Y Nghia Hoa Lan Rung / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Rung Resort Phuoc Hai

Lan Rừng mang đến thực khách những trải nghiệm ẩm thực Âu-Á vô cùng độc đáo với không gian ấm cúng,sang trọng mang hơi thở Địa Trung Hải.

MERMAID All Day Dining

Trực thuộc khu nghỉ dưỡng, nhà hàng Mermaid hoạt động cả ngày, chúng tôi phục vụ hàng loạt các món ăn yêu thích của Âu Á. Đặc biệt, quý khách có thể lựa chọn dùng bữa với hải sản tươi sống được đánh bắt trực tiếp tại địa phương. Bạn có thể tận hưởng bữa ăn và chiêm ngưỡng những con sóng rì rào hoặc ngồi trong nhà hàng thanh lịch, được lát bằng gạch mang phong cách hoài cổ và xu hướng thẩm mỹ Art Deco.

SMUGGLERS Sport Bar

Thiết kế nổi loạn cùng tinh thần phóng khoáng, Smugglers Sports Bar là lựa chọn hợp lý để có một đêm giải trí tuyệt vời. Nhâm nhi thức uống tự chọn, xem các trận đấu trên màn hình rộng, thử sức với các trò chơi bi-a, shuffleboard hoặc phi tiêu, tận hưởng rượu ngon với làn gió biển, nhâm nhi các món nhắm: ớt cay carne, gà fajitas, một đĩa xúc xích kèm khoai tây nghiền cùng bia lạnh giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn. GIỜ MỞ CỬA: 10:00 – 22:00

COMPASS Grill

Dựa trên phong cách cổ điển, Compass Grill mời du khách thưởng thức những món nướng tuyệt vời với lựa chọn đa dạng như bít tết, thực phẩm nhập khẩu từ Úc, xúc xích thơm ngon, hải sản địa phương kèm salad tươi, súp cổ điển… Ngồi trên chiếc ghế đẩu tại quầy bar, nhâm nhi các loại rượu vang thượng hạng hoặc đồ uống nhiệt đới được pha chế riêng phù hợp với khung cảnh biển trời thoáng đãng. GIỜ MỞ CỬA: 17:00 – 22:00 (từ thứ Tư đến Chủ Nhật)

MUSE Lounge & Bar

GIỜ MỞ CỬA: 08:00 – 24:00

SCOOPS Ice Cream

Nằm cạnh hồ bơi chính của resort là quầy kem cao cấp tự nhiên New Zealand.Không gì thú vị hơn trong cái nóng của những ngày hè, vừa nhâm nhi những muỗng kem mát lạnh.

SPLASH Pool Bar

Để đáp ứng nhu cầu của quý khách sử dụng dịch vụ tại hồ bơi, Splash Pool Bar cung cấp đồ uống giải khát có cồn và không cồn, gồm cà phê và nước trái cây tươi cũng như đầy đủ các món từ thực đơn của nhà hàng Mer-maid. Hạ nhiệt với một ly cocktail Lan Rừng đặc trưng, rượu rum nhiệt đới, cointreau, nước cam và dứa khi thoải mái nằm dài trên chiếc ghế phơi nắng của bạn. Hãy tận hưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời nhất tại Lan Rừng Resort.

CORAL Restaurant

Coming Soon

ELVIS Coffee

Đươc xem như thánh địa cho những người yêu âm nhạc, Elvis Coffee là địa điểm thư giãn nhẹ nhàng chuyên phục vụ đồ uống, cocktail cũng như cà phê đặc trưng và affogatos. Nhà bếp cung cấp các món ăn nhẹ bao gồm pizza, bánh mì kẹp thịt, đồ nướng cùng các loại cocktail lấy cảm hứng từ các bản hit được yêu thích nhất của ông vua nhạc Pop rất phổ biến với đám đông vào dịp cuối tuần. Elvis Coffee cũng tổ chức biểu diễn nhạc sống được trình bày bởi các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam đồng thời phục vụ sân khấu và piano cho các đêm karaoke vui nhộn. Elvis Coffee đồng thời cung cấp các chức năng riêng tư, bao gồm tiệc sinh nhật và gặp gỡ thông thường. Chúng tôi có thể tạo một không gian riêng tư của riêng bạn hoặc bạn có thể thuê toàn bộ địa điểm cho một sự kiện đáng nhớ. GIỜ MỞ CỬA: 06:00 – 22:00

Chi Cuc Thu Y Dong Nai

 

Tin tức tổng hợp

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

1. Ở nước ngoài

Ứng dụng vi sinh vật ở dạng đơn chủng hay đa chủng vào mục đích chăn nuôi nói chung và xử lý môi trường nói riêng đã được các nước có nền công nghệ vi sinh áp dụng từ lâu và phổ biến dưới các dạng sản phẩm vi sinh khác nhau. Các loại này được áp dụng cho từng công đoạn chăn nuôi cũng như áp dụng cho toàn bộ quá trình chăn nuôi tùy thuộc vào đặc tính của các chủng vi sinh vật cũng như mục đích sử dụng.

Tại Nhật Bản, chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu do giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa – Trường Đại học Tổng hợp Ryukius, Okinawa, Nhật Bản nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản xuất nông nghiệp vào đầu những năm 1980. Chế phẩm này gồm tới trên 87 chủng vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lác tíc, nấm mem, nấm mốc, xạ khuẩn được phân lập, chọn lọc từ 2.000 chủng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Chế phẩm này đã được thương mại hóa toàn cầu, đang được phân phối ở Việt Nam và được người chăn nuôi tin dùng.

