Xem Lan Kim Tuyen / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Xem Hoa Lan Vanda Có Hương Thơm

Một vài bạn hỏi rằng có phải cây lan Mỹ dung dạ hương (Vanda denisoniana) của ta có phải là thơm nhất không?

Xin thưa rằng cây này không phải của riêng chúng ta mà Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào đều có cả. Còn thơm nhất thì cũng xin thưa rằng không, hơn nữa câu hỏi quá bao quát, không rõ ràng. Bạn muốn nói thơm nhất trong loài Vanda hay thơm nhất trong các loài hoa Lan?

Theo John Clark Cuddy một nhà trồng lan và nghiên cứu về hương thơm, những cây Vanda có hương thơm được xếp hạng như sau:

1. Vanda tricolor 2. Vanda cristata hay Trudelia cristata 3. Vanda denisoniana 4. Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana 5. Vanda pumila hay Trudelia pumila 6. Vanda alpina hay Trudelia alpina

Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về sự khác biệt giữa 2 loài Vanda và Trudelia. Năm 1881 Nathaniel Wallich khám phá được cây lan Vanda cristata tại Nepal và gửi về vườn bách thảo Kew, Anh quốc. John Lindleyi là người đầu tiên mô tả cây này vào năm 1834 trong cuốn “Những loài và những giống hoa lan” (Genera and Species of Orchidaceous Plants).

Năm 1986 Leslie Garay lập ra loài Trudelia căn cứ vào lưỡi của bông hoa Trudelia alpina không có cựa và hướng ra phía trước và Karlheins Senghas chuyển các cây Vanda cristata và Vanda pumila sang loại Trudelia vào năm 1888. Nhưng năm 1992-1996 Eric Christenson vẫn cho rằng những cây này thuộc loài Vanda. Vì vậy bây giờ nhiều người cho 2 loại kể trên chỉ là đồng danh, ai muốn gọi sao thì gọi.

Trong số 6 cây này, ngoại trừ cây Vanda Tricolor mọc ở Java và Lào, 4 cây sau đều có mọc tại Việt Nam, nhưng biết đâu chúng ta chẳng có, có thể là tìm chưa ra đó thôi.

*Vanda tricolor thường mọc ở trên cành cây hoăc ở gần gốc, thân cao trên dưới 1 m, lá dài 40-50 cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 25-35 cm mang theo 7-15 hoa. Hoa to từ 5-7 cm, mầu trắng có những đốm hay sọc tím nâu ở mặt trước, mặt sau trắng tuyền, nở vào mùa Hạ và lâu tàn. Hương thơm ngát khi có nắng vào khoảng 9-10 giờ sáng đến giờ chiều.

* * * * *Vanda alpina hay Trudelia alpina Thân cao chừng 20-25 cm, lá dài 15-20 cm hoa 2-3 chiếc, to khoảng 2 cm, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa mầu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila và lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.

Vanda pumila hay Trudelia pumila là một cây lan nhỏ moc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn có từ 3-5 hoa mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Có người nhầm lẫn cây này với Vanda cristata. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lưỡi hoa Trudelia cristata chẻ làm 2 như lưỡi rắn, trái lại lưỡi hoa Trudelia pumila hình tròn. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần đông chỉ có 2 hoa nhưng tại vườn lan Vĩnh Mai và tại Đà lạt có nhiều cây có tới 4-5 hoa.

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana cây, lá giống như Vanda, nhưng hoa lại giống như Holcoglosum, nên mỗi người gọi một khác. Thân cao từ 20-40 cm lá dài 20-25 cm. Dò hoa dài 30-25 cm có tới 15-30 hoa nở vào cuối mùa Đông tại Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Căm Bốt.

Vanda denisoniana là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên dài 30-40 cm rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm có 5-8 hoa to chừng 5-7 cm mầu vàng chanh nở vào mùa Xuân hay dầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối. Hình ảnh bên dưới chúng tôi chụp tại Vườn Lan Vĩnh Mai Đà Lạt vào tháng 4-2009. Nhưng Vanda denisoniana cũng có có cây hoa mầu vàng sậm hay nâu đậm được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Vanda cristata hay Trudelia cristata là một cây phong lan lan cỡ trung bình, mọc tại Hồi, Ấn độ, Tây Tạng và Trung Hoa trên các cao độ từ 600-2300 m. Thân cao chừng 25-30 cm, lá dài 20-30 cm, chùm hoa ngắn 15-20 cm. Hoa 5-7 chiếc to 3-5 cm, cánh hoa mầu xanh, dầy và cứng lâu tàn. Lưỡi hoa phía dưới chẻ làm hai.

Theo các sách vở và tài liệu để lại từ trước, cây lan này không mọc tại Việt Nam. Nhưng trong bản Turczaninowia 2005, 8(1): 39-97 Tiến sĩ Leonid Averyanov xác nhận ngày 9-3-2004 Tiến sĩ Phan Kế Lộc và T. T. Anh đã tìm thấy tại Thuận Châu, Sơn La. Trong bộ sưu tập của các anh Nguyễn Minh Đức, Chu xuân Cảnh đều có cây này. Và chính tôi cũng thấy cây này tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn vào tháng 3 năm 2009.

Martin R. Motes một chuyên gia về Vanda cho biết mầu sắc của lưỡi hoa có thể thay đổi từ mầu nâu đen sang đỏ thẫm cùng trong một cây hay từ năm này qua năm khác.

Thực ra nếu chỉ nghe mô tả và xem qua các hình ảnh, chúng ta khó lòng nhận xét và so sánh giữa các cây Trudelia. Nhưng may thay một người có lẽ là người Việt, với biệt danh Cholon đã đưa lên hình ảnh của cây Trudelia alpina với 3 chiếc hoa của Trudelia cristata, Trudelia pumila và Trudelia alpina chụp chung với nhau bên chiếc thước, thực là rõ ràng.

