Xem Lan Tram Rung / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lan Rung Resort Phuoc Hai

Lan Rừng mang đến thực khách những trải nghiệm ẩm thực Âu-Á vô cùng độc đáo với không gian ấm cúng,sang trọng mang hơi thở Địa Trung Hải.

MERMAID All Day Dining

Trực thuộc khu nghỉ dưỡng, nhà hàng Mermaid hoạt động cả ngày, chúng tôi phục vụ hàng loạt các món ăn yêu thích của Âu Á. Đặc biệt, quý khách có thể lựa chọn dùng bữa với hải sản tươi sống được đánh bắt trực tiếp tại địa phương. Bạn có thể tận hưởng bữa ăn và chiêm ngưỡng những con sóng rì rào hoặc ngồi trong nhà hàng thanh lịch, được lát bằng gạch mang phong cách hoài cổ và xu hướng thẩm mỹ Art Deco.

SMUGGLERS Sport Bar

Thiết kế nổi loạn cùng tinh thần phóng khoáng, Smugglers Sports Bar là lựa chọn hợp lý để có một đêm giải trí tuyệt vời. Nhâm nhi thức uống tự chọn, xem các trận đấu trên màn hình rộng, thử sức với các trò chơi bi-a, shuffleboard hoặc phi tiêu, tận hưởng rượu ngon với làn gió biển, nhâm nhi các món nhắm: ớt cay carne, gà fajitas, một đĩa xúc xích kèm khoai tây nghiền cùng bia lạnh giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn. GIỜ MỞ CỬA: 10:00 – 22:00

COMPASS Grill

Dựa trên phong cách cổ điển, Compass Grill mời du khách thưởng thức những món nướng tuyệt vời với lựa chọn đa dạng như bít tết, thực phẩm nhập khẩu từ Úc, xúc xích thơm ngon, hải sản địa phương kèm salad tươi, súp cổ điển… Ngồi trên chiếc ghế đẩu tại quầy bar, nhâm nhi các loại rượu vang thượng hạng hoặc đồ uống nhiệt đới được pha chế riêng phù hợp với khung cảnh biển trời thoáng đãng. GIỜ MỞ CỬA: 17:00 – 22:00 (từ thứ Tư đến Chủ Nhật)

MUSE Lounge & Bar

GIỜ MỞ CỬA: 08:00 – 24:00

SCOOPS Ice Cream

Nằm cạnh hồ bơi chính của resort là quầy kem cao cấp tự nhiên New Zealand.Không gì thú vị hơn trong cái nóng của những ngày hè, vừa nhâm nhi những muỗng kem mát lạnh.

SPLASH Pool Bar

Để đáp ứng nhu cầu của quý khách sử dụng dịch vụ tại hồ bơi, Splash Pool Bar cung cấp đồ uống giải khát có cồn và không cồn, gồm cà phê và nước trái cây tươi cũng như đầy đủ các món từ thực đơn của nhà hàng Mer-maid. Hạ nhiệt với một ly cocktail Lan Rừng đặc trưng, rượu rum nhiệt đới, cointreau, nước cam và dứa khi thoải mái nằm dài trên chiếc ghế phơi nắng của bạn. Hãy tận hưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời nhất tại Lan Rừng Resort.

CORAL Restaurant

Coming Soon

ELVIS Coffee

Đươc xem như thánh địa cho những người yêu âm nhạc, Elvis Coffee là địa điểm thư giãn nhẹ nhàng chuyên phục vụ đồ uống, cocktail cũng như cà phê đặc trưng và affogatos. Nhà bếp cung cấp các món ăn nhẹ bao gồm pizza, bánh mì kẹp thịt, đồ nướng cùng các loại cocktail lấy cảm hứng từ các bản hit được yêu thích nhất của ông vua nhạc Pop rất phổ biến với đám đông vào dịp cuối tuần. Elvis Coffee cũng tổ chức biểu diễn nhạc sống được trình bày bởi các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam đồng thời phục vụ sân khấu và piano cho các đêm karaoke vui nhộn. Elvis Coffee đồng thời cung cấp các chức năng riêng tư, bao gồm tiệc sinh nhật và gặp gỡ thông thường. Chúng tôi có thể tạo một không gian riêng tư của riêng bạn hoặc bạn có thể thuê toàn bộ địa điểm cho một sự kiện đáng nhớ. GIỜ MỞ CỬA: 06:00 – 22:00

Phép Xem Mạng Gà Theo Kê Kinh

Mọi người đều biết rằng kết quả thi đấu ngày nay hầu như phụ thuộc vào bổn bang và chế độ nuôi dưỡng. Nhưng một khi bổn bang và chế độ nuôi dưỡng là như nhau, mà điều này vốn là xu hướng chung, thì màu mạng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, chỉ một số ít sư kê ở Philippines sở hữu gà đá Mỹ nòi xịn, ngày nay thì hầu hết sư kê đều có thể tiếp cận những dòng gà danh tiếng này, bởi có rất nhiều trại gà cạnh tranh lẫn nhau để cung cấp gà đá chất lượng cho thị trường. Bổn bang tuy cực kỳ quan trọng nhưng nếu ai cũng có thì không thể lấy đó làm lợi thế. Các phương pháp biệt dưỡng và ốp cũng vậy, đa phần những sư kê nghiêm túc đều coi trọng và nắm vững cách thực hiện những công đoạn này. Bởi vậy, việc thành bại đôi khi lại do những yếu tố rất nhỏ quyết định. Chúng ta có thể coi phép xem màu mạng là một trong những yếu tố như vậy.

Phép này vốn được lưu truyền trong dân gian. Một điều chắc chắn là nó đã xuất hiện từ rất lâu vì gắn liền với một học thuyết cổ xưa: “thuyết Ngũ Hành”. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều sư kê tin tưởng và áp dụng phép này vào các trận đá gà. Nó bao gồm nhiều yếu tố vốn không thể “định lượng”, điều dẫn đến khó khăn trong việc phân tích và đối chiếu. Bởi vậy mà có nhiều biến thể hay còn gọi là “môn phái” màu mạng khác nhau ra đời, mỗi “môn phái” lại sử dụng một tập hợp các yếu tố khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu phép xem màu mạng theo Kê kinh, một trong những tài liệu xưa nhất về chủ đề gà chọi xuất hiện cách nay hơn một thế kỷ.

Về nguồn gốc của Kê kinh, chúng ta không có thông tin nào khác ngoài mấy chữ “sách gà Phạm Công”. Tất cả những gì mà chúng ta biết ngày nay đều qua bản dịch nôm Kê kinh diễn nghĩa dạng thơ lục bát của Giao-hòa, lão-nhiêu Nguyễn Phụng Lãm. Bài được đăng trên báo Nông-cổ mín-đàm vào năm 1902. Điều dẫn đến suy đoán rằng sách được viết bằng chữ Hán hoặc Hán-Nôm. Bảo bản dịch là Kê kinh cũng được mà bảo không phải cũng được bởi chúng ta chỉ thấy ý chứ không hề thấy hình. Có quan điểm cho rằng tác giả Kê kinh là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832). Tương truyền, Đức Ngài rất ham mê môn chọi gà và nuôi đến hàng ngàn chiến kê để nghiên cứu các phép xem tướng, xem vảy và đặc biệt là màu mạng gà. Tựu trung, nội dung của phép xem màu mạng này bao gồm bốn phần:

*Phân tích sắc lông chiến kê cùng với hành tương ứng. *Sinh khắc của màu lông. *Sinh khắc theo mùa (tứ thời sinh khắc). *Sinh khắc theo ngày (nhật thần sinh khắc).

