Đặc tính của hoa lan Cattleya là chỉ tạo mầm hoa khi cây con mới nhú chồi khoảng 2 – 3 cm. Lúc này cần cung cấp phân 6-30-30 cho hoa tạo lưỡi mèo . Tuy nhiên bụi hoa lan Cattleya này phải ở trong trạng thái sung sức mới mong lưỡi mèo tạo thành hoa được. Các giả hành lớn không có hoa nữa chỉ có tác dụng giữ nước và ra cây con.
Mẹo nhỏ trước khi tách chiết cây :
Trước khi tách chiết nên bón 30-10-10 hay phân có hàm lượng đạm cao để giúp cây mau hồi phục sau khi tách chiết.
Người ta cắt chậu hoa lan Catlayea ra làm 4 mảnh, chọn mảnh có chồi non quay ra ngoài kích cho ra hoa. Ghép 4 mảnh này qua chậu khác. Vậy là có chậu hoa nở nhiều hoa. Khi kích hoa thông thường người trồng hoa hay có cảm giác nôn nóng không biết lưỡi mèo của mình có ra hoa không ? Người ta thường dùng tay bóp nhẹ vào lưỡi mèo để kiểm tra. Không nên làm như vậy vì sẽ làm tổn thương mầm hoa.
Muốn kiểm tra có thể đưa nhánh hoa lên anh sáng để xem mầm hoa hay dùng đèn pin chiếu ngược lại mắt mèo để xem có mầm hoa hay không ? Để việc tách chiết an toàn. Có thể dùng lưỡi cưa đã sát trùng cưa các căn hành ngay trong chậu và để yên cho chúng đâm chồi mới tách chiết. Cách làm này đơn giản và ít làm hỏng cây.
Giá thể trồng :
Có nhiều giá thể được sử dụng cho hoa lan Cattleya nhưng đáp ứng yêu cầu rẻ, dễ tìm có lẻ là than gỗ. Khi mua than về nên đập nhỏ bằng ngón tay cái, cần ngâm trong nước khoảng 1 tuần trước khi đem trồng. Cần chú ý chọn loại than xốp, không chọn than chắc quá như than đước vì khả năng giữ ẩm kém. Điều đặc biệt của than là không bị mục như gỗ và ít bị nấm và mầm bệnh.
Tưới nước cho lan
Nhiều người lầm tưởng cứ tưới nhiều, bón phân đạm nhiều là tốt nhưng tưới nhiều cây dễ úng, chết ngạt, thối rễ. Không nên để rễ cây ẩm ướt liên tục. Cần có thời gian khô nhẹ giữa hai lần tưới, lúc này không khí được trao đổi trong chất trồng và oxy được giàu thêm trong đó, rễ phát triển tốt, cây phát triển thuận lợi.Nguyên tắc tưới lan là giữa 2 lần tưới gốc cây phải khô, giò lan ẩm thì không tưới. Lan là loài phát triển chậm nên phải dùng loại phân tưới tan chậm trong 180 ngày và là phân hữu cơ tổng hợp.
Mẹo để biết đã tưới đủ nước hay chưa ?
Lúc 14 g đến 15 g dùng tay sờ vào đáy chậu. Nếu thấy khô ráo thì lượng nước hôm đó tưới không đủ, ngày hôm sau phải tưới tăng lên. Ngược lại đến 16 g đến 17 g mà đáy chậu chưa khô ráo thì hôm đó đã tưới dư nước. Hôm sau phải bớt nước. Tốt nhất là lúc 16 g đến 17 g đáy chậu vừa khô ráo là đã tưới đủ nước.
Khi thấy giả hành bị nhăn nheo thì cần kiểm tra bộ rể và giá thể. Có thể bộ rể bị hư không cung cấp đủ nước cho cây. Nếu có rể non mà lá và giả hành nhăn nheo. Có nghĩa độ ẩm trong chậu quá khô. Nên phủ một lớp dớn mềm lên bề mặt. Khi trồng trên ban công nhà. Do gió thổi qua liên tục nên bề mặt giá thể rất mau khô. Quan sát thấy cọng dớn khô là ta có thể tưới cho cây được.
Giọt nước tưới phải tiếp xúc nhẹ nhàng lên cây lan để tránh gây chấn thương cho cây lan. Nếu tưới bằng vòi sen thì phải quay vòi sen lên trên để nước tạo thành cầu vồng khi tiếp xúc với cây lan.
Một số chú ý về ống nước khi tưới cho lan
Ống nước không nên chọn màu trong vỉ khi ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ tạo rong rêu, ống nước cần chôn xuống đất vì khi nắng chiếu vào lúc trưa sẽ làm nóng nước trong ống. Khi tưới cho cây lan sẽ ảnh hưởng.
Độ pH của nước tưới cho lan rất quan trọng. Độ pH của nước thay đổi theo mùa và một điều rất quan trọng mà nhiều người thường hay quên là độ pH của dung dịch phân trước và sau khi pha với nước. Cây lan hấp thu dinh dưỡng tốt nhất ở dạng hơi axit một chút từ 5 – 6.5. Có một số chất hữu cơ sau khi pha với nước thì pH của nước tăng lên. Trong trường hợp này cần dùng axit hay Ba-zơ để làm giảm độ pH thích hợp.
Bón phân cho hoa lan
Cường độ quang hợp gia tăng theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cao làm gia tăng sự phát triển dinh dưỡng của cây lan. Vì vậy vào mùa nắng nên tăng lượng phân bón cho cây lan để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao.
Mới đầu phải dùng loại phân kích thích mọc rễ, tăng trưởng, sau 3 tháng kích thích phát triển thân, lá, gần mùa hoa thì kích thích hoa và rễ phát triển.
Một số dấu hiệu khi cây thiếu dinh dưỡng
Việc bổ sung dinh dưỡng hay bón phân trong trồng lan là rất cần thiết trong việc sinh trưởng và ra hoa, để sử dụng hiệu quả và hợp lý, người trồng lan cần bón phân theo đúng thời gian theo lịch chăm sóc. Dưới đây là một số biểu hiện cho việc thiếu dinh dưỡng của hoa lan:
Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.
Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa.
Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.
Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.
Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.
Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.
Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.
Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa.
Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.
Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Kích hoa lan Cattleya ra hoa
Đối với hoa lan Cattleya 2 lá thì một năm có thể ra hoa 2 lần còn loại 1 lá nếu trồng tốt thì một năm ra hoa một lần.
Có nhiều cách kích hoa nhưng đối với người mới trồng nên dùng phương pháp Phơi nắng-Cắt nước-Dùng phân có hàm lượng P cao phun.
Câu hỏi đặt ra là phơi nắng bao lâu ? Nếu phơi lâu quá cây có bị chết không ? MÌnh đã thí nghiệm trên chậu hoa lan Cattleya của mình là phơi nắng 3 tuần cho đến khi nhú chồi non khoảng 1 cm. Sau đó tưới nước lại khoảng 50 % và dùng phân 6-30-30 kích thích. Nếu quan sát kỹ thì chồi mới này được bao phủ lớp lá màu tím rất đặm so với các chồi phát triển tự nhiên.
Hoa lan Cattleya ra nụ