Cách ươm hạt giống rau muống
– Hạt giống rau muống tương đối dễ nảy mầm nên người trồng có thể gieo trực tiếp mà không cần ủ nước ấm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ nảy mầm nếu không ươm chỉ đạt khoảng 50-60% và thời gian nảy cũng lâu hơn. Cho nên, cách ươm hạt giống ngay từ bước khởi đầu là hết sức cần thiết.
– Cách ươm hạt giống rau muống được thực hiện bằng cách: Ngâm hạt giống rau muống vào nước ấm khoảng 30 – 40°C từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 – 30°C trong vòng 6 – 10 tiếng. Sau đó kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì để hạt giống rau ráo khô nước rồi đem gieo.
– Đất phải được cày, bừa kỹ, nhặt cỏ trước khi gieo trồng. Rạch hàng lên luống: Mặt luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, cao 0,15m.
– Lựa chọn đất để gieo hạt rau muống nên lựa chọn xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng. Người trồng nên cho hỗn hợp này vào khay xốp với tỷ lệ: 2 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh + 2kg đất dinh dưỡng, cho hỗn hợp đất vừa đầy mặt khay. Sau đó, người trồng rau trong thùng xốp có thể dùng bình phun nước cho đất trồng, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm.
– Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, nên bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, sau đó cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác trong đất để gieo trồng rau muống.
– Chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải.
– Trồng rau muống cạn nên chọn đất thịt nhẹ hay thịt trung bình, giàu chất hữu cơ, gần nguồn nước tưới.
Cách gieo hạt giống rau muống
Gieo hạt giống rau muống có 2 cách cơ bản đó là gieo hạt rau muống trực tiếp trên ruộng và gieo trong thùng xốp, xô chậu:
– Cách 1: Gieo hạt rau muống trực tiếp trên đất ruộng
+ Nếu gieo hạt rau muống trực tiếp vào đất ruộng thì phải chú ý làm đất thật kỹ, tơi xốp, lên luống cao 20 – 30cm. Đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng.
+ Rạch hàng đều nhau với khoảng cách chiều dài 20 cm và sâu 1cm rồi gieo hạt xuống đất thẳng theo hàng đã rạch, sau đó dùng phân chuồng sàng kỹ lấp lấp lên hạt, rải Basudin hạt phòng trừ kiến, dế, sâu đất…
+ Tiến hành tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 1 tuần đầu. Trong 1 tuần đầu gieo hạt có thể phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm.
+ Việc gieo trực tiếp ở đất, đồng ruộng sẽ gặp khó chăm sóc trong việc quản lý hạt lên cây hơn vì gieo ngoài đồng trên diện tích rộng nếu gặp mưa, nắng nóng hoặc sâu bệnh thì khó chủ động được. Phải chuẩn bị đất gieo tốt thì tỷ lệ cây chết sẽ ít.
– Cách 2: Gieo hạt rau muống trong thùng xốp, xô chậu
+ Đổ lượng đất vào thùng hay xô chậu, đất gieo hạt phải ẩm, mềm, tơi xốp, đất sạch và giàu dinh dưỡng. Bạn tưới nước vào trộn đều cho đất ẩm, sau đó san phẳng mặt đất, rạch đường thẳng hàng với độ sâu khoảng 0,5cm.
+ Gieo rải hạt rau lên mặt đất, gieo với khoảng cách vừa, không quá dày. Sau đó lấp một lớp đất sạch mỏng lên trên. Tưới phun một ít nước lên mặt đất để tạo ẩm cho đất. Tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 1 tuần đầu.
– Gieo thẳng: Rạch hàng với khoảng cách 20 – 25cm x 6 – 7cm/khóm (gieo 3 – 4 hạt/khóm).
– Gieo vãi : Khi cây có 4 – 5 lá thật thì tỉa thưa và định khóm (mỗi khóm 3 – 4 cây). Có thể sử dụng cây tỉa trồng ra ruộng khác.
+ Tưới đủ nước 1 ngày 2 lần vào sáng và tối. Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mang ra nơi có ánh sáng nhẹ để cây sinh trưởng.
+ Khi cây cao được 2 – 3 cm thì vun gốc để giữ cho cây con bám đất tốt hơn.
