Xem Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo

Vườn tược- Cây trồng

-Tên khoa học: Cucumis Sativus, L.

-Tên Pháp: Concombre.

-Tên Anh: Cucumber.

-Họ: Cucurbitacées.

-Điều kiện khí hậu: Khí hậu ở nước ta rất thích hợp để trồng dưa leo. Có thể trồng dưa leo trong nước và trồng được quanh năm. Tuy nhiên trồng mùa nắng, năng suất sẽ cao hơn trời mùa mưa và dưa cũng ít bị bệnh hơn.

-Điều kiện đất đai: Đất phải xốp, Tốt nhất là đất cát pha nhiều chất hữu cơ thoáng khí. Đất nhiều cát sẽ làm cho dưa mau già, giảm chất lượng củ. Đất nhiều sét, cây tăng trưởng yếu. Dưa leo cần độ chua ít, độ pH 5,7-7. pH dưới 5,7 dưa không sống nổi. Nên bón 1.500-1.800kg vôi cho một mẫu đất.

Kỹ thuật trồng dưa leo:

a) Làm đất: Vì dưa leo có rất nhiều rễ con, nên cần cày sâu 25-30cm, nhặt sạch cỏ và bừa cho thật nhuyễn. Sau đó bón lót 0,5kg bột TC-Mobi pha dung dịch thủy canh 

b) Cách trồng: Dưa leo trồng bằng cách gieo hạt tại chỗ. Để mau nảy mầm nên ngâm hạt giống vào nước lã 1 đêm, vớt ra để ráo nước rồi mới đem gieo. Nên khử trùng độc bằng cách trộn hạt giống với Spergon hay Semesan (1kg hạt với 3g thuốc), để trong chai hay bao giấy lắc cho trộn đều. Nếu đất có nhiều kiến, muốn ngừa thì trộn với thuốc DDT 75%. Lỗ gieo rộng 20-30cm, sâu 15cm, được móc sẵn và bón phân chuồng (trộn đều với đất mặt) trước khi gieo 3 ngày. Lỗ cách nhau khoảng 30cm. Hàng này cách hàng kia 1m. Trước khi gieo vài giờ, tưới ướt đều các lỗ. Gieo mỗi lỗ 4 hạt (cách rời nhau cho dễ mọc) bằng cách lấy ngón tay đè hạt sâu xuống 1cm rồi lấp lại bằng một lớp đất mặt nhuyễn mỏng. Để thuốc giữ hạt (không tróc ra) chỉ nên tưới sau khi gieo 24 tiếng. Gieo như vậy, mỗi mẫu cần 2kg hạt giống.

c) Mùa trồng: Dưa leo trồng được khắp nơi và quanh năm trồng mùa nằng thì thuận lợi hơn.

d) Chăm sóc: 

-Tưới đãm nước: Vì vây dưa chứa hơn 93% nước và riêng trái dưa gần 97% nước nên tưới nhiều nước cho cây dưa. Tưới xung quanh gốc lúc đầu. Sau khi làm giàn hay cắm chà thì đào đường mương dẫn nước dọc theo hàng dưa tốt hơn.. Nên tưới vào buổi chiều và tưới đầy đủ, nhưng không quá nhiều.

-Tỉa cây con: Tỉa bớt cây con là để loại bỏ cây yếu, xấu và cho cây còn lại được mập mạnh. Nên dùng dao nhỏ bén, cắt sát gốc cây để tỉa. Như vậy sẽ không động gốc cây còn lại.

+Tỉa lần 1: Chừa mỗi lỗ 2 cây, khi dưa có vài lá.

+Tỉa lần 2: Chừa mỗi lỗ 1 cây khi cây có 5-6 lá.

-Tủ gốc: Dùng rơm rạ hay cỏ khô tủ gốc dưa cho im mát (mùa nắng) và để che cỏ, giữ đất xốp (mùa mưa). Trồng chưa leo thì tủ khắp mặt đất nơi dây dưa bò (vì không cần cắm chà).