Màu lông

Kim=gà nhạn Mộc=gà xám Thủy=gà ô Hỏa=gà điều, gà tía Thổ=gà ó vàng

*Hành mộc có màu xanh, nhiều người thắc mắc tại sao lại xếp gà xám vào hành mộc? Nếu quan sát kỹ màu xám có ánh xanh, người phương Tây nhận ra điều này nên họ gọi là “blue” thay vì “grey”. Có lẽ vì vậy mà gà xám được xếp vào hành mộc. Gà “grey” là gà chuối, đặc biệt là những con mà hắc sắc tố lan đến lông bờm và lông mã gọi là “chuối tro”. Đấy là màu xám thuần túy không lẫn sắc xanh.

*Màu vàng có khi được xếp vào hành kim, màu nâu được xếp vào hành thổ nhưng Kê kinhlại xếp màu vàng vào hành thổ, ở đây chúng ta sẽ xem màu nâu như là “đỏ pha đen” tức “hỏa pha thủy”. Chẳng hạn tía bịp (điều mật) ngả tông nâu, hành chính vẫn là hỏa, nhưng pha thủy.

*Tên gọi đôi khi không phản ánh đúng thực chất, chẳng hạn gà “điều” hay “tía” có nhiều tông màu khác nhau từ đỏ, cam cho đến vàng. Nếu ngả sang tông vàng thì nên xếp vào hành thổ (thay vì hành hỏa). Hoặc gà khét điều hành hỏa, nhưng khét vàng lại là hành thổ.

*Kê kinh viết “Cứ theo sắc chánh mà suy”, nếu gà có nhiều màu khác nhau thì dựa vào màu chính mà xem hành. Màu chính là màu ở thân và cánh, những màu ở đuôi, lông mã, lông bờm là phụ (gà chọi xưa có ít lông bờm). Những hoa văn như lau (đuôi và cánh lẫn màu trắng), bông, nổ (đốm trắng), cú (vạch) cũng là phụ.

Giả như xám trổ mã vàng, Thiệt là sắc mộc màu vàng kể chi. Bông nổ mã ô đen sì, Màu thời chẳng kể, kể thì thủy ô. Như vàng mã chuối trỏ vô, Kể là sắc thổ chuối dò làm chi.

*Màu tía (điều) là một ngoại lệ. Màu tía điển hình có lông bờm, lông mã và một phần của vai, cánh màu đỏ, trong khi thân và đuôi màu đen. Nếu bám sát định nghĩa ở trên thì màu tía thuộc hành thủy bởi thân màu đen, chỉ có gà khét mới đúng là hành hỏa. Đây là điểm mâu thuẫn củaKê kinh, bằng không gà tía (điều) trong bài này ám chỉ đến “gà khét” chứ không như cách mà chúng ta hiểu ngày nay.

*Có sách gà viết “gà có đủ năm màu tương ứng với ngũ hành là gà ngũ sắc, gà ngũ sắc không theo mạng”. Kê kinh không đề cập gì đến việc này mà chỉ nói lấy sắc chính làm đại diện.

Ngũ hành luận

*Tương sinh: nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ, kim–>thủy, thủy–>mộc, mộc–>hỏa, hỏa–>thổ, thổ–>kim, đi giáp một vòng, các hành sinh lẫn nhau. *Tương khắc: là cản trở, khắc chế, kim> mộc, mộc>thổ, thổ>thủy, thủy>hỏa, hỏa>kim, các hành khắc lẫn nhau, không hành nào là vô địch. *Tương hòa: là bình hòa, không hỗ trợ hoặc cản trở, kim~kim, mộc~mộc, thủy~thủy, hỏa~hỏa, thổ~thổ. *Tương thừa: hàm ý “thừa thế lấn áp”, chẳng hạn “mộc khắc thổ”, nếu mộc quá mạnh hoặc thổ quá suy thì gọi là “mộc thừa thổ”. *Tương vũ: hàm ý “khinh nhờn”, chẳng hạn “thủy khắc hỏa”, nếu hỏa quá mạnh hoặc thủy quá suy thì gọi là “hỏa vũ thủy”.

Quan hệ biện chứng *Tương sinh lại chia ra làm “sinh nhập” và “sinh xuất”; sinh nhập = kẻ khác hỗ trợ mình nhờ vậy gia tăng công lực; “sinh xuất” = mình hỗ trợ cho kẻ khác nên bị hao tổn công lực. Ví dụ: “mộc sinh hỏa” thì mộc là “sinh xuất”, hỏa là “sinh nhập”, mộc hao tổn công lực trong khi hỏa tăng thêm công lực. *Tương khắc cũng chia làm “khắc nhập” và “khắc xuất”; “khắc nhập” = bị kẻ khác khắc chế; “khắc xuất” = khắc chế kẻ khác. Ví dụ: “thổ khắc thủy” thì thổ là “khắc xuất”, thủy là “khắc nhập”, thổ đè nén thủy, thủy không phát huy được.

Sinh khắc của màu lông

*Nhạn: ăn ó vàng, xám – thua ô, điều. *Xám: ăn ô, ó vàng – thua điều, nhạn *Ô: ăn nhạn, điều – thua xám, ó vàng *Điều: ăn xám, nhạn – thua ó vàng, ô *Ó: vàng ăn điều, ô – thua nhạn, xám

*Luận “thắng-thua” thì quan hệ tương-khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” = ta thắng, địch thua, “địch khắc ta” = địch thắng, ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương-sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất thì quan hệ tương-sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào đá gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực –> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng.

*Kê kinh không nói rõ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh-khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế trong khi “sinh xuất” bị liệt vào vận hạn. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa, ngày thủy thì gà nhạn (kim) bị rơi vào ngày kỵ. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan điểm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví như ta sinh địch = ta thắng, địch thua, địch sinh ta = địch thắng, ta thua.

Tứ thời sinh khắc

*Tứ thời sinh khắc là quan hệ vượng-suy của các hành theo mùa.

*Xuân, hạ, thu, đông: bốn mùa tuần hoàn, hoán chuyển. Cuối mỗi mùa đều có một giai đoạn nhập thổ (tứ quý). Hành đại diện của các mùa: xuân-mộc, hạ-hỏa, thu-kim, đông-thủy, tứ quý-thổ.

*Quan hệ của màu gà theo mùa. Chẳng hạn, gà xám cực thịnh (vượng) vào mùa đông, mạnh (tướng) và mùa đông, ổn định (hưu) vào mùa hạ, sa sút (tù) vào tứ quý và bại (tử) vào mua thu.

*Quan hệ của mùa theo màu gà. Chẳng hạn, vào mùa đông, gà ô cực thịnh (vượng), gà xám mạnh (tướng), gà nhạn ổn định (hưu), gà ó vàng sa sút (tù) và gà điều bại (tử).

*Khi một hành quá vượng hoặc quá suy sẽ diễn ra sự mất cân bằng trong quan hệ sinh-khắc, hiện tượng khinh lờn hay tương vũ xuất hiện. Các hành ở “vượng”, “tướng” chuyển hung thành cát, các hành ở “tù”, “tử” chuyển cát thành hung. Chẳng hạn:

Mùa xuân mộc thạnh khôn cùng Gà nhạn tuyết ấy khắc đồng mấy cho

Gà nhạn sa sút (tù) vào mùa xuân. Giả sử gà nhạn đá với gà xám, theo lẽ thường “kim khắc mộc” thì nhạn phải thắng xám. Nhưng vì nhạn sa sút (tù) trong khi xám cực thịnh (vượng) nên “mộc vũ kim”, xám thắng ngược nhạn!

*Mùa thu rơi vào đỉnh điểm của mùa mưa, mùa này gà thường xổ lông, không mấy ai đá nên gà nhạn dù lợi thế cũng không có nhiều cơ hội để thi thố.

