Xem Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤU

1. Chọn giống

Nhóm dưa ăn trái tươi

– Thành Long TN 522 (vỏ trái có sọc lem), Bảo Long TN 467 (vỏ trái xanh đen, sọc mờ): Giống lại F1 của công ty giống cây Trang Nông, dạng trái hình oval, ruột đỏ, vỏ mỏng, chất lượng rất cao, độ ngọt 12-14%, chống chịu bệnh khá, thuận tiện chuyên chở đi xa, đang được người tiêu dung ưa chuộng. Thời gian sinh trưởng 58-60 ngày, trọng lượng trái 2,5-4kg, năng suất 2,5-3,2 tấn/1000m2. Được trồng phổ biến tại ĐB sông Cửu Long

– Hắc Mỹ Nhân (công ty giống cây trồng Nông Hữu 1430 và Trang Nông TN 308, 386, 433): Trái hình bầu dục dài, vỏ màu xanh đậm, vỏ cứng thích hợp cho bảo quản và vận chuyển xa. Ruột màu đỏ đậm, đặc, chắc thịt, rất ít xơ, độ Brix cao (12-14%). Trọng lượng trái 2,5-3,5kg, có thể trồng được quanh năm. Thời gian sinh trưởng 56-60 ngày, thích hợp trên nhiều loại đất. Được trồng phổ biến tại ĐB sông Cửu Long

– Xuân Lan TN 130 (công ty giống cây trồng Trang Nông): sọc thưa màu xanh đậm, ruột màu vàng tươi, chắc thịt và ngọt. Trọng lượng trái 3,5-4kg, kháng sâu bệnh tốt, có thể trồng được quanh năm.

– Tiểu Hắc Long TN 736 (công ty giống cây trồng Trang Nông): Giống hạt lép trái tròn, vỏ trái màu xanh đen đậm và ruột đỏ đậm chắc thịt.

– Mặt Trời Đỏ (công ty Syngenta): Dưa hấu không hạt, trái tròn, vỏ trái sọc xanh, ruột đỏ, độ Brix 13-14%, trọng lượng trái trung bình 4-5kg và thời gian sinh trưởng 65-67 ngày.

​Nhóm dưa chưng Tết

– Sugar Baby: có bán trên thị trường là giống nhập từ Mỹ (Các hãng Sunblest, Harris Moran, Eagle) Thái Lan (Chia Tai, Trái Bầu). Trong nhiều năm qua giống Sugar Baby được trồng rất phổ biến, nhất là chưng Tết. Trái tròn, trung bình 4-6 kg, vỏ màu xanh đen, ruột đỏ, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, đây là giống thụ phấn tự do.

– An Tiêm 95: Giống lai F1, trái to, tròn, nặng 7-8 kg, vỏ đen có gân đậm, ruột đỏ, ngon ngọt, thời gian sinh trưởng 70 ngày và năng suất vượt trội hơn giống Sugar Baby nhập khoảng 20%. Thích nghi rộng với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, chỉ thích hợp canh tác trong mùa nắng (vụ Noel và dưa lạc hậu sau Tết).

​2. Thời vụ

Dưa hấu trồng mùa nắng tốt hơn mùa mưa, vụ Xuân Hè thường bị bù lạch gây hại nặng, mùa mưa các giống dưa hấu lai (F1) cao sản mới trồng được, nhưng khó nhất là vụ Thu Đông (tháng 9-10 âl) mưa dầm dễ bị ngập úng và nhiều bệnh hại.

3. Chuẩn bị đất

+ Chọn đất ruộng luân canh với lúa, trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày, không nhiễm phèn mặn, đễ thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 10cm. Ngoài ra cũng có thể trồng dưa hấu trên đất giồng cát, đất liếp, bờ kênh miễn sao có đầy đủ nước tưới tiêu.

+ Kiểu liếp đôi là phổ biến nhất, trung bình 2 tim mương tưới cách nhau 3,2-4 m ( dưa hấu được trồng một hàng trên liếp đơn rộng 1,3-1,4 m), đậy màng phủ kín mặt đất ngay cả đường bò của dây dưa sau khi thu hoạch trái thu dọn sạch sẽ tàn dư của cây nên có thể trồng liên tục 2-3 vụ. Còn dưa chưng Tết, cần trái lớn nên làm liếp ruộng hơn, khoảng cách giữa 2 tim mương khoảng 6-7m. Mương tưới rộng 40-50cm, đất được đào từng lớp đất mỏng 3-4 cm xếp chồng mí lên nhau giúp cho đất mau khô và dễ tơi ra, liếp cao 15-20 cm nằm dọc chân liếp, bên dưới màng phủ, phía dây dưa bò để tưới nước và thoát nước.