Tuy nhiên, việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng mới được áp dụng ở một số nước trong đó có Việt Nam. Quy trình chung tương đồng ở các nước là sử dụng môi trường lên men được làm từ các vật liệu có hàm lượng xenluloza cao để cho hệ vi sinh vật hoạt động hiệu quả thông qua quá trình phân hủy chất hữu cơ. Thành phần, số lượng và chất lượng các chủng vi sinh vật có sự khác biệt tùy thuộc vào từng nước, từng sản phẩm, đối tượng vật nuôi.

Trong chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men được áp dụng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở các nước này việc ứng dụng hệ vi sinh vật được chọn tạo hoặc sản phẩm tách chiết từ chúng vào chăn nuôi cũng như xử lý chất thải đã mở ra tiềm năng rất lớn cho chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh thái và đảm bảo quyền động vật trong những năm tới.

2. Ở trong nước

2.1. Ứng dụng các chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn

– Chăn nuôi lợn ở Việt Nam là một trong những ngành hàng có ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi như thức ăn, giống, thú y, chăm sóc nuôi dưỡng và xử lý môi trường. Trong các công nghệ áp dụng cho chăn nuôi lợn thì công nghệ vi sinh là lĩnh vực phát triển nhanh và có tính ứng dụng cao. Trên cơ sở chế phẩm EM của Nhật Bản do giáo sư Teruo Hagi, Tiến sĩ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ Việt-Nhật trực tiếp chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam.

- Trên cơ sở nghiên cứu gốc, các nghiên cứu mới, bổ sung sau này đã được thương mại hóa thành các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật được chọn tạo đã có mặt trên thị trường gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản xuất nội địa như EM, chúng tôi S.EM01, EMIC, EMUNIV, EMC, VEM, EMINA, BIOMIX1, BIOMIX2, MAX.250, ACTIVE CLEANER, BALASA No.1,…

- Các chế phẩm trên có hiệu quả khác nhau nhưng đều có một hoặc nhiều tác động lên chăn nuôi lợn:

+ Giảm thiểu mùi hôi từ chất thải và hô hấp ở lợn;

+ Tăng cường phân hủy phân, nước tiểu thành phân vi sinh hữu cơ;

+ Tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp phụ dinh dưỡng từ thức ăn;

+ Góp phần tăng sức đề kháng đối với bệnh dịch ở lợn;

+ Giảm lao động và chi phí nước, điện, thức ăn;

+ Góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi;

+ Góp phần gia tăng quyền vật nuôi;

+ Bảo vệ môi trường.

2.2. Các chế phẩm vi sinh sử dụng làm đệm lót ở chuồng nuôi lợn

Trong các chế phẩm nêu trên có mặt trên thị trường Việt Nam và được người chăn nuôi sử dụng thì 2 chế phẩm sau đây được áp dụng nhiều vào làm đệm lót trong chuồng nuôi lợn:

- ACTIVE CLEANER là chế phẩm của Công ty Future Biotech – Đài Loan;

- BALASA No.1 là chế phẩm do cơ sở Minh Tuấn sản xuất.

2.3. Chế phẩm BALASA No.1 và ứng dụng chế phẩm này làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

2.3.1. Chế phẩm BALASA No.1

a) Nguồn gốc sản phẩm:

- Chế phẩm do cơ sở sản xuất Minh Tuấn, do TS. Nguyên Khắc Tuấn và TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê ở địa chỉ số 15 đường F, Tổ dân phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội sản xuất.

- Đây là kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài từ trước năm 2002 và trong giai đoạn 2007-2012 của các tác giả từ Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm BALASA No.1 để tạo đệm lót sinh thái trong chăn nuôi”.

b) Các công đoạn chính để sản xuất chế phẩm và thiết lập quy trình

- Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hiện hữu dùng trong chế phẩm BALASA No.1;

- Hoàn thiện công thức phối hợp cộng sinh các vi sinh vật để tạo ra chế phẩm BALASA No.1;

- Xây dựng quy trình công nghệ và sản xuất thử nghiệm chế phẩm BALASA No.1;

- Nghiên cứu, thử nghiệm và xác định hiệu quả của chế phẩm BALASA No.1 dùng làm đệm lót sinh học trên 18 mô hình chăn nuôi lợn. Sau đó chế phẩm này đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số tỉnh/thành khác nhau;

- Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn.

c) Thành phần và chức năng sinh học của các chủng vi sinh vật

Chế phẩm BALASA No.1 có chứa 04 chủng vi sinh vật chính sau:

- Chủng Streptococcus lactis (BS 2c): có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành CO2 và nước;

- Chủng Bacillus subtilis (RU1a): có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4;

- Chủng Saccharomyces cereviseae (LV 1a): có khả năng chuyển hóa NH3 thành protein của vi sinh vật.

- Chủng thuộc giống Thiobacillus spp (NN3b): cũng có khả năng chuyển hóa các hợp chất có chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4.

- Trong việc phân lập, chọn lọc và sản xuất từ các chủng vi sinh vật tiềm năng có mặt trong môi trường tự nhiên theo tiêu chí phải đạt các yêu cầu về phòng trị bệnh đường ruột, xử lý chất thải gây ô nhiễm trong chăn nuôi lợn. Để trên cơ sở đó nuôi giữ, nuôi cấy, sản xuất, phối trộn các vi sinh vật này để cho ra chế phẩm Balasa No. 1 có khả năng xử lý môi trường tốt trong chăn nuôi lợn.

d) Quy trình ứng dụng chế phẩm BALASA No.1 để tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn (18 mô hình):

- Mô tả quy trình ứng dụng: Quy trình chăn nuôi trên đệm lót lên men có tên đầy đủ là “Quy trình chăn nuôi trên đệm lót lên men sinh thái vi sinh hoạt tính” là quy trình nuôi dưỡng động vật trên lớp độn lót chuồng dầy có chứa một quần thể các vi sinh vật có hoạt tính cao, có thể tồn tại cùng nhau lâu dài trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại và gây bệnh nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, ít ruồi muỗi và vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao.

