Xem Lan Cattleya / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Xem Hoa Lan Vanda Có Hương Thơm

Một vài bạn hỏi rằng có phải cây lan Mỹ dung dạ hương (Vanda denisoniana) của ta có phải là thơm nhất không?

Xin thưa rằng cây này không phải của riêng chúng ta mà Miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Lào đều có cả. Còn thơm nhất thì cũng xin thưa rằng không, hơn nữa câu hỏi quá bao quát, không rõ ràng. Bạn muốn nói thơm nhất trong loài Vanda hay thơm nhất trong các loài hoa Lan?

Theo John Clark Cuddy một nhà trồng lan và nghiên cứu về hương thơm, những cây Vanda có hương thơm được xếp hạng như sau:

1. Vanda tricolor 2. Vanda cristata hay Trudelia cristata 3. Vanda denisoniana 4. Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana 5. Vanda pumila hay Trudelia pumila 6. Vanda alpina hay Trudelia alpina

Chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về sự khác biệt giữa 2 loài Vanda và Trudelia. Năm 1881 Nathaniel Wallich khám phá được cây lan Vanda cristata tại Nepal và gửi về vườn bách thảo Kew, Anh quốc. John Lindleyi là người đầu tiên mô tả cây này vào năm 1834 trong cuốn “Những loài và những giống hoa lan” (Genera and Species of Orchidaceous Plants).

Năm 1986 Leslie Garay lập ra loài Trudelia căn cứ vào lưỡi của bông hoa Trudelia alpina không có cựa và hướng ra phía trước và Karlheins Senghas chuyển các cây Vanda cristata và Vanda pumila sang loại Trudelia vào năm 1888. Nhưng năm 1992-1996 Eric Christenson vẫn cho rằng những cây này thuộc loài Vanda. Vì vậy bây giờ nhiều người cho 2 loại kể trên chỉ là đồng danh, ai muốn gọi sao thì gọi.

Trong số 6 cây này, ngoại trừ cây Vanda Tricolor mọc ở Java và Lào, 4 cây sau đều có mọc tại Việt Nam, nhưng biết đâu chúng ta chẳng có, có thể là tìm chưa ra đó thôi.

*Vanda tricolor thường mọc ở trên cành cây hoăc ở gần gốc, thân cao trên dưới 1 m, lá dài 40-50 cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 25-35 cm mang theo 7-15 hoa. Hoa to từ 5-7 cm, mầu trắng có những đốm hay sọc tím nâu ở mặt trước, mặt sau trắng tuyền, nở vào mùa Hạ và lâu tàn. Hương thơm ngát khi có nắng vào khoảng 9-10 giờ sáng đến giờ chiều.

* * * * *Vanda alpina hay Trudelia alpina Thân cao chừng 20-25 cm, lá dài 15-20 cm hoa 2-3 chiếc, to khoảng 2 cm, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa mầu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila và lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.

Vanda pumila hay Trudelia pumila là một cây lan nhỏ moc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn có từ 3-5 hoa mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Có người nhầm lẫn cây này với Vanda cristata. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lưỡi hoa Trudelia cristata chẻ làm 2 như lưỡi rắn, trái lại lưỡi hoa Trudelia pumila hình tròn. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần đông chỉ có 2 hoa nhưng tại vườn lan Vĩnh Mai và tại Đà lạt có nhiều cây có tới 4-5 hoa.

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana cây, lá giống như Vanda, nhưng hoa lại giống như Holcoglosum, nên mỗi người gọi một khác. Thân cao từ 20-40 cm lá dài 20-25 cm. Dò hoa dài 30-25 cm có tới 15-30 hoa nở vào cuối mùa Đông tại Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Căm Bốt.