Liếp đôi 2 tim mương

4. Gieo trồng

– Ngâm ủ hạt giống: Lượng hạt cần 50-60 g để trồng 1000 m2, ngâm hạt trong nước ấm 40-450C khoảng 2-3 giờ, chà rữa sạch nhớt. Ủ hạt bằng cách trái khăn bàn rồi rải hạt dưa lên trên, sau đó cuộn tròn khăn lại. Để nơi khô ráo thoáng mát, ủ khoảng 20-24 giờ sau hạt nhú mầm đem gieo.

– Gieo cây con: hạt nảy mầm được gieo trong bầu trong khay ươm chuyên dùng, sử dụng tro trấu làm giá thể gieo cây con. Cần dự trù 10-15% bầu để trồng dặm. Không nên trồng dưa hấu liên tục nhiều vụ trên cùng nền đất vì sự tích lũy mầm bệnh héo rũ (do nấm Fusarium sp.), chỉ khắc phục được bằng phương pháp ghép dưa hấu trên gốc bầu, bí mà hiện nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta.

– Cách ghép dưa hấu trên gốc bầu

+ Trước hết ủ hạt bầu cho lên mầm rồi gieo và bầu đất có kích thước 12x 8-9cm. Đặt bầu ở chỗ có nhiều nắng, hàng ngày tưới nhẹ (vừa đủ ẩm) để cây mọc đều, thân to, mập, khoẻ. Khi cây bầu có hai lá mầm, tiến hành ngâm ủ hạt dưa hấu, rồi cho trấu (đã đãi sạch, ngâm nước cho mềm) vào 2/3 chiều cao của rổ tre, rải hạt dưa đã nảy mầm lên trên và phủ thêm lớp trấu dày 2-5cm, để vào chỗ ít ánh sáng để thân mầm của dưa mọc dài và chậm mở lá mầm. Khi cây bầu ra được lá đầu tiên và cây dưa chưa mở hai lá mầm, tiến hành ghép: dùng lưỡi dao sắc, mỏng, cắt ngọn cây bầu, chừa lại hai lá mầm, dùng ghim tre nhỏ vót nhọn, ghim vào ngọn cây bầu, tạo lỗ sâu 5- 7mm. Sau đó dùng lưỡi lam cắt lấy ngọn cây dưa cách hai lá mầm khoảng 1cm về phía dưới. Rút ghim ra khỏi ngọn cây bầu rồi nhanh chóng gắn ngọn cây dưa vào. Ghép xong đặt bầu cây ở nơi kín gió, có mái che trong 2- 3 ngày. Tưới nhẹ giữ đủ ẩm cho cây để ngọn dưa không bị héo. Khi ngọn dưa đã gắn hoàn toàn với gốc bầu, đưa cây ra nắng. Khi cây dưa tháp bầu đã ra lá thật đem đi trồng.

+ Thời gian từ lúc ngâm ủ hạt đến khi bầu dưa đạt tiêu chuẩn đem trồng là khoảng 18- 22 ngày. Nên tiến hành ghép dưa vào lúc sáng sớm, hay chiều mát, những ngày mát trời, không mưa…

Dưa tháp gốc bầu

5. Trồng cây

Cây con có 1 lá nhám (lá thật) thì đem trồng (5-7 ngày sau khi gieo), sau khi đục lỗ màng phủ, đào hốc cách mé mương tưới 40cm, sâu 5-7cm, rộng 7-8cm, cho vào gốc một nắm tay hỗn hợp tro trấu và phân hữu cơ rồi đặt cây con hơi nghiêng về phía trong của liếp đôi, nếu trồng cây ghép nên cắm một que để cố định gốc thân, rãi thuốc có mùi hôi 1-2kg/1000 m2 xung quanh gốc để ngừa côn trùng cắn phá. Khoảng cách trồng giữa 2 cây trung bình 0,5m đối với dưa ăn trái tươi (mật độ 1000-1100 cây/1000 m2 đối với kiểu liếp 3,2-4m), nhưng muốn có dưa cặp để chưng trái to, mỗi trái từ 6-7 kg trở lên nên trồng thưa, khoảng cách giữa các cây khoảng 0,6-0,7 m (mật độ 500 cây/1000 m2, khoảng cách giữa 2 tim mương 6-7 m).

