Web Cây Cảnh Việt Nam / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Làng Cây Cảnh Cổ Nhất Việt Nam

Vị Khê là một làng nhỏ, 800 năm trước có tên là Nguyễn Gia Trang, nay thuộc xã Điền Xá (Nam Trực – Nam Định), làng có nghề truyền thống trồng cây cảnh khó nơi nào sánh được. Từ đầu xã Điền Xá đã thấy những vườn cây thế đủ chủng loại, càng vào trong làng lại càng thấy những vườn thế quy mô. Ông Vũ Anh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Điền Xá cho chúng tôi xem cuốn sử làng. Thế kỷ 13 như một “viên gạch đầu tiên” khai dựng một làng nghề danh bất hư truyền.

Vào năm 1211, một vị quan làm đến chức Thái úy nhà Lý tên là Tô Trung Tự đến Nguyễn Gia Trang, tức thôn Vị Khê và thấy thế đất đẹp đẽ, ruộng vườn màu mỡ phì nhiêu, dân cư thuần phác. Tô Trung Tự đã cho lập hành cung làm nơi đi lại. Ngoài việc khuyến khích mở rộng nghề nông, ông còn dạy dân trồng hoa, trồng cây cảnh để làm kế sinh nhai. Đời nối đời truyền nghề cho nhau, vừa duy trì vừa phát triển tầm vóc, tạo lập tinh hoa.

Vị quan lập nghề ấy dĩ nhiên trở thành ông tổ. Nay, tại Vị Khê còn khắc đôi câu đối trên hai cột ngoài cổng đình: Dục chủng tài hoa Tô tứ thủy/Nguyễn trang Vị Xá hiệu chi tiên. Tạm dịch: Trồng cây, ươm hoa do tướng họ Tô khơi dạy trước/Ấp tên Trang Nguyễn vốn làng Vị Xá buổi ban đầu. 14 năm sau kể từ khi Tô Trung Tự về làng dạy nghề cho dân.

Năm 1225, nhà Trần thế ngôi nhà Lý, cung Tức Mặc thành chốn phù hoa lớn thứ hai sau Kinh thành Thăng Long. Vị Khê gặp thời như cá hóa rồng, trở thành làng chuyên phục vụ cung vua phủ chúa bằng những cây cảnh đủ thế dáng điệu. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, cây cảnh nghệ thuật Vị Khê càng nổi tiếng hơn.

Đến những năm 1990 khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cây cảnh của làng này đã trở thành thương hiệu không đâu sánh được. “33 xóm, 7 thôn của Điền Xá đều trở thành làng nghề. Nghề cây cảnh đã trở thành nghề chính và cao cấp của địa phương”, ông Tuấn khẳng định.

Hai cây “trạng nguyên”

Ông Vũ Anh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Điền Xá cho biết: “Ngoài văn tự, bia đá chứng minh nguồn cội làng cây cảnh còn đó đôi sanh thế Trực 15 tán khoảng 300 tuổi vẫn được lưu giữ. Đây là 2 cây sanh đoạt giải “trạng nguyên” gắn liền với chuyện cụ Nguyễn Việt Lã gánh vào Huế thi Hội hoa xuân”.

Cụ Nguyễn Văn Chiến kể rằng, năm 1924 trong làng có cụ Nguyễn Việt Lã là người chơi cây sành sỏi. Nhà cụ có rất nhiều cây quý, nhưng riêng đôi cây sanh thế Trực đã được cụ chăm sóc tỉ mẩn hơn cả và đặt vào đó hết cả tâm sức. Cụ coi đôi cây ấy như “của gia bảo”, là kho báu cho cả dòng họ.

Nhân triều đình có Hội thi hoa, cụ Lã đã nhọc công gánh đôi cây quý ấy vào tận Kinh thành Huế để dự thi. Sau những phần chấm điểm, thuyết trình ý nghĩa lẫn dáng vóc của cây thì “của gia bảo” ấy được giải nhất, tức “trạng nguyên cây”. Hai cây sanh quý giá ấy nay vẫn còn và được UBND xã Điền Xá mua lại của con cháu cụ Lã để trồng trước trụ sở như là kỷ vật quý của một thời huy hoàng.

