Hits: 443
Như Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón có đưa ra điểm mới về điều khoản phân bón giả. Tại Nghị định có quy định về khái niệm phân bón giả như sau: Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).[2] Ví dụ: Đối với phân NPK, thì hàm lượng chính là N (Đạm), P (Lân), K (Kali) và nguyên tố dinh dưỡng trung lượng. Trong trường hợp N, P đạt chỉ tiêu chất lượng nhưng chỉ có K không đạt mức như quy định thì được xem là phân bón giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào giải quyết được những bất cập về nạn phân bón giả như hiện nay.
Có nhiều cách lý giải “Vì sao phân bón giả lại tràn lan như vậy?”
– Nhiều tổ chức, cá nhân đăng kí các chủng loại phân bón quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn.
– Rất khó để phân biệt phân bón nào là giả bằng mắt thường. Thông thường, khi người dân mua và phải dùng một khoảng thời gian thì mới biết là hàng kém chất lượng. Và việc thu hồi rất khó thực hiện.
– Các đại lý phân phối là những nguyên do chính khiến các sản phẩm phân bón kém chất lượng trôi nổi mọi miền nông thôn. Các doanh nghiệp làm ăn gian dối thường đưa các mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà phân phối. Từ đó, các đại lý sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm phân bón này cho người mua.
Hậu quả mà phân bón giả mang lại rất lớn. Phân bón giả đang làm cho nông sản của người nông dân, của các doanh nghiệp bị giảm uy tín, từ đó làm giảm tính cạnh tranh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế người nông dân do đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Phải mất thời gian, tiền của để tái tạo lại. Đặc biệt hơn là gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nguy hại đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.
Căn cứ Luật Trồng trọt, có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón đó là thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[3]. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón là bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[4]
Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả[5] cũng được quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, có các mức xử phạt tương ứng như: phạt tù, phạt tiền đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc cấm kinh doanh; cấm làm một công việc hoặc hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; tịch thu tài sản. Cho thấy mức xử phạt mạnh tay và mang tính chất răn đe rất cao; mục đích để bảo vệ sức khỏe, tài sản người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.
Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật
Phạt từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng
Phạt tù từ 01 – 05 năm
Phạt từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng
Hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá
Từ 30.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 (BLHS)
Kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 – dưới 500.000 đồng
Thu lợi bất chính từ 50.000.000 – dưới 100.000.000 đồng.
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
Phạt tù từ 05 – 10 năm
Phạt từ 3.000.000.000 – 6.000.000.000 đồng
(tại các điểm a, b, c, e, g, h, i)
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng
Từ 150.000.000 – dưới 500.000.000 đồng
h) Gây thiệt hại về tài sản
Từ 500.000.000 – dưới 1.500.000.000 đồng
i) Thu lợi bất chính
Từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng
500.000.000 đồng trở lên
Phạt tù từ 10 – 15 năm
Phạt từ 6.000.000.000 – 9.000.000.000 đồng
Gây thiệt hại về tài sản
Từ 1.500.000.000 – 3.000.000 đồng
Thu lợi bất chính
Từ 500.000.000 – dưới 2.000.000.000 đồng
Gây thiệt hại về tài sản
3.000.000.000 đồng trở lên
Phạt tù từ 15 – 20 năm
Phạt từ 9.000.000.000 – 15.000.000.000 đồng
Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
Thu lợi bất chính
2.000.000.000 đồng trở lên
Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người
Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra
Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Ngoài ra còn có Hình phạt bổ sung:
– Cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.[7]
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[8]
Thứ hai, không mua phân vón cục, chảy nước, bao bì không ghi rõ thành phần, không có nhãn mác. Đó dường như là những đặc điểm bên ngoài bằng mắt thường có thể nhận biết. Còn chất lượng bên trong ta vẫn không thể đánh giá được trừ phi sử dụng. Ngoài ra, người dân nên lựa chọn những đại lý vật tư nông nghiệp uy tín, lâu năm trong kinh doanh, hoặc mua những đại lý dám cam kết chất lượng phân bón đảm bảo kết quả thu hoạch tốt mới thanh toán tiền; không mua những nơi tự phát và không rõ ràng.
Thứ ba, người dân nên giữ lại bao bì phân bón làm “vật chứng” nếu có xảy ra việc gì để có thể yêu cầu bồi thường. Vì trên bao bì sẽ ghi rõ thành phần; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất,…
Những cách đề phòng trên chỉ là tạm thời không thể có tác dụng lâu dài. Vẫn cần phải đòi hỏi sự can thiệp của các địa phương, cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, kiểm tra điều kiện buôn bán, sản xuất và chất lượng phân bón.
Thực tế, vấn nạn về phân bón giả vẫn chưa có cách giải quyết hợp lí và hiệu quả. Mặc dù Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón mới có hiệu lực đầu năm 2020, nhưng Nghị định chủ yếu tập trung giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.
Luật Nghiệp Thành mong rằng sẽ có giải pháp loại bỏ các sản phẩm phân bón kém chất lượng ra khỏi thị trường hiệu quả. Mang lại sự tin tưởng cho người nông dân tiếp tục an tâm sản xuất.
Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa.
Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi.
Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.
[1] Thống kê của Bộ Công Thương
[2] ĐIỀU 2.8 NĐ 84/2019
[3] ĐIỀU 50.2.d Luật Trồng trọt 2018
[4] ĐIỀU 51.2.e Luật Trồng trọt 2018
[5] ĐIỀU 192 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
[6] ĐIỀU 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
[7] ĐIỀU 195.5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
[8] ĐIỂU 195.6.e BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)