6. Chăm sóc

+ Bón phân: Lượng phân trung bình cho 1 ha dưa hấu khoảng 50-70 kg Urea + 50 kg KCl+ 800-1000 kg hỗn hợp 16-16-8, phân hữu cơ vi sinh 1000 kg + 500-700 kg vôi bột với công thức nguyên là 151 kg N – 128 kg P2O5 – 94 kg K2O.

Bón phân

Bảng: Lịch bón phân và lượng phân cho dưa hấu

Loại phân (kg/ha)

Tổng số

Bón lót

Ngày sau khi gieo

15-20

35-40

Vôi bột

500-700

500-700

Phân hữu cơ vi sinh

1000

1000

16-16-8

800

300

300

200

Urea

50

30

20

KCl

50

30

20

+ Bón lót: Rải toàn bộ vôi bột trước khi đào liếp 5-7 ngày, sau đó rãi một ít rơm cỏ và toàn bộ phân hữu cơ đều trên mặt liếp, tiếp theo rãi 300 kg 16-16-8 lên nửa liếp từ mé rãnh tuới trở vào trong khoảng 60-80 cm (nơi đặt cây con), xới trộn đều vào đất sau cùng.

 * Lượng phân còn lại ngoài 2 lần bón thúc chia ra làm nhiều lần tưới, số lượng tăng dần theo nhu cầu của cây dưa (Urea tưới lúc 25-27 ngày và 42-50 ngày sau khi gieo).

 * Phân bón rãi nên cách gốc 15-20 cm, bón tới đâu thì tưới nước rộng đến đó để kích thích rễ phát triển rộng khắp cả mặt liếp (bộ rễ dưa có thể ăn rộng 1,2 m).

+ Tưới nước: Trước khi đậy màng phủ (sau khi bón lót) cho nước vào vừa ngập mặt ruộng cũ, nước sẽ thấm lên đỉnh liếp giúp bộ rễ cây con mới trồng đầy đủ ẩm độ nên không cần thiết tưới trên bộ lá, cây sẽ phục hồi nhanh chóng.

Tưới nước

+ Ngắt đọt: Khi cây có 4-6 lá thật (không tính 2 lá mầm) tiến hành ngắt bỏ đọt thân chính, sau đó cây đâm nhiều nhánh, tỉa chừa lại 2 nhánh tốt nhất, sau khi cây có trái (1 trái/cây), tiến hành ngắt bỏ đọt của 2 chồi (chỉ có 1 chồi mang trái), vị trí ngắt đọt ít nhất cách trái 5-6 lá. Cách làm này giúp tăng độ đồng đều của trái tăng năng suất trái mà không làm thay đổi kích thước và khối lượng trái.

+ Sửa dây: Khi dây dưa có 2 chồi (khoảng 25 ngày sau khi gieo) thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây (dùng lạc tre, hay que chuyên dùng cố định) giúp các dây bò song song khắp mặt liếp theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây và giảm nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh hại.

+ Tỉa nhánh: Tỉa nhánh sớm khi mới vừa nhú ra 5-7cm, chỉ chừa 2 nhánh/cây cho đến khi thu hoạch giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái đối với các giống dưa hấu F1 chất lượng cao, dưa chưng Tết tỉa chừa 1 thân chính (mang trái) và 2 thân nhánh.

+ Úp nụ (thụ phấn bổ sung): Đối với các giống dưa hấu lai F1 ngắn ngày chất lượng cao rất dễ đậu trái không cần phải thụ phấn bổ sung, nhưng giai đoạn hoa nở tập trung (33-35 ngày sau khi gieo) không nên sử dụng thuốc trừ sâu có mùi hôi mạnh, không sử dụng phân bón đất, bón lá hoặc chất kích thích thích vì làm giảm đậu trái. Đối với các giống dưa hấu Tết cần thụ phấn, tiến hành vào 6-8 giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ (35-40 ngày sau khi gieo), chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt (3-5 ngày) để các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dễ chăm sóc.