Ông Tuấn giải thích: Cây thế Trực này phù hợp với những gia đình có cách sống trung thực, nền nếp, biết có trước có sau. Bộ tứ quý là cầu mong cuộc sống ấm no, đầy đủ. Bộ ngũ phúc mong muốn gia đình phúc hậu, có đức độ và con cháu thành đạt. Bộ huynh đệ đồng khoa là gia đình vinh hiển. Để cây có nghĩa, có thần thái, cụ Lã phải dốc tâm huyết với sự tỉ mỉ, kiên trì, uốn tỉa tạo dáng cho từng chồi, từng nhánh, có khi phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều đời mới thành được một thế cây đẹp.

“Tiền mọc dưới đất”

Vì những kỳ công, tỉ mỉ như vậy nên những cây cảnh đẹp ở Điền Xá luôn thu hút những yêu cây. Ông Tuấn cho hay, năm 2012, cây cảnh lên cơn “sốt”, từ cây đẹp đến cây chưa thành hình dáng ở Vị Khê gần như được bán hết. Sau đó, thị trường cây chìm lắng nhưng những cây đẹp, quý vẫn được bán giá cao. Chẳng hạn như cây sanh thế long của một người sành chơi trong làng bán với giá gần 10 tỷ đồng cho đại gia xứ Thanh.

“Ở Vị Khê nói riêng và Điền Xá nói chung, từ lâu đã là cánh đồng 200 triệu. Trồng cây cảnh lãi gấp chục lần trồng lúa và được ví như tiền mọc dưới đất lên. Từ những năm 1990, chúng tôi đã thực hiện chuyển đổi đất lúa thành đất trồng cây cảnh. Diện tích trồng cây cảnh hiện nay cũng chiếm đa số và để tìm ra hộ dân không trồng cây cảnh ở Điền Xá là rất khó”, ông Tuấn cho biết.

Khu vườn rộng hơn mẫu của ông Đỗ Quốc Hùng, 65 tuổi như một dinh thự với những hàng cây sanh, la hán, tùng bách tán… đủ mọi dáng thế. Chỉ tay vào cây sanh trước nhà, ông Hùng cho biết, đây là cây có thế phụ tử, tuổi đời hơn trăm năm, có người từng hỏi mua với giá gần chục tỷ đồng.

Ông Hùng cho biết: Gia đình thu nhập khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm, toàn bộ khu vườn cây nếu thời có giá cũng được vài chục tỷ đồng. Cách nhà ông Hùng không xa là nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Đức nổi tiếng với tác phẩm cây sanh “Khuê Văn Các” trong triển lãm dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Ngoài đôi sanh “trạng nguyên” không thể định giá tại trụ sở xã Điền Xá, địa phương còn không ít cây quý có giá trị lên đến vài tỷ đồng. Bộ ba cây tùng la hán của gia đình họ Nguyễn được xác định 250 tuổi từng được thương gia Thái Lan hỏi mua với giá hơn 1 triệu USD để về trưng bày tại vườn Hoàng gia.

Theo ông Tuấn, Vị Khê vinh dự khi đôi cây Nguyệt Quế và hàng Vạn Tuế của làng được chọn để trồng bên Lăng Bác. Nhiều nơi quan trọng như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và Quảng trường Ba Đình đều có sự hiện diện của hoa, cây cảnh Vị Khê.

“Vị Khê là cái nôi cây cảnh của cả nước và cũng là nơi “xuất khẩu” nghệ nhân. Cây cảnh đẹp không đơn thuần ở thế dáng kỳ công mực thước mà còn đẹp ở ý nghĩa, triết lý của mỗi dáng hình do những nghệ nhân tâm đắc gửi gắm vào đó”, ông Vũ Anh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Điền Xá cho biết.

8 Cây Cảnh Việt Nam Giá Triệu Đô

Hình 1: Cây sanh có dáng “Mâm xôi con gà”

” Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ hơn 150 năm tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ của dòng họ Phạm. Năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường (Cường họa sĩ), một nghệ nhân nổi tiếng ở đất Hà thành đã phát hiện, tìm mua và trực tiếp tạo dáng cho cây này. Qua nhiều tay của các đại gia chơi cây, hiện “Mâm xôi con gà” thuộc sở hữu của ông Nguyễn Nam Thành (Thành “vàng”) Việt Trì, Phú Thọ. Tháng 4/2012, siêu cây triệu đô của đại gia đất Việt Trì đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật cây cảnh, bonsai – BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh, Mâm xôi con gà được định giá 6 triệu USD tương đương với 120 tỷ đồng.