-Cắm chà: Sau lần vun gốc kỳ thứ 2, dưa bắt đầu bỏ vòi thì nên cắm chà ngay cho dưa leo lên. Nếu cắm chà trễ, dây dưa dài sẽ mất sức. Chà cao 1m-1.5m làm bằng nhánh tre, cây đã rụng hết lá. Được cắm xiên dọc theo 2 hàng dưa. Hai ngọn chà chau nhau ở giữa được buộc lại bằng dây chắc chắn cho khỏi bị ngã vì dông mưa. Chà quá nhiều nhánh nhỏ sẽ làm trở ngại sự tăng trưởng của dây dưa. Sau khi cắm chà chừng 3 hôm, dưa sẽ có nụ đầu tiên nhưng không đậu. Dưa sẽ cho trái ở những kỳ nụ sau.Kỹ thuật trồng dưa leo

-Xén ngọn: Khi cây được 8-10cm, vbaof lúc trời quang đãng, dùng dao hay kéo bén xén ngọn dưa để cho dưa đâm nhiều tượt. Nhờ đó, năng suất sẽ gia tăng đáng kể.

e) Phân bón: Cần dùng phân đầy đủ để cây cho nhiều trái. Dùng cho mẫu đất:

-20 tấn phân chuồng hoai (hoặc với phân bánh dầu): Bón trước khi gieo hạt 3 ngày

-400kg Ammophosko 20-20-15 làm 3 lần:

+Lần thứ nhất: 100kg sau khi gieo hạt 10 ngày.

+Lần thứ hai: 150kg sau lần thứ nhất 10 ngày.

+Lần thứ ba: 150kg sau lần thứ hai 10 ngày.

-0,5kg Dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi.

Sau mỗi lần bón phân, nhớ vun gốc và tưới nước. Lần thứ ba nên dùng phân pha nước tưới. Nếu thiếu bồ tạt thì có thể dùng tro rơm, củi. Tro này vừa có bần to, giúp cây tăng trưởng. Vôi cũng cần thiết cho dưa leo. Tùy đất chua nhiều hay ít, bón 1.500-1.800kg vôi mỗi mẫu.

f) Sâu bệnh:

-Rầy mềm:, bọ rùa, rầy đục trái: Dùng Malathion 57% nhủ dầu (tỷ lệ 1/350) hoặc Dieldrin 50% nhủ dầu (tỷ lệ 1/250).

-Sâu ăn lá: Sevin (tỷ lệ 1/600) 5-7 ngày xịt 1 lần.

-Bệnh rủ lá: Lá dưa có đốm màu vàng, sau trở thành nâu. Để ngừa bệnh dùng Maneb hoặc Zineb (tỷ lệ 1/500) vài tuần xịt 1 lần.

g) Giống dưa leo: Dưa địa phương có 3 giống:

-Dưa leo xanh: Trái tròn dài 10-15cm, vỏ màu xanh ruột vừa, vị ngọt. Trồng chừng 40 ngày có trái. Biên Hòa, Gia Định trồng nhiều nhất.

-Dưa Bà cai: Trái tròn dài 15-30cm, ruột nhỏ, vị hơi ngọt. Trồng 50 ngày có trái. Cần Thơ, Rạch Giá trồng nhiều nhất.

-Dưa chuột: Trái tròn, ngắn độ 10cm, ruột to, cơm mỏng, trái sai da láng xanh nhợt (chín vàng) vị ít ngọt. Trồng độ 35 ngày có trái. Sóc Trăng, Châu Đốc trồng nhiều nhất.

-Ở Cao nguyên có giống dưa chuột lớn trái, da láng ăn giòn và ngọt hơn dưa dưới xuôi. Ngoài ra còn có giống ngoại quốc (Đài Loan Big) trái to, dài 20-30cm, vỏ xanh đậm, ruột nhỏ, cơm dày, vị lạt, thịt hơi dai. Giống dưa này thích hợp cho việc chiên xào hơn là dùng ăn tươi. Vì vị lạt và dai nên nông dân không ưa giống dưa này cho lắm.

Thu hoạch dưa leo:

Từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 35-40 ngày, sau khi gieo được 25 ngày, dưa bắt đầu tượng trái. Cách 1 ngày hái 1 lần. Hái như vậy 5-8 lần mới hết trái.