+ Tuyển trái: để cho trái dưa to chỉ nên để 1 trái trên nhánh (1 cây 2 nhánh). Ngắt bỏ hoa thứ 1 và thứ 2 trước khi hoa cái thứ 3 nở (là nụ cho trái tốt nhất). Việc tuyển trái tiến hành khoảng 38-42 ngày sau khi gieo đối với dưa hấu chất lượng cao, 40-45 ngày sau khi gieo đối với dưa chưng Tết, khi trái non bằng trái chanh chọn trái thứ 3 trên dây chánh tức vị trí lá thứ 14-20, nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái thứ 4 ở vị trí lá thứ 20-24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí lá 8-14. Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh… Đồng thời tỉa bỏ tất cả các trái ra sau.

Để 1 trái tốt nhất trên 1 nhánh

+ Kê trái: Nếu dùng rơm kê trái nên phòng ngừa sâu bệnh gây hại trên trái, vì sâu trú ẩn trong rơm lên phá hoại trái, mùa mưa rơm giữ ẩm nên dễ gây bệnh cho trái. Khi trái dưa phát triển nên đặt nằm ngang, thỉnh thoảng trở bề trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều, nếu dạng trái tròn (chưng tết) hay oval chỉ đở trái đứng thẳng khoảng 1 tuần trước khi thu hoạch.

– Phòng trừ sâu bệnh chính

+ Bù lạch (bọ trĩ), rầy mềm, rầy phấn trắng, dòi đục lòn lá,…kiễm tra ruộng thường xuyên để phát hiên sớm, phun thuốc trừ sâu thế hệ mới VDC PENALDUC 145EC

+ Bệnh héo cây con, thán thư, bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa, héo rũ (chạy dây),…phun BioRosamil 72WG, Unizebando 800 WP. Đốm vi khuẩn trên lá và trái dùng Kasuduc 3SL, Beamy-Kasu 500SC nên phun giai đoạn 30 ngày sau khi gieo. Cần nhổ bỏ và tiêu hủy các bộ phận hoặc cây bệnh nặng để tránh lây lan.

7. Thu hoạch

+ Dưa hấu thu hoạch khi có độ chín 80-90 %, khoảng 58-60 ngày sau khi trồng đối với dưa hấu F1 chất lượng cao, 65-70 ngày sau khi trồng đối với dưa chưng tết.

+ Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt và ít bị bể khi vận chuyển. Ngưng tưới phân thuốc 7-10 ngày để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

* Trong quá trình canh tác có thể sử dụng phân bón vi lượng bổ sung dinh dưỡng cho cây và dưỡng to trái giúp tăng năng suất 

Một số sản phẩm nổi bật

Công ty cổ phần BVTV Delta

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Ruột Vàng

Cách trồng dưa hấu ruột vàng:

Trước khi gieo phơi hạt dưa hấu dưới nắng nhẹ trong 1-2 giờ, sau đó ngâm vào nước ấm 35oC- 387oC ( 2 sôi + 3 lạnh) trong 10 – 12 giờ. Vớt hạt ra rửa sạch, gói lại, ủ ở nhiệt độ ấm 28oC – 30oC. Sau khoảng 24 giờ chọn những hạt đã nẩy mầm đem gieo, những hạt còn lại tiếp tục ủ và gieo sau.

Hạt dưa hấu có thể gieo thẳng vào hốc hoặc gieo vào bầu để trồng cây con. Bầu làm bằng lá chuối, giấy hay bao nilong có lỗ thoát nước, kích thước bầu 4 x 6 cm. Đất trộn bỏ vào bầu gồm: Phân chuồng hoai + tro trấu + đất bột theo tỉ lệ 1:1:1, trộn thêm 1% vôi bột hoặc thuốc nấm Rovral hoặc Viben C ( 20g thuốc cho 20 kg đất trộn). Gieo một hạt dưa hấu đã nẩy mầm vào bầu đất, phủ một lớp tro trấu mỏng lên trên. Khi cây con mọc được 6-7 ngày thì đem trồng trên những hốc đã chuẩn bị sẵn.

