Y Nghia Hoa Lan Ngoc Diem / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Ý Nghĩa Hoa Ngọc Anh Trong Đông Y

/5 – 0 Bình chọn – 3067 Lượt xem

Sở hữu vẽ đẹp dịu dàng, hương thơm thanh mát, trong Đông y khá lớn, khi kết hợp với trà sẽ giúp người thư giãn, nếu làm thuốc có thể hạ sốt, giảm ho khan.

Ngọc Anh đêm nay đã nở hoa chưa em

Phiến trắng mong manh với cánh tơ xinh mềm

Nụ hoa thơm ngát trong hương đêm

Ngoài kia trăng sớm đã lên

Nếu trong tình yêu, ý nghĩa hoa ngọc anh đại diện cho những gì hồn nhiên nhất, ngây thơ nhất của những cặp đôi vừa phải lòng nhau, thì trong Đông y đây chính là loài hoa cho ra vị thuốc.

Thuộc họ hoa lài và thường biết đến với một tên khác là hoa lài trâu, hoa ngọc anh chỉ có một màu trắng muốt duy nhất, nhưng lại được thiên nhiên ban tặng cho hương thơm rất dễ chịu. Nhất là với những cây cho hoa dạng kép với nhiều cánh xếp thành nhiều lớp hương đã thơm sẽ càng thơm hơn.

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, chính là tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam thì tất cả bộ phận của hoa ngọc anh đều có tác dụng điều trị bệnh. Nếu hoa lài phơi khô phối chung với lá trà có thể hỗ trợ thanh thuần tỉnh não chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bất lợi cho cơ thể.

Thì lá và rễ hoa ngọc anh có vị cay, ngọt, tính mát rất hợp dùng để điều trị ngoại cảm, phát nhiệt, bụng đầy, tiêu chảy, rôm sảy. Ngoài những công dụng trên, các nghiên cứu khác thấy rằng ý nghĩa hoa ngọc anh trong đông y còn hỗ trợ giảm cholesterol, giúp giảm cân, điều hòa đường máu để phòng bệnh đái tháo đường.

Kết hợp các yếu tố, từ công dụng, hương thơm và vẻ đẹp thanh khiết, hoa ngọc anh đang được trồng ngày một nhiều và phổ biến. Các ngôi nhà có thể trồng trước cửa để trang trí, hưởng hương thơm và làm trà; còn những nơi như công viên, trường học, vòng xoay sẽ trồng hoa ngọc anh để trang trí, vì cơ bản là loài hoa này dễ trồng và dễ dàng cắt tỉa

Làm sao để chăm sóc cây ngọc anh tốt?

Để trồng hoa ngọc anh bạn có thể áp dụng hai cách, một là trồng bằng hạt, hai là trồng bằng cách giâm cành. Đánh giá của các nhà vườn thì hình thức trồng hoa ngọc anh giâm cành sẽ ra dễ nhanh hơn.

Theo đó, bạn chỉ cần chiếc một cành hoa ngọc anh thật khỏe mạnh rồi giâm cành xuống nền đất tơi xốp. Hoa ngọc anh phát triển mạnh và cho nhiều hoa khi nó được cung cấp đủ nước và đủ ánh nắng, thế nên bạn không nên đặt cây dưới tán của cây khác.

Nếu muốn hoa ngọc anh phát triển mạnh mẽ thì việc trồng hoa trong chậu với phần đất bị giới hạn không phải lựa chọn tốt. Thay vào đó bạn hãy trồng hoa ngọc anh dưới đất màu mỡ để cây được phát triển tốt hơn.

Bèo Hoa Dâu – Ứng Dụng Của Bèo Hoa Dâu Trong Đông Y

Bèo hoa dâu là loại thực vật xuất hiện ở nước ta và trên thế giới từ rất lâu. Chúng có tên khoa học là Azolla caroliniana.  Chúng thuộc họ Azollaceae và độc chi Azolla chứa 7 loài thực vật sống trên mặt nước của các ao hồ nước ta. Do có kích thước nhỏ và có phần bào tử mang nhiều phao nổi chính vì thế chúng nổi bám quanh trên bề mặt nước rất nhiều.

Bèo hoa dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời và nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.