Hình 2: Cây tùng có dáng “Chiến thắng Bạch Đằng”

Những cây tùng trong bộ tác phẩm ” Chiến thắng Bạch Đằng” của doanh nghiệp Gia Phạm (Hải Phòng) trồng trên thân cây gỗ sáo đen được định giá hơn 70 tỷ đồng bởi sự mới lạ và sáng tạo.

Nguồn Zing News Hình 4: Cây sanh đại thụ thế “Trực quân tử”. 3. Ông bụt 5. Dáng làng Hình 5: Cây sanh thế “Dáng làng”

Cây sanh đại thụ thế Trực quân tử của anh Phạm Hải Anh thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là cây trải qua hơn 4 đời và được định giá khoảng 25 tỷ đồng. Theo chủ nhân của cây sanh đại thụ này, 25 tỷ là giá mà khách mua cây từng trả cho gia đình anh. Tuy nhiên, anh chưa hề có ý định bán nó.

6. Quần long phượng vũ Hình 5: Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ”.

“Dáng làng” là cây sanh có tuổi đời 200 năm, cây thuộc sở hữu của đại gia Toàn đôla. Cây sanh này được anh mua trong Huế với giá 3 tỷ đồng từ mấy năm trước. Đến nay, đã có người trả giá 22 tỷ đồng nhưng anh chưa bán.

7. Tam Đa Hình 6: Cây sanh Tam đa.

Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi (Ninh Bình) có tuổi thọ trên 100 năm, được cho là “độc nhất vô nhị” có giá là 1 triệu USD.

8. Dáng Thanh Long Hình 8: Cây sanh dáng “Thanh Long”

Cây sanh Tam đa của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là cây sanh có gốc cổ thụ được định giá hơn 20 tỷ đồng.

9. Đại thụ Vân Tùng Hình 9: Cây Sanh “Đại thụ vân tùng”

Là cây sanh của ông Hoàng Quân (Thái Bình) đã có người ở trong Sài Gòn trả tới 60 tỷ đồng nhưng ông Quân không bán.

10. Phu thê Hình 10: Cây sanh có dáng “Phu thê”.

Cây Sanh “Đại thụ vân tùng” của nghệ nhân Lê Xuân Kỳ – Ủy viên ban chấp hành CLB sinh vật cảnh Việt Nam được định giá 10 tỷ đồng.

Nguồn Zing New

Cây sanh có dáng Phu thê này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền (Triều Khúc, Hà Nội). Tính đến giai đoạn hiện tại, cây sanh đã có tuổi đời hơn 100 năm. Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này nhưng ông không bán. Ngoài ra, còn rất nhiều những siêu cây khác như Lão Mai được định giá 19 tỷ đồng, cây sanh Dáng Long của hội sinh vật cảnh Hải Dương giá 7 tỷ, Tác phẩm “Long cuốn Thủy” của hội sinh vật cảnh Bắc Ninh có giá khoảng 1,4 tỷ hay cây đa búp đỏ của ông Châu ở làng Triều Khúc, Hà Nội…

Công Ty Cung Cấp Cây Cảnh Toàn Việt Nam

Cây cảnh là những sản phẩm nghệ thuật không thể thiếu trong cuộc sống, là hình ảnh đại diện cho tình yêu thiên thiên của con người gửi gắm vào vì thế các loại cây cảnh luôn được trân trọng, chăm chút cẩn thận. Xuất phát từ xa xưa nhưng thú chơi cây cảnh không bao giờ bị lỗi mà luôn tạo được sức hút vô cùng lớn dù ở nơi đâu hay bất kì thời điểm nào.