Hạt giống dưa hấu trái dài F1

Hạt giống dưa chuột bao tử F1

Hạt giống dưa chuột trái dài 60cm

Hạt giống dưa chuột Shiraz F1

Hạt giống dưa lưới Blondie F1

Sau khi lên luống và bón phân lót thì phủ bạt kín luống. Dùng lon sữa bò đường kính 8cm mài sắc miệng để khoét lỗ bạt và đào lỗ trồng theo khoảng cách cây, lỗ trồng có đường kính 4-5cm, sâu 7-8cm. Bỏ vào lỗ 1 muỗng phân cá xay, phủ tro trấu cho đầy lỗ, xịt dung dịch thuốc gốc Đồng ( Đồng oxyclorua,COC 85, Viben C..) cho đủ ướt tro rồi gieo hạt hoặc trồng cây con. Sau khi trồng phủ một lớp rơm mỏng lên mặt luống.

Trời nắng cần tưới cho dưa hấu mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều. Sauk hi trồng 3-5 ngày tỉa bớt hoặc trồng dặm để đảm bảo mỗi hốc 1 cây dưa hấu ( mật độ 800 – 1.000 dây/ 1.000m2).

Thường xuyên sửa dây dưa hấu cho bò song song thẳng về phía trước. Bấm ngọn khi dây dưa hấu dài 1,0m – 1,5m tỉa bớt các dây chèo. Mỗi dây chỉ để lại 1 dây chính và 2 dây chèo dài nhất ở 2 bên.

Khi hoa dưa hấu nở rộ, lấy hoa đực của dây này úp lên núm hoa cái mới nở của dây khác. Thời gian thụ phấn khoảng 8 – 10 giờ sáng, trong vòng 1-3 ngày.

Mỗi dây chính hoặc dây chèo chỉ để lại 1 trái to và đều, nếu dây chính thì chọn để trái ở nách lá từ 15 – 20, dây chèo từ lá 8-10. Bấm ngọn dưa ở vị trí cách trái 6-7 lá. Dùng rơm rạ, lá chuối khô lót trái để tránh tiếp xúc với đất.

Thường xuyên nhổ cỏ trên mô luống dưa hấu

Chúc bà con thành công!

Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Leo Giàn

Phương pháp trồng dưa hấu dưa hấu leo giàn thì cách gieo hạt trong bầu vẫn giống như trồng dưới đất. Nhưng do mật độ trồng tăng gấp đôi nên lượng hạt giống vô bầu cũng phải gấp 2 lần. Đặc biệt liếp trồng sẽ nhỏ và nhiều hơn cách trồng trước đây (bò dưới đất). Khi trồng dưa hấu leo giàn liếp rộng 1m bề ngang, chiều cao 0.2-0.3 mét tùy theo mùa, hàng cách hàng 1.5-2 mét. Cây cách cây 0.35-0.4 mét. Do đó mật số dây sẽ tăng lên.

Sau khi đưa cây con ra đồng vài ngày sau phải tiến hành làm giàn chuẩn bị cho dưa hấu bò lên. Do trái dưa nặng khoảng 3-5 kg nên giàn phải chắc chắn cần phải chọn cây tốt để trồng được nhiều vụ tiết kiệm chi phí.

Trồng dưa hấu leo giàn thì khâu ngâm ủ hạt cũng giống dưa bò dưới đất, cách bầu dưa cũng như vậy. Trồng khoảng 10 ngày thì bắt đầu làm giàn khi trái dưa bắt đầu bỏ bằng thang thì tiến hành làm giàn. Vật liệu là cây tràm cưa ra khoảng 2.5 m làm cột hơi xiên 1 góc 30 độ cắm xuống đất. Mục đích cắm cây tràm hơi nghiêng để dây dưa hấp thụ được nắng, diện tích tiếp xúc dây dưa sẽ nhiều hơn, quang hợp nhiều giúp dây và trái phát triển tốt.

Cây làm giàn để chiều cao khoảng 1.5 m thì bắt đầu cột cây tràm dọc theo hàng cây trụ đứng để sau này treo trái. Trên đầu mỗi trụ niềng bằng dây chì, đóng 2 cây cọc căng 2 bên cây tràm để khi gặp gió cây tràm không ngã. Khi làm giàn xong kéo 2 dây gân nhỏ cứ cách 1 tấc là 2 dây gân. Khi dây dưa bắt đầu bò lên cho đọt dưa giữa 2 dây gân mục đích để giử đọt dưa được cứng và thẳng hàng, nếu không cho đọt dưa giữa 2 hàng dây gân thì đọt dưa ngã nghiêng và bò lộn xộn khó quản lý.

