Vuon Trong Rau Sach Tu Dong / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Môi Tua, Hoàng Phi Hạc, Long Tu Đá, Long Tu Lào, Ý Ngọc 10

Chào mọi người, 10/11/2017 phong lan rừng có ít hàng sau:

VIETCOMBANK STK: 0491000024971 Chi nhánh: Thăng Long Chủ TK: Vũ Văn Ngọc AGRIBANK STK: 3100205406383 Chi nhánh: Từ Liêm Chủ TK: Vũ Văn Ngọc

Địa chỉ: Số 15, ngách 62, ngõ 20 đường Mỹ Đình, Hà Nội (sau bến xe Mỹ Đình khoảng 500m) . (Luôn gọi điện trước khi đến chắc chắn có nhà hoặc còn hàng).

1. Môi Tua (Dendrobium brymerianum): Loại hoàng thảo thuộc chi Kiều này tùy theo người gọi còn có các tên khác như Thủy tiên râu mép, môi tơ…dễ nhầm lẫn tên với cây Kiều tua Dendrobium harveyanum (còn gọi thủy tiên râu cánh). Môi Tua có gốc nhỏ, thân phình ra giữa thân rồi thuôn tròn lên đến ngọn, có cùng đặc điểm của chi lan Kiều là lá tập trung ở đỉnh, ít rụng lá vào mùa đông. Thân cao chừng 20-30 cm, hoa nở vào khoảng tháng 5-6 dương lịch, thơm, hoa to cỡ 3-4.5 cm, mọc từ các đốt ngọn của thân trưởng thành, hoa màu vàng có môi râu tua rất lạ mắt. Có thể ghép gỗ, trồng chậu dớn hay trồng chậu với giá thể vỏ thông, chú ý để cây trong mát sau khi ra rễ mới để lan tiếp xúc với nắng nhẹ. Cây ưa ẩm mát.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Ảnh thực tế:

Hàng tươi, đẹp

2. Hoàng Phi Hạc (Dendrobium signatum): Thân dài 20-60 cm, cứng, thân to căng mập thường có màu vàng rơm, có nhiều rãnh dọc thân, gốc nhỏ, ở giữa phình to, ngọn thót nhỏ dần. Lá mềm và tròn đầu, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 5-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân đã trụi lá. Các hoa cánh bên và lá đài xoắn, môi trắng, môi cuội như cái phễu, họng môi màu vàng chanh. Hoàng phi hạc cũng có vài dạng hoa: cánh trắng họng vàng hoặc họng có 2 đốm nâu đen.

Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ hoặc trồng trong chậu nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng chậu thì chỉ đặt gốc lan lên trên mặt giá thể (than + vỏ thông) rồi lấy dây buộc cố định các thân lan vào dây treo sao cho chắc chắn không lung lay, khi rễ mọc sẽ vươn xuống bám giá thể.

Tưới ẩm vừa đủ, để cây sát mép lưới hứng nắng buổi sáng. Mùa nở hoa: Hoa nở vào khoảng tháng 3-4 dương, bền khoảng 20-25 ngày.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh thực tế:

3. Long Tu Đá (Dendrobium crepidatum): Là loại hoàng thảo có thân ngắn thường 20-30cm, thân có màu xanh lét với các sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt của thân, lá mỏng; rễ rất nhỏ thường tạo thành búi.

Long tu đá cần độ ẩm vừa phải. Nên trồng vào bảng dớn, chậu dớn hoặc chậu đất nung với giá thể thoáng thoát nước tốt như than củi, dớn cọng. Mùa đông cây cần thời gian nghỉ ngắn, mùa đông ngưng tưới thi thoảng tưới một ít vào gốc để lá rụng hết, đến khoảng nửa cuối tháng 2 dương tưới tăng dần vào gốc. Cây dễ nhảy keiky nên cần tránh tưới vào thân trong thời gian này. Ra hoa khoảng tháng 3 dương lịch. Hoa màu trắng hồng, họng vàng, cánh bóng sáp, bông hoa tròn trịa cân đối, đẹp và rất dễ thương.

Ảnh hoa sưu tầm:

Ảnh thực tế:

Cây đã rụng trụi lá, thời điểm ghép rất tốt, ghép lên chờ đến mùa hoa tới là ra hoa

4. Long Tu Lào (Dendrobium Primilinum var Laos): Long tu là một loại lan thân thòng ngắn, thường dài 30-50cm, đốt ngắn, trên thân thường có 1 lớp vỏ mỏng rất dễ bong tróc, tại các đốt của thân có nốt lõm sâu. Dễ dàng nhận ra chúng bởi các mắt lõm trên thân tại các đốt trên thân già. Thân tròn, thường căng mập ngúc ngoắc, không có các lằn dọc trên thân kiểu đùi gà, hoàng phi hạc. Lá khá dày, xanh bóng. Lá dài 8-10 cm, rộng 2 cm. Hoa 1-2 chiếc ngang to 5-8 cm, mọc từ các đốt của thân cây đã rụng lá, hoa nở vào mùa xuân, tháng 3-4 dương lịch.