- Vật liệu làm đệm lót: Đệm lót làm nền chuồng nuôi lợn sẽ thay cho nền bê tông truyền thống. Đệm lót sinh học trên nền chuồng chăn nuôi hiện đang được khuyến cáo là mùn cưa được thu gom từ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và vỏ trấu được rải lên trên mặt một lớp hệ men vi sinh vật có ích. Ngoài ra có thể sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp khác làm đệm lót: vỏ hạt cà phê, lõi ngô, thân ngô, vỏ lạc, xơ dừa, rơm-rạ cắt nhỏ để làm nguyên liệu thay thế cho mùn cưa.

- Chế phẩm sinh học (men) này có tác dụng chủ yếu:

+ Phân giải phân, nước tiểu do lợn thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối;

+ Ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối;

+ Phân giải một phần mùn cưa, vỏ trấu và vật liệu khác làm giá thể cho vi sinh vật;

+ Giữ ấm cho vật nuôi trong mùa đông do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh vật.

- Chi tiết quy trình: (xem Tài liệu gửi kèm).

- Lợi ích khi sử dụng đệm lót trong chăn nuôi lợn:

Trên cơ sở báo cáo sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh/thành và cơ sở chăn nuôi áp dụng, quy trình này ứng dụng trong chăn nuôi lợn mang lại một số lợi ích sơ bộ sau:

+ Góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua tiết kiệm được sức lao động, không phải tắm cho lợn, rửa chuồng, giảm thức ăn chăn nuôi;

+ Tăng cường sức đề kháng cho lợn, gia tăng vật quyền, tăng trưởng tốt, tăng chất lượng thịt;

+ Xử lý triệt để chất thải từ chăn nuôi lợn, phù hợp với quy mô nông hộ.

+ Áp dụng đơn giản, giá phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cho cơ sở chăn nuôi.

- Những điểm cần hoàn thiện của quy trình:

+ Cần nghiên cứu thử nghiệm các nguyên liệu khác từ phụ phẩm nông nghiệp để thay thế cho mùn cưa (chiếm tới 2/3 khối lượng làm đệm) vì khi sử dụng nguyên liệu này với số lượng lớn, nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định vì vậy khó triển khai áp dụng ra diện rộng. Người chăn nuôi phải đầu tư chi phí ban đầu lớn để làm lớp đệm lót và thường xuyên phải bổ sung trong quá trình chăn nuôi.

+ Chưa có những nghiên cứu sâu, chuyên ngành về mặt phát thải, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt lợn nuôi theo quy trình này, tác động của hệ vi sinh vật đến môi trường sống…

+ Vấn đề stress nhiệt do đệm lót gây ra, đặc biệt trong những tháng nóng nhất của mùa hè chưa được giải quyết có hệ thống và kinh tế.

+ Sử dụng đệm lót sinh học khó đưa vào thực tiễn trong chăn nuôi công nghiệp vì không thể chăn nuôi với mật độ cao. Mật độ tối đa trong chăn nuôi trên nền đệm lót chỉ từ 1,5 – 2m2/1con lợn 60kg.

+ Nghiên cứu và thử nghiệm máy cầm tay để xới, đảo đệm lót khi áp dụng ở quy mô chăn nuôi trang trại.

II. KẾT QUẢ SƠ BỘ VỀ THỬ NGHIỆM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LỢN TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1. Hà Nam

- Tỉnh Hà Nam đứng đầu về cả số lượng mô hình, tổng diện tích đệm và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình này.

- Từ năm 2010 đến tháng 4/2015, Hà Nam đã xây dựng được tổng số 320 mô hình với tổng diện tích đệm lót sinh học là 7.750 m2 cho chăn nuôi lợn,

+ Kế hoạch năm 2015 của tỉnh Hà Nam là phát triển 2.000 mô hình với tổng diện tích 20.000 m2. Đến tháng 4/2015, tỉnh đã xây dựng 320 mô hình với tổng diện tích là 7.750 m2.

- Công nghệ đệm lót sinh học hiện tỉnh áp dụng và triển khai là chế phẩm BALASA NO1 của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và sản xuất.

- Chính sách của tỉnh hiện đang hỗ trợ 100% chi phí làm đệm lót cho các hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh học là 165.000 đồng/1m2đối với các hộ làm từ 10 m2 trở lên và nuôi từ 5-10 con trên một lứa. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ cho đào tạo tập huấn về quy trình, cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo ngân hàng chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ ứng dụng quy trình này.

- Thực tế hiệu quả của phương pháp chăn nuôi này cho thấy hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi cao, người chăn nuôi cũng có quan tâm song chưa sử dụng nhiều với lý do: chỉ phù hợp với mùa đông, còn mùa hè nóng nực khi vi sinh vật hoạt động nên sinh nhiệt, không phù hợp; đồng thời, người dân thường chăn nuôi với mật độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên không đảm bảo hiệu quả.

2. Hậu Giang

Theo báo cáo sơ bộ của Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh là đơn vị được giao triển khai thực hiện ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gà. Đây là một quy trình mới nên thông tin chính xác về sản phẩm và quy trình chi tiết chưa được phổ biến đầy đủ đến người nông dân. Hiện nay cả tỉnh mới xây dựng được 33 mô hình với tổng diện tích khoảng 5.388 m2, trong đó có 32 quy trình chăn nuôi gà với tổng diện tích đệm là 5.368 m2 và 01 mô hình chăn nuôi heo với diện tích đệm là 20 m2 tại Trung tâm Giống vật nuôi của tỉnh.