Lan Kim Tuyến ,Lan Gấm , Bán Mô Giống Lan Kim Tuyến

VIDEO: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LAN KIM TUYẾN TỪ CÂY NUÔI CẤY MÔ (PHÔI)

Tên khoa học: Anoectochilus setaceus

Đặc tính, nhân dạng: Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) sinh sống trên những núi đá vôi, nhìn bên ngoài thân và lá có màu tím, trên mỗi lá có từ 3- 5 sọc dọc. Theo các tìa liệu y học của thế giới Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh…

Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) được nhân giống tại vườn

Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) trồng được 10 tháng

Liên hệ mua hàng: Mr:Huy : 0985522.343-098787.2279 * Giao hàng trên toàn quốc*

Phòng nhân giống nuôi cấy cây Lan Kim Tuyến số lượng lớn

2. Những nét cơ bản về Lan Kim Tuyến – Lan Kim cương – Lan Gấm- Cây cỏ nhung

+ Mô tả: Cây Lan kim tuyến bò trên mặt đất cao 10- 20cm, phần non hơi có lông thưa. Lá hình trái xoan hay hình trứng, tròn ở gốc, phiến lá dài 3-4 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và màu hồng nhạt trên các gân, mặt dưới mài nâu nhạt, cuống lá dài 1-2 cm, ở gốc rộng ra thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dài 5-7 cm, mang 5-10 hoa màu hồng khá to (dài cỡ 2,5 cm). Cánh môi dài 15 mm, mang 6-8 ria mỗi bên, dầu môi chẻ đôi thành 2 thùy hình thuôn tròn đầu. bầu dài 13 mm, có lông thưa.

+ Đặc điểm sinh học: Mùa hoa tháng 10-12. Tái sinh chủ yếu bằng chồi của thân rễ. Sống rải rác trong các rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe suối, ở độ cao 300- 1000m. Cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

+ Tình hình phân bố: Lan kim tuyến (Lan kim cương, Lan Gấm, Cây cỏ nhung) Ở Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quảng Bạ), Yên Bái, Vĩnh Phúc (Tam đảo), Hà Tây, Quãng Trị, Kon Tum, Gia Lai. Thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Indonexia).

3. Giá trị dược liệu của cây Lan kim tuyến

Thành phần hóa học của lan kim tuyến bao gồm các chất như: quercetin, isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol-3-O-beta-D-glucopyranosid, 5-hydroxy-3′-4′-7′-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3-beta-D-rutinosid.

Li-Chan Yang, Chang-Chi chúng tôi Ting-Jang Lu, Wen-Chuan Lin. Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Quốc gia Đài Loan, Đài Bắc, Đài Loan, đã nghiên cứu (Arabinogalactan cấu trúc đặc trưng từ Anoectochilus formosanus như một miễn dịch chống lại ung thư ruột kết CT26 ở chuột BALB/c). Được đăng trên tạp chí quốc tế của Phytotherapy và phytopharmacology (số: 2.97). 12/2013).

Trong nghiên cứu các tác giả thấy rằng hoạt chất arabinogalactan (AG) là một dẫn xuất khá phổ biến thuộc chi Anoectochilus formosanus đã được nghiên cứu có tác dụng giảm đáng kể cả kích thước khối u và trọng lượng khối u. Bên cạnh đó, AG tăng tỷ lệ các tế bào T là DC, CD3 (+) các tế bào T CD8 (+), CD49b (+) CD3 (-) NK trong các tế bào lá lách, và hoạt tính độc tố tế bào ở chuột mang khối u. Ngoài ra, hóa mô miễn dịch của khối u đã chứng minh rằng phương pháp điều trị AG tăng khối u – lọc NK và gây độc tế bào T -cell. Những kết quả này chứng minh rằng AG, một polysaccharide có nguồn gốc từ thực vật, cũng có hoạt tính điều hòa miễn dịch bẩm sinh và hoạt tính chống ung thư. Vì vậy AG có thể được sử dụng như một phương pháp miễn dịch trị liệu ung thư.

Trong y học, Lan kim tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh; giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn.

Lan kim tuyến

+ Giá trị Lan kim tuyến: Là cây lan dược liệu dùng để làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh nhờ hoạt chất quý có trong cây Lan Kim Tuyến( Lan Gấm), gồm các chất như: quercetin, isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol-3-O-beta-D-glucopyranosid, 5-hydroxy-3′-4′-7′-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3-O-beta-Drutinosid.

* Tình trạng: Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan kim cương, Cây cỏ nhung) hiện loài lan dược liệu này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, vì Lan Kim Tuyến mọc rải rác và số lượng thì không nhiều và đang bị người dân khai thác cạn kiệt để xuất sang biên giới cho Trung Quốc. Mặc khác, về khả năng tái sinh của cây Lan Kim Tuyến trong tự nhiên thấp, đặc biệt là những nơi môi trường sinh thái bị tàn phá.

Trồng và bảo tồn lan kim tuyến dưới tán rừng

4. Công dụng của cây lan Kim tuyến

Theo một số nguyền tài liệu y học của Đài Loan, cây Lan Kim Tuyến (lan gấm, Lan kim cương, Cây cỏ nhung) được coi là vi thuốc rất quý, có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính.

– Toàn thân cây đều có thể dùng, chủ trị bênh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do răn cắn, tác dụng bổ máu, giải nhiệt.

– Lan kim tuyến ( Lan gấm ) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi, giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan,bênh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp, trẻ con chậm lớn, suy thận.

– Lan kim tuyến ( Lan gấm ) có tác dụng Hạ sốt, giải nhiệt, trị ho khan, đau ngực , đau họng, thanh huyết nhuận phổi, trị bệnh phổi…..

Vườn trồng thực nghiệm Lan kim tuy ến

Tình hình hiện tại: Đã có nhiều để tài dự án được thực hiện trên cả nước và đã có những thành công nhất định. Với đề tài “Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lan kim tuyến” và Dự án “Trồng lan kim tuyến dưới tán rừng tại tỉnh Kon Tum” được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ Tp. Kon Tum thực hiện đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đem lại những mới mẻ để hoàn thiện quy trình công nghệ chuyển giao cho người dân trồng Cây lan kim tuyến nhằm duy trì và mang lại hiểu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Cây Lan Kim Tuy ến ra vườn

Phòng mô Vườn Sinh Thái có cung cấp các mặt hàng sau:

1. Chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống cây mô Lan Kim tuyến

2. Chuyển giao quy trình trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến

3. Cung cấp các sản phẩm cây mô giống lan kim tuyến

– Combo cây giống 20 cây /chai + Giá thể (đất trồng) : 250.000đ/chai

– Cây mô bì Đơn hàng 2.000 cây trở lên (free ship): 3.500đ/cây

– Cây mô bì Đơn hàng 200 cây trở lên (free ship) 5.500đ/cây

– Cây mô bì Dưới 100 cây chưa phí ship 8.000đ/cây

4. Cây giống 5-6 tháng tuổi

– 7.000đ/cây ( Đơn hàng 200 cây trở lên free ship)

– 8.500đ/cây (Đơn hàng 100 cây trở lên free ship)

– 9.000đ/cây ( Đơn hàng 50 cây trở lên chưa ship)

– 10.000đ/cây (Đơn hàng dưới 50 cây chưa ship)

5. Hàng thương phẩm

– Lan kim tuyến rừng 2.500.000đ/kg (free ship trên 2kg)ến

– Lan kim tuyến khô 25.000.000đ/kg

Lan kim tuyến rừng tươi

Một số đặc điểm về hàng thường phẩm rừng: Hàng to nhỏ lộn xộn không có sự đồng đều, hàng được người dân địa phương lấy về, Cây chủ yếu là lá tím vân tím mặt dưới lá tím, lá tím vân xanh mặt dưới lá xanh, hoặc cây xanh vân trắng nhưng ít.

