Xử Lý Phân Bón Giả / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Xử Lý Phân Bón Giả Có Dấu Hiệu Chìm Xuồng

Do những sự việc có tính chất nghiêm trọng diễn ra ngày một nhiều trong ngành phân bón, đặc biệt là hiện tượng phân bón giả, số vụ bắt giữ phân bón giả ngày một nhiều làm dư luận bức xúc… do đó, cơ quan Hiệp hội Phân bón Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị mạnh tay, quyết liệt xử lý nạn phân bón giả và các hành vi tiếp tay cho phân bón giả.

Trong văn bản kiến nghị, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Nguyễn Hạc Thúy đã chỉ ra hàng loạt những bất cập trong quản lý Nhà nước về phân bón, các vụ việc phân bón giả được phát hiện nhưng xử lý chưa nghiêm, có dấu hiệu chìm xuồng.

Ông Thúy cho biết, từ tháng 8/2015 Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức kiểm tra trên 80% tỉnh thành cả nước, kết quả đã thống kê sơ bộ, hiện cả nước có hơn 750 cơ sở sản xuất phân bón (gồm các tập đoàn, tổng công ty, chi nhánh). Tuy nhiên, nếu kiểm tra 100% các tỉnh thì con số các cơ sở sản xuất phân bón có thể lên 1.000 đơn vị. Chính việc chưa thể quản lý và thống kê hết các cơ sở sản xuất phân bón, khiến cho dễ phát sinh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành hàng chục Nghị định, Thông tư về sản xuất, kinh doanh và quản lý phân bón nhưng tình hình phân bón giả, phân bón kém chất lượng chưa giải quyết được mà ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Phân bón giả đã bị phát hiện trong các đại lý kinh doanh phân bón, trong phòng kiểm nghiệm, kiểm định…

Đặc biệt, hiện có hệ thống lợi ích nhóm, bảo kê của các lực lượng thực thi công vụ tham gia tiếp tay cho gian thương để đưa phân bón giả ra thị trường và tạo điều kiện cho phân bón giả có đất sống. Đây là những “quả bom nổ chậm” phá hoại và làm vô hiệu hóa các Nghị định, Thông tư, gây thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, ngành phân bón gần đây có rất nhiều vụ việc bắt giữ phân bón giả, tuy nhiên sau khi phát hiện chưa xử lý nghiêm, thậm chí bao che khiến sự việc “chìm xuồng”.

Ông này nêu các ví dụ: 8 năm trước, Công ty Tân Trường Sinh sản xuất phân bón giả, Bộ Công An quyết định khởi tố vào tháng 10/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyết định chuyển vụ án hình sự để điều tra, chuyển về tỉnh Hải Dương bị vụ án bị chìm xuống đến nay đã đi vào quên lãng.

Ngày 24/4/2014, Công ty CP Thuận Phong (Đồng Nai) bị Bộ Khoa học và Công nghệ qua kiểm tra kết luận phân bón giả và Trung tâm kiểm định của Bộ này cũng cho biết 19/29 mẫu phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn đăng ký. Sự việc này, Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo, Bộ Quốc phòng 3 lần phát thông tin nói công ty này lợi dụng danh nghĩa của Bộ để sản xuất phân bón giả… Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm, chưa có thông báo gì về vụ việc.

Mới đây nhất, tỉnh Đồng Nai (nơi đăng ký kinh doanh của Công ty này) đã tháo niêm phong, ra quyết định xử phạt hành chính, sau khi Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định không khởi tố hình sự với công ty này (vì cho rằng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự, nhưng vẫn có sai phạm phải xử phạt hành chính-Dân trí). Tuy nhiên, Hiệp hội Phân bón, trong văn bản trên vẫn cho rằng, việc Đồng Nai ra quyết định chỉ xử lý về sai phạm hành chính với công ty này là “chuyện lạ”, bất thường của kỷ cương phép nước.

Phía Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ đi tới cùng sự việc, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu Cục Trồng trọt vì để xảy ra sai phạm có tính chất nghiêm trọng, diễn ra trong nhiều năm làm tổn hại đến hoạt động sản xuất phân bón, ngành nông nghiệp.

Chính vì những vụ việc có tính chất phức tạp, cùng dấu hiệu có sự dung túng, tiếp tay của một số cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước đã để cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng tồn tại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và nền kinh tế, Hiệp hội Phân bón kiến nghị Thủ tướng quyết liệt trong chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại, triệt để chống nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng và xử lý nghiêm các vụ việc đã phát hiện để làm gương.