*Bảng ở trên dựa vào ngày âm lịch. Chẳng hạn, tra lịch vạn niên: ngày 16-10-2011 là ngày 20-9 năm Tân Mão (âm lịch), rơi vào tứ quý (nhập thổ). Theo tứ quý thì thứ tự ưu tiên như sau: ó vàng, nhạn, điều, xám, ô. Tốt nhất nên mang gà ó vàng hay nhạn đi đá, tránh các màu còn lại. Bấm vào đây để xem: ví dụ.

Nhật thần sinh khắc

*Nhật thần sinh khắc là quan hệ sinh-khắc của màu gà đối với hành của ngày.

*Hành của thập thiên can: Giáp, Ất=mộc Bính, Đinh=hỏa Canh, Tân=kim Nhâm, Quí=thủy Mậu, Kỷ=thổ

*Tra nhật thần (lịch vạn niên): chẳng hạn ngày Ất Mão, theo bảng trên Ất=mộc suy ra ngày Ất Mão hành mộc.

*Ngày kỵ: nếu rơi vào “vận tam lâm” thì không mang gà đi đá; “vận tam lâm” bao gồm các trường hợp sau: gà khắc ngày, ngày khắc gà, gà sinh xuất ngày (mất công lực). Chẳng hạn, ngày Nhâm Thìn hành thủy, các gà ó vàng, nhạn, và điều kỵ ngày, không đá được.

Thổ, kim, hoả, vận tam lâm Nhựt thần là thủy khắc thâm ba chàng

*Ngày tốt: bình hòa hoặc sinh nhập; chẳng hạn, ngày Ất Mão hành mộc, gà xám và gà điều tốt ngày, đem đá được; nhưng gà điều mạnh hơn vì được tiếp thêm công lực (mộc sinh hỏa).

Ngày nào thuộc mộc tía no

*Một ví dụ về tầm quan trọng của nhật thần: bình thường thì ô ăn tía (thủy khắc hỏa) nhưng vào ngày hỏa thì “hỏa vũ thủy”, tía ăn ngược lại ô!

Tía thuộc mạng hoả là thường, Ô thủy gặp (ngày) hoả phải nhường anh va

*Ngày âm lịch bao gồm 2 yếu tố: thiên can và địa chi. Thiên can có hành của thiên can, địa chi có hành của địa chi. Khi thiên can kết hợp với địa chi thì chúng ta có một yếu tố thứ 3 là nạp âm, nạp âm cũng có hành riêng. Kê kinh lấy hành của thiên can để tính nhật thần cho gà (mà bỏ qua địa chi và nạp âm), chẳng hạn ngày Giáp Thìn, tra bảng trên: Giáp=mộc suy ra ngày Giáp Thìn hành mộc. Bởi mộc sinh hỏa nên đem gà tía đi đá là lợi nhất, kế đó là gà xám. Bấm vào đây để xem: ví dụ.

*Nhiều cách xem mạng gà khác dựa vào nạp âm. Nạp âm là kết hợp của can chi theo bảng Lục thập hoa giáp. Bảng này có nguồn gốc cổ xưa và người ta vẫn thường áp dụng vào việc bói toán, xem tuổi cho người. Chẳng hạn, ngày Giáp Thìn hành hỏa nhưng là “phú đăng hỏa” (lửa đèn). Có vài ba loại hành hỏa và các hành khác như kim, mộc, thủy, thổ cũng vậy. DẫuKê kinh không sử dụng nạp âm trong tính toán nhật thần nhưng cũng xin liệt kê ra đây để tránh nhầm lẫn!

*Một trong những khác biệt của bản Kê kinh diễn nghĩa đăng trên báo Nông cổ mín đàm (1902) với những bản Kê kinh lưu hành trong dân gian (và được các sách gà ngày nay đăng lại) là phần nói về “nhật thần sinh khắc”. Bản đăng trên báo hơi lủng củng, và có đôi chỗ mâu thuẫn về “ngũ hành luận” nhưng vẫn truyền tải được nội dung chính; trong khi các bản “chỉnh lý” lưu hành trong dân gian hầu như cắt bỏ phần này và thay bằng vài ba câu đơn giản, tuy đúng nhưng lại không đầy đủ.

Thảo luận

*Xem ra việc xác định sắc lông chính của gà là quan trọng nhất bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến màu mạng mà còn đến các yếu tố khác như tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc. Đôi khi, việc này không hề dễ dàng vì gà chọi ngày nay được lai tạo với nhiều màu sắc khác lạ, chẳng hạn những màu pha như cam hay nâu. Hoặc giả, gà có hai, ba màu mà không màu nào tỏ ra vượt trội thì biết lấy màu nào làm sắc chính? Do vậy, nếu coi trọng phép xem mạng này thì người chơi nên chọn màu gà không rơi vào trạng thái lửng lơ, hành phải thể hiện một cách rõ rệt. Có như vậy thì việc tính toán mới thuận lợi.

*Nếu tuân theo quy luật “màu xanh thuộc hành mộc” thì chỉ có những màu lông lẫn sắc xanh như xám khô (blue) hay xám bùn (splash) thuộc về hành mộc. Màu xám không lẫn sắc xanh, chẳng hạn như màu bờm, mã của gà chuối tro, là màu pha trắng-đen (kim pha thủy). Tham khảo ở đây.

*Bông “cú” là một dạng hoa văn đặc biệt (tham khảo ở đây). Bất kể gà gì, hễ dính chút bông “cú” đều được gọi là “gà cú” bởi vậy, gà cú có rất nhiều biến thể khác nhau. Gà cú là gà đa sắc mà trong đa số trường hợp, rất khó để nhận biết đâu là sắc lông chính. Hai dạng cú điển hình ở gà chọi bao gồm cú thuần (thân vằn đen trắng, bờm vằn vàng) –> hành thổ pha kim pha thủy, cú vằn (vằn đen trắng) –> hành kim pha thủy. Còn đây là ví dụ về những con gà cú mà chúng ta có thể xác định được sắc lông chính: ví dụ 1 (hành thổ), ví dụ 2 (hành kim).

*Trên thực tế, phép xem màu mạng gà phổ biến đến nỗi người ta không cho đối phương nhìn thấy gà khi cáp, gà được cất trong giỏ, cáp theo cân nặng, một khi hai bên đồng ý là lấy ra đá luôn. Bỏ đá sẽ bị phạt.

*Lưu ý đến quan hệ “tương vũ”. Kê kinh nhấn mạnh đến quan hệ này trong các phần tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc. Qua đó, chúng ta nhận thấy hai phần này quan trọng hơn hẳn sinh-khắc của màu lông.

*Bởi không thể biết trước màu lông gà địch, mỗi khi ra trận, chúng ta chỉ có thể tính toán tứ thời sinh-khắc và nhật thần sinh-khắc sao cho có lợi nhất cho gà của mình. Theo Kê kinh thì hai yếu tố này quan trọng hơn so với sinh-khắc của màu lông. Chẳng hạn, vào mùa xuân thì gà xám mạnh nhất kế đó là gà điều, khi đem gà xám đi đá thì chọn ngày thủy, kế đó là ngày mộc; khi đem gà điều đi đá thì chọn ngày mộc, kế đó là ngày hỏa. Bởi trường gà thường mở vào cuối tuần, chúng ta cần tính tiếp xem ngày cuối tuần nào là phù hợp. Sau khi xác định được màu gà và ngày xuất trường rồi thì lên kế hoạch biệt dưỡng và ốp sao cho gà tới độ vào đúng thời điểm dự tính.

*Còn một số cách tính nữa tuy Kê kinh không bàn đến nhưng vẫn có người áp dụng, chẳng hạn:

Sinh khắc theo giờ: dưới đây là bảng quy đổi từ giờ sang hành. Một khi có hành, chúng ta sẽ tra theo bảng ở phần “nhật thần sinh khắc” để tránh giờ kỵ, chọn giờ thuận lợi.