3. Bắc Giang

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang là đơn vị thực hiện chuyển giao chế phẩm và quy trình Balasa No.1:

- Năm 2010: xây dựng những mô hình chăn nuôi trên đệm lót đầu tiên;

- Trung tâm đã được phân công thực hiện dự án cấp tỉnh nhằm nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm với kết quả sau:

+ Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ kỹ thuật làm đệm lót sinh thái sử dụng chế phẩm BALASA No.1 cho 30 cán bộ khuyến nông, thú y;

+ Tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đệm lót cho 600 lượt người;

+ Xây dựng 50 mô hình đệm lót chăn nuôi lợn với tổng diện tích là 3.500 m2 từ năm 2011-2012 ở 9 huyện của tỉnh.

4. Đồng Tháp

Hiện nay, công nghệ đệm lót sinh học được người dân trên địa bàn quan tâm và đưa vào áp dụng, đạt hiệu quả tương đối cao, dịch bệnh xảy ra ít hơn và qua 3-5 lứa lợn mới phải thay đệm.

Xuất phát từ thực trạng chăn nuôi tại địa phương gây ô nhiễm môi trường kéo dài, cộng đồng dân cư xảy ra mâu thuẫn vì môi trường sống bị ảnh hưởng, cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, vận động người chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và năng suất cao thì chuồng nuôi phải được xây dựng đúng theo quy định, và các khâu làm đệm lót phải đảm bảo đúng kỹ thuật, mật độ chăn nuôi phải phù hợp; nhưng hầu hết người chăn nuôi không đảm bảo đúng các yếu tố kỹ thuật đó.

Không chỉ người chăn nuôi ở địa phương quan tâm mà có cả một số người chăn nuôi ở các địa phương lân cận quan tâm, tham quan và học hỏi kinh nghiệm.

5. Bến Tre

Tỉnh giao cho Ban thực hiện Chương trình nông thôn mới và triển khai thực hiện từ năm 2013. Tuy nhiên, khi triển khai gặp khó khăn vì các hộ chăn nuôi ngại thay đổi kiểu chuồng trại. Hiện trong dân có khoảng 20 hộ chăn nuôi lợn và khoảng gần 40 hộ chăn nuôi gà thả vườn áp dụng quy trình này. Nhìn chung, chăn nuôi lợn đang còn một số vấn đề bất cập vì mùa nước lũ lớn, phải làm nền chuồng cao, chi phí đầu tư tốn kém, ước chi phí khoảng 300 ngàn/con. Chăn nuôi gà thả vườn rất hiệu quả, phần đệm lót được quây một khoanh là chỗ gà ăn và ngủ, mô hình gà được bà con rất ưa thích.

6. Thanh Hóa

Tỉnh giao cho Hội làm vườn triển khai mô hình, đến nay phát triển hơn 100 mô hình cho gà và 10 mô hình cho lợn. Theo đánh giá, làm mô hìnhtrên gà hiệu quả và dễ thực hiện hơn rất nhiều so với mô hình lợn. Hiện tại, các mô hình cho lợn vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần phải được hoàn thiện để có thể triển khai rộng hơn.

7. Tây Ninh

Hiện tỉnh đang cử đoàn đi khảo sát học tập mô hình. Nếu quy trình áp dụng trong thực tế chăn nuôi cho kết quả tốt, tỉnh sẽ triển khai mô hình. Một số người chăn nuôi có ý kiến cho rằng cả cuộc đời con lợn không được tắm liệu có ổn hay không.

8. Nam Định

Trên địa bàn tỉnh, có một số cơ sở chăn nuôi áp dụng công nghệ đệm lót sinh học; tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở này đã bỏ phương pháp chăn nuôi này do không phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

9. Hưng Yên

Toàn tỉnh chỉ có một vài cơ sở áp dụng hiện nay đã bỏ. Theo nhận định của cán bộ quản lý nông nghiệp tại địa phương thì đệm lót sinh học phù hợp hơn với gà thả vườn, chưa phù hợp với chăn nuôi lợn.

10. Quảng Ninh

Tỉnh có 01 cơ sở chăn nuôi gia cầm kết hợp với Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng mô hình chăn nuôi theo đệm lót sinh học, hiện đang hoạt động và đạt kết quả tốt.

Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chăn nuôi công nghiệp có sử dụng công nghệ khí sinh học (biogas), các cơ sở chăn nuôi không dùng công nghệ đệm lót sinh học.

11. Phú Thọ

Trung tâm khuyến nông Phú Thọ đã triển khai mô hình đệm lót sinh học từ năm 2010 và triển khai trên toàn tỉnh tại 13 huyện/thị. Đến nay, các mô hình đệm lót cho lợn cho thấy không hiệu quả nên người chăn nuôi không tiếp tục nhân rộng, mặc dù Trung tâm đã chuyển giao công nghệ rất nhiều. Hiện toàn tỉnh còn 10 mô hình trên lợn. Tuy nhiên, mô hình trên gà là rất hiệu quả, hiện đã nhân rộng được trên 100 mô hình cho các trại từ 500 đến 1.000 con gà.

12. Đồng Nai

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai việc áp dụng công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi bằng đệm lót sinh học rất ít, có 5 cơ sở chăn nuôi heo, 1 cơ sở chăn nuôi vịt và 20 hộ nuôi heo, 85 hộ nuôi gà có làm đệm lót sinh học; Balasa là chế phẩm sinh học sử dụng cho đệm lót sinh học.

1

3. 

Một số doanh nghiệp

a) Trại heo giống cấp I thành phố Hồ Chí Minh

- Đây là trại heo giống có qui mô chăn nuôi lớn, có diện tích chuồng nuôi 7.000 m2 với số đầu lợn là 5.000 con;

- Cuối năm 2014 đã triển khai làm đệm lót trên tổng diện tích chuồng 1.667 m2 để nuôi 1.190 con lợn.

