Webtretho Trong Rau Sach Tai Nha / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Cách Trồng Cây Nha Đam Trong Phòng Ngủ

1. Hướng dẫn cách trồng cây nha đam trong phòng ngủ

Hiện nay có hơn 250 loài lô hội trên thế giới chọn giống Aloe Barbadensis lá dài, bẹ to nặng ký và nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau lá có lớp phấn trắng, đây là giống nha đam được mọi người ưa trồng vì có năng suất và dễ trồng.

Ngoài ra còn có loại nha đam mà người dân địa phương hay trồng từ trước còn gọi là giống nha đam Việt Nam, lá nhỏ hơn, bẹ mỏng hơn, lá có ít gai và màu xanh không có lớp phấn trắng.

Nhân giống cây nha đam bằng cách tách chiết lấy cây con là nhanh nhất, chọn cây con cao từ 15-20 cm là có thể bứng cả gốc đem ra trồng chậu.

1.2 Chuẩn bị chậu để trồng cây nha đam mới:

Là loài cây bán nhiệt đới, nha đam ưa thích đất có khả năng thoát nước tốt. Do đó, chúng ta cần rải một lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu trước khi thêm đất trồng. Cách này hỗ trợ hệ thống thoát nước và ngăn cho phần rễ cây không bị ngập trong nước.

Sau khi trồng xong, tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Vào mùa đông và mùa xuân, nha đam không cần nhiều nước. Tuy nhiên, sang đến mùa hè, chúng cần được tưới nước thường xuyên. Cách tưới nước tốt nhất là để đất thoát nước hoàn toàn giữa các lần tưới.

2. Những điểm lưu ý cách trồng cây nha đam

Đất: Cây nha đam thích hợp với đất thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí. Nếu đất thoát nước kém và không thoáng khí, rễ cây sẽ khó khăn trong hô hấp, khiến cây bị thối rễ và chết. Nhưng nếu đất chứa quá nhiều cát lại khiến cho nước và chất dinh dưỡng cần thiết bị mất đi, cây sẽ sinh trưởng kém.

Phân bón: Cây nha đam cần đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Nên sử dụng loại phân lên men, như phân bánh, phân gà, giun đất.

Nước: Nha đam là loại cây cảnh sợ tích nước, vào mùa mưa ẩm ướt hoặc điều kiện thoát nước không tốt cây sẽ rất dễ bị khô héo, lá, rễ có thể bị thối hoặc chết

Nhiệt độ: Cây nha đam sợ lạnh và sương. Nhiệt độ thích hợp cho cây Lô Hội phát triển là khoảng 15-35 độ C, nếu dưới 5 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng.

Ánh sáng cho cây: Cây nha đam ưa ánh sáng, cây cần có đủ ánh sáng cây mới có thể phát triển tốt nhưng những cây nha đam con cần tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp. Do đó, thời gian mới trồng thì bạn nên để cây hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, đến khi cây lớn bạn có thể đặt cây ở cửa sổ để hứng ánh sáng mặt trời.

Phòng trừ sâu bệnh: Cây nha đam trồng trong chậu ít khi bị sâu bệnh tấn công, nếu mưa kéo dài làm dư nước có thể gây úng lá thối nhũn, cần cắt bỏ kịp thời các lá bị hư bằng dao sạch rồi cách ly nguồn bệnh không để lây lan.

Thu hoạch: Cây nha đam trồng trong chậu tại nhà có thể thu hoach sử dụng sau một năm chăm sóc, thời gian cây sinh trưởng rất lâu, sau thời gian xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con, có thể bứng ra trồng thêm tiếp tục, trường hợp muốn cho cây mẹ luôn cho lá lớn thì phải tỉa bỏ cây con để dưỡng sức cho cây chính.

3. Những lợi ích khi trồng cây nha đam trong phòng ngủ

Tổng hợp

Để mua các loại cây cảnh với giá thật “mềm” bạn có thể mua trực tiếp tại VƯỜN CÂY VIỆT – địa chỉ mua sắm cây cảnh đẹp hoàn toàn mới tại chúng tôi Với diện tích gần 300 mét vuông, nơi đây trưng bày vô cùng đa dạng các loại cây cảnh đẹp từ cây cảnh để bàn, cây nội thất, cây bonsai, cho đến những cây có kích thước to dùng để đặt ngoài sân. Vườn Cây Việt đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của bạn từ mua cây cảnh cho đến thuê cây với số lượng lớn. Hotline: 0985507150 Website: https://vuoncayviet.com/ Showroom: 20/4 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP.HCM

Có Nên Trồng Cây Nha Đam Ở Trong Nhà Không?