Qua bảng tính giờ này chúng ta sẽ thấy khoảng thời gian đá gà trong ngày (7 giờ sáng đến 5 giờ chiều) ứng với các hành thổ, hỏa và kim. Qua phân tích chúng ta sẽ thấy các màu nhạn, ó vàng và ô đều có những lúc lợi nhất, màu điều cũng có lúc lợi nhưng không bằng. Đặc biệt gà xám luôn bất lợi (trừ phi tổ chức đá lúc nửa đêm!).

Phương hướng thả gà: mỗi giờ ứng với một hướng, dựa vào đó mà thả gà.

Sinh khắc theo màu chân: vàng ăn chì, chì ăn trắng, trắng ăn xanh và vàng, xanh ăn vàng và chì.

*Người Philippines lập bảng tử vi cho gà (cock horoscope) tức tương quan giữa màu lông & màu chân với tuần trăng. Khả năng đá được tính theo thang đo từ 1 đến 18. Nguyên tắc chung: vào tuần trăng non, trời tối thì gà sẫm màu, chân chì đá tốt; vào tuần trăng rằm, trời sáng thì gà sáng màu, chân trắng, chân vàng đá tốt.

*RB Sugbo Gamefowl Technology, một công ty chuyên kinh doanh và nghiên cứu về gà đá ở Philippines, tiến hành thí nghiệm trên gà đá (gà Mỹ) từ tháng 12/2004 đến tháng 3/2005: kết quả cho thấy gà đá có nhịp điệu sinh học (bio rhythm) nhưng trái với điều mà mọi người vẫn nghĩ, nhịp điệu sinh học không liên quan gì đến bảng tử vi của gà. Cách thực hiện: 20 con gà trống và trống tơ được chọn một cách ngẫu nhiên từ các dòng và bầy lai khác nhau. Mỗi con gà được cáp đá sau mỗi 4 ngày và các thông số được ghi nhận. Sau 24 trận, biểu đồ cho thấy gà có nhịp điệu sinh học theo một chu kỳ bao gồm 4 pha trùng với 4 tuần trăng trong một nguyệt kỳ. Gà đá hay dần trong hai tuần trăng đầu rồi sút dần trong hai tuần kế đó.

Hướng Dẫn Cách Xem Vảy Gà Chọi

1. Kích Giáp Kích giáp là vảy tựa như quấn cán, cách 4 hàng vảy, tính từ gối xuống. Tương truyền, gà có vảy này thuộc hàng tướng kê, ra đòn nhanh lẹ dũng mảnh, ăn độ chớp nhoáng, khiến cho địch thủ đa số tử trận, hộc máu chết tại chỗ.

2. Thất Đao Thiên Thất Đao Thiên là loại vảy có 7 vảy quấn cán từ cựa hướng lên tới gối. Tương truyền, gà này là gà sát kê, ra đòn nhẹ nhàng nhưng hiểm độc vô cùng. Nhìn thế đá, cứ tưởng là bình thường nhưng với vài cú nhảy đầu tiên là đã hạ đối phương hộc máu chết tại chỗ, không cho đối phương có cơ hội phản đòn.

3. Giáp Thới Phòng Đao Giáp Thới Phòng Đao là hàng vảy tại thới, đi đều lên qua cựa, cong vào, ôm lấy cựa, hình thức phải rõ ràng, vảy phải đều nhau, không bị khai chia. Gà có vảy này, tài ba xuất chúng, nếu cả hai chân đều có vảy này là cực quý, dứt địch chớp nhoáng.

4. Hàm long Hàm Long là vảy lớn hơn các vảy khác, có 1 đường nứt chính giữa đi ra phía ngoài (hàng nội/hàng quách) và đụng 1 vảy nhỏ nằm giữa. Gà có vảy này là gà hay.

5. Giáp Vy Đao Giáp Vy Đao là vảy gồm 4 đến 5 cái ở hàng nội (hàng quách) nằm gần cựa chụm đầu vào nhau, hướng về phía cựa. Gà có vảy này cũng thuộc hàng quý hiếm khó tìm, được các sư kê xếp vào hàng tướng kê vì gà này thường ra đòn rất đẹp mắt và có chân cựa cực kỳ nguy hiểm.

6. Nội Hoa Đăng Nội Hoa Đăng là loại vảy có các vảy của hàng nội đi thẳng đều lên tới cựa. Gà nào có nội hoa đăng cả hai chân thì được liệt vào thần kê, còn tài giỏi hơn cả linh kê nữa. Gà này có đủ tài hay của một võ sư, tiến thoái nhịp nhàng, ra đòn xuất nhập tùy ý, thân pháp linh hoạt, là gà cực quý.

7. Văn Võ Song Toàn Văn Võ Song Toàn là một chân có 3 hàng vảy ở mặt tiền, một chân có 2 hàng trơn. Gà có loại vảy này thì chắc chắn một điều là đi đến đâu cũng vô địch, bách chiến bách thắng. Gà này có đủ bài bản của các đòn độc như song phi, đá tạt ngang, đá kèo trên, đá kèo dưới, và biến đòn cực kỳ nhanh khiến cho gà địch lung túng, lãnh đòn hiểm mà chết.

8. Linh Giáp Tử Linh Giáp Tử là vảy từ thẳng từ thới chạy lên đụng hai giáp đóng ngay cựa hàng nội (hàng quách). Gà này được các sư kê sếp vào hàng thần kê, thường đá rất hay và những đòn rất độc ở nước cuối.

9. Song Phủ Đao Song Phủ Đao là hai vảy của hàng quách đóng sát nhau tại cựa, hai đầu nhọn đâm thẳng vào cựa. Gà nào có cựa này thì rất nhanh lẹ, xuất đòn nhanh, trả đòn lẹ, đúng là một con gà kỳ tài. Đây là gà chuyên dùng cựa đâm chém vào các chỗ nhược của gà địch, do vậy gà nào cáp độ với loại gà này thì không có thua chạy, mà chỉ có chết tại trường thôi.

10. Trường Thành Trường Thành là khi vảy của hàng hàng ngoại (hàng thành) lấn nhiều sang phía hàng nội (hàng quách). Vảy này thuộc loại vảy hiếm, lâu lâu mới có một con, được các sư kê liệt vào hàng quý kê. Gà này tài ba xuất chúng, ra đòn rất mạnh, hiểm, có tài quăng giỏi, đã từng làm không ít hàng cao thủ võ kê hồn lìa khỏi xác!

11. Lạc Ma Hàm Cốc Lạc Ma Hàm Cốc là vảy ở hàng quách, từ cựa đổ xuống, đầu hơi tròn. Gà nào có vảy này sở trường về đá mép, đá hầu, nhảy cao đá tạt ngang, càng đá càng trổ nhiều tài hay, đòn đẹp, đúng là một chiến kê. Gà này có một đặc điểm là khi cáp độ xong, vừa thả gà ra là bay thẳng vào đá luôn mấy đòn áp đảo gà địch, nhiều lúc gà địch không chống đỡ kịp, lãnh luôn mấy cựa vào chỗ hiểm như hang cua hay mắt, ngã lăn ra chết. Gà này còn có biệt tài là bay cao, đá ngay vào mắt, cựa đâm xuyên qua óc khiến gà địch thủ phải chết tươi. Gà này rất quý, giới chơi gà rất thích.

12. Yểm Nguyệt Yểm Nguyệt là 1 vảy lớn nẳm ở hàng nội (hàng quách) từ cựa hướng lên gối. Vảy này có hình dạng đầu to, đuôi nhỏ, phần đầu hướng ra ngoài, còn phần đuôi thì hướng thẳng về phía cựa. Gà có vày này thường hay đá dĩa, hầu, cắn lông rồi đá.

