Vườn Sen Đá Đà Lạt

Demo , 15-05-2023 20:24:08

là một trong những địa chỉ mua – bán các loại sen đá uy tín với nhiều loại sen đá đẹp tại vườn. Vườn sen đá Đà Lạt được trồng và chăm sóc bởi những nhà vườn sen đá có kinh nghiệm lâu năm trong việc nhân giống – trồng và chăm sóc cây sen đá. Vườn được đặt cách xa thành phố nhầm đảm bảo cho việc trồng trọt tốt nhất cho các loại sen đá tại vườn, đặc biệt các giống sen đá có nguồn gốc từ các nước trên thế giới.

Ảnh: Các loại sen đá tại vườn sen đá Đà Lạt ĐẶC ĐIỂM VƯỜN SEN ĐÁ ĐÀ LẠT

Hiện tại việc trồng sen đá tại vườn Đà Lạt và các loại cây cảnh để bàn tại Đà Lạt đã và đang phát triển mạnh trong những năm trở lại đây. Trước kia việc trồng sen đá thường được trồng với quy mô hộ gia đình hoặc trồng ngoài trời dễ gây hư hỏng cây trong những đợt sương muối, mưa đá của Đà Lạt. Đến hiện nay việc trồng sen đá để bàn trở thành nguồn cung cấp cây cảnh văn phòng lớn bởi vẻ đẹp của các loài sen đá thì việc cải thiện quy cách trồng và nhân giống cũng trở nên chuyên môn hơn. Hiện nay đặc điểm các vườn sen đá Đà Lạt đa phần điều được làm nhà kính nhầm cải thiện chất lượng cây sen đá. Với đặc điểm của nghành hoa chậu hiện đại này các vườn sen đá ngày một giảm thiểu thiệt hại do thiên nhiên gây ra, mặt khác nâng cao chất lượng cây sen đá cũng như từng bước ổn định nguồn cung cấp sen đá giá sỉ cho các tỉnh thành phố lân cận như: các shop sen đá tại Tp HCM – Cần Thơ – Đà Nẵng , …

Ảnh: vườn sen đá sedum Đà Lạt CÁC LOẠI SEN ĐÁ TẠI VƯỜN SEN ĐÁ ĐÀ LẠT

Các loại sen đá hiện có tại vườn sen đá giá rẻ Đà Lạt gồm có hai loại sen đá trồng tại vườn gồm:

SEN ĐÁ PHỔ THÔNG là loại sen đá giá rẻ với độ có mặt rộng rải trên các thị trường trên các nước. Đây là những loại sen đá dễ trồng, dễ nhân giống nên giá thành loại sen đá này tương đối phù hợp với nhiều người đặc biệt là những người mới chơi hoặc các shop sen đá cũng khá dễ bán với những loại sen đá này. Ngoài ra người với loại sen đá Đà Lạt này người chơi có thể tự mình nhân giống sen đá tại nhà. Xem cách nhân giống sen đá

Các loại giống sen đá phổ thông này hình dáng cũng khá đẹp, có nhiều loại cây sen phát triển khá to, có cây đường kính lên đến 20 đến 25 cm. Những giống sen đá tiêu biểu cho nhóm sen đá này tại vườn sen Đà Lạt gồm: Sen đá phật bà, sen đá bông hồng trắng, cây sen đá bắp cải, sen đá nâu Đà Lạt tại vườn, chậu sen đá cỏ ngọc, sen đá cánh bướm, sen dù, sen hàm cá mập, Sen đá đô la trắng, đô la xanh, cây sen đá ống Điếu, sen đá rubi đỏ, sen đá sedum,… và nhiều loại sen đá khác tại vườn.

SEN ĐÁ TRUNG CẤP là những loại sen đá đẹp màu sắc bắt mặt nhưng ít phổ biến trên thị trường bởi giá thành không rẻ. Những giống sen đá này đa phần khó nhân giống từ thân . Những giống cây sen đá này đa phần được nhập cây giống về vườn sau đó chăm sóc cho đến khi cây trưởng thành và xuất đi các tỉnh. Những cây giống loại này khi nhập về vườn cây sen đá Đà Lạt thì cây khá nhỏ tầm 1 cm nên rất khó chăm sóc, thường những giống sen đá này khi còn nhỏ sẽ được trồng tách riêng để dễ chăm sóc và theo dõi từng cây tại một khu vực. Các loại sen đá này có ngoại hình rất xinh xắn, dễ thương nhưng đặc điểm của loại này một số loài cũng khá khó để chăm sóc chúng khi chọn những loại cây nhỏ còn nằm trong vỉ mô. Còn khi cây đã lớn tầm từ 5 đến 6 cm thì việc chăm sóc cũng đỡ phức tạp và tỉ lệ sống cũng khá cao. Tuy nhiên việc nhân giống một số giống thuộc nhóm này tại nhà cũng không có mấy kết quả như ý vì loại này khó nhân giống hơn các loại sen phổ thông rất nhiều. Nhóm sen đá trung cấp loại này gồm một số loài như: sen đá bông hồng đen, sen đá móng rồng, cây se đá guốc sao, sen đá kim cương, sen đá bánh bao,… và nhiều giống sen đá tại vườn tiêu biểu khác.