Liên hệ đặt hàng: 0985522343 – 0987872279 (HUY)

Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến

1. Chuẩn bị nhà trồng.

Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chúng ta nên trồng cây Kim tuyến trong nhà có mái che để giảm ánh sáng: Có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà lưới che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. Vì trồng trong nhà kính hoặc nhà lưới sẽ ngăn cản sự xâm nhập của các loại côn trùng gây hại và giảm thiểu tối đa các yếu tố gây bệnh cho cây. Tuy nhiên việc lựa chọn nhà kính là lựa chọn tối ưu nhất với đối tượng cây này.

Đối với nhà trồng cây Kim tuyến cần chú ý một số điểm sau:

+ Dùng lưới cản quang có độ cản từ 50-70% ánh sang tán xạ để che phần trên mái và phần xung quanh nhà trồng.

+ Cần lắp đặt hệ thống phun sương trong nhà trồng.

2. Chuẩn bị giá thể

Yêu cầu đối với giá thể trồng cây Kim tuyến: Tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và không chứa mầm bệnh hại. Vì vậy giá thể dùng để trồng cây Kim tuyến được chúng tôi lựa chọn là lại giá thể gồm: 1/3 xơ dừa + 1/3 đất mặt + 1/3 phân bò được ủ với chế phẩm, phụ gia (vôi tôi 1% + tricoderma 1% + phân NPK 1% + phân lân 5% + phân vi sinh 1%), sau đó tiến hành phối trộn và ủ 2,5-3 tháng trước khi trồng.

Giá thể phải được xử lý nấm bằng ridomil gold (20g/16l nước) trước khi trồng.

3. Tiêu chuẩn cây giống trồng

Cây giống khi đưa ra trồng cần đảm bảo tiêu chuẩn sau: Cây đồng đều, to khỏe, chiều cao từ 3,5 – 5cm, số lá thật từ 2 – 4 lá, không bị sâu bệnh.

Đối với cây giống là cây in vitro cần được huấn luyện ra cây 35 ngày trước khi trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất. Trong đó, huấn luyện cây ngoài vườn ươm 30 ngày.

4. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng cây kim tuyến tốt nhất là vào đầu mùa mưa vào khoảng tháng 4-5 hàng năm. Tuy nhiên đối với cây Kim tuyến khi trồng trong nhà màng, chủ động điều khiển được ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thì việc trồng cây kim tuyến có thể trồng quanh năm.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Cách vào giá thể

* Đối với trồng trên luống

Chiều rộng luống nên thiết kế khoảng 1 -1,2m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nhà kính để thuận tiện trồng và chăm sóc, sau đó cho giá thể đã được chuẩn bị vào luống với độ dày của giá thể từ 20-25cm.

* Đối với trồng trên khay hoặc chậu

Cần vệ sinh khay, chậu, vỉ xốp bằng xà phòng và khử trùng bằng dung dịch nước vôi pha loãng, sau đó đem phơi nắng để ráo nước mới đưa vào sử dụng.

Cho giá thể đã chuẩn bị sẵn vào khay sốp với độ dầy từ 15-20cm.

b. Cách trồng

– Đối với việc trồng cây Kim tuyến trên luống hay trong khay xốp thì mật độ trồng là 5x5cm/cây. Khi trồng dùng tay nén chặt đất vừa phải sao cho thân cây thẳng đứng vuông góc với bề mặt luống trồng.

– Sau khi trồng cần tưới nước hoặc pha Ridomil gold với nồng độ 1g/lít tưới cho cây và giúp phòng bệnh.

c. Cách tưới nước

*Tưới nước cho cây không trồng trong nhà kính

– Vào hai tuần đầu mới trồng mỗi ngày cần định kỳ tưới nước 2- 3 lần đối với những ngày trời nắng, còn đối với những ngày mưa tưới 1 lần bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống.

– Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới 1 lần hoặc không tưới tùy thuộc vào ẩm độ của vườn.

* Tưới nước cho cây trồng trong nhà kính.

– Đối với cây trồng trong nhà kính việc việc tưới nước cho cây trong hai tuần đầu lúc mới trồng mỗi ngày cần định tưới nước 3- 4 lần đối với những ngày trời nắng bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống, vào những ngày mưa ta không cần tưới vì nhà kính khi mưa nước mưa đã đi qua lưới cản côn trùng bổ sung lượng nước cho vườn.

– Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới không tưới nước.

d. Cách bón phân

* Giai đoạn 2 tháng đầu mới trồng

– Sau khi trồng xong phun Ridomil gold (giúp chống chết cây con, chống dịch bệnh phát sinh trong đất).

– Đối với cây Kim tuyến trong 2 tháng đầu mới trồng khả năng cây hấp thụ dinh dưỡng từ giá thể chưa cao vì bộ rễ cây còn yếu, cho nên định kỳ mỗi tuần 1 lần ta sử dụng phân bón lá phun bổ sung qua lá cho cây dễ hấp thụ. Phân bón lá dùng cho giai đoạn này là Atonik hoặc gibber TB nhằm bổ sung dinh dưỡng qua lá và kích thích sự sinh trưởng của rễ, thân, lá với liều dùng (1g Atonik hoặc gibber TB /1 lít H2O) phun ướt đẩm toàn thân và lá.

Cây kim tuyến trồng được 3 tháng ngoài vườn ươm

* Giai đoạn sau 2 tháng trồng

Từ tháng thứ 2 trở đi bón phân theo công thức 80N : 40P2O5 : 90K2O định kỳ 2 tháng/lần, chia làm 3 lần bón bổ sung cho cây. Trong đó các lần bón trung bình bón 190,1 g/m2 (57,1g Ure + 83g lân + 50gkali).

6. Phòng trừ sâu, bệnh hại

Ø Chuột

Chuột thường phá hại cây vào buổi tối và sáng sớm. Ở những khu vực trồng thường có chuột xuất hiện, tổn thất do chuột gây ra đối với vườn trồng Lan kim tuyến rất nặng nề. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể làm tổn thất 100% vườn trồng trong vài ngày.