Ở nước ta loài cây này phát triển ở hầu hết các bờ kênh, ao hồ suối. Chúng cũng là loại thực vật đầu tiên được con người mang vào vũ trụ để thí nghiệm. Không những vậy, ứng dụng của bèo trong đời sống là khá phổ biến.

Công dụng của bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu trong Đông Y là môt bài thuốc có thể chữa trị một số loại bệnh khá hiệu quả. Với tính cay và lạnh. Bèo hoa dâu có công dụng phát hãn, giải biểu lợi thủy tiêu thũng vv.

Chữa hen suyễn

Sử dụng bèo hoa dâu 10g cắt bỏ rễ và lá vàng. Bạn tiến hành rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng vớt ra để ráo nước rồi hòa thêm với một cốc nước lọc và xiro chanh khoảng 100ml chia ra ngày uống 2-3 lần.

Chữa bệnh eczema: Sử dụng bèo hoa dâu rửa sạch sẽ rồi giã nát với một ít muối đắp lên vùng da bị eczema. Bạn có thể kết hợp uống bèo cái khô với kim ngân hoa và bồ công anh cùng một số loại thuốc khác trong 10 ngày.

Chữa viêm xoang mũi mạn tính: Bèo hoa dâu cái khoảng 10g, cây bạch chỉ 5g và hoàng cầm 5g cùng kim ngân hoa 8g và cam thảo 4g đem sắc với nước uống hàng ngày sẽ trị được chứng viêm xoang.

Chữa đi tiểu buốt, đái dắt: Chỉ cần 20g lá cối xay, 20g râu ngô cùng 10g kim ngân hoa và 20g kim tiền thảo và tỳ giải 10g cộng với bèo hoa dâu cái khô 20g đem sắc lấy nước uống sẽ cải thiện được chứng đái dắt và buốt.

Đây là loại cây mọc hoang nên dễ trồng và hầu như không cần phải chăm sóc nhiều.

Bèo hoa râu luôn ngâm trong nước nên phần rễ ngập trong nước hút lấy chất dinh dưỡng từ nguồn nước và chúng cộng sinh với vi khuẩn lam để chuyển hóa nitơ từ không khí. Chúng cũng giống như bèo cái hoặc lục bình nên dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây chỉ cần nước và không khí để tạo đạm nuôi cây. Nếu sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng thì bèo hoa dâu sẽ sinh trưởng nhanh hơn, lá đều và đẹp hơn.

Bèo hoa dâu không yêu cầu điều kiện ngoài việc cung cấp ánh sáng trung bình để phát triển. Loại cây này cũng chịu khá tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Các bào tử dễ dàng tồn tại trong một thời gian dài trong giá lạnh và nhiệt độ cao. Nhân giống chúng khá đơn giản chỉ cần để một vài cây bèo nhỏ trên bề mặt nước một thời gian sau chúng sẽ mọc lan ra tạo thành cả đám nổi trên bề mặt. Tùy vào điều kiện ánh sáng mà cây bèo hoa dâu có thể có màu đỏ hoặc đỏ dậm hoặc xanh.

Trong nông nghiệp bèo hoa dâu được sử dụng làm phân xanh rất tốt. Do đặc tính hấp thụ và cộng sinh với vi khuẩn lam chuyển hóa nitơ từ không khí nên cây được cho là nguồn phân rất tốt cho cây lúa.

Ngoài ra với màu sắc đẹp, phát triển nhanh, tạo mảng xanh phủ mặt nước làm mát, Bèo Hoa Dâu còn được làm cây thủy sinh trồng trong các chậu cá cảnh, các hồ thủy sinh nhân tạo, tiểu cảnh nước tĩnh trong sân vườn biệt thự, trồng chậu thủy tinh để bàn trang trí nội thất – văn phòng

Rate this post

Giá Trị Kinh Tế Và Y Học Của Cây Chuối

Đã qua cái thời người dân đổ xô đi trồng thanh hao. Năm 2008, khi thanh hao rớt giá thê thảm, nhiều hộ dân các xã Cao Xá, Bản Nguyên, Thạch Sơn, Vĩnh Lại…đã mạnh dạn phá bỏ, cải tạo lại ruộng vườn để chuyển đổi sang trồng chuối.