SEN ĐÁ ĐẶC BIỆT là nhóm sen đá thứ ba được liệt và nhóm sen đá cao nhất của các loài sen đá. Nhóm sen đá cao cấp loại này thường chỉ được sưu tầm bởi các vườn sưu tầm sen đá. Vườn sen đá cao cấp Đà Lạt cũng khá ít vì loại sen đá này tuy giá trị cao nhưng rất khó trồng và lượng xuất khẩu thương mại về mặt số lượng cũng không đáng kể. Ngoài ra việc nhập giống này về vườn cũng có giá thành cao nên người trồng sen đá Đà Lạt cũng ít có những loại này, nếu vườn có cũng chủ yếu để trưng bày hoặc sưu tầm nên cũng rất ít rao bán.

Ảnh: Sen đá đặc biệt tại vườn sen đá tại Đà Lạt :ĐỊA CHỈ VƯỜN SEN ĐÁ ĐÀ LẠT Địa chỉ vườn sen đá tại Đà Lạt đa phần không có số nhà hoặc tên đường như cácshop sen đá Đà lạt. Các vườn sen đá đẹp đa phần nằm ngoài thành phố cũng như các vườn hoa chậu. Vì vậy để đến được địa chỉ của vườn sen đá chúng tôi Quý khách vui lòng liên hệ: 0898 9097 86 để chúng tôi có thể đưa quý khách đến tận vườn nếu quý khách có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc tư vấn vềcách trồng – chăm sóc sen đá.

Địa chỉ vườn sen đá tại Đà Lạt đa phần không có số nhà hoặc tên đường như các shop sen đá Đà lạt. Các vườn sen đá đẹp đa phần nằm ngoài thành phố cũng như các vườn hoa chậu. Vì vậy để đến được địa chỉ của vườn sen đá chúng tôi Quý khách vui lòng liên hệ: 0898 9097 86 để chúng tôi có thể đưa quý khách đến tận vườn nếu quý khách có nhu cầu mua số lượng lớn hoặc tư vấn về cách trồng – chăm sóc sen đá.

Ảnh: Sen đá tứ phương giá rẻ trồng tại vườn sen đá Đà lạt

Nguồn: Vườn sen đá Đà Lạt giá sỉ

Thông tin hoa chậu Đà Lạt:

Khám Phá Vườn Sen Đá

ĐĂNG Bởi HuyenNguyen / NGÀY 24 THÁNG 03 2023

Nếu đã từng đắm chìm trong vẻ đẹp của cẩm tú cầu, hoa dã quỳ hay hoa ban trắng, vậy bạn không nên bỏ lỡ vườn sen đá – xương rồng độc lạ nhất Đà Lạt. Ngay từ khi mới xuất hiện, khu vườn này đã làm xiêu lòng những người yêu thiên nhiên, thích cây cỏ.

Đà Lạt được biết đến là thành phố ngàn hoa. Bốn mùa đâu đâu cũng thấy các loài hoa khoe sắc rực rỡ. Đến phố núi vào mùa nào, du khách cũng đều được chiêm ngưỡng Đà Lạt nhiều màu sắc. Với điều kiện thuận lợi giúp cho cây cối phát triển, Đà Lạt dần dần trở thành thành phố du lịch, thu hút du khách bởi cảnh vật tươi đẹp nơi đây.

Bên cạnh những loài hoa được nhiều người biết đến như: hoa ban trắng, mai anh đào hay mùa phượng tím. Đà Lạt còn nổi tiếng với những khu nhà vườn độc đáo như: vườn dâu tây, vườn cà rốt, vườn bí ngô khổng lồ. Trong số đó phải kể đến vườn sen đá – xương rồng độc đáo, tọa lạc tại đường Cao Bá Quát.