Dưa Đài Loan Big cho trái chậm hơn, khoảng 50-60 ngày sau khi gieo hạt. Năng suất trung bình độ 20-30 tấn trái mỗi mẫu (giống địa phương). Giống du nhập có năng suất cao hơn: 30-50 tấn. Mùa mưa thu hoạch kém hơn mùa nắng. Giống địa phương có xén ngọn cho lợi nhuận nhiều hơn.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo An Toàn

Có thể trồng quanh năm, năng suất cao nhất ở vụ Đông Xuân và Hè Thu.

2. Làm đất: Bộ rễ dưa leo nói chung phát triển yếu, nên cần làm đất thật tơi xốp. Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 – 50cm.

3. Giống: Chọn giống sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống dưa leo đang trồng phổ biến trong sản xuất là các giống lai F1, đều có thể sử dụng để sản xuất dưa leo an toàn. Dưa leo có thể gieo thẳng hoặc gieo vào bầu trong vườn ươm. Cây con được 1 lá thật đưa ra trồng (sau mọc 7 – 10 ngày). Lượng hạt cần 1,0 – 1,5 kg/ha.

4. Bón phân: Trồng dưa leo an toàn cần được bón phân N: P: K cân đối. Lượng phân bón cho 1 ha dưa leo như sau:

* Cách bón: – Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc thành 2 hàng trồng, dùng toàn bộ phân chuồng, phân khoáng và vôi bột bón vào rạch (hốc) đảo đều với đất lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1 – 2 ngày. – Bón thúc: Bón thúc cho dưa chuột làm 3 đợt: + Đợt 1: Sau khi mọc 15 – 20 ngày, cây có 5 – 6 lá thật. Bón xung quanh gốc, cách gốc 15 – 20cm kết hợp vun xới phá váng. + Đợt 2: Sau mọc 30 – 35 ngày. Bón giữa hai hốc kết hợp vun cao cắm dàn. + Đợt 3: Sau mọc 45 – 50 ngày (sau khi thu quả đợt đầu), hoà nước tưới vào giữa luống hoặc rắc vào giữa luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát (chỉ thu hoạch đợt quả tiếp theo sau khi bón thúc ít nhất 7 ngày).

5. Chăm sóc: Thời kỳ cây con cần tỉa bớt cây xấu, bị bệnh, đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách. Khi cây mới trồng, thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ hồi sinh. Cắm giàn: sau trồng 25 – 30 ngày tiến hành cắm giàn cho dưa leo, khi cây có thân lá phát triển tốt, thường xuyên buộc cây để tránh cây đổ, gục ngã bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, sâu bệnh. Làm sạch cỏ dại kết hợp vun xới, loại bỏ cây bị bệnh, tạp lẫn. Tưới đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường, không tưới tràn gây úng, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Khi gặp mưa to phải rút hết nước, không gây ngập úng. Nước tưới phải sạch, tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp, nước phân tươi, nước ô nhiễm. Có điều kiện dùng nước sạch tưới thấm (giọt), phun mưa (không tưới phun mưa vào lúc chiều tối).

6. Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý cần phòng trị sâu bệnh sớm để đạt kết quả cao. Dưa leo thụ phấn nhờ côn trùng, nên tránh phun thuốc vào buổi sáng khi có hoa nở. – Bọ trĩ (rầy lửa), rệp dưa (rầy nhớt): Thường bu ở ngọn non, chích hút nhựa làm cây suy yếu, nhưng thực tế thiệt hại lớn hơn nhiều vì chúng truyền virus gây bệnh xoắn vàng lá (ngù đọt) rất nguy hại và khó trị. Phải quan sát hàng ngày, khi phát hiện cần phòng trị sớm: phủ bạt hướng mặt trắng lên trên để xua đuổi côn trùng đến đẻ trứng. Phun luân chuyển một trong các thuốc như Vertimec, Confidor, Abamix,… – Sâu vẽ bùa: Cũng truyền bệnh virus nguy hiểm. Phun thuốc Vertimec, Trigard, Scout,… khi mới thấy xuất hiện trên lá non. – Bệnh chạy dây: Nấm bệnh tồn lưu lâu năm trong đất, nên cần luân canh với cây trồng khác. Sau mỗi vụ thu hoạch, gom hết thân lá phơi đốt (vệ sinh đồng ruộng), cày phơi ải. Tưới định kỳ Kasai, Champion… để phòng, phun Ridomil, Bavistin, Daconil, Rovral, khi bệnh mới xuất hiện. – Bệnh đốm phấn vàng: Xuất hiện khi mưa nhiều. Nên tiêu hủy lá bệnh, tỉa bỏ lá gốc cho thông thoáng. Phòng với Mancozeb, Ridomil, Curzate… – Bệnh khảm do virus: (ngù đọt, từ bi) Không có thuốc đặc trị. Cần ngừa sớm bằng cách trị kịp thời bọ trĩ, rầy nhớt, sâu vẽ bùa… khi chúng chớm xuất hiện.