Giờ đây, dọc tuyến đê từ xã Cao Xá đến Bản Nguyên, Kinh Kệ của huyện Lâm Thao. Đâu đâu người ta cũng thấy chuối. Chuối được trồng tập trung với diện tích lớn hàng chục hecta. Chỉ cần 1 ha, khoảng 1.500 gốc chuối, một gia đình đã thu lãi bình quân 20 triệu đồng mỗi năm. Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo.

Đứng trên đê phóng tầm mắt ra xa, chỉ thấy ngặt một màu xanh của chuối. Chuối hợp với đất bãi, lên ngút ngát. Do hình thành được vùng trồng chuối tập trung nên tại Lâm Thao đã xuất hiện các đại lý cung ứng giống và chuyên thu mua chuối quả để xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ ở thị trường trong nước. Anh Cao Văn Tường (khu 8- xã Bản Nguyên), chủ đại lý thu mua chuối quả cho biết: Giá chuối quả hiện nay khoảng 18 đến 20 nghìn đồng/nải (tức 5-6 nghìn đồng/kg). Những hộ có diện tích chuối lớn đến vài hecta, chủ các đại lý thường làm hợp đồng để cam kết về giá và bảo đảm thị trường. Đến cữ thu hoạch, đại lý bao tiêu toàn bộ, từ việc ngả chuối tại vườn đến vận chuyển và mang đi tiêu thụ.

Với trang trại chuối tổng diện tích 15ha tại xá Cao Xá ông Vinh- Công ty TNHH Bảo Ngọc là một trong những người “phất lên” nhờ chuối. Đưa tôi đi thăm “gia tài” của mình, ông Vinh giới thiệu: 15ha được chúng tôi phân lô để trồng 3 giống chuối: Goòng, Ngự và Tiêu Hồng, trong đó tập trung vào 2 loại chính là Tiêu Hồng và Goòng. Riêng chuối Ngự (giống chuối để tiến vua xưa kia -PV), chúng tôi mua cây giống từ làng Đại Hoàng- Nam Định, đã trồng thử nghiệm 0,5ha. Thu hoạch lứa đầu, năng suất khá tốt, đại lý đã thu mua với giá 80-100 nghìn đồng/buồng. Vào hè, chuối Goòng lên ngôi hơn so với chuối Tiêu Hồng do hình thức đẹp, dễ bảo quản khi vận chuyển, bán giá 160- 170 nghìn đồng/buồng. Cây chuối Goòng còn có lợi thế cứng cây, ít gãy đổ, chịu ngập nước nên được người dân đất bãi ưa trồng.

Là chủ đại lý thu mua chuối từ Đan Thượng- Hà Nội lên nhập hàng, anh Nguyễn Văn Ngoãn khẳng định: Sau 4 năm thu mua chuối ở các tỉnh, chúng tôi lựa chọn Cao Xá và Vĩnh Lại (Lâm Thao) làm vùng cung cấp chuối thương phẩm bởi chuối trồng ở đây buồng to, quả đều, không bị đốm. Cứ 2-3 ngày, chúng tôi lại ngả chuối và chuyển đi, chỉ riêng trang trại chuối của ông Vinh đã được khoảng 2 tấn/chuyến.

Cây chuối từ khi lên mầm đến khi cho thu hoạch có thời gian sinh trưởng trên 1năm. Chuối từ lúc trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3-3,5 tháng. Theo anh Đào Quang Hùng- cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Bảo Ngọc thì đầu tháng 2 âm lịch các hộ đào hom, đặt chuối. Chọn cây chuối con có 4-5 lá, cao chừng 1m. Khi chuối trổ buồng, phải tỉa bớt quả đọn, nải cuối, thường gọi là vệ sinh buồng. Chỉ để lại từ 7-9 nải để cây dễ dàng dưỡng quả. Cây chuối Tiêu Hồng hay gãy đổ nên sau khi ra buồng gần 1 tháng là phải chằng chống, nhất là vào mùa mưa bão.