Biện pháp phòng trừ

– Cần rào vườn bằng lưới kín để chuột không vào được, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.

– Phun hoặc rải thuốc diệt chuột ở quanh vườn và tại các góc nếu phát hiện khu vực vườn có chuột phá hoại.

Ø Sâu khoang

– Sâu non mới nở tập trung ở mặt dưới lá, ăn hết lá thịt chừa lại biểu bì và gân lá. Ở tuổi 3-4 ngày sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn trụi lá, cành hoa nụ quả. Sau đó sâu chui xuống đất làm kén và hoá nhộng sinh sản lứa tiếp theo.

Biện pháp phòng trừ

– Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu khoang, diệt sâu bằng ngắt ổ trứng hoặc bắt bằng tay với sâu lớn. Khi mật độ sâu nhiều ta sử dụng thuốc BVTV để diệt, ta nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế sự độc hại khi phun cho cây vì đây là cây dược liệu…

Ø Ốc sên

– Ốc sên thường hoạt động và gây hại vào ban đêm và những ngày trời u ám.Trên Lan Kim tuyến ốc sên thường cắn đứt ngang thân cây ăn sạch lá và ngọn cây.

– Xử lý tốt giá thể nhằm hạn chế các ổ trứng ốc sên.Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất hiện của ốc. có thể bắt bằng tay hoặc rải thuốc trị ốc khi thấy xuất hiện, chú ý cần rải thuốc đúng liều lượng, đúng quy cách cho phép nhằm tránh việc gây ngộ độc cho cây.

Ø Rầy nâu

– Rệp bám vào lá, thân, cành, hoa, quả để hút nhựa cây, cây bị nặng lá sẽ quăn queo, vàng, ngọn rụi lại, nhiệt độ thích hợp cho rệp sinh trưởng từ 14 -15ºC.

Biện pháp phòng trừ

– Chăm sóc cây ngay từ khi mới trồng. Phát hiện rệp sớm, có thể phun thuốc BVTV(penalty,…).

Ø Nhện đỏ

– Nhện đỏ chích hút mô lá của cây làm cây bị mất màu xanh chuyển sáng màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá

– Biện pháp phòng trừ: Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc. Ngoài ra, nhện tạo lập quần thể rất nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện (confidor + dầu khoáng …).

Ø Nấm bệnh, vàng lá

Triệu chứng

Là bệnh do các loại nấm ký sinh trên cây gây ra. Nấm bệnh tấn công các tế bào lá nên lam lá mất khả năng quang hợp và bị vàng đi dần cây sẽ bị chết.

Biện pháp quản lý

– Nguồn cây con sạch bệnh, cây giống không bị nhiễm nấm bệnh

– Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.

– Không bón phân chuồng tươi, nước có mầm bệnh.

– Sử dụng các loại thuốc như Ridomil, daconil, mancozec… phun định kỳ để phòng bệnh.

Ø Chết rụt, thối thân

+ Triệu chứng và đặc điểm lây lan

Cây héo đột ngột, lá còn xanh, cây bị thối ngang thân

Là bệnh do vi khuẩn gây nên, vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 27°C, xâm nhập qua vết thương vào cây.

+ Biện pháp quản lý:

Nguồn cây con sach bệnh: Kỹ thuật làm vườn ươm phải đảm bảo hạt giống sạch bệnh, trồng trên đất vụ trước không bị bệnh hoặc không trồng cây họ cà.

– Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.

– Đất ruộng chua có thể bón vôi bột (20kg/sào) khi làm đất.

– Không bón phân chuồng tươi, nguồn nước có mầm bệnh.

– Không để giống trên ruộng đã bị bệnh.

7. Thu hoạch, bảo quản.

* Thu hoạch

Cây Kim tuyến sau khi trồng từ 1 năm đến 16 tháng có thể thu hoạch tất cả các bộ phận cây. Đối với cây Kim tuyến khi thu hái nên thu hái vào buổi sang sớm là tốt nhất, khi bề mặt lá và thân đều khô ráo. Tuy nhiên để thu hoạch lan Kim tuyến được hiệu quả cao nhất ta nên thu hoạch khi cây đang có hoa, vào thời này trọng lượng cây đạt là cao nhất.

* Bảo quản

Cây kim tuyến có thân và lá chứa nhiều nước nên thu hoạch xong cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất (muộn nhất 24 giờ) tránh hao hụt chất lượng cây, mất nước.

Đối với cây Kim tuyến khi sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô, tuy nhiên hiện nay trên thị trường thường dùng sản phẩm tươi là chủ yếu vì vậy đối với mỗi cách ta cần chú ý một số điểm sau.

+ Đối với trường hợp dùng tươi: Sau khi thu hái ta chỉ rủ nhẹ thân cây để làm sạch một phần đất bám trên rể, không nên rữa vì khi vận chuyển xa có thể làm cho cây bị thối. Còn sử dụng ngay tại chổ ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào sử dụng như ( Ngâm rựu, nấu nước uống, dùng rau.. .

+ Đối với trường hợp dùng khô: Sau khi thu hái ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho khô. Nếu ngày nắng ta có thể phôi khô còn ngày mưa ta có thể sấy khô. Có 2 cách sấy khô ( Sấy khô bằng máy sấy thông thường ở 50oc hoặc sấy lạnh) tuy nhiên cách sấy lạnh là tốt nhất vì cách sấy này ít làm mất giá trị dinh dưỡng của cây. Sau khi sấy khô ta cho vào bao Nilon và dùng máy hút chân không để hút hết không khí ra khỏi bì đựng Kim tuyến sau đó dập miệng. đối với phương pháp sấy khô ta bảo quản được sản phẩm đi xa và thời gian sử dụng lâu hơn.

LIÊN HỆ HỖ TRỢ KỸ THUẬT: 098.55.22.343 – 098787.2279 (KS.HUY)

Lan Kim Tuyến (Lan Gấm)

Chi tiết

Lan kim tuyến hay lan gấm là một thảo dược rất quý hiếm của vùng núi Tây Bắc. Lan kim tuyến có rất tác dụng quý đối với sức khỏe, đây là vị thuốc quý được người Trung Quốc tôn vinh, đang được họ thu mua với giá rất cao.