Long Tu Lào rất dễ trồng, có thể nói là loại lan thân thòng dễ trồng nhất và rất khỏe, nên ghép vào bảng dớn hoặc gỗ khúc. Cây cần rất nhiều nước trong thời gian phát triển (mùa xuân – hè), lúc này ngày tưới 1-2 lần, tuần bón được phân NPK 20-20-20 một lần càng tốt. Mùa thu khoảng tháng 10 dương khi trời se lạnh, tưới thưa 2-3 ngày một lần để cây thắt ngọn, rụng dần lá bước vào mùa nghỉ, đến mùa đông rét nhiều cây đã trụi sạch lá thì phải tưới ít, 10-15 mới tưới vào gốc một lần, đừng sợ cây chết khô kể cả mùa đông mới ghép không ra rễ, cứ chờ đến tháng 3 dương trên các thân tơ bật nụ nở hoa thì ở gốc cũng xuất hiện chồi non. Chốt lại lần nữa đay là loại lan thật sự rất dễ trồng, rất khỏe, ít gặp bệnh tật lắm, đặc biệt thích hợp cho những người mới trồng.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Ảnh thực tế:

Cây đã xuống lá, chỉ việc ghép lên chờ ra hoa

5. Ý Ngọc (Dendrobium Transparens): Một loài hoàng thảo có hoa rất đẹp, cây thường có độ dài khoảng 30-60cm, thân có vỏ nâu xám, khá thẳng và hơi cứng, thuôn dài thóp nhọn dần về ngọn, lá nhọn và mỏng mọc so le, rụng lá để nghỉ vào cuối thu, hoa 2-3 chiếc tại các đốt cây đã rụng lá, cánh đài hoa màu trắng tinh hơi xoăn, lưỡi có đốm tím sẫm nổi bật, cỡ hoa khoảng 4cm, đặc biệt đây lại là loại hoa hôi nhẹ mùi…phân gián :), tuy vậy Ý Ngọc là một loại hoa đẹp, đáng sưu tầm và rất được yêu thích. Cây ra hoa khoảng tháng 4 dương. Thích hợp ghép gỗ, ghép bảng dớn, trồng trong chậu dớn.

Ảnh mẫu hoa sưu tầm:

Ảnh thực tế:

Hoàng Thảo Long Tu Đá – Dendrobium Crepidatum

Thân ngắn, có màu xanh với các sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân, lá mỏng, rễ rất nhỏ thường tạo thành búi.

Hoàng thảo Long tu đá – Dendrobium crepidatum

– Mô tả: Dáng buông xuôi như thác đỗ. Hoa hường, tim tím; môi gần như trắng, nhiều lông nhung với đốm vàng hay tím ớ đáy. Nở hoa vào mùa xuân. – Nơi mọc: Tây nguyên ,lào ,Tây bắc – Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C – Ẩm độ: 50-70%. Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.

Hoa thường có 2 loại: 1 loại cánh tím đậm, lưỡi trắng tím họng vàng, loại thứ 2 var alba cánh trắng, lưỡi trắng họng vàng.

Loại hoa tím (ảnh thanhhec)

Long tu đá ưa khí hậu mát, cần độ ẩm vừa phải nhưng phải thường xuyên liên tục. Cây hay bị thối gốc nên trồng cần tránh mưa trực tiếp quá 2 ngày. Nên trồng vào bảng dớn hoặc chậu đất nung với giá thể thoáng thoát nước tốt như than củi, dớn cọng. Bón phân định kỳ tuần 1 lần. Cây cần thời gian nghỉ ngắn, ngưng tưới nước trong khoảng 1 tháng để lá rụng hết, sau đó chỉ tưới vào gốc cho đến khi cây căng lại là mắt hoa đã nhú. Cây dễ nhảy ceiky nên cần tránh tưới vào thân trong thời gian này.

Cách Trồng Dong Riềng Đỏ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây dong riềng đỏ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước nhưng tập trung với số lượng lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên…

Dong riềng đỏ thuộc loại cây thân thảo, thân nhẵn, không lông, thân cây màu tím, lá mọc so le có viền tím đỏ.

Đây là loại cây chịu được bóng rợp, có thể trồng dưới tán cây thưa, góc vườn… hoặc những nơi có diện tích nhỏ hẹp.