Từ nhà ở, nơi làm việc, nhà hàng, khách sạn cafe đến đường phố, công viên …đâu đâu cũng có những chậu cây cảnh từ nhỏ nhắn xinh xăn đến cao to vững chãi đầy đủ màu sắc và kiểu cách vô cùng phong phú. Với tình hình nền kinh tế ngày càng phát triển, để bắt kịp xu thế thì nhiều nhà vườn đã không ngần ngại cải tiến kiểu cách cũng như du nhập thêm nhiều giống cây và hoa mới tạo nên sự độc đáo và đa dạng hơn, lại có thể phù hợp với nhiều không gian trưng bày khác nhau rất tiện lợi và khoa học. Đã có nhiều nhóm cây cảnh ra đời như cây cảnh phong thủy, cây cảnh để bàn, cây cảnh văn phòng, cây cảnh nghệ thuật, cây cảnh trong nhà…

Cây cảnh phong thủy

Đối với cây cảnh phong thủy người ta chọn những loại cây phù hợp với phong thủy của ngôi nhà cũng như ở các công ty, nhà hàng, các nơi làm ăn buôn bán  để đặt đúng các vị trí cần thiết như ở cửa, bếp, phòng khách, hành lang và thường là những loại sống tốt được ở trong nhà, cần ít ánh sáng đặc biệt có tên gọi hay và may mắn như: Phát Lộc, Trạng Nguyên, Trúc Mây, Thịnh Vượng, Ngọc Bích, Kim Tiền…Trưng bày cây cảnh phong thủy không những để trang trí làm đẹp mà người dùng còn gửi gắm vào đó là tâm tư nguyện vọng cầu mong bình an, làm ăn thuận  phát đạt tấn tới.

Văn phòng là nơi làm việc của công nhân viên, với áp lực công việc cao dễ khiến mọi người stress và mệt mỏi thì việc có những chậu cây cảnh trong phòng sẽ làm giảm đi phần nào căng thẳng, tạo bầu không khí trong lành mát mẻ, làm cảnh quan trở nên vui vẻ và văn minh hơn. Những loại cây thường gặp là Kim Tiền, Thiết Mộc Lan, Bạch Mã Hoàng Tử, Lan Hồ Điệp, Kim Tiền…

Cây cảnh nghệ thuật

Đối với những người yêu thích sành về cây cảnh thì đây là một sự lựa chọn khá hoàn hảo, cây cảnh nghệ thuật khá cầu kì và mang vẻ cổ điển, một cây đẹp phải có thân, tán, rễ tạo nên thế đứng riêng. Người chơi cây hết sức tỷ mỹ kết hợp nhiều công đoạn uốn cành, tỉa lá, tạo tán, khắc cây…để tạo nên các thế như phượng vũ, ngũ phúc, xuy phong, vũ trụ thác đổ rất đặc sắc và đẹp mắt. Những cây cảnh được lựa chọn ở đây thường là cây sống lâu năm, thân gỗ có nhiều rễ phụ như Sanh, Mai, Đào, Sung, Lọc Vừng, Tùng…

Cây cảnh để bàn

Với những nơi như bàn học, bàn làm việc, bàn ăn hay những gốc nhỏ chật hẹp thì việc có một chậu cây để bàn rất cần thiết, nhỏ gọn không chiếm quá nhiều diện tích khá  là phù hợp để trang trí. Đánh tan đi sự nhàm chán cho không gian sống và làm việc của bạn, những  loại cây để bàn thường là những cây là nhỏ hoặc có thêm hoa tạo thêm rực rỡ, tươi trẻ như Sen Đá, Tử La lan, Sống Đời, Tulip, Trúc Cười…

Hãy tô điểm thêm cho không gian xung quanh bạn thêm sạch và đẹp nhé, nó sẽ giúp cuộc sống của bạn tràn ngập sức sống và thú vị hơn đấy!

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều loại cây cảnh với mẫu mã phong phú, đa dạng, khá bắt mắt ưa nhìn, các cây luôn được chăm sóc tỷ mỹ và chu đáo, phát triển khỏe mạnh và sạch bệnh. Khách hàng có tham khảo thêm qua website, hoặc cần hỗ trợ tư vấn và đặt hàng xin liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0997.007.668                         

Công ty TNHH Đức Thắng hân hạnh được phục vụ quý khách.

Tìm Hiểu Đặc Trưng Nghệ Thuật Cây Cảnh Việt Nam

Đó là công lao to lớn trong việc tạo dựng nên một di sản nghệ thuật cây cảnh quý báu mà các lớp nghệ nhân, nghệ sĩ, người yêu cây cảnh ngày nay vô cùng tự hào và biết ơn. Chúng ta trân trọng thừa kế và phát huy hiệu quả di sản đó. Lỗi ở các thế hệ kế tiếp cha ông một thời đó là đã không chịu tìm tòi sáng tạo để làm phong phú thêm kho tàng hình tượng cây cảnh của tổ tiên mà cứ ra sức sao chép dẫn đến nghệ thuật đơn điệu và khuôn mẫu, trái với nguyên tắc của nghệ thuật là luôn phải sáng tao cái mới..