Xử Lý Nghiêm Để Không Còn Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng

Phân bón giả, kém chất lượng diễn ra khá phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường…

Đánh vào tâm lý “ham rẻ” của người tiêu dùng

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) hiện cả nước có 814 cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi năm hàng chục triệu tấn phân bón với hàng nghìn loại phân bón khác nhau được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tiêu thụ trên thị trường. Cùng với đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ tràn lan không những gây ảnh hưởng đến môi trường sống, năng suất, chất lượng của cây trồng, mà còn giết chết các doanh nghiệp làm ăn chân chính, phá hoại sản xuất trong nước.

Cụ thể, trong hai năm 2018 và 2019 các cơ quan chức năng phát hiện xử phạt hành chính hơn 82 tỷ, xử lý hình sự khởi tố 10 vụ, 12 bị can đối với hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng. Các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng không rõ nguồn gốc, được sản xuất, đóng gói tại nhiều nơi: ở miền Bắc chủ yếu tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Phú Thọ, Hoà Bình, Hải Dương, Ninh Bình…; ở miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng…; ở miền Nam là Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang…

Về phương thức, thủ đoạn, đối tượng thường lợi dụng khe hở trong các quy định của pháp luật về hàm lượng, định lượng chất chính hoặc tổng hợp các chất dinh dưỡng để trộn sản phẩm giá rẻ, thậm chí trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét vào sản phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng để bán ra thị trường. Ông Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: “Hoạt động sản xuất phân bón giả, kém chất lượng diễn ra nhiều năm nay đối với cả phân bón vô cơ và hữu cơ nhưng chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt sản phẩm NPK dễ bị làm giả nhất, bởi lợi nhuận cao, công nghệ làm giả đơn giản chỉ cần “xúc xẻng” trộn, đóng bao bì”.

Đối tượng thường tổ chức hoạt động sản xuất bí mật, khép kín, chia nhỏ từng khâu, đăng ký sản xuất nhiều loại sản phẩm khác hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ, thuê nhà để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng trên thực tế không có cơ sở sản xuất…, gây khó khăn trong quá trình điều tra, truy tìm cơ sở vi phạm.

Đặc biệt, các đối tượng lợi dụng vào nhận thức, trình độ dân trí thấp, tâm lý ham hàng hóa giá rẻ của đại đa số người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng có nhu cầu sử dụng phân bón lớn (đồng bằng Bắc bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên), đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, chiết khấu, cho nợ gối đầu… với những cửa hàng nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn để buôn bán tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc…

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Sản phẩm phân bón giả dưới hai hình thức đó là gắn nhãn mác giả của thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm kém chất lượng đến mức là hàng giả. Đối với việc giả thương hiệu đã có Luật Hình sự nên sai phạm này không nhiều, chủ yếu là sai phạm về hàng không đảm bảo chất lượng. Nhược điểm lớn nhất của người nông dân là ham rẻ. Nhu cầu về mặt hàng giá rẻ cao, đại lý bán có được lợi nhuận cao hơn nên họ lựa chọn để bán dẫn đến những sản phẩm giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường”.

“Việc phân biệt hàng kém chất lượng và hàng chất lượng rất khó, sau khi bón cho cây trồng không đem lại hiệu quả mới phát hiện ra được. Điều này gây thiệt hại về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho người nông dân”, ông Phong cho biết thêm.

Cần nhiều biện pháp mạnh

Nguyên nhân của thực trạng trên, BCĐ 389 chỉ ra hầu hết các vụ việc trong lĩnh vực phân bón mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra về điều kiện kinh doanh, nguồn gốc hàng hoá, hoá đơn, chứng từ… và được xử lý vi phạm hành chính, chưa tập trung kiểm tra xác định về chất lượng, điều tra làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý hình sự. Bên cạnh đó, một số địa phương còn lơ là trong việc quan tâm chỉ đạo thực hiện kế hoạch; công tác phối hợp giữa cơ quan chức năng với địa phương còn thiếu thống nhất, chưa thực chất…

“Tới đây phải điều tra truy tố nghiêm khắc nhất theo Luật Hình sự những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả, phát hiện những đại lý, cá nhân sản xuất phân bón giả bắt bỏ tù ngay, lên án những hành vi tiêu cực”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trả lời công dân về giải pháp triệt để hơn để chấm dứt tình trạng phân bón giả giúp sản xuất nông nghiệp làm ra sản phẩm nông sản sạch, an toàn tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2020 vừa diễn ra tại Đắk Lắk, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, những năm trước đây phân bón còn nhiều vấn đề, tuy nhiên sau năm 2016, Thủ tướng ra văn bản, nghị định mới thống nhất một đầu mối là Bộ NN&PTNT là cơ quan trực tiếp quản lý.