Theo: thongtinkhcn.vn

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo

Dưa leo hay dưa chuột ( Cucumis sativus) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước.

Ở Việt Nam dưa leo được trồng quanh năm ở những vùng có khi hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Mộc Châu. Những vùng khác trồng được quanh năm chỉ trừ những tháng quá lạnh hoặc quá nóng.

Dưa leo được sử dụng như một loại rau ăn quả, trong các món salad, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Một số tác dụng của dưa leo như: Bù nước và vitamin bổ sung cho cơ thể, hỗ trợ tim mạch, bổ xung kali, phục hồi thị giác, ngăn ngừa ung thư, ổn đinh huyết áp, tốt cho tiêu hóa, tốt cho thận, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol…

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g dưa leo:

Cây dưa leo cho năng suất lớn và thu hoạch hàng ngày trong thời gian dài. Năng suất dưa leo có thể đạt 55-80 tấn/ha/vụ, cho hiệu quả kinh tế từ 200-270 triệu/ha/vụ tùy vào, giống, điều kiện thâm canh và thời điểm gieo trồng. Được mùa, được giá sẽ cho hiệu quả rất cao.

I. Điều kiện ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp cho dưa leo sinh trưởng là 20-30ºC.

Yêu cầu độ ẩm đất của dưa leo rất lớn vì chịu hạn yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại làm cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.

II. Biện pháp kỹ thuật

1. Giống

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Việt Á có đầy đủ, đa dạng và phong phú các giống dưa từ chịu lạnh, chịu mát đến lạnh và chịu mát đến nóng, kháng bệnh tốt, thích nghi rộng đáp ứng nhu cầu trồng sớm, trồng chính vụ hoặc có thể trồng muộn cho nông dân lựa chọn.

Nhóm giống dưa leo có khả năng chịu lạnh: Dưa chuột ta VA.77

Nhóm giống dưa leo có khả năng chịu từ mát đến lạnh: Dưa nếp lai F1 VA.67, Dưa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dưa nếp lai F1 VA.69, Dưa leo siêu trái F1VA.868, Dưa leo siêu trái F1 VA.848

Nhóm dưa leo có khả năng chịu từ mát đến nóng: Dưa leo Nhật F1 VA.66, Dưa leo xanh F1 VA.789, Dưa leo xanh F1 VA.765, Dưa leo xanh F1 VA.103, Dưa leo xanh F1 VA.108, Dưa leo xanh F1VA.118, dưa leo F1 Napoli VA.7

Nhóm dưa leo có khả năng chịu nóng: Dưa leo xanh F1VA.118

2. Thời vụ

Ở Việt Nam dưa leo có thể trồng hầu như quanh năm. Riêng ở miền Bắc chỉ ngừng sản xuất dưa leo trong 1-2 tháng rét lạnh. Thời vụ gieo trồng dưa leo ở miền Bắc như sau:

Vụ Xuân: Gieo trồng từ 15/2 đến 15/4. Sử dụng các nhóm giống ưa mát và chịu nóng: Dưa nếp lai F1 VA.67, Dưa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dưa nếp lai F1 VA.69, Dưa leo siêu trái F1VA.868, Dưa leo siêu trái F1 VA.848

Vụ Hè: Gieo trồng từ 15/5 đến 15/7. Sử dụng các nhóm chịu nóng: Dưa leo xanh F1 VA.118,