Vanda denisoniana là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên dài 30-40 cm rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm có 5-8 hoa to chừng 5-7 cm mầu vàng chanh nở vào mùa Xuân hay dầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối. Hình ảnh bên dưới chúng tôi chụp tại Vườn Lan Vĩnh Mai Đà Lạt vào tháng 4-2009. Nhưng Vanda denisoniana cũng có có cây hoa mầu vàng sậm hay nâu đậm được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Vanda cristata hay Trudelia cristata là một cây phong lan lan cỡ trung bình, mọc tại Hồi, Ấn độ, Tây Tạng và Trung Hoa trên các cao độ từ 600-2300 m. Thân cao chừng 25-30 cm, lá dài 20-30 cm, chùm hoa ngắn 15-20 cm. Hoa 5-7 chiếc to 3-5 cm, cánh hoa mầu xanh, dầy và cứng lâu tàn. Lưỡi hoa phía dưới chẻ làm hai.

Theo các sách vở và tài liệu để lại từ trước, cây lan này không mọc tại Việt Nam. Nhưng trong bản Turczaninowia 2005, 8(1): 39-97 Tiến sĩ Leonid Averyanov xác nhận ngày 9-3-2004 Tiến sĩ Phan Kế Lộc và T. T. Anh đã tìm thấy tại Thuận Châu, Sơn La. Trong bộ sưu tập của các anh Nguyễn Minh Đức, Chu xuân Cảnh đều có cây này. Và chính tôi cũng thấy cây này tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn vào tháng 3 năm 2009.

Martin R. Motes một chuyên gia về Vanda cho biết mầu sắc của lưỡi hoa có thể thay đổi từ mầu nâu đen sang đỏ thẫm cùng trong một cây hay từ năm này qua năm khác.

Thực ra nếu chỉ nghe mô tả và xem qua các hình ảnh, chúng ta khó lòng nhận xét và so sánh giữa các cây Trudelia. Nhưng may thay một người có lẽ là người Việt, với biệt danh Cholon đã đưa lên hình ảnh của cây Trudelia alpina với 3 chiếc hoa của Trudelia cristata, Trudelia pumila và Trudelia alpina chụp chung với nhau bên chiếc thước, thực là rõ ràng.

Lan Cattleya – Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Cattleya

Trong những loại lan đẹp ấn tượng không thể không nhắc đến lan cattleya. Loại lan với vẻ dẹp kiêu sa đài các đủ sức làm cho bất cứ loại lan nào cũng bị lép vế khi đứng cạnh chúng. Đặc biệt hương thơm của những bông hoa vô cùng quyến rũ đang làm giới chơi lan xôn xao tìm mua bằng được giống lan này.

Lan cattleya còn được gọi với cái tên dân dã là cat lan. Đây là loại lan được bình chọn là loại lan đẹp nhất trong các loại hoa bởi vẻ đẹp rực rỡ và kiêu sa của chúng. Hiện nay Lan cattleya được tìm thấy trên 60 loại chính cùng nhiều loại lai tạo nữa. Nhiều loại đốc đáo có giá lên đến 1-3 triệu một cành lá và số còn lại trung bình khoảng 200 ngàn một cành.

Theo như thông tin thì lan cattleya được chia làm 2 nhóm chính

Nhóm 1 lá: Loại này phần giả hành chỉ có đúng một lá và chỉ ra từ 1-2 bông hoa to khá đẹp trên một cành.

Nhóm 2 lá: Loại này mỗi giả hành có 2 lá và một chùm sẽ cho ra từ 5-7 bông hóa tuy nhiên hoa nhỏ hơn loại 1 lá.

Loại lan cattleya này có đa thân và cây mang nhiều giả hành để dự trữ chất dinh dưỡng và nước. Tuy nhiên loại lan này phần giả hành hơi thấp và mập hơn các loại lan khác. Rễ nhiều nhỏ và dài mọc căn hành bám vào giá thể. Thường phần trên giả hành sẽ có một đến 2 lá to chính giữa có một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa. Hoa sẽ mọc vượt lên xuyên qua phần lưỡi mèo để trổ hoa. Thường một năm cây chỉ cho ra từ 3 giả hành.

Vẻ đẹp của chúng thì không còn gì bàn cãi. Phần lá năm cánh cùng phần môi dày to rộng nhăn phần đầu với nhiều màu phối lại cực kì đẹp. Lan cattleya tuy đẹp nhưng lại mau tàn chỉ khoảng 2 tuần. Bù lại hương thơm của chúng cực kì quyến rũ và nếu chăm sóc tốt thì cây lan có thể trồng đến 20 năm.