Ông Nguyễn Hồng Phong cho rằng, trước hết người nông dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách tìm đến những sản phẩm uy tín, có thương hiệu lớn, thay đổi tư duy không nên ham sản phẩm rẻ. Đối với doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tiếp cận sâu sát, trực tiếp với bà con.

Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam đề nghị: “Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra ở tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông và nhập khẩu. Để làm tốt điều này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, có chế tài xử phạt rồi nhưng thực hiện phải rõ ràng và đặc biệt là minh bạch./.

Xử Phạt Kinh Doanh Phân Bón Giả

Hits: 443

Như Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón có đưa ra điểm mới về điều khoản phân bón giả. Tại Nghị định có quy định về khái niệm phân bón giả như sau: Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu chất lượng chính là vi sinh vật).[2] Ví dụ: Đối với phân NPK, thì hàm lượng chính là N (Đạm), P (Lân), K (Kali) và nguyên tố dinh dưỡng trung lượng. Trong trường hợp N, P đạt chỉ tiêu chất lượng nhưng chỉ có K không đạt mức như quy định thì được xem là phân bón giả. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể nào giải quyết được những bất cập về nạn phân bón giả như hiện nay.

Có nhiều cách lý giải “Vì sao phân bón giả lại tràn lan như vậy?”

– Nhiều tổ chức, cá nhân đăng kí các chủng loại phân bón quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn.

– Rất khó để phân biệt phân bón nào là giả bằng mắt thường. Thông thường, khi người dân mua và phải dùng một khoảng thời gian thì mới biết là hàng kém chất lượng. Và việc thu hồi rất khó thực hiện.

– Các đại lý phân phối là những nguyên do chính khiến các sản phẩm phân bón kém chất lượng trôi nổi mọi miền nông thôn. Các doanh nghiệp làm ăn gian dối thường đưa các mức chiết khấu cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhà phân phối. Từ đó, các đại lý sẽ ưu tiên giới thiệu các sản phẩm phân bón này cho người mua.

Hậu quả mà phân bón giả mang lại rất lớn. Phân bón giả đang làm cho nông sản của người nông dân, của các doanh nghiệp bị giảm uy tín, từ đó làm giảm tính cạnh tranh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế người nông dân do đất bị bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng. Phải mất thời gian, tiền của để tái tạo lại. Đặc biệt hơn là gây ô nhiễm môi trường nước, đất và nguy hại đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.

Căn cứ Luật Trồng trọt, có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón đó là thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[3]. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón là bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[4]

Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả[5] cũng được quy định tại Bộ luật Hình sự. Theo đó, có các mức xử phạt tương ứng như: phạt tù, phạt tiền đối với từng trường hợp. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc cấm kinh doanh; cấm làm một công việc hoặc hoạt động trong một lĩnh vực nhất định; tịch thu tài sản. Cho thấy mức xử phạt mạnh tay và mang tính chất răn đe rất cao; mục đích để bảo vệ sức khỏe, tài sản người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.

Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật

Phạt từ 100.000.000 – 1.000.000.000 đồng

Phạt tù từ 01 – 05 năm

Phạt từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng

Hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá

Từ 30.000.000 – dưới 1.000.000.000 đồng

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 (BLHS)

Kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 – dưới 500.000 đồng

Thu lợi bất chính từ 50.000.000 – dưới 100.000.000 đồng.