13. Tiểu Son Tiểu Son là giữa hàng thới và hàng nội có những vảy rất nhỏ. Nếu trong các vảy nhỏ có vảy màu đỏ như son thì gọi là tiểu son, hoặc nhỏ lấm tấm thì gọi là tấm son. Đây là loại gà ác tinh, đâm cựa, đá đòn đều ác liệt, khó có gà nào sánh bằng.

14. Gạc Thập Gạc Thập là vảy được hợp thành từ 4 vảy tạo rãnh vuông thành dấu thập (+), được đóng ngang hành với cựa. Gà có vảy này đá chân cựa rất tốt, đá sỏ ngang giỏi, làm đối thủ không xoay xở kịp, chết không kịp ngáp.

15. Nhật Thới Nhật Thới là 1 vảy to dính liền, giống hình chữ nhật, nằm ở hàng thới, cách 2 vảy từ móng. Gà này thuộc hàng quý hiếm, lâu lắm mới có 1 con. Gà này có lối đá nhanh lẹ, ra đòn liên hoàn, ăn độ chớp nhoáng, chuyên phá mắt địch thủ.

16. Khai Hậu Khai Hậu là vảy hậu nứt ra, không dùng được, ngoại trừ mặt trước có vảy vấn cán thì dùng được, hoặc mặt trước nội có một vảy nứt ra thì cũng dùng được.

17. Lộc Điền Nội Lộc Điền Nội được tạo thành bởi 4 vẩy (2 vảy nhỏ nằm ở hàng nội và 2 vảy lớn nằm ở hàng ngoại), có hình dạng nhìn giống cây cung có gài tên bắn dịch thủ, quay mũi vào phía trong. Gà có vảy này được liệt vào hàng tài kê.

Bí Quyết Xem Tướng Gà Hay Bạn Cần Biết

Thân trường hùng dã Lưỡng túc tam phân Giác tâm nhi tiễn Thủ vĩ tương đồng Lưỡng dực trường tồn Hậu biên bất đoản Nhãn quang bất lộ Ức ngưỡng nghinh thiên Ðáo khứ huỳnh như phụng hoàng Thị ư thần kê dị dạng (*)

CHÂN GÀ

Mặt tiền chân gà có 2 hàng vảy,được gọi như sau:

Theo ngón giữa<ngọ> đi thẳng lên gối ,gọi là hàng Nội hoặc hàng Quách.

Theo ngón ngoại đi thẳng lên gối,gọi là hàng Ngoại hoặc hàng Thành

Theo ngón thới đi lên gọi là hàng Thới

Mặt sau có một hàng vảy lớn,gọi là hàng Hậu

Từ cựa lên đến gối,gọi là hàng Độ

Giữa hàng Hậu và hàng Độ có một hàng vảy từ cựa lên gối,gọi là hàng Kẽm<mặt trong=””>

Giữa hàng Ngoại và hàng Hậu có một hàng vảy nhỏ lăn tăn,dài từ gối xuống,gọi là hàng Biên.

DANH XƯNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẢY GÀ:

Vảy nhỏ ăn vảy lớn

 Ngũ quỹ ăn Tứ thánh, Tứ thánh ăn Tư tượng, Tư tượng ăn Tam tài.

1. Án Thiên: Tức một vảy lớn nằm sát đầu gối trên cao nhất. Nếu cách gối một hàng thì gọi là Án Thiên 2, cách một hàng nữa là Án Thiên 3. Gà có vảy này sức lực bền bỉ, tránh né tài tình, ra đòn thường chính xác. Rất Tốt.

2.Phủ địa: Có hình dáng giống như Án Thiên,nhưng được đặt dưới cựa,sát đầu bốn ngón chân. Gà có vảy này khi chinh chiến rất tinh nhanh, cựa địch khó lòng xuyên thấu. Tốt.

3.Khai Tiền: Một vảy thuộc hàng Thành nứt ra,bất luận trên hay dưới cựa đều không tốt. Gà này không nên dùng,vì thời vàng son đã tận. Rất Xấu.

4.Vấn Cán: Hình dáng như Án Thiên và Phủ Địa,nhưng được đặt ngoài nơi của Án Thiên và Phủ địa. Vảy này nếu trên cựa thì không tốt, nếu vấn 3 vảy sát đầu gối thì tốt, từ bốn vảy tuyệt đối không nên dùng.

5. Tứ Hoành Khai: Dưới gối có 4 vảy nhỏ, còn gọi là Đâu Đầu Nhịn Miệng< Xấu>. Sát gối có nhiều vảy nhỏ hoặc nằm từng chùm không khít nhau gọi là Nát Gối hoặc Ngũ Tu<5 vảy nhỏ>. Gà có vảy này kém tài,bở hơi,yếu sức ,hay bị mù mắt khi ra trận.

6.Dậm Chậu <xấu>: Một vảy nhỏ nằm sát ngón trước< trước khi giáp ngón>.

7. Rọc Chậu: Vảy ở sát chân ngón bị cắt đứt< Xấu>

8. Ngậm Thẻ: Hai hàng vảy đều, bỗng nhiên có một vảy chen vào đường kẻ nhỏ,chia đôi ra. Gà này đá tứ tung,vô đòn vô thế.

9. Liên Giáp Ngoại: Hai vảy ở hàng Thành dính nhau thành một vảy lớn, gà này không tốt. Nhưng nếu từ hàng thứ 4 từ gối xuống có vảy này thì dùng được,gọi là Kích Biên.

10. Huyền Trâm: Còn gọi tên khác là Trung Huyền, là một vảy nhỏ nằm giữa hàng Thành và Quách, được đặt ngay và ngang với cựa. Vảy này có màu đen tuyền. Gà này đâm nhiều,chém dữ, thường đâm hỏng mắt đối thủ từ chân có vảy này.

11. Liên Giáp Nội:  Hai vảy ở hàng Quách dính lại thành một vảy to. Nếu sát ngay cựa có hình giống miệng rồng gọi là Hàm Long, giống miệng cọp gọi là Hổ Khẩu. Nếu có hình tròn gọi là Nhật Thần. Gà có vảy này cựa đâm đòn độc, vào yếu huyệt của đối thủ.

12. Gạc Thập: Bốn vảy sát nhau, hai vảy hàng Thành,hai vảy hàng Quách , tạo nên ở giữa có hàng chữ thập, đặt ngang hàng với cựa. Gà có gạc thập chân đâm cựa liên hoàn,rất tốt.

13.  Khai Vương: Bốn vảy dính nhau,tạo thành hình chữ Vương, gà tốt.

14. Ám Long: Còn gọi là Ẩn Long hoặc Vảy Yến., vảy này được đặt ngay ngón giữa,trước khi đụng ngón. Nếu vảy đó màu Hồng càng tốt,gọi là Ẩn Son. Gà này là “Linh Kê”.

15. Khai Hậu: Một trong những vảy Hậu bị nứt ra,vỡ đôi. Gà này không tốt. Ngoại trừ mặt tiền có

vảy Vấn Cán thì vẫn dùng được.

16. Trường Thành: hàng Thành lấn sâu vào hàng Quách, rất tốt.

17. Địa Giáp: Một vảy nhỏ mọc giữa lòng bàn chân,vảy này luôn chạm đất. Gà có vảy này là “Linh Kê”.

18. Liên Châu: Vảy của ngón nội đi thẳng lên quá cựa, nó sẽ nhập vào đường thới . Nếu thẳng, no tròn từ trên xuống gọi là Liên Châu. Gà này có tài dùng cựa rất giỏi. (Chú ý khác liên chu: Nếu vảy điểm ngay cựa thì gọi là”liên chu” còn điểm ở ngón chúa thì gọi là “ác tinh” hay “ác hổ báo” gà này có tài đá hư mắt đối phương).