Vụ Thu: Gieo trồng từ đầu tháng 9 đến 15/10. Sử dụng các giống thuộc nhóm chịu nóng và ưa mát như Dưa leo Nhật F1 VA.66, Dưa leo xanh F1 VA.789, Dưa leo xanh F1 VA.765, Dưa leo xanh F1 VA.103, Dưa leo xanh F1 VA.108, Dưa leo xanh F1VA.118, dưa leo F1 Napoli VA.7

Vụ Đông: Gieo trồng từ 15/12 đến 30/1. Chủ yếu sử dụng các giống dưa chịu rét như Dưa chuột ta VA.77

3. Kỹ thuật trồng

Chọn đất: Dưa leo có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi trồng dưa cần chọn đất chủ động tưới tiêu; đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha…

Làm đất: Do dưa leo có bộ rễ chùm phát triển kém, không ăn sâu nên cần làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao 30 cm, rộng 1 – 1,2 m, rãnh luống rộng 30 cm.

Lượng hạt giống để gieo cho 1000 m ²: 35 – 70 g thời vụ và tùy giống.

Gieo ươm hạt: Có thể gieo ươm hạt trên khay bầu hoặc gieo trực tiếp trên ruộng với 1 – 2 hạt/hốc.

Hạt trước khi gieo cho ngâm nước, thời gian ngâm khoảng 5 – 6 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bằng khăn ẩm. Khi hạt đã nứt nanh, nảy mầm 70-75% thì đem gieo. Gieo trên khay bầu 1 hạt/bầu. Gieo trực tiếp trên đồng ruộng gieo 1-2 hạt/hốc, sau này để lại 1 – 2 cây. Giống lai F1 để 1 cây. Hạt gieo 2 hàng trên luống với khoảng cách 70 – 90 cm, mỗi hốc cách nhau 35 – 40 cm. Phân bón lót được bỏ vào hốc trước khi gieo/trồng, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ. Hạt gieo sâu 1 – 1,5 cm, rắc một lớp đất mịn lên trên sau đó phủ một lớp trấu hoặc rơm dạ lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt.

Lưu ý: Nếu phủ rơm rạ, khi hạt mọc lên thì bóc bỏ rơm ra. Nếu gieo ươm cây con bằng khay bầu thì khi cây được 2-3 lá thật có thể trồng trên đồng ruộng vào ngày mát hoặc chiều mát.

4. Phân bón và chất phụ gia

Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào: Phân chuồng hoai mục: 400 kg; Đạm Urê: 12 -15 kg; Lân super: 15 – 20 kg; Kali: 7 – 8 kg; Vôi bột: 20 kg/sào.

Bón lót: Vôi bột rắc đều lên mặt ruộng trước khi lên luống. Toàn bộ phân chuồng + lân, bón tập trung theo rạch, trước khi gieo trồng phủ đất kín phân chuồng rồi đặt hạt hoặc bầu lên trên.

Bón thúc: Phân đạm + kali chia làm 3 lần:

Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật (sau mọc 7 ngày) bón 3 kg đạm urê hoà với nước phân chuồng tưới cho cây.

Lần 2: Khi cây sinh trưởng mạnh đến trước khi ra hoa (lúc này có 9 – 10 lá thật tức là sau gieo trồng 18 – 20 ngày) bón: 5 kg đạm urê + 4 kg kali trộn đều bón theo rạch cách gốc 6 – 10 cm kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây.

Lần 3: Khi cây bắt đầu ra quả (lúc này có từ 12 – 14 lá thật là thời kỳ thu lứa quả đầu tiên tức là sau trồng 36 – 38 ngày), tiến hành bón 3 kg đạm urê + 2 kg kali trộn đều bón theo gốc, bón cách gốc 7 – 10 cm rồi xới xáo, vét rãnh vun cao cho cây.

Sau lần bón thúc 3 cứ mỗi lần thu quả tưới nước phân chuồng có hoà 0,5 – 1 kg phân đạm/sào và cứ tưới như vậy cho đến lúc thu quả xong.

5. Chăm sóc

Tiả dặm: Khi cây mọc được từ 2 – 3 lá thí tiến hành tỉa, dặm những chỗ mất khoảng.

Xới xáo làm cỏ: 3 lần kết hợp cùng các đợt bón phân.

Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật tiến hành xới xáo nhẹ và vun gốc nhẹ.

Lần 2: Khi cây có 9 – 10 lá thật sau khi bón thúc tiến hành xới xáo, làm cỏ kết hợp vét rãnh, vun cao cho cây.

Lần 3: Khi cây có quả tiến hành bón phân kết hợp với xới, làm cỏ, vun gốc.

Tưới nước: Dưa leo là cây đòi hỏi tương đối nhiều nước, từ sau khi cây mọc đã phải tưới nước cho cây.

Cách tưới: Giai đoạn cây con có 3 – 4 lá thật đến 9 – 10 lá thật tưới bằng thùng ô doa hoặc gánh nước tưới, nếu trời nắng, khô hanh tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến có quả: Nên sử dụng phương pháp tưới ngấm nước theo rãnh. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn đủ ẩm cung cấp nước cho cây.

Làm giàn: Việc làm giàn đối với cây dưa leo góp phần tăng năng suất, tăng phẩm chất quả, giảm bệnh hại… Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35 cm, làm giàn kiểu chữ A cao. Một sào cần từ 1400 – 1600 cây dèo cao 2 m. Cứ mỗi gốc cây cắm 1 cây dèo đứng, 1 giàn có từ 2 – 3 nẹp ngang. Do thân dưa leo vươn lên rất nhanh nên phải buộc cây vào giàn dọc theo cây dèo, cứ 2 – 3 ngày buộc 1 lần. Làm giàn tốt góp phần làm tăng năng suất từ 20 – 30%.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại và biện pháp phòng trừ

Biện pháp phòng trừ: Bắt thủ công hoặc phòng trừ bằng Basudin 10H, Vibam 5H, 10G rắc xung quanh gốc hoặc xử lý trước khi gieo.

Sâu vẽ bùa (Ruồi đục lá):Sử dụng các loại thuốc như: Altach 5EC, Cyper 25EC, Vertimex 1.8EC, Trigard 100SL. Nên thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh làm cho sâu nhanh quen thuốc. Nếu ruộng dưa đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi có phun thuốc nên bón bổ xung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. Để hạn chế độc hại cho người sử dụng, nông dân chỉ thu hoạch khi đã đủ thời gian cách ly của thuốc.

Bọ trĩ, bọ rùa vàng:Sử dụng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Actara, Regent.

Ápdụng biện pháp phòng là chính.

Dưa leo thường bị nhiễm một số bệnh như: Bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ, sương mai, phấn trắng, đốm lá (vàng lá)… Để phòng trừ các loại bệnh hại cho cây dưa leo cần chú ý:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh kịp thời

Tiến hành chăm sóc cây đầy đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt đủ sức kháng bệnh.

Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý, không trồng cây dưa leo trên đất trồng cây bầu bí hoặc cây họ cà nhiều vụ liên tiếp.

Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây vụ trước.

Dùng thuốc phun phòng: Dùng hỗn hợp 20 ml Kasumin + 15 gr Arygreen pha với 10 – 12 lít n­ước phun trên một sào.

Cách phun: Phun lần 1 sau trồng 3 – 5 ngày. Lần 2: Sau lần thứ nhất 7 ngày. Xử lý đất bằng thuốc Somix – T2 có tác dụng: Bổ xung các chất thiết yếu cho cây trồng, đưa vào đất hệ vi sinh vật có lợi, phân hủy các chất dễ tiêu, phòng chống một số bệnh hại có nguồn gốc từ đất.

Bệnh héo xanh Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin, AryGreen, Kasuran 50 WP, Kasumin 2SL,

Bệnh lở cổ rễ: Phun bằng thuốc trừ nấm như: Validacine, Ridomil gold 68WP.

Bệnh sương mai: Dùng Boocđô 1% hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh. Ngoài ra, có thể dùng Ridomil gold 68WP.

phun 1 lần, lượng 1,5 kg/ha hoặc Allette 80WP phun 2 lần, lượng 2,0 kg/ha/1 lần phun.

Bệnh héo vàng: Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin, AryGreen, Ridomil gold 68WP.