Cập nhật ngày 17/12

Cây nha đam (cây lô hội, lao vỹ…) là loài cây rất thích hợp trồng trong nhà, phòng khách, phòng ngủ bởi mang ý nghĩa phong thủy, làm đẹp không gian rất tốt.

Đôi nét giới thiệu về cây nha đam

Cây nha đam hay còn gọi là lô hội, la hội, lao vỹ … là cây có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, hiện nay phát triển rộng rãi ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Đây thuộc cây đa năng, sống lâu năm, dễ trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh.

Cây nha đam có gốc, thân ngắn, lá không có cuống, mọc sát thân, lá to, dày, mọng, có hình lưỡi giáo, màu xanh tươi đẹp mắt, phần gốc mọc dày và theo chiều mở dần ra. Mép lá dày, có răng cưa thô như gai nhọn.

Hoa cây nha đam mọc thành cụm, cành hoa dài khoảng 1m, lúc non mọc đứng sau thì rủ xuống. Hoa có dạng ống màu vàng hoặc màu đỏ, kết dính với nhau tạo nên hình pháo hoa đang nở, trông rất lạ và đẹp mắt.

Có nên trồng cây nha đam trong nhà không?

Khi được hỏi Có nên trồng cây nha đam trong nhà không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Lý do là bởi loài cây này mang rất nhiều ý nghĩa trong việc tạo thẩm mỹ cho không gian, ý nghĩa phong thủy, tác dụng làm đẹp, tốt cho sức khỏe con người. Bạn có thể trồng cây nha đam trong nhà ở các không gian: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng đọc sách… đều rất tốt. Hoặc bạn cũng có thể đặt chậu cây nha đam kệ cửa sổ, ban công cũng là ý tưởng hay.

Về tính thẩm mỹ

Những chậu nha đam nho nhỏ, xinh xắn màu xanh lá cây mát lành khi bố trí trong kệ sách, kệ tivi, bàn uống nước phòng khách; bố trí phòng ngủ, nhà bếp sẽ khiến không gian trở nên tươi mới, đầy sức sống và nhiều sinh khí hơn, tô điểm thêm cho không gian sống của gia đình.

Về mặt phong thủy

Trong phong thủy, cây Nha đam thuộc hành Mộc. Các loại cây thuộc hành Mộc thường mang đến may mắn, tài vượng. Đặc biệt càng phúc khí hơn khi để cây Nha đam trên bàn làm việc, kệ sách hay cạnh khung tranh,…

Hoa nha đam có thể dài tới 1m, khi hoa nha đam còn non thì mọc thẳng, đến khi nở rộ thì hoa nha đam trông giống như những bông pháo rất đẹp mắt. Khi nhìn thấy cây nha đam nở hoa có nghĩa là gia đình có chuyện vui, có thể là đầu tư thành công, công việc phát triển, đạt được thành quả xứng đáng.

Về mặt sức khỏe, làm đẹp:

Ngoài giá trị làm cảnh cây lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thể như cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit… Trong thành phần của lá cây nha đam có chứa các tế bào chlorophyll – đây là những tế bào có khả năng chống lại tia tử điện từ máy tính, điện thoại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Cây nha đam còn được xem giống như một “cỗ máy” báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả. Nếu như cây nha đam bạn đang trồng xuất hiện những vết đốm màu nâu trên thân cây, bạn nên xem xét lại không gian sống xung quanh để bảo đảm sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Lá nha đam có màu xanh nhạt – màu sắc mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người.

Với các bạn nữ, có thể lấy 1 – 2 cành nha đam gọt vỏ, rửa sạch, cạo lấy lớp nhựa trong suốt trong ruột lá và thoa đều lên mặt trước khi ngủ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với nước mát. Thực hiện 3 lần/tuần bạn sẽ thấy da mình sáng mịn, sạch mụn.

Nếu chẳng may bị bỏng, chỉ cần lấy phần thịt của lá nha đam bôi vào là khắc phục được ngay. Chất nhờn trong lá cây có tác dụng làm mát, giảm đau và nhanh liền da.

Ngoài ra một trong những lý do bạn nên lựa chọn cây nha đam trồng trong nhà bởi loại cây này rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không hay bị chết.

Cách trồng và chăm sóc cây nha đam

Thông thường hiện nay mọi người thường có xu hướng mua cả chậu cây nha đam sẵn ngoài cửa tiệm cho nhanh, vừa đẹp vừa đỡ mất thời gian. Tuy nhiên nếu muốn trồng thì bạn có thể có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:

Cách trồng cây nha đam

Cây nha đam giống: chọn cây to khỏe được tách từ cây mẹ ra.