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

Phạt tù từ 05 – 10 năm

Phạt từ 3.000.000.000 – 6.000.000.000 đồng

(tại các điểm a, b, c, e, g, h, i)

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

Từ 150.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

h) Gây thiệt hại về tài sản

Từ 500.000.000 – dưới 1.500.000.000 đồng

i) Thu lợi bất chính

Từ 100.000.000 – dưới 500.000.000 đồng

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng

500.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 10 – 15 năm

Phạt từ 6.000.000.000 – 9.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

Từ 1.500.000.000 – 3.000.000 đồng

Thu lợi bất chính

Từ 500.000.000 – dưới 2.000.000.000 đồng

Gây thiệt hại về tài sản

3.000.000.000 đồng trở lên

Phạt tù từ 15 – 20 năm

Phạt từ 9.000.000.000 – 15.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Thu lợi bất chính

2.000.000.000 đồng trở lên

Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người

Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Ngoài ra còn có Hình phạt bổ sung:

– Cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.[7]

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 – 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.[8]

Thứ hai, không mua phân vón cục, chảy nước, bao bì không ghi rõ thành phần, không có nhãn mác. Đó dường như là những đặc điểm bên ngoài bằng mắt thường có thể nhận biết. Còn chất lượng bên trong ta vẫn không thể đánh giá được trừ phi sử dụng. Ngoài ra, người dân nên lựa chọn những đại lý vật tư nông nghiệp uy tín, lâu năm trong kinh doanh, hoặc mua những đại lý dám cam kết chất lượng phân bón đảm bảo kết quả thu hoạch tốt mới thanh toán tiền; không mua những nơi tự phát và không rõ ràng.

Thứ ba, người dân nên giữ lại bao bì phân bón làm “vật chứng” nếu có xảy ra việc gì để có thể yêu cầu bồi thường. Vì trên bao bì sẽ ghi rõ thành phần; tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở sản xuất,…

Những cách đề phòng trên chỉ là tạm thời không thể có tác dụng lâu dài. Vẫn cần phải đòi hỏi sự can thiệp của các địa phương, cơ quan chức năng trong công tác kiểm soát, kiểm tra điều kiện buôn bán, sản xuất và chất lượng phân bón.

Thực tế, vấn nạn về phân bón giả vẫn chưa có cách giải quyết hợp lí và hiệu quả. Mặc dù Nghị định 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón mới có hiệu lực đầu năm 2020, nhưng Nghị định chủ yếu tập trung giảm bớt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.

Luật Nghiệp Thành mong rằng sẽ có giải pháp loại bỏ các sản phẩm phân bón kém chất lượng ra khỏi thị trường hiệu quả. Mang lại sự tin tưởng cho người nông dân tiếp tục an tâm sản xuất.

Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa.

Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận.

[1] Thống kê của Bộ Công Thương

[2] ĐIỀU 2.8 NĐ 84/2019

[3] ĐIỀU 50.2.d Luật Trồng trọt 2018

[4] ĐIỀU 51.2.e Luật Trồng trọt 2018

[5] ĐIỀU 192 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[6] ĐIỀU 195 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[7] ĐIỀU 195.5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

[8] ĐIỂU 195.6.e BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Cần Sớm Xử Lý Dứt Điểm Vụ Án Thuận Phong Sản Xuất Phân Bón Giả

Hiện nay dư luận đặc biệt quan tâm vụ án Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả theo kết luận của nhiều bộ ngành đến nay vẫn chưa bị Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố điều tra. Điều này khiến rất nhiều cơ quan ban ngành và đại biểu Quốc hội bức xúc. Đây là vụ án cũng gây ra nhiều tranh luận trong các giới vì không hiểu sao dù có sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết.

Theo ông Trần Hùng, Phó CVP Ban chỉ đạo Quốc gia 389 về chống hàng lậu, hàng giả, vụ án Công ty Thuận Phong ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý thị trường phân bón và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Hàng chục triệu người nông dân đang trông chờ vào kết quả chỉ đạo dứt điểm của Chính phủ trong vụ việc này. Ông Hùng cũng bày tỏ sự tin tưởng và quyết tâm của Chính phủ trong vụ án này.

Trước đó, ngày 24/4/2015, Đoàn công tác liên ngành của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Nai phát hiện quả tang hành vi sang chiết, đóng chai phân bón (dạng nước) mang nhãn hiệu VITOL, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “MADE IN USA” của Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Thuận Phong, tại địa chỉ Khu phố 7, phường Long Bình, TP Biên Hòa (khu vực K888), tỉnh Đồng Nai.

