Xem Kỹ Thuật Trồng Cam / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt

Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.

Chọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi… Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.

Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu…).

Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.

Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:

– Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;

– Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;

– Sau các đợt bón phân.

Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.

Phân bón:

Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg…) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)

Tuổi cây

Liều lượng (gam thương phẩm/cây)

1 năm

Bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 150g; N = 35g và K = 20g

2 năm

Bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 300g; N = 70g và K = 40g

Cây trong thời kỳ kinh doanh

Trước khi ra hoa

Mầm hoa

Quả lớn

Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.

Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.

Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.

Đốn tỉa:

Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.

Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.

Bộ môn cây Ăn Quả -Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cam

Cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con, cam Mường Pồn (Điện Biên) cam Hải Dương, cam Sành Hàm Yên, cam Voi Quảng Bình, cam Sa Đéc (Đồng Tháp), cam Cái Bè (Tiền Giang), cam Xuân (Khánh Hoà), cam Valenxia…

Quýt Lý Nhân,Quyt Hàm Yên,Tuyên Quang, quýt Bố Hạ, quýt Tích Giang, quýt Đường, quýt xiêm, quýt Clêopat, quýt Dancy

II Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây cam quýt từ 12 – 39 oC nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 – 29 oC, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 15 0 C là trồng được cam, quýt.

Lượng mưa hàng năm 1000 – 1500mm và phân bố đều là trông cam, quýt tốt.

ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hoá mầm hoa, ít quả, dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 – 15.000 lux.

III Kỹ thuật trồng:

Trước khi trồng cày sâu 40 – 45cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60 -80cm, sâu 60cm; đào hố, bón lót bón lót trước khi trồng 1 tháng, lượng phân bón cho 1 hố như sau:

+ Phân hữu cơ: 30 – 50kg.

+ Phân Supe lân: 250 – 300 gam.

+ Phân Kali: 200 – 250 gam .

+ Vôi bột 1 kg. Trộn đều với lớp đất mặt.

Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, khoảng cách trồng có thể : 5 x 4m, 4 x 4m, 3 x 4m.

– Miền bắc: Vụ Xuân trồng tháng 2,3,4. Vụ thu trồng tháng 8 – 10.

– Miền Bắc: Trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưạ

Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.

5. Chăm sóc vườn cam, quýt:

* Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.

* Bón phân: Lượng bón tính theo tuổi, tuỳ tình hình sinh trưởng của câỵ

– Đợt 1: Bón vào tháng 9 – 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôị

– Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành xuân): 15/1 – 15/3 bón 40% đạm Urê + 40% kalị

– Đợt 3 ( bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% đạm Urê + 30% kalị

– Đợt 4 (bón thúc cành thu và tăng khối lượng quả): Tháng 7 – 8, bón 30% đạm + 30% kalị

– Bón lót: Đào rãnh quanh tán sâu 20 – 30cm, rộng 30 – 40cm cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, tủ rơm rạ.

– Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân rồi tưới nước cho cây dể phân ngấm vào đất.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt:

Dùng Lưu huỳnh vôi (vụ hè thu: 0,2 – 0,3 0 Bômê, Vụ xuân 0,5 – 1 0 Bô mê, Kentan 0,1%, Danitol – S 50EC 0,1%) .

+ Diệt trưởng thành: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm rạ, Ofatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành cây to, khi xén tóc chui ra gặp thuốc sẽ chết.

+ Trừ sâu non: Căn cứ vào lỗ đùn phân dùng dây kẽm hoặc dây mây luồn vào diệt sâu non trong lỗ, hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc Simisizin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100 vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lạị

+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ các cành bị bệnh đem đốt.

+ Diệt sâu vẽbùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.

+ Phun thuốc Boocđô 1%, Zineb 0,5 – 1%.

+ Ngoài ra cam quýt còn có một số loại sâu bệnh hại khác như: Sâu nhớt, nhện trắng, bọ xít xanh vai nhọn, ngài chích hút, sâu xanh cuốn lá, châu chấu, sâu hại hoa, các loại rệp, rầy xám, ruồi vàng…

Bệnh hại cam quýt có bệnh sẹo cam, quýt, bệnh thối nâu, bệnh thâm quả, bệnh muội đen, bệnh Virút./.

Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Quýt

Chọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi… Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.

Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu…).

Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.

Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:

– Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;

– Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;

– Sau các đợt bón phân.

Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.

Phân bón:

Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg…) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)

Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.

Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.

Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.

Đốn tỉa:

Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.

Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.

Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Vinh

Cam Vinh là một đặc sản lâu đời của miền Trung xứ Nghệ, với vị thơm, ngọt đặc trưng có tác dụng giải độc, lợi tiểu… Ngoài giá trị dinh dưỡng, cam Vinh còn có giá trị kinh tế cực cao nếu biết áp dụng kỹ thuật trồng cây Cam Vinh đúng cách.

Cách chọn giống cam Vinh

Chọn giống là yếu tố cơ bản và then chốt quyết định tới sự thành công của người trồng. Do đó, ngoài yếu tố sạch bệnh, cây giống cần phải đảm bảo bộ rễ khỏe, mập, xanh tốt, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.

Thời vụ và mật độ trồng

Trồng cam Vinh không hẳn được áp dụng theo vùng mà có thể trồng ở khắp nơi. Đối với các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc mùa Thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa Xuân hoặc đầu mùa mưa giúp cây nhanh phát triển.

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh có thể áp dụng bằng cách trồng bầu cây, ghép, giâm cành…

Trước khi tiến hành trồng, hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Cần vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Sau khi đã trồng xong cần dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới. Có thể tận dụng trồng xen kẽ các loại đậu, rau…

Cách chăm sóc cây cam Vinh

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh mới chỉ là bước đầu tiên, việc chăm sóc cây cam sao cho luôn khỏe mạnh và cho trái quanh năm, quả lại ngon ngọt thì cần phải đảm bảo được lượng nước tưới, phân bón, phòng bệnh hiệu quả.

Trước tiên việc tưới nước cần chăm chỉ mỗi ngày 2 lần để tạo điều kiện cho cây phát triển ngay từ thời gian đầu trồng. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

Việc làm cỏ cũng khá quan trọng bởi nếu cứ để cỏ tốt xung quanh gốc chúng sẽ hút hết dinh dưỡng của cây cam.

Nếu trồng cam với diện tích rộng cần tiến hành bón phân theo định kỳ bằng phân chuồng hoai mục, đạm, phân lân, xỉ than trộn lẫn. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Kỹ thuật bón phân cho cây cam bằng cách đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.

Kỹ thuật cắt tỉa cây cam Vinh

Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng. Từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo). Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Trồng cây cam Vinh rất hay mắc các bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ…

Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Để giảm thiểu thiệt hại cần phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha trong thời điểm cây có lộc non là hiệu quả nhất. Trong quá trình chăm sóc cần phát hiện sớm để bắt những con sâu ra khỏi cây sau đó quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

Đối với nhện đỏ cần dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước p7ha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.

Ngoài ra còn rất nhiều loại bệnh hại cây cam cần phải can thiệp ngay nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng.

Thu hoạch và bảo quản

Nếu chăm sóc tốt cam Vinh rất nhanh cho thu hoạch. Khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường. Hiện nay giá trị kinh tế của cam Vinh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo An Dương: Vietq.vn