7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Quả 7 – 10 ngày tuổi, có thể thu hoạch, nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất, chất lượng sẽ giảm. Quả nên thu vào buổi sáng. Thời kỳ rộ quả nên thu hoạch quả thường xuyên không để quá lứa hoặc quả già có thể thu mỗi ngày một đợt.

Quả sau khi thu hoạch cần được rửa sạch, để ráo nước, đóng gói và đưa đến nơi tiêu thụ.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Dưa Leo

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dưa leo

Ý kiến chia sẻ của bà con nông dân về , dưa chuột:

“Mình thụ phấn như hướng dẫn nhưng hoa cái vẫn không có gì thay đổi, còn bị héo! Có cảm giác hoa đực không có hạt phấn. Au có cách gì khắc phục được, chia sẻ cho mình với?” -, anh Nguyen Cuong chia sẻ“Dưa leo minh trồng lúc đầu toàn hoa đực, nhưng khi có hoa cái thì không có cái hoa đưc nào. Trên thân ra rất nhiều hoa cái… sau đó thì rụng hết… có cách nào giúp trái phát triển, chỉ mình với. Cám ơn nhiều.”- bạn Minh Tam chia sẻ

“Mình thụ phấn như hướng dẫn nhưng hoa cái vẫn không có gì thay đổi , còn bị héo! Có cảm giác hoa đực không có hạt phấn. Au có cách gì khắc phục được, chia sẻ cho mình với?” -, anh Nguyen Cuong chia sẻ

Chia sẻ từ Hiếu Giang Better: “Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây dưa leo”

Dưa leo là một loại rau tương đối dễ trồng, dễ sữ dụng nên nhu cầu của thị trường tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng. Tùy theo từng địa phương mà từng người trồng có những kinh nghiệm và những cách trồng khác nhau. Tuy nhiên để đạt được năng suất và phẩm chất cao người trồng cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cơ bản sau đây:

1- Về đất trồng:

Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao. Nên chọn những chân đất có nguồn nước tưới chủ động. Có điều cần chú ý là dù là đất tốt cũng không nên trồng liên tiếp nhiều vụ, năm này qua năm khác. Sau khi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một số cây trồng khác như hành, ngò, rau cải…( Không luân canh với những cây thuộc họ bầu, bí, mướp, các loại dưa….) để hạn chế sâu bệnh phá hại.

Ở các tỉnh phía nam dưa leo có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8).

Phải làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày nếu có thể nên rãi cho mỗi ha (10.000 m2) khoảng 1000 kg vôi bột, sau đó tưới ướt nước rồi xới lại để trộn vôi vào đất và làm cho đất tơi xốp thêm.

+ Ở vụ Đông xuân ( mùa khô ) lên liếp rộng khỏang 1 – 1,2 m, cao 0,2 – 0,25 m, chừa mương rộng khoảng 0,5 – 0,7 m để chứa nước tưới. Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau 0,4 – 0,5 m, mỗi hốc cách nhau khoảng 0,2 -0,25 m, mỗi hốc gieo 1 – 2 hột, nên gieo thêm một số hột vào bầu đất để trồng dặm.

+ Ở vụ hè thu (mùa mưa) phải lên liếp cao hơn (khoảng 0,25 – 0,3 m), liếp rộng khoảng 0,6 – 0,7 m, mương rộng khoảng 0,5 – 0,7 m, nhớ phải có hệ thống thoát nước tốt. Mỗi liếp trồng 1 hàng, các hốc cách nhau 0,25 – 0,3 m, gieo mỗi hốc 1 – 2 hạt.

4- Hạt giống: Hiện nay vẫn còn có những người trồng giống địa phương, nhưng để có năng suất cao nên trồng bằng các giống lai F1 vì chúng là những giống cho năng suất cao như Mummy 331, Mỹ trắng 3252…Tùy theo cách trồng mà có thể chuẩn bị khoảng 50 – 80 gram hoạt giống cho 1000m2. Ngâm hạt giống trong nước sạch và ấm hoặc nước nóng 3 sôi 2 lạnh trong 2 giờ. Rồi vớt hạt ra để ráo nước và dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho đến khi nứt nanh thì đem gieo.