Giá trị của cây dong riềng đỏ

Trong y học: theo đề tài nghiên cứu khoa học của Bác sĩ Hoàng Sầm “NGHIÊN CỨU DỊCH CHIẾT CÂY DONG RIỀNG ĐỎ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ” đã cho ra kết quả trong mỗi kg củ cây dong riềng đỏ có khoảng 6g glucosid trợ tim và 7,4g cumarin chống đông máu. Còn trong 15g củ đã sấy khô khi dùng hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 12mg cumarin có tác dụng làm dãn mạch, chống đông máu làm tắc mạch vành, giảm cơn đau do nhồi máu cơ tim và 12mg glucoside trợ tim. Ngoài ra dưới tác dụng của hợp chất ancaloid khi sử dụng hàng ngày sẽ bào mòn các mảng xơ vữa bám ở mạch máu giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt chất không chỉ chứa trong củ mà còn có ở trong thân và lá. Thậm chí hợp chất cumarin chống đông máu có hàm lượng ở thân còn cao hơn ở trong củ. Vì vậy nhiều chuyên gia khuyên rằng người bệnh không nên bỏ đi bất cứ bộ phận nào của cây để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Trong thực phẩm: phần củ của cây dong riềng đỏ được sử dụng để sản xuất miến – món ăn rất được ưa thích của người Việt.

Cách trồng dong riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị nơi trồng cây và làm đất trồng cây:

Nếu trồng dong riềng đỏ tại nhà thì có thể tận dụng những khoảng đất hẹp như góc vườn, bờ ao, mép rào,… vì đây là loại cây có thể sinh sống dưới bóng rợp. Còn đối với những hộ gia đình làm kinh tế trồng tập trung với quy mô lớn thì nên cày bừa và làm đất kỹ lưỡng. Trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 60cm, trước đó nên bón lót với phân chuồng hoặc phân vi sinh, khoảng cách trồng giữa các cây trên hàng là từ 50 đến 60 cm. Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng ở mỗi nơi mà chúng ta lựa chọn bón lót hay không bón lót. Ví dụ như ở những vùng đất miền núi giàu chất hữu cơ, nhiều mùn hoặc vùng đất mới khai hhoang lần đầu thì không cần bón lót.

Cách trồng cây dong riềng đỏ:

Dong riềng được trồng chủ yếu từ cuối tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, đó cũng là thời vụ thích hợp để trồng cây tốt nhất. Dong riềng đỏ có thể trồng trực tiếp bằng củ hoặc cây con tách từ cây mẹ ra. Lưu ý khi chọn giống để cây có thể phát triển tốt thì nên chọn các củ giống đồng đều không trầy xước và sạch bệnh. Mỗi củ có thể cắt thành nhiều phần mỗi phần có từ 2 đến 3 mắt để tiết kiệm chi phí giống. Vì cây phát triển củ theo chiều ngang và rễ ăn sâu nên khi làm đất cần cay sâu khoảng 15 – 20 cm, làm tơi đất và sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi thì nên đào sâu hơn 20 – 25 cm vì đất ở đây thường cứng hơn. Sau khi làm đất xong, thực hiện bón lót lần 1, tuỳ vào điều kiện của mỗi hộ gia đình mà có những cách bón lót khác nhau nhưng trung bình là 300 – 500 kg phân chuồng , 15 – 20 kg lân cho 1 sào Bắc bộ, sau đó phủ lớp đất mỏng lên trên, đặt củ giống lên trên. Khi đặt thì xoay mầm củ hướng lên trên, thực hiện bón lót lần 2, bón ở khoảng cách giữa 2 củ rồi lấp đất, phủ rơm rạ lên trên để giữ ẩm.

Chăm sóc cây sau khi trồng:

Thời gian đầu nên thường xuyên tưới để giữ độ ẩm cho cây có thể nẩy chồi nhanh. Khi cây đã ra rễ có thể tưới thêm phân chuồng pha loãng. Để cây sinh trưởng tốt hơn cần bón thúc cho cây. Lưu ý khi bón đó là không bón trực tiếp vào gốc mà bón vào khoảng giữ hai khóm. Để tránh tình trạng cây gãy đổ cần thực hiện vun gốc thường xuyên khi cây phát triển cao hơn. Để củ to hơn có thể phủ mùn mục hoặc trấu vào gốc cây, nếu không có thì có thể bón thêm kali để tăng năng suất và chất lượng củ. Việc làm cỏ cũng không quá phức tạp và tốn công vì dong riềng đỏ sinh trưởng rất nhanh nên chỉ cần làm sạch cỏ 1 – 2 tháng đầu sau đó khi cây đã lan tán rộng thì cỏ không thể phát triển được nữa. Nên lưu ý thêm về việc thoát nước trong mùa mưa để tránh củ bị thối do úng ngập.

Phòng trừ sâu bệnh:

do dong riềng đỏ có tính cay nên ít bị sâu bệnh hay chuột phá hoại mùa màng, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công.

Thu hoạch:

Trong trường hợp lấy củ làm giống thì có thể thu hoạch sau khi khoảng trồng 1 năm, nhưng nếu để thu hoạch lấy củ bán thì nên thu hoạch sau 2 năm trồng khi đó cây mới cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Khi thấy dong riềng đỏ đã già, thân ngầm và củ đã nổi rõ hoặc làm nứt mặt đất quanh gốc thì đào thử nếu thấy củ đã già là có thể thu hoạch được. Sau thu hoạch có thể cắt sạch rễ, rửa sạch bán tươi hoặc thái phơi khô theo yêu cầu của nơi tiêu thụ.