Chậu cây: bên dưới đáy chậu có đục lỗ nhỏ thoát nước

Đất trồng: đất pha cát dễ thoát nước. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Các bước trồng:

Cho đất đầy 2/3 chậu, đào một lỗ nhỏ rồi trồng cây nha đam. Sau đó rải thêm một lớp đất lên phía trên để cố định cây nha đam được chắc chắn, lấy tay ấn nhẹ đất quanh gốc cây. Sau đó tưới nước, đặt cây ở bóng râm. Mỗi ngày tưới 1 – 2 lần nước để cây mau ra rễ và sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây nha đam

Để chăm sóc nha đam, bạn cũng cần nắm một số kỹ thuật nhất định. Nha đam là cây không ưa tích nước nên vào những ngày mưa, ẩm ướt nếu đất thoát nước kém thì cây dễ bị khô héo, cành và rễ bị thối hoặc chết. Vì vậy không nên tưới quá nhiều nước, tưới vừa phải, vào những ngày nắng nóng thì tưới 2-3 lần một tuần. Không quên chú ý đến độ thoát nước của đất, nên bón các loại phân lên men như phân bánh, phân gà, giun đất…

Nếu cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì do cây bị ngập nước, mưa nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.

Cách Trồng Cây Nha Đam Và Kỹ Thuật Trồng Cây Nha Đam

BTV

Cách trồng cây Nha đam và kỹ thuật trồng cây Nha đam, một loài cây rất tốt cho sức khoẻ và có tác dụng hiệu quả trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ, cây Nha đam thường được trồng ở vườn, trong nhà, thậm chí là ở văn phòng…

Cách trồng Nha đam và kỹ thuật trồng Nha đam

Nha đam có tên Khoa học là Aloe Vera L (Aloe Barbadensis Mill, Aloe Vulgaris Lamk), thuộc họ Aloaceae (Lô hội).

Cây Nha đam còn có tên là Tượng Đảm, Lô Hội, Lưỡi Hổ, Hỗ Thiệt, Long Tu… Không như trước đây cây Nha đam được biết đến là một loại cây cảnh, giờ đây chúng phổ biến hơn và được dùng để làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm rất hữu dụng và bổ ích cho cuộc sống.

Theo tài liệu dược học Việt Nam, cây Nha đam có thể chữa được nhiều chứng bệnh như: Sốt, Khớp tim, trĩ, viêm khớp, viêm gan, rối loạn tuyến tụy … Ðặc biệt các bệnh về da, cây Nha đam được xem là một loại thần dược. Lá Nha đam có thể chữa lành các loại bỏng. Nước ép từ lá Nha đam có thể chữa được bệnh ung thư da.

Cách trồng cây nha đam

Thời vụ trồng

Cây Nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây Nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.

Chuẩn bị đất

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.

Đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm.

Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 – 700 g phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.

Chọn giống

Có khoảng 300 loài Nha đam khác nhau tính đến thời điểm hiện tại nhưng đối với loại Nha đam ALOE VERAL lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao.

Nhân giống

Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Có thể cắt bỏ đọt cây mẹ để tăng hệ số nhân giống. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện khoảng chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 – 20 cm chúng ta lấy đem trồng.

Cách trồng

Ðào cây con từ vườn ươm (khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 – 50.000 cây/ha.

Lưu ý khi trồng:

Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn cây sẽ gây úng thúi cây con khi tưới nước ), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.

Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để trong mát 2 – 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

Kỹ thuật trồng cây Nha đam

Tưới nước

Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 – 5 ngày phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.Tiêu nước

Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.

Làm cỏ, xới xáo đất

Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Bón phân

Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưởng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng ( khoảng 2,5tấn/ha ), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.

Phòng trừ bệnh hại

Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam.

Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng cho đất trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, thường xuyên làm cỏ để Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.

Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.

Thu hoạch

Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.

Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.

Cách trồng quả cherry và kỹ thuật trồng quả cherry, cherry hay còn gọi là quả anh đào rất giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Nhưng giá thành của thứ trái cây này khá cao vì vậy nhiều người lựa chọn trồng cherry ngay tại nhà.

Cách trồng gừng và kỹ thuật trồng rừng, gừng là loại cây có công dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người. Từ thân, lá cho đến củ đều được con người tận dụng để phục vụ nhu cầu khác nhau vì thế được nhiều người trồng ngay tại nhà.

Cách trồng tía tô và kỹ thuật trồng tía tô, tía tô là loại cây dễ trồng nhưng không phải ai cũng nắm chắc kỹ thuật trồng cây tía tô