Vi Sinh Vật Và Các Loại Phân Bón Vi Sinh Vật

2. Các dạng (nhóm) phân vi sinh vật

– Nhóm sản xuất với chất mang không thanh trùng. Có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106-107 tế bào/gam) và vi sinh vật tạp khá cao. Lượng bón thường từ 100-1000kg/ha. Hiệu quả của phân dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang thường là các chất hữu cơ (than bùn, bã mắm, phế thải nông nghiệp, rơm rạ …) và các chất vô cơ như phân lân khó tiêu (apatit, phootphorit, bột đá vôi, vỏ sò hến, bột xương …). Các chất mang thường được ủ yếm khí hay hảo khí (tùy nguyên liệu hữu cơ) để tiêu diệt các mầm vi sinh vật có thể gây bệnh cho người và gia súc, sau đó bổ sung các vi sinh vật có ích.

3. Các loại phân bón vi sinh vật 3.1. Phân vi sinh vật cố định đạm (N)

Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..

3.2. Phân giải lân

Chứa vi sinh vật có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phosphor vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.

3.3. Phân vi sinh phân giải silicat

Có chứa vi sinh vật tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá … để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.

3.4. Tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật

Có chứa vi sinh vật (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn….) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

3.5. Phân vi sinh vật ức chế VSV gây bệnh

Chứa vi sinh vật tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

3.6. Sinh chất giữ ẩm polysacarit

Có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

3.7. Phân vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo)

Có chứa vi sinh vật tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin…. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

3.8. Sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật

Có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin … vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain TVA8, Alcaligenes xylosoxidans subspecies denitrificans strain AL6.1…

Th.S Lê thị Hồng Nhung

Vai Trò Và Ý Nghĩa To Lớn Của Hệ Vi Sinh Vật Trong Đất

Hệ vi sinh vật đất là những sinh vật nhỏ bé mà mắt ta không thể thấy được, chúng sống trong đất và là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Chúng bao gồm những loài mang tính chất hình thái, sinh lý và sinh hoá rất khác nhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư ngụ trong đất gồm có: vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn, virus, tảo, nguyên sinh động vật.

Vai trò của hệ vi sinh vật trong đất

Hệ vi sinh vật nắm giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo cấu trúc đất vì chúng có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ, phân giải các chất hữu cơ trong đất, giải phóng những chất khoáng, chuyển hóa các dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi cho cây trồng. Thêm nữa là cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cho cây.

Thực trạng đất cạn kiệt vi sinh vật

Hiện nay, hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang dần cạn kiệt. Điều này thể hiện rõ qua việc đất trồng giảm dần khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa các chất được bón vào. Tình trạng đất bạc hóa, giữ nước kém, độ tơi xốp giảm và pH đất mất cân bằng xảy ra ngày càng phổ biến

Ngày qua ngày, môi trường đất dần thoái hóa dẫn đến mật độ những loài vi sinh vật trong đất ngày càng thưa thớt. Thói quen sử dụng thuốc và phân bón hóa học thiếu trách nhiệm đang góp phần làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật đất, lượng đất nông nghiệp trên trái đất hiện đang có dấu hiệu thu hẹp dần và nếu chúng ta không thay đổi hành vi sản xuất thì sớm muộn cũng sẽ phải hứng chịu những tác động không tưởng từ thiên nhiên. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất suy kiệt

Hiện nay, nông nghiệp sử dụng đại trà các chất hóa học tác động trực tiếp lên môi trường đất. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, nguồn thải từ chăn nuôi,… trong sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng đất ô nhiễm.

Bên cạnh đó, việc trồng độc canh khiến nền đất mặt không được cây cỏ che phủ và kết dính nên không giữ được đất vào mùa mưa. Hơn nữa, khi đất không được cây cỏ che phủ thì phải hứng chịu ánh nắng trực tiếp, nắng nóng làm đất khô hạn đồng thời tiêu diệt hết thảy những sinh vật trong đất. Về lâu, đất dần chuyển hóa thành hoang mạc.

Những tác động tự nhiên như thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra những tác động đến hệ vi sinh vật trong đất.

Phương cách tạo dựng hệ vi sinh vật đất

Trồng cây phủ đất

Che phủ mặt đất bằng thảm thực vật xanh. Trồng thêm các loại cây phân xanh để cải thiện dinh dưỡng trong đất.