Tuy nở hoa đẹp nhưng việc trồng thành công loại hoa này nở hoa cũng là cả một quá trình không dễ dàng gì. Một cây bình thường thì có khi phải đến mấy năm mới cho ra hoa. Chúng ta có thể áp dụng cách tách hoặc chiết cành để trồng loại lan này nhưng cần phải có một số kĩ thuật mới phát triển khỏe mạnh được.

Kĩ thuật trồng và chăm sóc lan cattleya

Cách chọn cây giống

Lan cattleya để phát triển tốt cần phải chọn ra những nhánh to khỏe với tép lá to và màu xanh tốt không sâu bệnh. Sau khi bạn cắt nhánh ra khỏi cây mẹ thì bạn cần để chúng ở nơi thoáng mát 1 tuần. Sau đó đem ngâm vào dung dịch khử trùng physan trong 10 phút rồi vớt ra để ráo. Tiếp đến ngam vào thuốc trị nấm bệnh rồi 3 ngày sau mới đem trồng.

Giá thể trồng: Chọn giá thể trồng cũng là một điều khá quan trọng của loại lan cattleya này. Giá thể được chọn lựa nhiều nhất ở đây nên là loại chậu đất nung có dây treo.

Kĩ thuật trồng

Kĩ thuật trồng lan cattleya này cũng cần một chút khéo léo. Bạn đặt nhánh lan vào mép của chậu. Dùng dây cuốn thật chặt lại không cho nghiêng ngả hoặc xiêu vẹo. Chú ý nhiều người thường đặt nhánh lan ở giữa chậu nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người nếu đặt vị trí đó sau này lan sẽ phát triển tới và tràn ra ngoài sẽ không đẹp.

Thời điểm mới trồng cây vào chậu thì không cần thêm bất cứ giả thể gì bên trong. Khi cây lan ra rễ mới thì bạn cho than dần dần vào chậu. Than phải sạch và khi xếp không nên để than ngập rễ mà cần phải có khoảng cách để rễ ăn xuống dưới từ từ. Một thời gian sau khi phần rễ đã ra dài bám sâu xuống dưới thì mới phủ một lớp dớn phủ lên bề mặt chậu để giữ ẩm đất.  

Chú ý: Trong thời gian lan của bạn ra rễ thì bạn nên phun thêm cho chậu một ít chất tăng trưởng khoảng 1 tuần một lần để cây ra rễ nhanh chóng. Một khi lan ra rễ và bám sâu vào đất thì bạn nên tưới thêm phân bón cho chúng bằng loại phân NPK 20:10:10.

Cách cho lan Cattleya ra hoa

Với kinh nghiệm của nhiều người trồng thì lan cattleya ra khoảng 5 tép lá đến tép thứ 6 thì bạn có thể kích cho chúng ra hoa được. Khi tép thứ 6 này nhú ra thì bạn chuyển sang phun phân NPK có lượng lân cao như 19:31:17 phun đều lên thân rễ của chúng. Chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. Sau đó chuyển sang loại phân NPK 20:20:20 phun 3 làn nữa thì cây bắt đầu ra hoa. Khi cây bắt đầu có nụ thì bạn phun phân có hàm lượng kali tăng để tránh cho cây không rụng hoa và màu sắc hoa được đẹp.

Một số chú ý khi chăm sóc lan cattleya :

Lượng nước tưới cho lan khoảng pHtừ 6-7 là thích hợp nhất.

Vào mùa nắng bạn tưới đều 2 lần một ngày mùa mưa chú ý tránh cho gố bị ngập úng nước.

Ánh sáng thích hợp cho cây khoảng 50%.

Nếu như chăm sóc tốt thì cây lan cattleya sẽ tự ra hoa. Còn để đảm bảo cây lan ra hoa đúng theo ý muốn của bạn bạn sử dụng phương pháp kích cho ra hoa. Tuy nhiên cần nhớ kĩ thuật ở chồi thứ 6 vừa nhú lên 4-5cm thì bạn xử lý ngay.