19. Nhân Tự:  Hai hàng vảy nhập một tạo đường chỉ ra hình chữ Nhân, gọi là Giáp Long Nhân Tự, là gà rất quý.

20. Liên Móng: Những vảy trên ngón dính đôi hoặc ba, cho biết cái chân ấy mạnh. Khi đá, gà dùng ngón và móng nhiều, hiểm lắm, gọi là Liên Móng hay Liên Tự Thừa Thiên, gà có nhiều đòn lạ.

21. Đại Giáp: Trên hàng Quách có 3 vảy dính lại tạo thành một vảy lớn,đóng gần cựa là tốt nhất. Gà này có nhiều thế, đâm đòn hiểm độc. Nếu Đại Giáp mà có mở miệng ngậm một vảy nhỏ gọi là Đại Giáp Ngữ Ngọc, gà này tài cao hiếm thấy, sử dụng cựa nhanh như tên bắn.

22. Trễ Giáp: Hai vảy ở hàng Quách song song sát nhau,cùng đuôi chỉ xuống vào cựa. Gà có Trễ Giáp ra đòn rất nhanh, hay tạt hay quăng, rất tốt.

23. Giáp Cần Hiếm lắm < Quý Kê>: Một vảy mọc trên cần cổ gà,được lông che kín, gà đứng nước cao, càng khuya càng trổ nhiều tài hiếm thấy.

24. Mai Cựa < Tốt>: Mặt trước,phía trong,tại hàng biên phụ sát cựa có 4,5 vảy dính chùm,hình

tựa như hoa mai. Gà có hậu vận tốt.

25. Thập Đao <tốt>: còn gọi là Thập Cựa, tại hàng biên phụ ,ngang với cựa có hình chữa thập nhỏ.

26. Ác Hổ Báo <tốt>: Móng của ngón ngọ nổi lên môt chấm nhỏ màu Đen hoặc Xanh. Gà này có đòn ác độc, khó có địch thủ nào chịu nổi.

27. Xiên Đao <tốt>: Hình dáng như vấn cán,nhưng ở đầu hàng Thành cao, đầu hàng Quách thấp hơn, chĩa xéo xiên vào cựa. Nếu hàng Quách có 1 vảy nhỏ,dài,chỉ vào cựa,cũng gọi là Xiên Đao.

28. Hàm Rập <tốt>: Hàng Thành và hàng Quách vòng cung lên theo chiều ngang.

29. Thư Hùng Kê <quý>: Gà có đôi chân Nhật Nguyệt, một chân trắng một chân đen, Hoặc một chân Vàng một chân Xanh. Gà này rất hiếm, văn võ song toàn,khó có đối thủ.

30. Mai Hồng < Tốt>: Chân gà có 3 màu rõ rệt, một nửa chân trở lên màu khác,một nửa trở xuống khác màu, các biên nhỏ có một màu khác nữa.

31. Tiểu Son < Tốt>: Giữa hàng Thới và hàng Quách có những vảy nhỏ như tấm, nếu một trong các vảy nhỏ ấy màu đỏ tuyền gọi là Tiêu Son hoặc Tấm Son. Gà này đá đòn hiểm ác,gan lì, đá đồng sức thường dễ thắng.

32. Độ Son <tốt>: Hàng vảy độ nổi lên những vảy no nê màu hồng gọi là Độ Son. Độ Son ở hàng thứ mấy thì độ đó rất dễ thắng.

33. Hàng Trơn < Tốt>: Chân có 2 hàng vảy trơn tru sạch sẽ. Gà này lúc đá trổ nhiều đòn thế, nó nhờ kẽm hậu tốt yểm trợ.

34. Độc Biên <quý>: Hàng Biên có 1 hàng thẳng từ trên xuống dưới,không đứt quãng. Gà tốt.

35. Yến Võ <tốt>: Hình thể như Ẩn Long hay Ám Long,nhưng Yến Võ đóng tại mặt tiền cán trên bất kì vị trí nào thuộc hàng Quách.

36. Lộc Điền Tự <xấu>: Vảy hàng Thành và Quách châu vào nhau,nhưng được ngăn bởi đường đất giữa hơi rộng.

37. Lộc Điền Nội < Tốt>: Gần giống như Lộc Điền Tự nhưng đường đất mũi quay vào trong, tỷ như hai tài sánh đôi. Đóng ngang cựa thì tốt,nếu không thì thường.

38. Lộc Điền Ngoại < Xấu>: Giống như trên,nhưng đường đất mũi quay ra ngoài, gà này hữu dũng vô mưu.

39. Ẩn Địa <tốt>: Một vảy ẩn dưới vảy Phủ Địa, còn gọi là Bản Phủ Kích Giáp.

40. Hoành Không <xấu>: Tựa như Vấn Cán,quấn từ hàng Thành qua hàng Quách,cuối Quách nhỏ dần, nhưng không phải Xiên Đao. Nếu đóng từ hàng thứ 5 trở xuống, thứ 4 trở lên thì được.

41. Song Cúc: Dưới cựa có hai vảy Dậm nhỏ đi liền với nhau, theo chiều thẳng đứng, hình dáng như Tam tài hoặc Huyền châm, vảy nầy gọi là Song cúc, còn mỗi chân có một vảy đối chiếu nhau cũng gọi là Song Cúc, nếu chỉ có một chân có vảy thì gọi là Cúc Bồn.

Gà Song Cúc có đòn liên hoàn từ hai, ba cái đá trở lên, còn vảy Cúc Bồn thì vô thưởng vô phạt. Nếu vảy nầy đóng trên cửa thì gọi là Ngậm Thẻ. BạchGà nầy dở, đòn đá thì tứ tung không đâu ra đâu.

42. Huỳnh kiều: Vảy vấn đóng ở hàng thứ 2-5 đầu ở hàng thành đuôi hàng quách là huỳnh kiều gà có huỳnh kiều may độ và có đòn chết gà.

43. Bản phủ: Vảy vấn mà đầu nhỏ đuôi to hình như luỡi búa (rìu) đầu ở hàng thành đuôi ở hàng quách thì đó là bản phủ rất hay ăn đuợc kích giáp hay yểm long.

44. Xuyên Thành Giáp: Dưới cựa có 2 liên giáp ngoại, đồng thời có theo 2 vấn cán . Rất tốt.

45. Nhất Đầu Hổ: Ngón giữa,vảy gần móng có điểm lốm đốm nhỏ. Gà này khi nếm đón mới trả đòn, nhưng sức bền, đòn mạnh như vũ bão.

46. Bạch Đầu Hổ: Toàn thể 3 móng chân đen tuyền,ngoại trừ ngón giữa có móng trắng, hai chân đều như vậy, đó là gà tài.

47. Hắc Hổ Thới: Toàn thể 3 móng chân trước màu trắng, ngoại trừ ngón thới có móng đen. Gà này có đòn thế sáng sủa, đòn nào ra đòn ấy, gà này giao tống mạnh.

48. Trung Cang Điểm: Ngón giữa cứ cách 2 vảy lại có một đốm, gà này đá hay nước khuya, càng lâu càng giỏi.

49. Liệt Bái: Có đốm nhỏ ngoài đầu vảy,rất nhỏ, trên ngón giữa. Gà này có uy thế khiến địch sợ hãi mà chạy ngay trong lúc giao đấu, đôi khi chuyển bại thành thắng.

50. Lạc Diệp: Gần vảy Liệt Bái có một vảy nhỏ dặm thêm trên ngón giữa . Gà này có nhiều đòn tài dễ hạ địch ngay trong hiệp đầu.

51. Diệp Báo: Ngón giữa, ở đốt giữa có vảy lớn  có đốm nhỏ trên vảy.  Gà này có đòn hiểm, khi đã ra đòn thì địch phải thua chạy.