Trải qua nhiều thời kỳ, cha ông ta có những tên gọi cây cảnh khác nhau như kiểu, cách, dáng, thế… và ở mỗi vùng miền lại có cách gọi khác nhau. Dù tên gọi khác nhau như thế nào thì đặc trưng chung của cây cảnh VN ở mọi miền và mọi thời kỳ không phải ở cách trồng trực, xiêu, hoành, huyền, không phải ở cách lấy mấy cành một ngọn và tạo bông tán theo kiểu nào. Bởi kiểu nào thì trên thế giới đều có những nét tương đồng gần gận. Trừ loại hình cây cảnh theo lối nghệ thuật tả thực kết hình con công, con phowngj, con rồng, con nai, cái cổng, mái chùa, cái tháp… thì hầu hết CCNT cổ VN đều là nghệ thuật ước lệ nhằm tạo nên hình tượng để người thưởng ngoạn liên tươnghr đến cuộc sống thật ở ngoài đời. Hình tượng phụ tử hay mẫu tử giúp ta nghĩ ngay đến mối qua hệ cha con hay mẹ con trong gia đình; hình tượng huynh đệ hay tỉ muội giúp ta liên tươongr đến quan hệ trong cộng đồng, xã hội, hình tượng Long thăng, khiến ta liên tưởng đến khát vọng vươn lên, vươn xa của con người…

Hình tượng trong cây cảnh VN gắn với đời sống thực tại cảu con người trong xã hội đương thời. Hiện nay cây cảnh nghệ thuật một số nước cũng có những kiểu tạo hình khá giống với ta nhưng không có cách gọi tên như cây cảnh Việt Nam mà thường để người thưởng lãm tự liên tưởng và cảm nhận ra hình tượng nghệ thuật và ý tưởng của tác giả. Chỉ khác là CCNT VN xưa đã vậy và ngày nay lại càng như vậy, những vấn đề đặt ra trong xã hội bây giờ rộng lớn hơn nhiều soi với thời xưa, mà chức năng của nghệ thuật cây cảnh là phải góp phần phản ánh kịp thời và sâu sắc cuộc sống. Cây cảnh VN ngày nay phải vừa kế thừa tinh hoa của nghệ thuật cây cảnh cổ vừa phải mang tinh thần và hơi thở của thời đại. Nghệ thuật là một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Sản phẩm hôm nay có một phần là tinh hoa của quá khứ, nhưng lại là tiền đề cho cái ngày mai – quy luật mãi mãi là như vậy.

Tôi đã đến một số vườn cảnh, chủ nhân trịnh trọng giới thiệu đây là khu vực “cây thế”. Thực tình tôi không quan tâm lắm đến tên gọi mà chỉ quan tâm đến hình tượng nghệ thuật của các cây đó như thế nào? Những cây trong vườn mà chủ nhân giới thiệu, chúng tôi không thể phát hiện raddos là những hình tượng nghệ thuật gì? Hình tượng nghệ thuật ra sao? Hỏi chủ nhân: Cây này thể hiện ý tưởng gì? Thì chủ nhân chỉ ậm ừ. Tôi thấy nhiều gốc cây rất đồ sộ, cổ lão nhưng bộ cành quá khô và còn non. Tổng thể chưa thấy có gì triển vọng về hình tượng nghệ thuật, nhưng chủ nhân lại rất quan tâm giới thiệu giá cả, nào là có người đã trả giá hnagf trăm triệu, nào là cây này cây kia có giá bạc tỷ.

Thực chất của nghệ thuật cây cảnh đòi hỏi tìm hình tượng nghệ thuật có đẹp hay không chứ không nên băn khoăn mãi về tên gọi, càng không nên lấu giá cả làm thước đo cho một sản phẩm thiếu nghệ thuật, như vậy sẽ làm tổn hại tới định hướng nghệ thuật của cây cảnh Việt Nam.