- Theo kế hoạch trại này sẽ chuyển ra khỏi thành phố ở địa điểm mới, trại sẽ tiến hành làm đệm lót trên toàn bộ diện tích chuồng nuôi.

b) Trại heo Trang Linh Xuyên Mộc, Bà Rịa, Vũng Tàu

- Tổng diện tích trang trại 2 ha, tổng diện tích chuồng nuôi 7.000 m2, nuôi gần 3.000 heo giống;

- Cuối năm 2014, trại đã triển khai làm đệm lót ở 5 ô chuồng, mỗi ô diện tích 150 m2 (tổng diện tích 750 m2), nuôi tổng số 600 lợn;

- Chủ trại dự kiến xây dựng trại mới với quy mô nuôi 2.000 heo giống sẽ tiến hành làm đệm lót trên toàn bộ diện tích chuồng, kết hợp với dùng men vi sinh ủ thức ăn để tạo ra con giống sạch.

c) Trại heo giống Kim Long Bình Dương

- Trại có quy mô cũng khá lớn với tổng diện tích gần 10.000 m2, nuôi 4.000 heo giống;

Tháng 5/2015 mới bắt đầu triển khai làm đệm lót nhưng cho đến nay đã làm đệm lót ở 10 ô chuồng mỗi ô có diện tích 100 m2 (tổng diện tích là 1.000 m2) để nuôi 750 lợn.

14. Đánh giá chung về quá trình triển khai

a) Mặt được

- Chế phẩm Balasa No.1 và quy trình ứng dụng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn mới được thử nghiệm ở dạng mô hình tại một số tỉnh nhưng được người chăn nuôi quan tâm vì những lợi ích mà nó đem lại trong việc xử lý cơ bản các chất thải từ chăn nuôi lợn;

- Chế phẩm và quy trình này khi được hoàn thiện sẽ có tiềm năng áp dụng rất lớn vì đưa thêm một tiến bộ kỹ thuật mới bổ sung vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi tạo ra tiền đề cho một hình thức chăn nuôi mới hướng tới sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ;

- Thực tế triển khai cho thấy sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp Lãnh đạo đối với việc ứng dụng thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật về một vấn đề mới trong chăn nuôi đi kèm với cụ thể hóa thành chính sách của địa phương nên đã đi vào thực tiễn và được nhiều người chăn nuôi đón nhận.

b) Mặt chưa được

- Do chế phẩm và quy trình này mới được áp dụng thử nghiệm ở một số địa phương nên thiếu sự hướng dẫn chi tiết, thường xuyên, hệ thống của đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ khuyến nông;

- Quy trình ứng dụng cho chăn nuôi gà phù hợp hơn với chăn nuôi lợn nên cũng cần phải hoàn thiện để áp dụng rộng hơn tới các đối tượng vật nuôi;

- Một số điểm tuy không cơ bản của quy trình cần phải được hoàn thiện để tổ chức triển khai trên diện rộng.

Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học cần chú ý một số điểm như sau:

– Thiết kế đệm lót: Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.

Mùa đông sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men. Mùa hè thì trong 1 – 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt đô trên 400 C. Dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700C, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Sau khi lên men kết thúc, tiến hành bỏ bạt phủ, đồng thời cào cho lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1-2 ngày mới thả lợn.

– Quản lý đệm lót: phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo sự lên men tiêu hủy phân tốt. Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót có như vậy thì sự tiêu hủy phân mới nhanh. Phải thường xuyên quan sát phân lợn. Đặc điểm của nền đệm lót là khi phân thải sẽ được vùi lấp do sự vận động của lợn. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng dải đều và vùi lấp. Căn cứ vào mùi đệm lót để xác định nó hoạt động tốt hay không, bằng cách khi ngửi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt, cần phải khắc phục như sau: Xới tung đệm lót ở độ dày 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men.

– Chống nóng trong mùa hè: lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao. Dùng quạt hoặc lắp hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng. Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.

Như vậy triển khai mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học có hiệu quả về mặt kinh tế cao hơn vì tiết kiệm rất nhiều công lao động, nguyên liệu đầu vào cho chi phí sản xuất. Kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh học với việc làm chuồng chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản, người nuôi hoàn toàn có thể áp dụng tốt. Trong thời gian tới  cần tiếp tục mở rộng phạm vi trên tất cả các xã, phường trên địa bàn Tỉnh, mở rộng phạm vi với nhiều đối tượng vật nuôi khác, để thấy hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học và phổ biến các lợi ích của việc nuôi lợn trên đệm lót sinh học trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

                                                                                               Nguyễn Chí Hiền

Phương pháp tốt hơn để phát hiện vi khuẩn E. coli trong thịt bò (24/07/2015)

Những chủng virus cúm gia cầm “đáng gờm” (24/07/2015)

HƯỚNG DẪN, GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI (24/07/2015)

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam. (09/07/2015)

Lễ kết nạp Đảng viên mới (06/07/2015)

THÚ Y- MỘT NGÀNH RẤT CẦN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI QUAN TÂM, CHIA SẺ (02/07/2015)

Xử lý cơ sở giết mổ heo bệnh (02/07/2015)

TIẾP TỤC CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU THỂ THAO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THÚ Y VIỆT NAM (01/07/2015)

Xử lý giết mổ heo trái phép tại Phường Hố Nai thành phố Biên Hòa (29/06/2015)

PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (29/06/2015)

Quay Về

Tìm kiếm theo tiêu đề

Giá Trị Kinh Tế Và Y Học Của Cây Chuối

Đã qua cái thời người dân đổ xô đi trồng thanh hao. Năm 2008, khi thanh hao rớt giá thê thảm, nhiều hộ dân các xã Cao Xá, Bản Nguyên, Thạch Sơn, Vĩnh Lại…đã mạnh dạn phá bỏ, cải tạo lại ruộng vườn để chuyển đổi sang trồng chuối.