52. Thập Hậu: Tại hàng hậu và hàng kẽm  có 4 vảy sát nhau tạo thành hình chữ thập. Gà có quý tướng.

53. Thập Độ: Tại hàng độ và hàng kẽm có 4 vảy sát nhau tạo thành hình chữ thập. Gà giỏi, đánh đồng chạng dễ thắng.

54. Liên Kẽm:  Hai vảy thuộc hàng kẽm dính nhau như liên giáp, báo hiệu chân ấy bảo vệ mạng gà. Chân đó có nhiều tài, vừa đánh vừa thủ.

55. Khẩu Đao: Những vảy ở đường thới đi lên ,nếu đến cựa có một vảy hình chữ Khẩu  gọi là Khẩu Đao. Cựa ấy sử dụng rất độc. Khẩu Đao còn tên gọi khác là Ngọc Đao.

56. Giáp Thới Phòng Đao: Hàng vảy ngón thới đi đều lên quá cựa,và cong vào ôm lấy cựa. Gà này là Kỳ Tài, có thể hạ đối thủ trong nháy mắt.

57. Phiến Hậu: Vảy hậu mỏng và phắng, rất tốt.

58. Long Biên: Gà có một đường biên sát hàng Thành to rõ rệt, kèm theo đó vẫn có những đường biên thường nằm cạnh. Gà này mạnh đòn quăng giỏi.

59. Nhật Thới: Những vảy ngón thới,đếm từ móng vào khoảng 2 vảy thì có một vảy to hơn,hình chữ nhật. Gà này tinh nhanh, biết sử dụng thới vào yếu điểm của địch.

60. Giáp Long Thới: Vảy thới gần móng có vảy hình tựa cánh bướm. Gà này dùng thới mãnh liệt, chuyên phá mặt địch bằng thới.

61. Song Long Tự: tại hành Thành và hàng Quách,hai hàng vảy xếp lên nhau và cùng cong xuống qua hai bên như hai hình bán nguyệt. Đây là chân gà quý,biết dùng cựa.

62. Giao Long: Vảy này đóng từ hàng thứ hai hoặc ba trở xuống.Một vảy của hàng Quách,dài ngang,lấn qua hàng Thành.Đuôi ở hàng Thành,đầu hàng Quách. Gà có Giao Long hay chui lòn,cắn gối,cắn đùi,đá vỉa,đá mé.

63. Sát Cang Điểm: Ngón giữa có hai vảy sát nhau,cùng có hai điểm đốm. Gà này có ưu thế là hay đá đùi,đá vai,đá lưng…

64. Nhân Tự Trung Tiết: Hai vảy đóng như hình chữ Nhân tại khoảng giữa ngón ngọ. Gà này thường không may độ.

65. Tứ Trực: Một chân có vảy Án Thiên,chân kia có vảy Phủ Địa. Vảy này thuộc Quý Kê.

66. Hổ Trảo: Vảy gà có điểm đốm xanh,đen,hoặc đỏ gọi là Hổ Trảo. Gà này đá chắc đòn,nhiều thế hiểm ác.

67. Vấn Án Hoành Khai: Nó có hình của vảy Phủ Địa hay Án Thiên,nhưng chính giữa có một đường lõm xuống,chia đôi vảy. Gà này đá đòn ngang hiểm hóc,hay chém hay tạc.

68. Song Phủ Đao: Hai vảy của hàng Quách đóng ngay cựa,sát nhau,cùng có 2 đầu nhọn chỉ thẳng vào cựa. Gà này nhạy cựa,khôn lanh,trả đòn tức thì.

69. Tam Vinh: Chân gà minh bạch,sạch sẽ.Hành độ,hàng kẽm phải đúng cách ,hàng biên phải liên tục,hàng hậu xuống quá cựa. Gà này là Linh kê.

70. Tứ Trụ Giáp: Một chân có 2 Án Thiên,một chân có 2 Phủ Địa. Gà này đâm nhiều chém dữ, lấy tấn công làm phòng thủ.

71. Nội Ngoại Hợp Công: Hai hàng Thành,Quách rõ ràng,phân minh,sạch sẽ. Tốt.

72. Thượng Hạ Giao Chinh: Một Chân có 3 Quấn Cán, chân kia có 3 điểm Đen hoặc Đỏ. Gà này rất tài nghệ trong từng thế võ,thế nào cũng hung ác.

73. Văn Võ Song Toàn: Một chân có 3 hàng vảy ở mặt tiền, chân kia có 2 hàng trơn. Gà này hay đá thế hiểm,biết lợi dụng thời cơ và sơ hở của đối phương để tung đòn hiểm ác,giết chết đối thủ trong nháy mắt.

74. Tiền Phú Hậu Bần: Chân gà từ cựa đổ lên vảy đóng chặt,rõ ràng phân minh. Từ cựa đổ xuống đóng rời rạc,không liền mí. Gà này đá càng lâu thì càng yếu sức,không tốt.

75. Tam Tài: Mặt tiền chân gà tính từ sát gối xuống đến vảy thứ 3, có 3 hàng vảy liên tiếp nhau.Gà có Tam Tài là Quý Kê, đòn tài mãnh liệt, đá đồng chạng dễ thắng.

76. Bàng Khai: Tại hàng Thành hoặc Quách có 1 vảy nứt ra. Tốt.

77. Hoàng Thành Chỉ Địa: Hàng Quách có vảy hơi lớn và xéo,chỉ xuống cựa . Chân gà này tốt,đá nhanh,đòn khéo léo.

78. Áp Khẩu: Hàng Thới có một hàng vảy đi lên thì bỗng chia đôi thành 2 vảy nhỏ: Xấu, đường Hoa Đăng không sáng.

79. Tứ Quý: Giống như Tam Tài,nhưng có 4 vảy từ gối xuống. Gà này rất tốt đường Sinh Đạo.

80. Bán Nguyệt Nội< Tốt>: Đôi ngón nội cùng cong cong hình bán nguyệt,chỉ vào lòng. Gà  này rất hay,rất tài, tung cước giỏi, lúc đứng thường 2 ngón nội chạm nhau, còn gọi là móng rồng.

81. Song Liên Tự: Hai chân đều có liên giáp nội đóng ngang cựa,cùng mở miệng ngậm ngọc, đường thới hoa đăng tốt. Gà này có đòn tài,thế hiểm.

82. Ngũ Quỷ: Một chân có 3 hàng vảy liên tiếp nhau,đóng từ gối đổ xuống đến vảy thứ 5. Gà này hung ác vô cùng,khó có đối thủ cân sức.

83. Độc Giác: Hai chân đều có 2 vảy to,cùng mở miệng ngậm ngọc, đóng ngay cựa. Gà tài.

84. Lưỡng thiệt: Gà này hoàn toàn không có lưỡi, chính là Linh Kê.

85. Bạch Giáp: Chân Xanh, hoặc Đen, hay Xám, có 1 vảy nhỏ màu trắng đóng từ cựa đổ xuống. Gà này chính là Quý Kê.

86. No Hậu: Hàng hậu từ gối không bị chia đôi,hay ba vảy. Xuống đến cựa vẫn to và rõ ràng. Gà này thắng trận bền bỉ, tám phần là gà hay.

87. Kém Hậu: Hàng Hậu từ gối chia đôi,xuống chưa đến cựa đã nhỏ lăn tăn. Gà này không nên dùng.

88. Thất Hậu: Hàng Hậu từ gối xuống chia 2 hàng hoặc không liền mạch. Gà này cũng không nên dùng.

89. Phản Hậu: Hàng Hậu thường up lên, trái lại Phản Hậu úp xuống. Những Quý Kê mới có đường tài này.

90. Giao long: Vảy vấn mà nằm từ hàng vẩy thứ 2-3 có đầu to đuôi nhỏ đầu ở hàng quách đuôi ở hàng thành đầu cao đuôi thấp thì đó là giao long gà có giao long là gà chuyên đi duới chui luờn cắn gối đá phá đùi đối thủ.