Cách chăm sóc và thu hoạch rau muống
Tưới nước cho rau muống
– Rau muống rất dễ sống và mọc nhanh, loại rau trồng này ít sâu bệnh nên không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần thường xuyên tưới nhiều nước cho rau, đặc biệt là vào mùa khô nắng, rau muống ưa mọc ở đất lầy lội nên không cần sợ tưới nhiều nước khiến rau bị ngập úng như những loại rau khác.
– Hàng ngày rau muống cần được tưới nước đủ ẩm, ít nhất là 1 lần. Bạn không nên để ở nơi có ánh sáng và mưa trực tiếp. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cần bón phân đạm để giúp cho cây lên mầm nhanh hơn. Trong thời kỳ đó thì bạn cần thăm đồng thường xuyên, làm cỏ để tạo diện tích thông thoáng cho cây phát triển nhanh chóng.
– Tuy nhiên vào mùa mưa to thì nên che phủ cho rau để hạn chế nước mưa làm dập nát và hư thối rau.
Bón phân cho rau muống
– Việc bón phân bổ sung cho việc trồng rau muống rất cần thiết. Phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau muống mau lớn cho nhiều lá. Phân Super lân giúp rễ của cây phát triển tốt hơn.
– Bón phân lần 1 diễn ra sau khi cây rau muống ra được từ 2 – 3 cặp lá. Người chăm cây pha 8 – 10 gr phân Ure và 10 gr phân Super lân (2 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát, vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.
Sau khi bón phân lần 1, cây cần được phun luân phiên thêm phân bón lá vitamin như B1, rong biển, atonik, phân bón lá ra rễ mầm chồi,… để tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
– Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 10 – 15 ngày. Người trồng pha liều lượng 8 – 10 gr phân NPK hoặc phân DAP với 4 lít nước, tưới đều trên thân lá gốc cây rau muống lúc chiều mát và tưới xả lại vào sáng hôm sau.
– Có thể dùng các dạng đạm Nitrat Amôn, Sulfat Amôn thay cho Urê, Cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
– Bón thúc: Lượng đạm Urê dùng để bón thúc sau mỗi đợt thu hái (0,8 – 1kg/sào), chủ yếu hoà nước để tưới. Tưới hoặc bón phân cho cây trước khi thu hái ít nhất 15 ngày.
Phòng trừ sâu bệnh cho rau muống
– Rau muống rất ít bị bệnh hại, tuy nhiên có một số loại sâu bệnh có thể gây hại cho rau muống mà bạn cần chú ý:
– Các loại sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, sâu khoang nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một trong các loại thuốc để phun như Aztron, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP,… Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.
– Rầy xám thường gây hại ở rau muống cạn, để phòng trừ bệnh thì bạn dùng thuốc Bassa 50ND, Cyperan 25EC… phun kỹ trên toàn bộ cây.
– Bệnh rỉ trắng thường xuất hiện trên rau muống nhiều nhất vào mùa mưa. Để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC, thuốc sinh học NPV để phun cho rau.
– Sâu ba ba (Taiwania cirumdata) thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độẩm cao, hoặc rau muống bè. Phòng trừ phải dệt được cả sâu non và trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 25EC, Regent 80WG. Sumicidin + Sâu khoang (Spodoptera litura) phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng và ổ sáu non mới mở, khi cần thiết mới phun thuốc, có thể sử dụng Sherpa 25EC, thuốc thảo mộc HCĐ 25 BTN, thuốc sinh học NPV, thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày.
– Sâu xanh (Helicoverpa armigera) ít khi gây hại nặng. Khi cần phòng trừ có thể sử dụng các thuốc Sherpa 25EC, Cyperan 25EC,thuốc sinh học NPV.
Thu hoạch rau muống
– Rau muống cho thu hoạch trong vòng 4 – 6 tuần sau khi gieo trồng, thời gian thu hoạch và chất lượng rau phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc rau muống tốt thì rau có thể cho thu hoạch được 5 đợt.
– Khi rau muống cao khoảng 30 – 40cm thì bạn cắt ngang cách gốc cây 3cm. Sau khoảng 1 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.
– Đến thời kỳ thu hoạch thì bạn cần ngưng tưới trước 2 ngày. Dùng tay để hái tận gốc. Cách này sẽ giúp cây tiếp tục đâm chồi cho thu hoạch lần sau.