Giờ đây, dọc tuyến đê từ xã Cao Xá đến Bản Nguyên, Kinh Kệ của huyện Lâm Thao. Đâu đâu người ta cũng thấy chuối. Chuối được trồng tập trung với diện tích lớn hàng chục hecta. Chỉ cần 1 ha, khoảng 1.500 gốc chuối, một gia đình đã thu lãi bình quân 20 triệu đồng mỗi năm. Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo.

Đứng trên đê phóng tầm mắt ra xa, chỉ thấy ngặt một màu xanh của chuối. Chuối hợp với đất bãi, lên ngút ngát. Do hình thành được vùng trồng chuối tập trung nên tại Lâm Thao đã xuất hiện các đại lý cung ứng giống và chuyên thu mua chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ ở thị trường trong nước. Anh Cao Văn Tường (khu 8- xã Bản Nguyên), chủ đại lý thu mua chuối quả cho biết: Giá chuối quả hiện nay khoảng 18 đến 20 nghìn đồng/nải (tức 5-6 nghìn đồng/kg). Những hộ có diện tích chuối lớn đến vài hecta, chủ các đại lý thường làm hợp đồng để cam kết về giá và bảo đảm thị trường. Đến cữ thu hoạch, đại lý bao tiêu toàn bộ, từ việc ngả chuối tại vườn đến vận chuyển và mang đi tiêu thụ.

Với trang trại chuối tổng diện tích 15ha tại xá Cao Xá ông Vinh- Công ty TNHH Bảo Ngọc là một trong những người “phất lên” nhờ chuối. Đưa tôi đi thăm “gia tài” của mình, ông Vinh giới thiệu: 15ha được chúng tôi phân lô để trồng 3 giống chuối: Goòng, Ngự và Tiêu Hồng, trong đó tập trung vào 2 loại chính là Tiêu Hồng và Goòng. Riêng chuối Ngự (giống chuối để tiến vua xưa kia -PV), chúng tôi mua cây giống từ làng Đại Hoàng- Nam Định, đã trồng thử nghiệm 0,5ha. Thu hoạch lứa đầu, năng suất khá tốt, đại lý đã thu mua với giá 80-100 nghìn đồng/buồng. Vào hè, chuối Goòng lên ngôi hơn so với chuối Tiêu Hồng do hình thức đẹp, dễ bảo quản khi vận chuyển, bán giá 160- 170 nghìn đồng/buồng. Cây chuối Goòng còn có lợi thế cứng cây, ít gãy đổ, chịu ngập nước nên được người dân đất bãi ưa trồng.

Là chủ đại lý thu mua chuối từ Đan Thượng- Hà Nội lên nhập hàng, anh Nguyễn Văn Ngoãn khẳng định: Sau 4 năm thu mua chuối ở các tỉnh, chúng tôi lựa chọn Cao Xá và Vĩnh Lại (Lâm Thao) làm vùng cung cấp chuối thương phẩm bởi chuối trồng ở đây buồng to, quả đều, không bị đốm. Cứ 2-3 ngày, chúng tôi lại ngả chuối và chuyển đi, chỉ riêng trang trại chuối của ông Vinh đã được khoảng 2 tấn/chuyến.

Cây chuối từ khi lên mầm đến khi cho thu hoạch có thời gian sinh trưởng trên 1năm. Chuối từ lúc trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3-3,5 tháng. Theo anh Đào Quang Hùng- cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Bảo Ngọc thì đầu tháng 2 âm lịch các hộ đào hom, đặt chuối. Chọn cây chuối con có 4-5 lá, cao chừng 1m. Khi chuối trổ buồng, phải tỉa bớt quả đọn, nải cuối, thường gọi là vệ sinh buồng. Chỉ để lại từ 7-9 nải để cây dễ dàng dưỡng quả. Cây chuối Tiêu Hồng hay gãy đổ nên sau khi ra buồng gần 1 tháng là phải chằng chống, nhất là vào mùa mưa bão.

Diện tích chuối ở huyện Lâm Thao tiếp tục được người dân nhân rộng, tập trung vào chuối Tiêu Hồng và chuối Goòng. Vấn đề người nông dân băn khoăn ở đây chính là việc bao tiêu đầu ra cho sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, chỉ gần chục hộ có diện tích chuối lớn từ 1ha trở lên, còn lại, các gia đình vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và phát triển sản xuất, đa số các gia đình đều phải tự tìm mối ký hợp đồng. Do đó phải phụ thuộc vào thương lái và dễ bị ép giá. Bởi vậy, UBND huyện Lâm Thao cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, lựa chọn được các đại lý thu mua sản phẩm uy tín và tìm kiếm thị trường ổn định để người nông dân yên tâm sản xuất.

Cứ 2-3 ngày các thương lái từ Hà Nội lại lên mua chuối tại Lâm Thao với giá 20 nghìn đồng/ nải.

Giá trị y học của cây chuối

Gần đây, các nhà dinh dưỡng học của nhiều nước đã nghiên cứu và chứng minh chuối rốt cục có tác dụng như thế nào và vì sao chuối còn trở thành loại quả số một trên thế giới dành cho các vận động viên. Tác dụng của nó có thể gói gọn trong một câu: “Mỗi ngày một quả chuối, bạn sẽ tránh xa được bệnh tật”.

Chứng táo bón

Chuối có thể chữa táo bón bởi trong chuối có rất nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích sự nhu động của dạ dày, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

Trúng gió và cao huyết áp

Chuối có chứa hàm lượng lớn kali, nhưng lại có tỷ lệ muối tương đối thấp, hơn nữa còn có tác dụng khống chể sự căng phồng của mạnh máu, do đó là loại thực phẩm tốt nhất để làm giảm huyết áp và phòng ngừa trúng gió. Các nhà khoa học của Mỹ đã chứng minh: Nếu mỗi ngày ăn hai quả chuối liên tục trong vòng một tuần, có thể làm huyết áp giảm 10%; nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu ăn chuối thường xuyên, tỷ lệ người bị chết do trúng gió sẽ giảm 40%.