91. Nghịch lân: Là vảy vấn ngang cựa nhưng nó gồm một vảy bên hàng quách và 2 vẩy bên hàng thành gà có vảy này thiện nghệ dùng cựa và cưa cực kỳ uy lực.

92. Kích giáp: là vảy tựa như quấn cán, cách 4 hàng vảy, tính từ gối xuống. Tương truyền, gà có vảy này thuộc hàng tướng kê, ra đòn nhanh lẹ dũng mãnh, ăn độ chớp nhoáng, khiến cho địch thủ đa số tử trận, hộc máu chết tại chỗ.

LUẬN THÊM VỀ VẢY:

Vảy gà ở “hàng thành” và  “hàng quách” phải rõ ràng, phân minh, vảy lớn, vuông vắn, đừng quá thiếu, quá thừa mới tốt.

Vảy độ:

Vảy độ đôi khi có một hàng, đôi khi hai hàng, nếu chân này một hàng, chân kia hai hàng thì dở, “hàng độ” và  “hàng hậu” lấn hết chỗ, để không có “hàng kẽm” thì xấu, rất khó ăn độ, “đường hậu” và “đường độ” đụng nhau thì nan giải lắm.

“Hàng độ” luôn luôn nghiêng về mặt tiền thì tốt.

–    Vảy kẽm sát cựa nhỏ, to dần đi lên gối, nếu hai hàng kẽm của hai chân thật giống nhau như đúc là quá tốt. “Kẽm” và “độ” cùng song song đi lên đừng thiếu nhau là tốt.

Hàng độ có phân chia vảy độ ra thì phải thua.

–    Chân hai hàng trơn tru, rõ ràng sạch sẽ, nếu tướng cũng tốt thì gà hay, đá có nhiều thế khác nhau.

–    “Hàng độ” đóng nhiều hàng, vảy nhỏ lăn tăn thì không tốt(độ tấm).

“Hàng độ” đóng càng cao càng nhỏ dần và ngả về “hàng quách”, là đúng cách nhất.

“Hàng độ”, hai phân cao thấp không đều, coi chừng có thua….

–    “Hàng kẽm” phải song song với “hàng độ”, và dài hơn “hàng độ” lên tận gối mới tốt, khỏe gà.

Hàng kẽm và độ đều nhau, song song, nhưng nếu kẽm thiếu một vảy với hàng độ, vảy thứ mấy, độ thứ ấy phải thua.

Song khai: một “hàng kẽm” và một “hàng độ” gọi là độ “song khai”.

Độ tam tằng: gà có một “hàng độ” và hai “hàng kẽm’, gọi là “tam tằng”, khá lắm. “Hàng kẽm” có một cái chấm, và một vảy yếm ở cuối hàng kẽm và độ nhập lại, vuốt đuôi có một vảy chính giữa gọi là chấn, con gà có hai thứ ấy nên dùng, chỉ có một cũng dùng, nếu thiếu cả hai thì không nên xài.

Độ liên ba: gà có một “hàng độ” và ba “hàng kẽm”.

Độ tam trái: gà có một “hàng độ” và một “hàng kẽm”, thêm có ba vảy chụm lại hình chữ “phẩm” nằm ngang, không lớn không nhỏ, chẳng thấp, gà này không phải trả độ (không thua). Gà một chân có độ “tam tằng”, chân kia “song khai” như vậy không đúng cách, hay thua bậy.

Biên hoặc chu vi: Biên một hàng không đứt quãng rất tốt, thượng sách, vảy chữ nhật hoặc vuông, gà vảy mặt tiền loạn, thì hàng liên hai và ba hàng cũng dùng tốt.

–    Gà nào “hàng quách” loạn thứ loạn lớp, mà “hàng độ”, “hàng kẽm” minh bạch, biên liền lạc, ngay thẳng một hàng, gà này vào hạng ưu tú, ăn liền mấy độ, khó thua.

–    Gà hàng thành, quách như một lùm, một chân có hai hàng, còn một chân có điểm đốm chính giữa từ trên xuống khỏi cựa, ấy là văn võ toàn tài, khó ăn được gà này.

–    Nếu có vảy “huỳnh kiền” đóng từ vảy thứ 2 đến 5 đều tốt. Vảy thứ 2 ăn vảy thứ 5, thứ 3 ăn thứ 4 v.v… “Huỳnh kiền” có ăn độ rồi đá với gà “huỳnh kiền” chưa ăn độ, thì như chưa ăn độ.

Vấn cán hoàng khai: đóng trên thì đá ngang, đóng tại cựa thì đá cần cổ, nếu vảy “vấn cán hoành khai” có thêm “xuyên giáp”, thường hay ở hàng quách, dưới cựa, có vậy gà thường đi trên, ưa lòn xuống dưới, giỏi đá nhiều thế.

Vấn cán hoành khai, ở trên có ba hoặc bốn cái, ở dưới có vảy “nguyệt tà”, gà ấy cứng đòn, ưa đá hầu, dọc, ngang.

Vấn cán hoành khai dưới cựa có vảy “hàm cốt”, xuyên giáp hay “lạc mai” gà hay đá mé. Nếu gà có “án thiên” II hoặc III đã thắng độ, không nên đá với gà có “phủ địa” chưa thắng độ.

–    Gà hai chân đều có “phủ địa”  hoặc I, II, III không đồng bậc, gà này phải thua gà có “tứ trực”. Nếu “phủ địa” liền bốn cái, thì không phải cách.

+ Tất cả những vảy, những chấm, những điểm đốm, đều theo: đỏ ăn đen, đen ăn xanh, xanh ăn lợt, lợt ăn bán sắc.

+ Những ngón chân thì vảy phải xếp quay đầu ra phía trước, gốc về sau mới đúng cách.

+ Hậu phải từ 14 vảy đổ lên mới tốt. + Có những vảy tài vảy tốt thường đóng ở chân trái mới đúng cách, vì vảy tài chân trái ăn vảy tài chân phải.

+ Chẳng thà không có vảy tốt, còn nếu có “án thiên”, “phủ địa”, “bản phủ kích giáp”, “ám long”, mà không đúng cách và nhất là hàng độ và kẽm chẳng may thì không nên xài.

Lục đinh lục giáp: là gà “lục đinh” mỗi chân có quấn thêm ba cái quấn ngang cựa, cũng gọi là “tam cường”, ấy cũng là gà độc.

+ Gà có những điểm đốm nhỏ, ẩn trong vảy lớn, màu đỏ hoặc xanh, đá dữ, ăn đòn trả đòn ngay, điểm đỏ ăn điểm xanh.

+ “Hàng hậu” phải cùng xếp lên mới đúng cách, tránh vảy lên vảy xuống, tránh chia đôi chia ba, gà có “hàng hậu” thật đúng  cách như thế đã tám phần mười hay rồi, “hàng hậu” cho đến cựa vẫn to và rõ. Một nửa hậu úp xuống, một nửa úp lên, trái lại nó thêm hay đôi chân đều khá lắm, gọi là “bán phản hậu”.

Vảy thới hoa đăng: “Thới hoa đăng’ rất cần thiết cho vảy gà, “thới hoa đăng” tốt là : từ thới lên đều đến cựa và được một vảy của “hàng quách” chặn lại tại đó, cả đôi chân cũng thế, khá lắm, ngoài ra nếu lên thẳng đến gối thì càng quý, nhưng tránh lên quá cựa “giữa cán” rồi bị đứt quãng từ đó. Đôi thới đúng cách nhất ta đếm được 1-2 vảy mỗi bên, bằng không đều thì chân trái hơn chân phải mới nên dùng.

Bể biên khai hậu là cậu gà nòi: “Đường quách” có một vảy nứt ra chia làm hai, đồng thời “đường hậu’ lại có một vảy khai ra rõ rệt, gà ấy là gà hay, gọi là “”bể biên khai hậu.