoa Dâu còn được làm cây thủy sinh trồng trong các chậu cá cảnh, các hồ thủy sinh nhân tạo, tiểu cảnh nước tĩnh trong sân vườn biệt thự, trồng chậu thủy tinh để bàn trang trí nội thất – văn phòng

Rate this post

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Lan Y

Kỹ thuật trồng cây

Cây lan ý là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây lan ý có màu sắc nhẹ nhàng, lá xanh biếc, thướt tha với bông hoa trắng nhô lên phía trên. Vì thế mà rất nhiều người trồng để trang trí ở bàn, kệ tủ, bàn làm việc, quầy tiếp tân.

Cây lan ý là cây ưa ở xứ nóng nên rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc cây lan ý rất đơn giản, nhiều người có thể áp dụng để trồng cho mình một cây lan ý đẹp như ý. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trắng muốt rất đẹp.

Cây lan ý cao khoảng 0.5m mọc thành từng bụi, là thuôn nhọn về đuôi, là bắc màu trắng như những cánh hoa. Cây lan ý thích hợp trồng trong nhà vì nó có khả năng lọc các chất độc tố rất tốt. Do có tác dụng hút bụi bẩn nên sau một khoảng thời gian lá thường dính bụi bẩn. Kiểm tra thấy lá cây có dính bụi bẩn thì chỉ cần lấy khăn lau đi là được.

Ngoài thích hợp trồng trong nhà cây lan ý còn thường được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như bồn hoa, dưới những tán cây to, trồng trước nhà, trồng trên ban công…  Trong môi trường sống của chúng ta không chỉ có bụi bẩn mà còn nhiều áp lực căng thẳng từ cuộc sống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải trồng cây lan ý để cân bằng cuộc sống, điều hòa không khí, mang lại những năng lượng mới cho cuộc sống của mọi người trong gia đình cũng như chính mình.

Để cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta phải chăm sóc cây theo một số yêu cầu sau:

Ánh sáng: Cây lan ý có thể sống ở cả những nơi thiếu ánh sáng và cả những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nếu chúng ta trồng cây trong nhà cũng không nhất thiết là phải mang cây ra đón ánh nắng thường xuyên. Nhưng những nơi ngoài trời thì tránh nên để cây lan ý tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

Đất trồng: Cây lan ý thường ưa sống ở những nơi có đất màu mỡ và ẩm ướt vì thế khi trồng chúng ta chú ý nên trồng cây ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao ở trong đất. Ngoài đất mùn, ta có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ khác để đất đảm bảo độ dinh dưỡng cho cây.

Nhiệt độ: Cây lan ý có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta, nó phù hợp với nhiệt độ không quá cao và cũng không quá thấp. cây lan ý sinh trưởng và phát triển phù hợp ở nhiệt độ 27 độ C

Nước: Lan ý là loại cây có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên cho cây. Khi nào thấy đất thật khô chúng ta mới tưới nước cho cây. Chúng ta chỉ nên tưới một lần/ tuần.

 

Nhân giống: Lan ý là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, chỉ cần tách một cây lan ý đem trồng vào một cái chậu khác là có thể có một chậu lan ý như mới.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————