Khu vực phân bốCây lan kim tuyến còn gọi là lan gấm, nam trùng thảo, cỏ nhung, cây kim cương, giải thủy tơ. Đây là một loài dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Nhưng do hiện nay nhu cầu sử dụng quá cao của người tiêu dùng cùng với sản lượng trong tự nhiên rất ít nên cây lan kim tuyến đang đứng trước khuy cơ tuyệt chủng. Cây lan kim tuyến đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, loài lan cần được bảo vệ trong tự nhiên. Hiện nay nhà nước ta cũng đang có những công trình nghiên cứu để nhân giống loài dược liệu quý hiếm này.

Tên khoa học

Anoectochilus setaceus Blume. Thuộc họ Lan

Hiện nay chúng tôi mới thấy cây lan kim tuyến mọc trong các khu rừng dậm, cây không phân bố ở đồng bằng. Lan kim tuyến thường mọc ở ven suối (Nơi có độ ẩm cao) chúng ưa bóng mát nên chỉ mọc dưới các tán cây rừng.

Cây thường mọc ở vùng núi cao của các tỉnh phí Tây Bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc.

Cách chế biến và thu hái

Cây được thu hái quanh năm, khi thu hái người dân thường chỉ hái thân là lá chứ không đào lấy rễ để cho cây tiếp tục phát triển. Cây sẽ được đem về rửa sạch, phơi khô (có khi dùng cây tươi) làm thuốc.

Thời điểm năm 2010 rộ lên cơn sốt mua lan kim tuyến của thương lái Đài Loan, trung Quốc họ tới thu mua ráo riết lan kim tuyến với giá cực cao từ 3,5 đến hơn 4 triệu đồng/1kg. Ở Đài Loan họ giao bán trên các kênh online khoảng 10 đến 12 triệu đồng/1kg tươi.

Thành phần hóa học

Theo các tài liệu lan gấm có chứa các hoạt chất chính: beta-D-glucopyranosy, succinic acid, palmitic acid, stearic acid, beta-sitosterol và nhiều hoạt chất quý, các acid amin quý khác.

Cây lan gấm

Điều vô cùng quý đó là các acid amin quý trong cây lan kim tuyến được cho là có tác dụng điều trị các khối u ác tính (Ung thư). Ngoài ra vào tháng 7/2015 bằng sáng chế số: US 9072770 B2 của Mỹ đã được công bố khẳng định các hoạt chất trong cây lan kim tuyến còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan.

Tính vị

Cây có vị ngọt, hơi chát, tính mát, vào can và tỳ.

* Công dụng

Cây lan kim tuyến là một thành phần trong những bài thuốc cổ của đồng bào người dân tộc vùng Tây Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian cây có những công dụng chính như sau:

Điều trị ung thư

Điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị các bệnh về gan

Tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng

Điều trị mất ngủ

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân tiểu đường

Người bị đường huyết cao

Bệnh nhân gan như: Xơ gan, viêm gan B, ung thư gan

Người gầy yếu, kém ăn, suy nhược cơ thể

Người bị mất ngủ

Người bình thường dùng rượu ngâm lan kim tuyến rất tốt.

Cách dùng, liều dùng

Điều trị ung thư: Cây lan gấm tươi 25g, cây xạ đen 35g đun nước uống hàng ngày.

Điều trị bệnh gan: Lan tươi 25g, cà gai leo 35g đun nước uống hàng ngày.

Điều trị tiểu đường: Lan gấm tươi 25g hãm nước uống sau bữa ăn 15 phút.

Điều trị mất ngủ: Lan kim tuyến tươi 25g, hoài sơn khô 15g, tâm sen 8g ham nước uống hàng ngày.

Điều trị suy nhược, kém ăn: Lan gấm 25g, hoài sơn khô 15g, mạch môn khô 15g sắc nước uống hàng ngày.

Cách ngâm rượu lan kim tuyến

Chuẩn bị: 1kg  cây tươi (cây khô 500g), 3 lít rượu

Cách làm: lam rửa sạch, dùng quạt thổi khô nước, đem ngâm với 3 lít rượu 40 độ. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.

Tác dụng: Rượu kim tuyến có tác dụng bồ bổ cơ thể, tăng cường tiêu hóa, cải thiện miễn dịch rất tốt cho sức khỏe.

Mua cây lan kim tuyến ở đâu, địa chỉ bán lan gấm ?

Xuất xứ: Được thu hái từ rừng Yên Bái

Tình trạng: Cây tươi và cây khô

Quy cách đóng gói: Túi nilon 1kg

Hình thức bảo quản: Tự nhiên, không chất bảo quản

Hướng Dẫn Cách Xem Tướng Gà Hay

LƯNG GÀ

Lưng gà hay phải theo xuôi với cần cổ bằng ngang, thẳng băng, xéo tiếp với đuôi.

+ Gà lưng dài thì tốt, lưng ngắn thì dở, to hông thì có dư sức khỏe.

+ Tránh chơi gà lưng gù, vòm cong như lưng tôm, loại gà bất tài.

+ Lưng gà và lưng cánh, tạo thành một mặt phẳng trên lưng, gọn gang nhỏ dần về đuôi, hơi xéo xuống đuôi, gà ấy giỏi lắm.

+ Lưng xéo xuống đất về phía cổ, gà dở.

+ Lưng xéo xuống đất về phía đuôi, gà tốt.

+ Lưng bằng ngang, có con hay con dở, đa số là dở.

+ Bề ngang của lưng tại hai bên nách, nhỏ, lép, gà thiếu tính bền.

+ Trên lưng có bộ lông mã thả thong hai bên hông, phía sát đuôi, gà nhiều lông mã, xem rậm rạp, tốt lắm.

Nếu những lông này dài, nhọn như kim được thả xuống, mũi chỉ về phía trước, chứng tỏ gà bền sức, cựa đâm nhiều, rất quý, mã ấy gọi là “mã kim”.

+ Nếu lông mã, cái to cái nhỏ, nửa mái lại nửa gà thường, gà ấy tốt, thường là gà hay. Lông mã mọc nhiều hai bên đùi, quý lắm.

+ Gà xám tro, ô ướt, tuyền một sắc, tốt.

+ Ngũ sắc thì may độ lắm, không kỵ sắc nào.

+ Lông mã nhiều sắc không tốt, nhưng có ít chấm như sao, lại quý.

+ Lông mã có màu như lông công là gà hay, có tài.

+ Đôi vai gồ lên, không bằng phẳng, vai hẹp, tốt. Gà ấy đứng nước khuya giỏi ( chẳng nên lầm với hai trái chanh, càng lớn càng tốt).