2. Bón phân – Chăm sóc

Bà con có thể dùng máy làm vườn đa năng 3A để cắt cỏ trong vườn

3. Phòng trừ sâu bệnh 4. Thu hoạch

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dưa Hấu

1. Kỹ thuật trồng

a. Thời vụ

Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết từng vùng mà mùa trồng có khác nhau:

– Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 – 30/12 dl ).

– Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

– Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02- 05 dương lịch.

b. Gieo hạt, ươm cây con

Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1 ha dưa hấu là 0,5-1,0kg.

Ủ hạt: Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1-2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4-6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24-36 giờ ở nhiệt độ 28-30oC cho nức mầm.

Gieo thẳng: Chuẩn bị lổ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lổ, sâu 10cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo hạt đã nứt mầm, sâu 2-3cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.

Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60-80cm, cao 15-20cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.

c. Sửa soạn đất, trồng cây

– Chuẩn bị đất: Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1-2 lượt rồi đào mương lên líp.

– Phân lô, lên luống: Khoảng cách luống thường 2,5-3m cho luống đơn và 4,5-6m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30-40cm, sâu 40cm, bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80-90cm, cao 15-20cm.

– Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.

– Cách trồng: Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.

d. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic)

– Mục đích:

* Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại.

* Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước.

* Tiết kiệm phân bón.

* Tăng khả năng quang hợp cho cây.

* Hạn chế cỏ dại.

* Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ.

* Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ.

– Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này.

– Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20-30cm.

2. Bón phân – Chăm sóc

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

Liều lượng phân bón chung:

Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha

Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ Sò): 1.000 kg/ha

Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu: 1.000-1.200 kg/ha

a. Bón lót:

Bón lót toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1tấn vôi bột và 500kg phân Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc bảo vệ thưc vật như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế…

Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đục lỗ, gieo hạt…

* Bón thúc lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

* Bón thúc lần 2 (20-22 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

* Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200-300kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Chú ý: Khi bón phân cho những lần bón thúc có thể dùng một vật nhọn đâm xuyên thủng làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống hốc. Hoặc bơm nước vào các rãnh, giữ nước lại, rồi rải phân xuống các rãnh. Đây là biện pháp tưới thấm, tuy nhiên nên bổ sung thêm lượng phân từ 20-30%.

Ngoài ra còn kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 005 giai đoạn cây con giúp cây phát rễ nhanh, thân lá mau bò; Đầu Trâu 007 giai đoạn sắp ra hoa giúp cây ra hoa đồng loạt; Đầu Trâu 009 giúp trái to, vị ngọt, tồn trữ, bảo quản tốt, vận chuyển xa dễ dàng; liều lượng mỗi loại 01 gói (10mg) pha cho bình 08 lít nước, phun đều trên khắp mặt lá – phun định kỳ 5-7 ngày/lần cho đến khi trước thu hoạch 10 ngày.

b. Làm cỏ

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

c. Tưới nước

Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. Khi cây nhỏ, rễ chưa ăn sâu rộng, nên tưới nhiều lần/ngày và tưới gần gốc.

d. Tỉa nhánh

Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.

e. Định hướng dây

Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.

f. Thụ phấn

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.

g. Chọn trái

Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15-20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8-12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn.

3. Phòng trừ sâu bệnh

a. Một số sâu hại dưa hấu quan trọng

– Bọ dưa

Phòng trừ: Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc).

– Sâu vẽ bùa

Phòng trừ: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

– Bọ trĩ

Phòng trừ:

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc.

Thuốc hữu hiệu là: Phun thuốc Đầu Trâu FEAT 25 EC liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Hoặc Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor.

– Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.

Phun các loại thuốc: Supracide, Ambush, Karate, Atabron, Shersol, Lorsban ở giai đoạn sâu non.

Ngoài ra còn các loại sâu khác như: Sâu ăn lá, rầy mềm và các bệnh quan trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm nên sử dụng OLICIDE 0 DD liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl nước hoặc THUMB liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl.

4. Thu hoạch

Dưa thương phẩm được thu hoạch khi có độ chín 70-80% (khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng). Năng suất từ 18-45 tấn/ ha.