Khả năng miễn dịch thấp

Do chuối có chứa hàm lượng lớn vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông dễ cảm lạnh. Mỗi ngày ăn một quả chuối có thể làm tăng khả năng miễn dịch của bạn.

Trạng thái tâm lý không tốt

Các nhà khoa học cho rằng, chuối là loại thực phẩm phù hợp nhất với tiêu chuẩn dinh dưỡng, bởi ngoài hàm lượng dinh dưỡng lớn, nó còn có tác dụng giải tỏa stress và đem lại tâm lý vui vẻ. Chuối có chứa axit pentotenic, là “nguyên tố kích thích sự vui vẻ”, nó có tác dụng làm giảm áp lực tâm lý, giải tỏa căng thẳng, trầm uất, và làm tăng khả năng tập trung. Không những thể, ăn một quả chuối trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Thiếu máu

Đây là căn bệnh thường hay gặp ở các bạn nữ, và chuối có thể giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học cho biết, chuối có chứa hàm lượng sắt rất cao, hơn nữa còn chứa những chất có trong củ cà rốt, vì thế có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.

Nóng dạ dày

Chuối có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra, vì thế những người dạ dày không tốt nên ăn chuối, Tuy nhiên chuối có tính hàn, vì thế cũng không nên ăn quá nhiều.

Bệnh về da

Trong chuối có hàm lượng vitamin A phong phú, có tác dụng duy trì và bảo vệ làn da khỏe mạnh, hơn nữa còn có thể khiến làn da căng mịn. Đặc biệt, chuối còn có tác dụng làm giảm đau và chữa viêm loét khi đắp lên bề mặt da.

Tuy nhiên, chuối tuy tốt nhưng cũng không nên lạm dụng, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày. Đặc biệt chuối có chứa lượng đường và kali lớn, vì thế những người bị bệnh tiểu đường và những người bị bệnh thận không nên ăn chuối.Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chuối được trồng khấp ở vùng nhiệt đới ít nhất 107 quốc gia.

Các thầy thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho…

Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.

Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.

Một tin mừng cho các quý ông, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa toàn diện, có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về “chuyện ấy”, mà còn thu ngắn thời gian trở lại “sàn đấu” của quý ông.

Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Hạt chuối hột; 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Lan Rừng Xuống Phố Đón Tết 2014, Lan Rung Xuong Pho Don Tet 2014. Vui Lòng Gọi 0904 259 736

  chúng tôi – Trước Tết Nguyên đán chừng 2 tháng, những hộ dân trồng phong lan ở Sa Pa, Lào Cai đã ùn ùn đưa hàng vạn chậu địa lan Trần Mộng từ nơi non cao buốt giá xuống núi sẵn sàng đón Tết

Chậu lan có giá trên 80 triệu đồng của gia đình anh Lê Văn Minh.

Cho lan đi… tắm nắng

Dọc theo con đường từ TP Lào Cai đến Sa Pa, từng đoàn xe máy nối đuôi nhau chở những chậu địa lan Trần Mộng sắp ra hoa xuống núi chờ bán trong dịp Tết. Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết, nhưng không khí mùa xuân đã theo chân những người trồng phong lan lan tỏa đến mọi nẻo đường nơi phố núi. Người dân địa phương cho cho biết, toàn bộ lan thành phẩm Sa Pa (lan đã ra nụ chuẩn bị trổ hoa) đã được tập kết dưới chân núi sẵn sằng chờ khách đến “rước” đi.

Theo một chủ vườn phong lan lớn nhất Sa Pa thì việc tập kết phong lan xuống núi mới chỉ diễn ra cách đây vài năm. Vì Sa Pa có khí hậu rất lạnh nên địa lan Trần Mộng thường nở sau Tết, không thu hút được khách chơi hoa, giá trị kinh tế giảm đi đáng kể. Thế rồi được sự trợ giúp về kỹ thuật của một số nhà khoa học nông nghiệp, người dân Sa Pa đã đưa phong lan xuống núi trước Tết khoảng 2 tháng để “tắm” hoa trong không khí ấm áp, giúp hoa nở sớm. Không ngờ việc này đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi. Đầu tiên chỉ có một gia đình làm, sau đó những hộ khác thấy hiệu quả liền làm theo, tạo nên phong trào trồng lan rầm rộ chưa từng có từ trước đến nay.

Men theo quốc lộ 40, cách TP Lào Cai chừng 5km, chúng tôi dừng chân bên một vườn lan vừa mở gần thủy điện Cốc San của gia đình anh Lê Văn Minh ở thị trấn Sa Pa. Những chậu địa lan Trần Mộng đủ mọi mọi thể loại đang đơm bông chi chít. Thế nhưng đây mới chỉ là những chậu để trưng bày. Anh Minh dẫn chúng tôi đến vườn lan nằm phía sau sườn núi ven quốc lộ 40. Đây là trại tập kết với trên 300 chậu Trần Mộng được anh đem xuống núi cách đây hơn một tháng. Anh Minh tiết lộ: “Vì đem xuống núi kịp thời nên tất cả 300 chậu lan này đều tránh được rét, chậm chút nữa thì dính phải đợt tuyết rơi, mà dính phải tuyết thì toàn bộ 300 chậu lan “vứt” hết. Có nghĩa là lan bị lạnh sẽ thụt lại, không trổ hoa đúng dịp Tết”.