CẦN CỔ GÀ

Cổ gà nòi thường dài, nhưng nếu dài quá thì lại yếu, cần cổ sẽ không lấn được lúc giao chiến. Cần cổ được kể từ dưới lỗ tai trở xuống đến gáy, chạm lưng, nếu gà cần cổ quá nhỏ, thật bất tiện, gà ấy yếu, khó trả đòn mãnh liệt. “Gà cựa” cũng như “gà đòn”, cổ to là tốt, nhưng thường “gà cựa” cổ bé nhỏ hơn “gà đòn”. Cổ có nhiều hình thù khác nhau: cổ tròn, cổ dẹp, cổ liền, cổ rời, cổ cò và cổ kên kên.

Cổ tròn thì tốt, cổ dẹp thì xấu

Cổ liền thì tốt, cổ rời xấu

Cổ kên – kên thì tốt, cổ cò xấu

Cổ đôi thì rất tốt

Cần cổ tròn và liền: hay tạt hay quăng, đá trên

Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới, đá lòn.

Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời: là cổ xấu.

CỔ TRÒN: Đứng nhìn gà, ta thấy cần cổ tròn như một ống tre.

CỔ DẸP: Cần gà sẽ chia làm đôi một cách rõ rệt, một nửa dành cho xương cần, một nửa dành cho cuống họng, cổ không được no tròn.

CỔ LIỀN: Cổ liền thường tròn, đưa tay bóp xương cần, không thấy nhưng mắt cần ráp lại, tựa như mắt tre vậy.

CỔ ĐÔI: Cần cổ gà cứng, tròn to từ trên xuống quá khỏi gáy, không phải cổ đôi, thường ở gáy có miếng da mỏng kéo từ cổ xuống lưng.

CỔ RỜI: Trái ngược với cổ liền, ta sẽ thấy từng mắt nổi lên rõ ràng khi đưa tay nắn cần cổ.

CỔ CÒ: Gà cố dài nhòng thẳng tắp hoặc quá cong sau ót và trước ngực.

CỔ KÊN KÊN: Là cổ ngắn, tròn, cong trên ót, trước ngực, cổ không lồi ra, cổ to và liền. Lấy tay đẩy cổ gà qua lại, lên xuống, trong khi tay kia giữ thân gà, cốt xem cần có cứng không, yếu là dở.

–    Cổ ngắn là đúng cách nên dung.

–    Cổ tròn và dài là gà đi trên, đánh từ cần cổ địch thủ trở lên.

–    Cổ dẹp và ngắn là gà chạy dưới, đá chuyên hầu, vai, đùi, ngực.

Cổ gà vừa đòn vừa cựa thường to mà đẹp, như vậy vẫn có khi dung được.

Cổ gà nếu thấy một vảy đóng sau tai, tựa như vảy dưới chân, có khi lông cổ che mất, xem rõ mới biết, rất tốt, gà này được mệnh danh là “linh kê”, quý lắm.

–    Cần cổ tròn và liền: hay tạt xuống hay quăng, đá trên

–    Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới đá lòn

–    Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời, cổ xấu.

MẮT GÀ

Mắt gà: giác quan bất lộ. Con mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà nhiều nhất. Nó gan lì, hung hăng và tài ba là dường nào, cũng đều nhận thấy từ nơi con mắt. Tiền khởi nhìn con mắt phải sâu, đừng sâu hoắm khiến con gà chậm chạp. Mắt bằng ngang, không sâu chẳng lồi, gà ấy có bản tánh hiền lành, nhát đòn. Nếu mắt lồi, không tốt, dễ đuối, nhát. Mắt gà tốt thường có viền đen chung quanh mí, tròn và con ngươi phải tròn như hạt trai, con ngươi đen, thật tròn, nhỏ mới linh động, thế mới đúng câu “giác tâm nhị tiểu” của Lê Văn Duyệt. Trong mắt có nhiều màu sắc khác nhau.

1/ NHỮNG MÀU MẮT NÊN CHƠI.

–    Trắng dã: tính khí lỳ lợm, gan dạ, đòn độc.

–    Trắng ngà: cũng tốt nhưng kém hơn màu trắng dã.

–    Bạc: lanh lẹ, linh động.

–    Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ lợm.

–    Vàng đất đốm đen: gọi là mắt rắn hổ, nếu mí mắt bằng ngang, gọi chung là “mắt ếch” (mí mắt không cong theo vòng tròn của mắt).

–    Mắt ếch: màu nâu có đốm đen hoặc nâu huyền, gà lỳ lợm.

–    Mắt sao: tựa như mắt bạc và xám.

–    Mắt hạt cau: mắt trắng, hoặc đỏ hay xám hoặc vàng, có tủa ra chỉ hồng, dữ dằn.

–    Mắt lửa: mắt màu đỏ tía như lửa, gan dạ, hung hăng.

–    Mắt xanh: có màu xanh nhạt, nhìn xa tựa như mắt trắng, gà có tài.

2/ NHỮNG MÀU MẮT CHẲNG NÊN CHƠI

–    Mắt đen thui: còn gọi là “mắt cá lóc”, nhát, dễ chạy bậy.

–    Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi thì gọi là “mắt ốc cao”.

–    Mắt vàng: yếu.

–    Mắt xám: thường.

+ Nếu là loại nhạn, chuối, ô bông, bông nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro, mà có những màu mắt kể trên thì khôn, xứng tướng.

+ Nếu mà có đôi chân trắng (những màu mắt kể trên) sẽ không tốt. Ngoại trừ mắt hạt cau dung được. Nếu là loại: điều, ó, ô, xám, khét, ngũ sắc, ô điều, và có những màu sắc trên chơi mới quý.

–    Cặp mắt trắng, đôi chân trắng, cái mỏ trắng, nếu là: ô, ô điều, điều xám, đều là gà tốt.

–    Gà có chân xanh mắt bạc, vàng thau, tốt.

–    Gà ô chân xanh hoặc đen, nên có những mắt trắng hoặc những màu nên chơi. ( chung quy chỉ nên dung những màu mắt kể trên). Nếu gà có mỗi mắt một màu khác nhau, gà này tuy khá nhưng không nên chơi, vì nó kém bền, không đúng cách, thuận một bên, dễ mù. Còn gà có hai màu, nhợt nhạt ở một bên mắt, gà ấy yếu, bở sức, đòn thường. Loại gà “đổi màu” theo cảnh vật xung quanh, gà này có tài, nhưng nhát gan (lúc màu này lúc màu nọ).

–    Độc long là gà từ trứng sinh ra chỉ có một mắt (quí tướng) thuộc loại gà hay.