Kiểm tra thực tế tại kho Nhà máy của công ty, đoàn phát hiện thêm khối lượng lớn phân bón dạng nước đóng chai các loại giả xuất xứ từ Mỹ và nhiều tem giả, nhãn mác giả khác…

Kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho Nhà máy của Công ty Thuận Phong, Đoàn kiểm tra phát hiện khối lượng lớn phân bón dạng nước đóng chai các loại, (3.224 chai – tương đương 4.045 kg) giả xuất xứ “MADE IN USA”; và hàng trăm kg nhãn mác, tem giả xuất xứ khác.

Quá trình tìm hiểu, từ tháng 1/2014 đến nay, Công ty Thuận Phong đã sản xuất và bán ra thị trường tổng số trên 40.000 chai các loại tương đương trên 23.000 lít phân bón dạng nước giả mạo.

Tại các cuộc họp dưới góc độ quản lý nhà nước được phân công, Bộ Công thương, KH&CN, Quốc Phòng, Tư Pháp… đều có ý kiến Công ty Thuận Phong sản xuất hàng giả là phân bón cả hình thức lẫn chất lượng với số lượng lớn tiêu thụ trên nhiều tỉnh thành.

Ông Lại Xuân Môn – Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam bày tỏ quan điểm, dù đang có những ý kiến khác nhau giữa một số bộ ngành, tuy nhiên Ban Chỉ đạo 389, các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã vào cuộc điều tra, xác minh, giám định chất lượng và đi đến kết luận công ty Thuận Phong vi phạm 4 điểm sau: Thứ nhất, sản xuất, kinh doanh trái phép phân bón. Thứ hai sản xuất, kinh doanh phân bón giả về công dụng. Thứ ba, sản xuất, kinh doanh giả về chất lượng. Thứ tư, sản xuất, kinh doanh giả mạo bao bì hàng hóa, nơi sản xuất đóng gói hàng hóa, bảo hộ của tổ chức, cơ quan Nhà nước.

“4 vi phạm của Công ty Thuận Phong đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và gây thiệt hại rất lớn đối với nông dân. Do vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, Ban Chỉ đạo 389 đã bàn giao vụ việc vi phạm cho cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai điều tra làm rõ. Tuy nhiên, kể từ khi bàn giao tới nay, những sai phạm của Công ty Thuận Phong vẫn chưa được xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả” , ông Lại Xuân Môn cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký hiệp hội phân bón Việt Nam cũng cho rằng để vụ việc phân bón giả Thuận Phong được kéo dài đến bây giờ cho thấy đã có dấu hiệu của lợi ích nhóm. Tính đến thời điểm hiện tại là hơn 2 năm sự việc bị phát giác nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự giải quyết dứt điểm dẫn đến nhiều bức xúc trong dư luận nói chung và ngành phân bón Việt Nam nói riêng.

“Lợi ích nhóm có sức phá hoại kinh khủng mạnh hơn cả bom nổ chậm. Nguy hiểm hơn vì bom nổ chậm có cài giờ, cài tháng, cài năm nhưng lợi ích nhóm khi nào phát hiện thì mới ra được còn nó cứ ngấm ngầm phá hoại hết Nghị định này Nghị định kia và cả các chỉ đạo từ trên xuống. Trong vụ việc Thuận Phong, tôi khẳng định có lợi ích nhóm thì mới kéo dài được như thế này, vì vụ này 7 Bộ đã kết luận rồi, Văn phòng Chính phủ và Thủ tướng cũng kết luận rồi nhưng chưa giải quyết dứt điểm. Tôi đề nghị phải đưa vụ này quyết liệt thì mới làm gương cho các ngành khác, đặc biệt là ngành phân bón. Nếu cho vụ việc này “chìm xuồng” hay phạt hành chính thì tôi nghĩ ngành phân bón nên giải tán vì sẽ chẳng còn ai sợ nữa. Quan điểm của tôi là phải làm quyết liệt và kết luận bằng được, thậm chí phát hiện tổ chức lợi ích nhóm đã phá hoại việc này như thế nào”, ông Thúy nói.

Hiệp hội phân bón cũng nhấn mạnh, vụ việc phân bón giả Thuận Phong đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất phân bón chân chính, bởi vì phân bón tốt bán đúng tiêu chí thì không được dân chuộng mà phân bón giả bán rẻ thì nhân dân mua. Nếu vụ việc này mà xử nhẹ hay cho qua thì sẽ làm tan nát ngành phân bón Việt Nam.

Xuân Tùng