Thời điểm thay chậu trồng cây

Với loại lan cattleya này bạn có thể trồng chúng tới hơn 10 năm là chuyện bình thường. Chính vì thế cần quan tâm đến việc thay chuậ cho cây. Bạn có thể thực hiện việc thay chậu và chiết cây vào bất kì thời điển nào trong năm nhưng tốt nhất vẫn nên chọn vào thời điểm cây phát triển mạnh nhất. Nếu bạn quan sát thấy như kích thước của cây bắt đầu lớn hơn chậu thì đã đến lúc cần chuyển chậu và tách thành những cây con.

Thời gian tách lan nên vào đầu mùa xuân hoặc hè đối với khu vực miền Bắc. Trước thời điểm tách cần ngưng tưới nước và để cho chạu khô ráo. Không nên tách vào thời điểm mưa sẽ dễ làm lây lan vi khâunr sang cây con.

Lan cattleya – Cách trồng và chăm sóc lan cattleya

4.1

(82.86%)

7

vote[s]

(82.86%)vote[s]

Cách Xem Chân Gà Đòn Tổng Quát, Hay Cách Xem Chân Gà Chọi

Đạo kê diễn nghĩa bình giải Bình giải: Mộng Lang – Minh họa: Độc Cô Cầu Hòa

1. Hậu biên yến quản đồng hành  Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.

2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.

3. Âm minh thư đoản tài tình, 4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm. 5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm, 6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn. Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài. Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ.

– Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt. – Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn.

7. Vậy thời cho rõ đừng oan, 8. Kẻo mà hay phản “Đạo Kê” là thường. 9. Xem gà ta phải cho tường, Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt.

10. Rõ ràng “hoa thới” một đường thẳng ngay. 11. Nội lên tiếp ứng nào hay, 12. Có mà “giáp độc” chận ngay là tài.

– “Hoa Thới” tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới. – Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa. – Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng.

Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn.

13. Chận rồi còn thể là hai, 14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân. 15. “Thần hổ đệ nhất” nên cân, Đoạn này mô tả vảy “Đệ Nhất Thần Hổ Đao”. – Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy. – ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly. – ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.

Gà có vảy này được liệt vào hạng “Linh Kê”.

16. “Hổ Thần Đệ Nhị” cũng phân rõ ràng.  – Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.

– Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách. – Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng. – Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.

Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.

Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.

Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.

– Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc. – Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.

Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.

*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.

17. Quay sang “liên cước tam hoàn”, 18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền. Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu. Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.

Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.

Lưỡng Ngọc Song Cước Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách. Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê ( Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc)

Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá “ liên cước tam hoàn” hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.

19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng, 20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang. 21. Thêm rằng bể hậu khai biên, 22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi. Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.

Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi. Có sách chép: ” Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường “Quách” và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.

23. Trường thành địa giáp nên coi, 24. Những vảy ấy có gà hay thường thường. Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.

Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào “Linh Kê”.

25. Thới mang nhân tự một đường, 26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường. Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.

27. Phải tường tứ ứng mà thương, 28. Đôi chân như một trường nương người mời. Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là “Độ Tam Ứng” và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.

Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý. Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi. Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.

29. Song liên là vảy của trời, 30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai. Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách. Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.

Loại thứ nhất  – Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.

Loại thứ hai  – Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long. Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.

Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.

31. Hiểu rằng vảy nhỏ “lạc mai”, 32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài. Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê.

33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai, 34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường. Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt.

Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay.

Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt.

35. Đừng cho thất hậu bản lườn, 36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu. Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa.

Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối.

Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản.

Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta “vô tay” nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay.

“Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi”

Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị “vạy” thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt.

37. Tam tài tứ quý là đâu, 38. Song tam song quý mới hầu tài cho. Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này. Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác.

Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó.

Song tam = hai chân có tam tài Song quý = hai chân có tứ qúy.

Nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui:

1/ vảy “hoa mai”: ngoài trường hợp “Lạc Mai” mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là “Mai Cựa”; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành; Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thỏang gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật.2/ có sách viết “lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi”: tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là “có tật có tài”

Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép “Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên.

Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới.

Cách Làm Vườn Lan Blue Cattleya (Cattleya Xanh Tím)

Trong vườn lan của ông có nhiều cây lan lạ mắt nhất là những cây Cattleya và Vanda. Hồi đó trong bộ sưu tập hoa lan của chủ nhân hiệu thuốc đánh răng Perlon có nhiều giống lan trên, nhưng tôi chú ý nhất đó là những cây hoa mầu tím xanh rất lạ, rất hiếm mà sau này tôi mới biết đó là Laeliocattleya Blue Boy và cây Vanda coerulea.

Cách làm vườn lan Blue Cattleya (Cattleya xanh tím)

Vào năm 1964 khi dẫn đội bóng chuyền Việt Nam sang Bangkok, thủ đô của vương quốc Thái Lan để dự trận đấu quốc tế đầu tiên của Hội tuyển Quốc Gia Việt Nam, nhân dịp này chúng tôi có tới thăm tướng Dương văn Minh, người bị hội đồng tướng lãnh đảo chính.

Với chức vụ tuy chỉ là Đại sứ lưu động của VNCH nhưng ông vẫn được Thái Lan biệt đãi như một vị Quốc trưởng. Ông được cấp một biệt thự với rất nhiều hoa lan, một Trung tá tùy viên và một tiểu đội Quân Cảnh bảo vệ.

Đến khi lưu lạc sang miền đất Tự Do và Thịnh Vượng này và ổn định đời sống tôi khởi sự theo đuổi cái thú vui mong muốn từ lâu. Cây Cattleya đầu tiên tôi có là một tặng phẩm của ông bạn già Georges Hotchkiss như đã trinh bầy trong bài “Trồng lan tại Illinois”. Sau khi đã chán những giống hoa mầu vàng, đỏ, trắng hay cánh vàng lưỡi đỏ, cánh trắng lưỡi tím quá thông thường, tôi sực nhớ tới cây lan mầu xanh tím khi xưa.

Thời đó chưa có Internet, muốn mua lan phải tìm vào các trang quảng cáo trong nguyệt san Bulletin của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ và tôi đã phải mua cây lan Laeliocattleya Blueboy với giá $100 USD trong khi các mầu khác chỉ $35-40. Cho tới khi về hưu vào năm 1992, những cây Cattleya mầu xanh tím vẫn còn rất hiếm.

Tôi và người bạn lùng sục khắp các vườn lan miền Nam California từ San Louis Obispo cho tới San Diego, ngay cả vùng San Bernadino cho tới biên giới Arizona không nơi nào bỏ sót để tìm những cây có hoa mầu xanh tím.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về việc lai tạo về một vài bông hoa mầu sắc lạ đẹp này.

• Năm 1885 Sir. HarryVeicth đã tạo ra cây lan Lc. Canhamiana (C. mossiae x L. purpurata) Lc. Calhamiania • Lc.Wrigley ‘Blue Heaven’ (C. bowringiana X L. Anceps) do Wrigley cầu chứng vào năm 1899. • LC Blue Boy đuợc O. Bracey cầu chứng vào năm 1960 giữa cây Lc elegans Werkhauserii x C. Ariel coerula ‘Bonant ‘.

Lc Wrigley ‘Blue Heaven’ • Lc Mary Elizabeth Bohn ‘Royal Flare’ AM/AOS (Lc Blue Boy x C bowringiana) do O’Brien in 1966 • C. Sir Jeremiah Colman (C. Ariel x C. walkeriana) 1976 do Stewart Inc

Lc Elizabeth Bonn • Lc. Blue Boy ‘Gainsborough’ HCC/AOS. (C. Ariel x Elegans) • Lc. Wrigley ‘Blue Lagoon’ HCC/AOS 10/05

Lc. Blue Boy ‘Gainsborough’ Lc. Wrigley ‘Blue Lagoon’ Nhờ vào phương pháp cấy mô nên những cây lan có hoa mầu tím xanh này bây giờ giá rẻ hơn trước rất nhiều, tuy nhiên muốn tìm được ngay cũng không phải là dễ dàng.