–    Bổ túc cho mắt, mí mắt phải mỏng, để mở ra khép lại dễ dàng, dễ cảm kích hơn.

ĐẦU GÀ

1) GÒ MÁ: Gò má của gà cần phải cao mới quý, và cũng để bảo vệ đôi mắt khỏi nguy hiểm, nếu cao mà rộng càng quý hơn.

2) LỖ TAI: Phải được nhiều lông nhỏ, cứng che kín, để bảo vệ khi giao chiến, có thể đất cát lọt vào, gây trở ngại cho óc, làm gà mất nhanh nhẹn.

3) LỖ MŨI: Lỗ mũi nên mở rộng, để gà không nghẹt thở lắm.

4) GÒ TRÊN MẮT: Phía trên mắt gà nòi thường thường nhô lên một cái gò, khiến ta thấy con mắt sâu xuống gò này có nhiều hình, có con gò cao, con lại gò thấp, thường gò cao tốt hơn, nhưng đừng quá cao để che mất mắt khi đứng trên nhìn xuống, chỉ them chậm chạp.

Những gò này được tính từ lỗ tai chạy dài ra gần phía mũi.

Gò nổi: nổi lên sát phía mỏ, con mắt hơi lui về phía sau tai, thì bộ mặt gà dữ hiện ra ngay.

Gò lép: gà thường đánh trên, nhưng kém gan dạ.

Gò lồi: gà đánh trên, đánh dưới tùy con, nhưng gan lỳ. Đầu gà phải nhỏ hơn cổ, ít ra cũng bằng cổ, đừng lớn hơn sinh ra chậm chạp, nặng nề, trên đỉnh đầu chia ra làm hai, ấy là sọ đôi thường yếu. Đầu gà bằng láng, tròn, thon xuôi như quả xoài là tốt. Đầu tròn xuôi xuống cổ, nhưng cách cổ bằng một khấc, lõm xuống rồi mới đến cổ, tiếp tục cong vòng xuống thân, loại đầu này thường trên đỉnh bằng trơn, tốt lắm, đích thị gà thế, lúc giao chiến gà này luôn luôn thủ giấu cái đầu của nó dưới bụng, dưới cánh địch thủ.

*Chú ý: gà nào thì sọ với cổ cũng cách nhau 1 rãnh ngang, nhưng tùy con, nhiều và ít mà thôi.

– Gà mặt có nhiều vết nhăn nheo, gọi là mặt “gốc tre”, tốt lắm, gà này rất bền sức và gan dạ.

– Mặt gà có những bớt đen, gọi là “mặt lọ”, gà này dữ.

– Con mắt nghiêng, ngửa lên trời, mắt hơi cao lên đỉnh đầu, gọi là “gà mặt cóc”, gan dạ, bền sức.

– Đứng trước mặt gà, nhìn xuống đầu, sẽ thấy đầu hình tam giác, tính từ trái qua phải, nếu đầu gà dẹp, gà ấy lẹ lắm, tránh né rất nhanh, trái lại, đầy, to là gà chậm.

– Trên đỉnh đầu, sọ được chia làm hai, gọi là “sọ đôi” như đã nói trên, gà tuy yếu nhưng “quăng” giỏi, có biệt tài đá “song phi”, không cần cắn cổ, gà này đá mở rộng.

– Đầu gà bề ngang rộng, gà ấy gan dạ, chậm chạp hay hứng đòn.

– Đầu gà hẹp (nhìn từ trên xuống), nhút nhát, chuyên môn so vảy trước khi đá, nếu thấy địch tài ba, là cuốn gói (độn khứ lai kê).

– Đầu vừa, không quá rộng và quá hẹp, mắt sâu, gà lỳ lợm, chịu đựng giỏi, ra đòn khéo, nhưng coi chừng mắt quá sâu thì chậm.

– Con mắt to, lớn cả ngoài khuôn loại ấy có biệt danh là “chí tứ bất thoái”, gà ấy sống chết coi thường, rất gan lỳ nên chơi.

MẶT GÀ

Mặt gà cũng có lắm hình dáng khác nhau tùy theo từng dòng, “dòng cựa” khác “dòng đòn” khác, “dòng chung đúc” và nhiều loại ” dòng bản xứ” khác nhau.

Thí dụ:

Mặt điền: vuông

Mặt tam giác: tam giác

Mặt nhật: chữ nhật

Mặt góc tre: nhăn nheo như gốc tre

Mặt cú: giống mặt con cú

Mặt lục: lục giác

Mặt khuyết: tam giác lõm

Mặt ó: giống mặt con ó.

Mặt tròn: tròn

Mặt nhọn: nhọn

Mặc cóc: giống mặt con cóc

Mặt lọ: có bớt đen như lọ

Mặt bán nguyệt: hình bán nguyệt

Mặt quạ: giống mặt con quạ

Khuôn mặt là khoảng chung quanh con mắt.

+ Gà có “mặt điền”: thường là gà đòn, gan góc, đòn đá hóc hiểm,  nếu con mắt thụt sâu, gan lỳ.

+ Gà có “mặt tam giác”: thường là gà cựa, cựa đâm liên tục, nhanh nhẹn lẹ làng, gà mặt tam giác thuộc dòng gà cựa danh tiếng.

+ Gà “mặt nhọn”: lẹ làng, nhưng nhát, bở. Gà mặt nhọn có thể được chung đúc từ gà “mặt tròn’ và “tam giác” mà ra.

+ Gà “mặt tròn”: gà lỳ và lanh lẹ, nhưng kém bền sức, bằng gà “mặt điền”.

+ Gà “mặt nhật”: có tướng đẹp trai, điêu luyện, nếu hay thì tuyệt hay, bằng không bình thường, nhưng không dở.

+ Gà “mặt cóc”: biệt danh là “chí tử bất khoái”, gan lắm, chết không chạy.

+ Gà mặt “gốc tre’: cũng gan dạ không kém, xem bộ mặt không thấy thư sinh, chỉ thấy lầm lỳ, sống chết bất cần.

+ Gà “mặt cú”: mang trong mình tính tình dữ tợn, thêm điêu ngoa.

+ Gà “mặt lọ”: cũng nên chơi, chẳng kém gì các gà khác.

+ Gà “mặt lục”: hay dở tùy con.

+ Gà mặt “bán nguyệt”: dữ tợn hơn mặt tròn. Còn nhiều loại mặt khác, chung quy cũng là do những loại mặt nói trên chung đúc ra, vẫn nên chơi tùy con, tùy tài. Gà đòn nên chơi mặt vuông, gà cựa mặt tam giác, gà pha đòn pha cựa mặt nhật là đúng.