Tiếp thêm hữu cơ

Trồng xen canh cây họ đậu

Trồng xen canh những loại cây họ đậu có vi sinh vật cố định đạm trong các nốt sần giúp cố định Nitơ tự nhiên cung cấp cho cây trồng.

Bổ sung phân vi sinh

Bón bổ sung các loại phân vi sinh nhằm bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất

Không sử dụng chất hóa học

Không dùng những loại phân bón hóa học, thuốc BVTV độc hại. Các chất hóa học không chỉ phá hủy sự cân bằng sinh học mà đồng thời còn tàn phá sức khỏe con người, những chất hóa học thẩm thấu vào nguồn nước, thức ăn, không khí,… gây ra những hiện tượng dị dạng, ung thư và nhiều di chứng khác cho con người.  

Ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo hệ vi sinh vật trong đất

Hệ vi sinh vật đất không những nắm vai trò quan trọng đối với đất và cây trồng, chúng còn có vai trò trong việc đảm bảo nền nông nghiệp tồn tại và phục vụ cho con người. Không có chúng thì sẽ không có sản phẩm nông nghiệp, không tạo được thức ăn cho chăn nuôi, không đáp ứng được khả năng cung cấp lương thực cho con người và hàng loạt phản ứng dây chuyền khác… 

Vi Sinh Vật Và Các Loại Phân Bón Vi Sinh

1. Định nghĩa về phân bón vi sinh vật: Là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức hoạt động cao, dùng bón vào đất hoặc xử lý cho cây.

– Nhóm sản xuất với chất mang không thanh trùng có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp hơn (106-107 tế bào/gam) và vi sinh vật tạp khá cao. Lượng bón thường từ 100-1000kg/ha. Hiệu quả của phân dựa trên các chất dinh dưỡng có trong chất mang thường là các chất hữu cơ (than bùn, bã mắm, phế thải nông nghiệp, rơm rạ …) và các chất vô cơ như phân lân khó tiêu (apatit, phootphorit, bột đá vôi, vỏ sò hến, bột xương …). Các chất mang thường được ủ yếm khí hay hảo khí (tùy nguyên liệu hữu cơ) để tiêu diệt các mầm vi sinh vật có thể gây bệnh cho người và gia súc, sau đó bổ sung các vi sinh vật có ích.

3. Các loại phân vi sinh:

3.1. Phân bón Vi sinh vật cố định đạm (N): Hiện nay có nhiều loại phân bón chứa các chủng vi sinh khác nhau dành cho các loại cây khác nhau. Dành cho cây họ đậu, thường dùng VSV cố định nitơ cộng sinh bao gồm Rhizobium, Bradyrhizobium, Frankia; cây lúa, sử dụng VSV cố định nitơ hội sinh như Spirillum, Azospirillum. Các loại cây trồng khác, sử dụng VSV cố định nitơ tự do như Azotobacter, Clostridium..

3.2. Phân bón vi sinh phân giải lân: chứa VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.

3.3. Phân bón Vi sinh phân giải silicat: có chứa VSV tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá … để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.

3.4. Phân bón vi sinh tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: có chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn….) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

3.5. Phân bón vi sinh ức chế VSV gây bệnh: chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

3.6. Phân bón vi sinh chất giữ ẩm polysacarit: có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

3.7. Phân bón vi sinh phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo): có chứa VSV tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin…. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

3.8. Phân bón vi sinh sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật: có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin … vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh có nhiều đặc điểm tốt, cạnh tranh cao với các loài VSV trong đất. Các chủng biến đổi gen có thể kể đến như Pseudomonas putida strain CBI, Pseudomonas putida strain TVA8, Alcaligenes xylosoxidans subspecies denitrificans strain AL6.1…

Vai Trò Của Phân Bón Vi Sinh Vật Trong Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững

HGĐT- Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh vật hay chế phẩm vi sinh vật) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống bao gồm: Vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón.

Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v…, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K,S,Fe…), hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân bón vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản, đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh cây trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Vi sinh vật tác động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của vi sinh vật, đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của vi sinh vật như quá trình cố định nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen .v.v. Những vi khuẩn này có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ môi trường. Tác độnggián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi các chủng vi sinh vật có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường hoặc từ các vi sinh vật bất lợi đối với thực vật, trong đó vi sinh vật có thể cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật bất lợi, hoặc sinh tổng hợp các chất có tác dụng trung hoà, phân huỷ, chuyển hoá các tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các vi sinh vật bất lợi. Mỗi loại vi sinh vật trong tự nhiên có thể có 1 hoặc cả 2 tác động nêu trên đối với cây trồng.

Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ giàu dinh dưỡng có bổ sung vi sinh vật hữu ích. Để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón sinh học bằng cách trợ giúp giá bán cho nông dân, đồng thời phát triển mạng lưới khuyến nông, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng ruộng về việc sử dụng hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh.

Mặt khác, việc sử dụng phân hoá học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật quá nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, tạo cho đất không còn độ xốp, hấp thụ và giữ nước kém. Các nhà khoa học đã kết luận: sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm của NO3. Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơbền vững, xanh sạch và an toàn.

Bao Bì Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Vật Chức Năng

Bao bì màng ghép phức hợp BOPP có mẫu mã phong phú, hình ảnh đẹp rất được ưa chuộng trên thị trường.

Kích thước, trọng lượng, kiểu dáng mẫu mã, mầu sắc bao bì: theo yêu cầu của khách hàng.

Cấu trúc vật liệu: OPP/PE sứ. Nguyên vật liệu sử dụng cho bao bì đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm soát theo hệ thống HACPP.

Bao bì được in chất lượng cao, đường hàn và độ bám dính giữa các màng tốt, Khả năng kháng oxy và hơi nước của bao bì rất tốt, bao bì có thể hàn ở nhiệt độ thấp. Bao chống thẩm thấu, chống hút ẩm, bảo quản tốt, không cho ánh nắng xuyên vào sản phẩm bên trong.

Bao bì có thể được in 8 màu và được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng

Liên hệ trực tiếp phòng kinh doanh để có giá thành tốt nhất.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ MỀM GHÉP PHỨC HỢP ĐA LỚP

Mô tả chi tiết từng quá trình

Công đoạn thổi màng: màng nhựa được tạo ra trực tiếp từ nhà máy từ nguyên liệu hạt nhựa nguyên chất nhập khẩu thông qua thiết bị thổi màng tạo ra các màng có quy cách khác nhau, khổ màng từ 200mm đến 1600mm và có độ dày từ 20 đến 150 mic

Công đoạn in: với máy in 8 màu khổ lớn ( khổ màng in 1050mm) công ty chúng tôi đáp ứng được hầu hết các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng trên vọi chất liệu in ấn.

Công đoạn ghép: Tạo ra sản phẩm dạng màng phức hợp từ 2 đến 5 lớp vật liệu kết hợp lại với nhau.

Công đoạn chia, cắt dán: Chúng tôi có đầy đử các thiết bị để tạo ra sản phẩm dạng túi tù màng đơn lớp đến màng phúc hợp đa lớp với các dạng túi khác nhau như: túi hàn 3 biên, hàn lưng xếp hông, túi đáy đứng, túi màng đơn, các loại túi hăn ướt có đục lỗ…

Cấu trúc bao bì có màng ghép phức hợp:

Các polymer khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào vai trò của chúng như là lớp cấu trúc, lớp liên kết, lớp cản, lớp hàn.

Lớp cấu trúc: đảm bảo các tính chất cơ học cần thiết, tính chất in dễ dàng và thường có cả tính chống ẩm.

Các lớp liên kết: là những lớp keo nhiệt dẻo (ở dạng đùn) được sử dụng để kết hợp các loại vật liệu có bản chất khác nhau.

Các lớp cản: được sử dụng để có được những yêu cầu đặc biệt về khả năng cản khí và giữ mùi : PET, PA, AL, MCPP, MPET.

Các lớp vật liệu hàn: thường dùng là PE và hỗn hợp LLDPE.

Nguyên liệu sử dụng:

Màng OPP, PET, PA, CPP, LLDPE, AL (nhôm), MCPP, MPET, …

Trong đó :

Chất liệu màng in được là : OPP, PET, PA, CPP, …

Chất liệu màng để ghép bên trong là CPP, LLDPE, AL (nhôm), MCPP, MPET