Đây cũng là lần đầu tiên gia đình anh Minh đem lan xuống núi tránh rét, giúp lan nở đúng dịp Tết. Trước đây, anh để lan tập trung ở Sa Pa rồi thắp bóng đèn cho cả vườn, thế nhưng lan vẫn không nở hoa đúng dịp Tết. Năm ngoái anh thấy một gia đình ở Sa Pa đem lan xuống núi tránh rét đem lại kết quả cao, lan nở đúng Tết, được nhiều người mua nên năm nay anh cũng làm theo cách này với hy vọng sẽ bán được hết số lan thành phẩm, thu về món lời lớn.

Đánh dấu tranh phần

Hiện nay, ở Sa Pa đã có 6 hộ trồng phong lan với qui mô hàng vạn chậu mỗi năm, ngoài ra còn rất nhiều hộ khác làm lẻ tẻ. Nếu gộp tất cả lại thì mùa lan năm nay Sa Pa bán ra thị trường hàng chục vạn chậu lan Trần Mộng, đem về nguồn thu hàng tỷ đồng.

Anh Lê Văn Minh, hộ dân trồng lan lâu đời nhất ở Sa Pa dẫn chúng tôi đến những chậu lan Trần Mộng được đánh dấu bằng cách buộc túm, hoặc ký tên trên chậu, lá phong lan… để tranh phần. Vườn lan với 300 chậu của gia đình anh đến nay đã được khách đặt mua hết. Khoảng một tuần nữa khách hàng sẽ tự đến chuyển lan đi chứ anh không cần phải vận chuyển cho họ.

“Càng ngày, nhu cầu chơi phong lan càng phát triển mạnh, ngoài những người tự mua về chơi theo sở thích thì còn một đối tượng khác đó là các công ty, doanh nghiệp mua phong lan về để cho, tặng dịp Tết. Những đơn hàng thuộc nhóm các công ty, xí nghiệp này thường rất lớn, có đơn vị đặt hàng ngay từ đầu năm với số lượng ít nhất từ 10 – 40 chậu. Năm 2013, số lượng đơn hàng vượt quá khả năng đáp ứng của các chủ vườn lan Sa Pa ngay từ khoảng tháng 5, tháng 6. Dự tính, năm tới nhu cầu tiêu thụ lan Sa Pa vẫn sẽ tăng mạnh”, anh Minh cho biết.

Để giữ chân khách hàng lớn, một số hộ trồng lan Sa Pa chỉ bán phong lan cho những đơn đặt hàng với số lượng ít nhất là 10 chậu. Bởi nếu bán lẻ sẽ không thể đáp ứng được những đơn hàng lớn dẫn đến mất khách vào vụ sau. Chỉ có những gia đình trồng hoa lan quy mô nhỏ mới bán lẻ cho các khách hàng vãng lai.

Trăm triệu một chậu lan là… bình thường

Gần như toàn bộ lan Sa Pa bán ra thị trường lần này đều có độ tuổi từ 4 – 10 năm. Theo một chủ vườn hoa lan ở thị trấn Sa Pa thì chỉ cần nhìn vào chậu hoa có thể phân biệt được giá cả, cũng như độ tuổi của phong lan. Đơn giản vì tuổi đời phong lan càng già thì khóm càng lớn, chậu to và ngược lại. Một chậu lan đẹp là khóm phải tròn, to, nhánh lan dài, đều, lá xanh mướt…

Anh Lê Văn Minh cho biết: “Hiện tại, chậu lan rẻ nhất của gia đình tôi giá 2 triệu đồng, độ tuổi lan là 4 năm. Còn chậu lan đẹp nhất, đắt nhất có độ tuổi trên 10 năm và có giá trên 80 triệu đồng. Chậu lan 80 triệu đồng này có trên 150 nhánh hoa dài, đẹp… Chậu lan này đã được một khách hàng đặt mùa từ cách đây một tháng. Nếu tính ra, tổng thu nhập mà vườn lan đem lại cho gia đình tôi vụ này là trên 1 tỷ đồng”.

Theo nhiều người trồng phong lan ở Sa Pa thì giá cả hiện nay của mặt hàng này rất khó định đoạt, có chậu thì 2 triệu đồng, chậu thì 20 – 30 triệu đồng, có chậu hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Nhiều khách hàng có máu mặt sẵn sàng bỏ cả trăm triệu đồng ra để sở hữu một chậu địa lan Trần Mộng đẹp long lanh… Gần đây, có một cách định giá khác khi mua, bán hoa lan đó là tính theo nhánh lan, mỗi nhánh lan được bán với giá 500.000 – 800.000đ, chậu nào càng nhiều nhánh thì càng đắt giá.

Theo anh Lê Vy, một chủ vườn lan khác ở Sa Pa thì để có được hàng vạn chậu lan cung ứng ra thị trường là điều không hề dễ dàng. Một mặt các hộ trồng lan phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định để kích thích những hộ khác làm theo. Có một kiểu sản xuất mang tính dây truyền đang hình thành, đó là phía các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ thì trồng lan giống sau đó bán lại cho những hộ sản xuất quy mô lớn hơn ở thị trấn Sa Pa. Những hộ quy mô lớn này lại tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm. Khi nguồn tiêu thụ tốt thì sẽ kích thích được sản xuất từ các hộ dân trồng lan trên địa bàn Sa Pa. Đó chính là bí quyết để có được hàng vạn chậu lan Trần Mộng chất lượng cao cung cấp cho thị trường.

“Hiện tại thị trường tiêu thụ lan Sa Pa nhiều nhất là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình vì những nơi này phong trào chơi hoa, cây cảnh rất mạnh. Năm nay, riêng thị trường Hà Nội tiêu thụ đến trên 50% lượng phong lan. Sa Pa, Hải Phòng, Quảng Ninh chiếm khoảng 30%, các tỉnh khác chiếm 20%”.

Theo http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=793397