+ Gà “mặt khuyết”: đòn hoặc cựa đều hay. Các loại mặt tốt thì gò má và gò mắt phải cao  mới hay.

+ Gà “mặt quạ”: trông dữ dằn, ham chiến đấu.

+ Gà “mặt ó”: lanh lợi dữ tợn và to gan, đa số gà mặt ó thuộc dòng giống tốt.

–    Khoảng cách ở mặt từ mí mắt đến lỗ mũi, rộng sâu là gà nhạy đòn, địch thủ dễ mất bình tĩnh với nó.

–    Khuôn mặt gà tròn, rộng chung quanh khuôn viên ra tới mũi bằng phẳng, gà ấy bình tĩnh điềm đạm, đánh một đòn đáng một đòn.

–    Gà “mắt lửa”: đỏ như lửa, có thể đổi màu tùy lúc, hoặc thêm đốm đen, xanh xanh, con ngươi cũng đen hoặc xanh, đúng gà ấy được mệnh danh là “cuồng kê”, gà quý lắm.

–    Gà tròng vàng sậm có điểm đen hoặc xanh, loại mắt thau cũng quý. Như đã nói qua, mắt trắng dã, đá nhanh đòn, né tránh gọn gang, ra đòn nguy hiểm, mắt long lanh sáng ngời, chớp có sao, là loại khôn ngoan ít có.

CỰA GÀ

Cựa gà được gắn liền gần thới tại đôi chân. Cựa giống một long xương, ruột có máu bọng, đầu nhọn. Cựa có khi to gần bằng ngón tay út, có khi nhỏ như đầu đũa, thường chỉ về phía sau, hơi cong hoặc thẳng tùy con. Cựa có nhiều loại:

1)    Cựa sáp: bên ngoài được bao bọc bởi một lớp men, dẻo như sáp, nếu lấy dao mà cạo, ta sẽ thấy ra những lớp như cạo đèn cầy, sau đó là đến lớp xương rồi mới đến máu.

2)    Cựa thép: thường màu đen, nếu cạo sẽ thấy cứng hơn nữa, dẻo.

3)    Cựa xương: màu trắng đục, nếu cạo sẽ thấy giòn cứng.

4)    Cựa vôi: lớp ngoài rất bở, tựa như vôi đóng, không gọt chuốt được.

5)    Cựa da: đụng mạnh vào cựa thấy lung lay, rung rinh (cựa giấp).

* Hình dáng của cựa:

–    Đôi cựa dài, hơi cong mũi được gọi là “song đao”.

–    Nếu mũi cựa hơi nghiêng về phía sau một chút, đứng cất chéo lên nhau, được gọi là “song đao nghiêng” (cựa độc).

–    Nếu cong ít hơn song đao gọi là “siêu đạo” (cựa độc).

–    Hai cựa ngay thẳng chỉ vào nhau gọi là “giao chỉ” (cựa khá).

–    Nếu thẳng, quay mũi ra phía khác, gọi là cựa “hứng gió” (dở).

–    Nếu ngay thẳng, và chỉ xuống đất được gọi là “chỉ địa” (thường).

–    Nếu cựa “chỉ địa” được vảy huyền tram đóng ngay cựa (đâm nhiều), còn gọi vảy ấy là “trung huyền” (huyền tram công tự)

–    Cựa cong ra phía sau nhiều như cặp sừng trâu gọi là “hom lọp” (xấu).

–    Trên cựa có một vảy to, dưới cựa có một vảy to, có đòn tài.

–    Trên và dưới cựa chính, có nổi lên hai cựa phụ thấp hơn, nếu hai cựa này rung rinh, thì tốt, gà quý, gọi là “cựa lục đinh”.

–    Gà cựa, cựa có chấm hình lưỡi liềm, hay lưỡi đao, nó ửng nổi trong cựa, cựa trắng thì ửng đen, cựa đen ửng trắng, nhìn qua ánh sáng mới thấy được, cựa này không kỵ gà nào, nếu có gà tài đâm là đâm chết, gọi là “uyên võ đệm giáp”.

–    Cựa có ba chấm mọc ra, nhọn như móng cọp, đâm rất độc, gà địch bị đâm chịu không nổi mà chạy, gọi là “cựa độc đinh”.

–    Cách từ cựa xuống thới, có bốn năm chấm tròn, trên to dưới nhỏ, chân cựa vuông, đáu tròn nhỏ, là cựa độc, gọi là “thượng áp hạ”.

–    Cựa nhỏ như đầu đũa, dài, gọi là “cựa kim”.

–    Cựa ngắn ngay sát với thới, xuôi một chiều như nhau, ngược với cựa”hứng gió” gọi là “cựa êm”, còn tùy xuôi nhiều hay ít, nếu xuôi ít và cất chéo lên nhau thì tốt, đồng thời phải cong vừa.

–    Nếu đóng sát thới cựa đâm nhiều.

–    Hai cựa một màu đen một màu trắng, hoặc phân nửa trắng phân nửa đen cho một cựa, có tên là “nhật nguyệt” (cựa dữ, tốt).

–    Tam cường: mỗi chân có ba cựa, một cựa dài và hai cựa ngắn hai bên, hai chân như nhau, gọi là “tam cường” gà này đá hiểm (hai cựa phụ gần như lộ nổi).

–    Cựa lục đinh: trên dưới cựa chính có kèm hai cựa phụ nhưng thấp hơn, nếu hai cựa phụ này rung rinh thì rất quý, gà quý mới có.

–    Đại đoản cao: cựa to bản và ngắn, tầy đầu, thường thấy ở cựa “lục đinh” (gà đòn), gà này ưa đá cần, đòn khá.

–    Cựa thắt lại ở gốc và nở ra ở phía ngoài, nó khấu vào chung quanh cựa, gà có cựa như thế nhất định đâm mắt địch thủ.

–    Cựa nhiều thép, chột nhỏ, tròn, cựa đóng sát thới, cần nhất là “vọng cựa” chiều cựa theo thới, khi xếp xuống phía dưới gọn hơi cong lên, nghiêng từ gốc đến ngọn cựa lối 10 hay 12 độ và dài tới 3 hoặc 4 phân là cựa đáng sợ nhất.

–    Cựa dóng cao, to chột gọi là cựa “củ cải”, xấu.

–    Cựa xốc lên gối gọi là “chỉ thiên” xấu.

–    Cựa “hứng gió” cựa gài của nó xoay ngang, quẹt ra phía sau và chúi đầu xuống là cựa xấu.