Diện tích chuối ở huyện Lâm Thao tiếp tục được người dân nhân rộng, tập trung vào chuối Tiêu Hồng và chuối Goòng. Vấn đề người nông dân băn khoăn ở đây chính là việc bao tiêu đầu ra cho sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, chỉ gần chục hộ có diện tích chuối lớn từ 1ha trở lên, còn lại, các gia đình vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và phát triển sản xuất, đa số các gia đình đều phải tự tìm mối ký hợp đồng. Do đó phải phụ thuộc vào thương lái và dễ bị ép giá. Bởi vậy, UBND huyện Lâm Thao cần sớm có quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, lựa chọn được các đại lý thu mua sản phẩm uy tín và tìm kiếm thị trường ổn định để người nông dân yên tâm sản xuất.

Cứ 2-3 ngày các thương lái từ Hà Nội lại lên mua chuối tại Lâm Thao với giá 20 nghìn đồng/ nải.

Giá trị y học của cây chuối

Gần đây, các nhà dinh dưỡng học của nhiều nước đã nghiên cứu và chứng minh chuối rốt cục có tác dụng như thế nào và vì sao chuối còn trở thành loại quả số một trên thế giới dành cho các vận động viên. Tác dụng của nó có thể gói gọn trong một câu: “Mỗi ngày một quả chuối, bạn sẽ tránh xa được bệnh tật”.

Chứng táo bón

Chuối có thể chữa táo bón bởi trong chuối có rất nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích sự nhu động của dạ dày, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

Trúng gió và cao huyết áp

Chuối có chứa hàm lượng lớn kali, nhưng lại có tỷ lệ muối tương đối thấp, hơn nữa còn có tác dụng khống chể sự căng phồng của mạnh máu, do đó là loại thực phẩm tốt nhất để làm giảm huyết áp và phòng ngừa trúng gió. Các nhà khoa học của Mỹ đã chứng minh: Nếu mỗi ngày ăn hai quả chuối liên tục trong vòng một tuần, có thể làm huyết áp giảm 10%; nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu ăn chuối thường xuyên, tỷ lệ người bị chết do trúng gió sẽ giảm 40%.

Khả năng miễn dịch thấp

Do chuối có chứa hàm lượng lớn vitamin, có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, vì thế giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông dễ cảm lạnh. Mỗi ngày ăn một quả chuối có thể làm tăng khả năng miễn dịch của bạn.

Trạng thái tâm lý không tốt

Các nhà khoa học cho rằng, chuối là loại thực phẩm phù hợp nhất với tiêu chuẩn dinh dưỡng, bởi ngoài hàm lượng dinh dưỡng lớn, nó còn có tác dụng giải tỏa stress và đem lại tâm lý vui vẻ. Chuối có chứa axit pentotenic, là “nguyên tố kích thích sự vui vẻ”, nó có tác dụng làm giảm áp lực tâm lý, giải tỏa căng thẳng, trầm uất, và làm tăng khả năng tập trung. Không những thể, ăn một quả chuối trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Thiếu máu

Đây là căn bệnh thường hay gặp ở các bạn nữ, và chuối có thể giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học cho biết, chuối có chứa hàm lượng sắt rất cao, hơn nữa còn chứa những chất có trong củ cà rốt, vì thế có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu trong máu.

Nóng dạ dày

Chuối có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra, vì thế những người dạ dày không tốt nên ăn chuối, Tuy nhiên chuối có tính hàn, vì thế cũng không nên ăn quá nhiều.

Bệnh về da

Trong chuối có hàm lượng vitamin A phong phú, có tác dụng duy trì và bảo vệ làn da khỏe mạnh, hơn nữa còn có thể khiến làn da căng mịn. Đặc biệt, chuối còn có tác dụng làm giảm đau và chữa viêm loét khi đắp lên bề mặt da.

Tuy nhiên, chuối tuy tốt nhưng cũng không nên lạm dụng, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày. Đặc biệt chuối có chứa lượng đường và kali lớn, vì thế những người bị bệnh tiểu đường và những người bị bệnh thận không nên ăn chuối.Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, chuối được trồng khấp ở vùng nhiệt đới ít nhất 107 quốc gia.

Các thầy thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho…

Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.

Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.

Một tin mừng cho các quý ông, chuối có khả năng hưng phấn chức năng sinh dục trong ý nghĩa toàn diện, có trước có sau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, hoạt chất trong chuối không chỉ làm tăng hứng thú về “chuyện ấy”, mà còn thu ngắn thời gian trở lại “sàn đấu” của quý ông.

Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Hạt chuối hột; 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Chữa Trị Bệnh Sa Dạ Con Theo Đông Y

Trứng gà, một trong những món ăn-bài thuốc hiệu quả chữa trị bệnh sa dạ con

“Tôi bị bệnh sa tử cung cộng với sa bàng quang (đi khám bác sĩ cho biết như vậy), xin chuyên trang bác sĩ gia đình của Báo KHPT-CĐSK, tư vấn cho tôi biết bệnh này có chữa trị được bằng đông y hay không? Tôi nghe nói rằng bệnh này chữa trị theo tây y là phải mổ. Tôi rất ngại mổ xẻ, vì trước đây tôi đã 2 lần mổ thay khớp gối và cánh tay, không biết có phải do ảnh hưởng của thuốc mê hay không mà sau khi mổ cho đến nay trí nhớ của tôi kém hẳn (quên trước, quên sau). Có người nói bệnh này cũng có thể chữa khỏi bằng đông y. Rát mong nhận được lời tư vấn, hướng dẫn cách chữa trị từ các lương y, bác sĩ ở trang mục bác sĩ gia đình của Báo KHPT-CĐSK…”. (Huỳnh Kim Hương, ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM)

Xin được tư vấn bệnh tình của bà Kim Hương như sau:

Nguyên nhân

Bệnh sa tử cung cộng với sa bàng quang mà bà Hương nói trong thư đó là tình trạng sa âm đạo, hay còn gọi là sa dạ con xảy ra khi các cơ vùng chậu yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu tuột xuống âm đạo. các cơ quan này gồm : bàng quang, trực tràng và niệu đạo, nhưng cơ quan hay bị sa nhất là tử cung.

Nếu nặng cổ tử cung có thể nhô ra khỏi âm đạo nếu trực tràng phồng lên phía vách sau âm đạo được gọi là sa trực tràng. Niệu đạo phồng lên phía vách trước âm đạo là sa niệu đạo và bàng quang tuột xuống phía trước vách âm đạo là sa bàng quang . Đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, do sinh đẻ nhiều, lao động sớm – nặng trong thời gian hậu sản…

Bệnh sa dạ con thường hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh. Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Việc lao động nặng nhọc, gằng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống. Vì thế, khi mới sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, vừa tránh được tình trạng bế sản dịch, vừa giúp dạ con co bóp, co lại trở về bình thường.

Sa dạ con tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Để phòng ngừa bệnh sa dạ con, giải pháp ít tốn kém, nhưng hiệu quả là các chị em phụ nữ sau khi sinh cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, bồi dưỡng trong thời gian cho con bú để cơ thể chóng khỏe, các cơ, dây chằng nhanh mạnh lên.

Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn. Sản phụ cũng nên cho con bú mẹ vừa tốt cho em bé, lại giúp tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài và giúp tử cung co nhỏ lại.

Phép chữa

Theo nguyên tắc “hãm xuống thì đưa lên” dùng bổ khí để đưa lên là chính. Dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) để đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên. Đồng thời phối hợp cả châm cứu bấm huyệt và phép chữa ngoài như chườm đắp thì kết quả sẽ nhanh hơn.

Trong khi chữa cầnphải nghỉ ngơi tích cực, kiêng phòng dục, không gánh vác nặng để nâng cao hiệu quả điều trị, và đề phòng bệnh tái phát.

Phép chữa bệnh sa dạ con theo đông y là phải bổ khí thăng dương. Bài thuốc sẽ dùng là “Bổ trung ích khí”, bao gồm: huyền sâm 4g, huỳnh kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 trái. Sắc 500ml còn 150ml, uống ấm trong ngày.

Với chứng thấp nhiệt, biểu hiện trong âm đạo có khối lòi ra ngoài, đau, nước vàng ra dầm dề, đi tiểu nóng rát, nước tiểu vàng, lúc tiểu thì đau, lòng phiền, mình nóng, tự đổ mồ hôi, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng có nhớt, mạch hoạt sác. Nguyên nhân của chứng thấp nhiệt là do tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm, uất lâu sinh nhiệt.