5- Bón phân chăm sóc:

a- Bón phân:

Phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01 trung bình 20 – 25 tấn/ha.Phân vô cơ: Các loại phân vô cơ thương phẩm số lượng sử dụng được quy theo nguyên chất: Đạm 25 kg/ha; Lân 50kg/ha; Kali 25kg/ha. Nếu không sử dụng phân đơn có thể dùng 100kg Better NPK 16-12-8-11+TE để bón lót. Dùng thêm 50 kg phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE và 25kg Hiếu Giang Better 12-12-17-9+TE/ 1ha để bón thúc.

Phương pháp bón:

Bón lót:

Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và phân vô cơ ( hoặc NPK ). Trộn đều với đất ở độ sâu 15-20 cm.

Bón thúc:

+ Lần 1 khi cây có 4 – 5 lá thật: bón 25kg phân Hiếu Giang Better NPK 16-16-16-9+TE hòa nước tưới+ Lần 2: Sau lần thu quả đầu tiên: bón 25kg phân Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước tưới+ Lần 3: Sau lần bón thứ 2 khoảng 10 – 25 ngày bón 25kg phân Hiếu Giang Better 12-12-17-9+TE hòa nước tưới.

b- Chăm sóc:

+ Xới vun:

2-3 lần, ở thời kỳ cây có 2 – 3 đến 4- 5 lá thật. Khi cây có tua cuốn thì vun gốc cho dưa.

+ Làm giàn:

Khi cây có tua cuốn cần làm giàn kịp thời, nếu thực hiện khâu này chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

+ Tưới nước:

Sau khi gieo, nếu thấy đất thiếu độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống hoặc tưới nước và giữa hai hàng. Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên, dưa leo là cây không chịu hạn, đất thiếu ẩm thân, lá còi cọc, ra hoa, quả muộn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

6- Phòng trừ sâu bệnh hại:

Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa để phát hiện sớm sâu bệnh và diệt trừ kịp thời, chú ý một số sâu bệnh chính sau đây:

Sâu xám, dế: Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng Basudin 10H bón vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1 công rẫy).

Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ dưa, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Baythroid, Sherpa, Sherbush, Decis, Polytrin, Trigard……

Bù lạch: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Confidor, Oncol, Regent, Polytrin, Selecron….

Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa, Decis…

Bệnh chết cây con: Làm cho gốc cây bị thối nhũn, cây đỗ ngã mà ngọn vẫn còn xanh. Dùng thuốc Rovral, Monceren, Ridomil, Validacin…

Bệnh nứt thân: làm cho phần gốc thân bị nứt, trên vết nứt xuất hiện chất dịch màu nâu. Phòng trị bằng các thuốc như: Rovral, Derosal…

Bệnh sương mai: Gây hại cho lá, thường phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao, chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu, phòng trị bằng các loại thuốc như: Ridomil, Mancozeb, Daconil, Atracol…

Giống sớm: Sau khi trồng được 35 ngày thì thu hái quả.– Giống trung và giống muộn thu hoạch sau khi trồng được 50 – 60 ngày. Thời gian sinh trưởng của dưa leo thay đổi từ 65 – 70 ngày, 100 – 110 ngày tuỳ thuộc đặc điểm của giống.Khi thu hái quả nhanh vì dưa chóng chuyển thành màu vàng.Đặc điểm của dưa leo là hạt phát triển chậm hơn so với thịt quả. Khi quả có màu vàng là thời kỳ phát triển của hạt dưa chín già. Khi quả có màu rêu sẫm, cuống quả và quả héo là lúc đã chín sinh lý.Cần chọn những quả to, cân đối, mang đầy đủ đặc trưng, đặc tính của giống, thu hái những quả ở vị trí thấp vì những hạt quả đó có năng suất và chất lượng hạt giống cao. Hạt và dịch quả nên để lên men 1 ngày, sau đó đãi sạch và phơi khô. Bảo quản hạt trong điều kiện thời tiết thoáng mát.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Dưa Leo Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây Rau, Củ, Quả, Cây Dưa Leo

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách trồng cây dưa chuột, hướng dẫn trồng cây dưa chuột, kinh nghiệm trồng cây dưa leo, kỹ thuật trồng cây dưa leo, trồng cây dưa leo