Phép chữa sẽ là thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài “Long đởm tả can thang”, bao gồm: long đởm thảo (sao rượu) 4g, mộc thông 2g, sài hồ 4g, trạch tả 4g, xa tiền tử, sinh địa hoàng (sao rượu) 2g, đương quy vĩ (rửa rượu) 2g, chi tử (sao) 2g, hoàng cầm (sao rượu) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống xa bữa ăn.

Bài thuốc dùng ngoài

Xin giới thiệu 7 bài thuốc Nam dùng ngoài, rất hiệu nghiệm, chuyên dùng chữa trị bệnh sa dạ con.

– Bài 1: Bông thiên lý 30g, lá non thiên lý 20g. Hai thứ giã nát, gói bông, đặt vào âm hộ (đêm đặt, ngày bỏ ra).

– Bài 2: Lá thài lài tía 4g, phèn phi 2g (tiệt trùng tốt), giã nát gói bông đặt vào âm hộ trong 24 giờ.

-Bài 3: Hạt na (miền Nam gọi mãng cầu) khô 20g, lá trầu không 50g, phèn phi 5g. Giã lá trầu vắt nước cốt, hạt na, phèn phi giã kỹ, tán bột mịn hòa lẫn, bôi vào.

– Bài 4: Ngọn lá thầu dầu tía 20g, hạt thầu dầu tía già 10g. Hai thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo trong 24 giờ.

-Bài 5: Lá vông nem 50g, bồ hóng bếp, phèn phi 2g. Ba thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo (đêm đặt, ngày bỏ ra).

-Bài 6: Vỏ cây hòe tươi 20g, lá thầu dầu tía 20g (không có thì dùng hạt), củ thăng ma 20g. Các vị giã nhỏ trộn với dấm thanh, chia làm 2 miếng thuốc, một đắp rốn, một đắp đỉnh đầu. Thấy dạ con co vào bình thường thì bỏ thuốc rửa sạch.

– Bài 7: Muối 1 chén rang nổ giòn thì đổ vào 2 chén cám, tiếp tục rang qua rang lại cho nóng đều rồi đổ ra khăn gói chườm lưng bệnh nhân hoặc lót lưng cho bệnh nhân nằm lên trên. Đồng thời khuấy hồ bột mì. Gừng sống trộn với sáp giã hòa vào hồ bột mì, phết lên giấy trắng dán bụng dưới. Khi dạ con co lên vừa đủ thì gỡ ra.

Lưu ý: Khi áp dụng 1 trong các thuốc dùng ngoài, cần kết hợp uống bài thuốc bổ trung ích khí, chú ý vị thăng ma tăng lên đến 20 – 30g.

Món ăn bài thuốc

Một số món ăn bài thuốc sau đây, hiệu quả cho việc chữa trị bệnh sa dạ con.

– Cháo kê, lươn: Lươn 1 con, bỏ nội tạng rửa sạch thái nhỏ bỏ vào nồi với kê 100g đã đãi sạch và muối, nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Ăn hết trong ngày, ăn lúc đói.

– Cháo thủ ô, trứng gà: Hà thủ ô đỏ 30g, dùng vải thưa gói lại, cùng với gạo kê 50g, đãi sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo. Rồi vớt túi thuốc hà thủ ô ra, cho gia vị, đường thích hợp và đập 2 quả trứng gà vào. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

– Cháo đảng sâm, thăng ma: Đảng sâm 30g, thăng ma 10g. Cho nước nấu kỹ rồi vớt bỏ bã thuốc đi, rồi cho kê 50g vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

– Canh lươn: Lươn 2 con, làm bỏ xương ruột đầu đuôi, thái chỉ cho vào nồi, rồi cho hành gừng muối rượu vào ướp một lát. Nước sôi vừa đủ, nấu canh cho gia vị là được. Ăn cùng bữa cơm hằng ngày.

– Canh cá diếc, hoàng kỳ: Cá diếc tươi 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Hoàng kỳ, chỉ xác nấu nước 40 phút vớt bỏ bã, lấy nước. Cá làm sạch cho vào nồi nước thuốc và gừng muối vào đun tiếp đến khi chín cá. Ăn kèm trong bữa ăn.

Bông thiên lý