Sen đá là loại thực vật mọng nước, có 60 họ khác nhau với hơn 300 loài. Lá cây nhỏ, xếp chồng lên nhau như hoa sen, trông rất đẹp và xinh xắn. Dù trong nhỏ nhắn nhưng cây có sức sống mãnh liệt. Lá rụng khỏi thân có thể nẩy chồi ở gốc làm thành cây mới. Còn xương rồng là loại cây thường mọc trên sỏi, đá, ở những nơi đất cát khô cằn như sa mạc. Chính vì vậy, các cành lá được tiêu biến, thay vào đó là những gai nhọn mọc tua tủa. Chỉ còn lại phần thân mọng nước. Xương rồng ít khi ra hoa, đa số thường chỉ có 1 bông nhưng màu sắc rất rực rỡ. Cả hai loại cây đều tượng trưng cho ý chí mãnh liệt, sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Những ai đang gặp bế tắc trong cuộc sống, muốn tìm một nơi bình yên thì có lẽ vườn sen đá – xương rồng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn.

Khu vườn này mang tên: Succulents & Coffee. Đây là khu du lịch tham quan kết hợp với tiệm cafe. Ngay khi vừa đặt chân đến vườn, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm loại sen đá – xương rồng với đủ màu sắc, kích cỡ khác nhau. Tạo nên khung cảnh vô cùng bắt mắt. Với những ai mê sen đá, xương rồng thì đến đây, dường như được lạc vào thế giới mơ ước. Cứ thế mà ngắm nhìn các loại cây khác nhau.

Trong khu vực khuôn viên, các loại sen đá được trồng thành từng luống. Ở giữa có lối đi cho du khách vào tham quan. Ngoài ra phía trước nhà, các chậu cây được sắp đặt khéo léo, tạo thành một bức tranh tường độc đáo. Cả khu vườn dường như đều bừng lên sắc xanh đặc trưng. Kết hợp cùng với tiếng chim hót véo von, tiếng gió thổi vi vu tạo cho nơi đây một cảm giác yên bình đến lạ.

Sau khi tham quan xong khuôn viên trồng sen đá – xương rồng, du khách có thể dừng chân tại tiệm cafe. Thưởng thức một ly cafe ấm nóng hoặc một bình trà hoa giải nhiệt. Trên mỗi bàn đều được bày trí một chậu sen đá xinh xinh, du khách có thể vừa thưởng trà, vừa ngắm hoa.

Đà Lạt vốn dĩ đã rất yên bình. Nhưng nếu muốn tìm một khoảng trời riêng thì du khách không nên bỏ lỡ vườn sen đá – xương rồng. Vừa có thể hòa mình vào cùng thiên nhiên, vừa có thể an yên thưởng thức những cốc cafe, trà hoa đậm chất Đà Lạt.

Địa chỉ: Vườn Sen – Succulents & Coffee – 92 Cao Bá Quát, phường 7, Đà Lạt

Thời gian mở cửa: 7h30 – 22h00

Huyền Nguyễn Theo chúng tôi

Nguồn Gốc Sen Đá Chi Tiết Và Đầy Đủ

Sen đá vẫn luôn là một cái gì đó bí ẩn chưa được khải thác và tài liệu chi tiết và rõ ràng cũng chưa có, tôi đã tìm hiểu một số tài liệu nhưng nó rất rời rạc không cụ thể và chi tiết như các loài cây khác. Tôi tìm kiếm sách về loài cây hấp dẫn này, nhưng có chăng thì nó được nồng ghép vào với tài liệu của xương rồng và nói rất thoáng qua. Sau những gì mình tìm hiểu và trải nghiệm trồng nhiều loại sen đá khác nhau tôi có một số những đúc kết sau.

Sen đá hay còn có tên gọi là Succulent plant (thực vật mọng nước) thuộc chi Echeveria nằm trong họ Crassulaceae (họ lá bỏng) thuộc loài sen đá xương rồng. Ước tính có khoảng 60 họ khác nhau và hơn 300 loài, trong đó hơn 90% phân bố chủ yếu ở châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Tại Việt Nam, sen đá rất được ưa chuộng bởi đây là loại cây có kỹ thuật trồng đơn giản và dễ chăm sóc. Sen đá có thể kết hợp với rất nhiều loại vật liệu khác nhau để trở thành vật trang trí trong nhà hay cây cảnh để bàn.

Cây thường có dạng đài giống bông hoa sen có lẽ chính vì điều đó mà khi Succulent plant được nhập về Việt Nam lại có tên sen đá.

Cách chăm sóc sen đá

Sen đá được chia ra làm 3 dạng: Dạng có màu, dạng đài, dạng rủ mỗi dạng lại có cách chăm sóc hơi khác nhau một chút nhưng không quá khác biệt.

– Dạng đài có màu xanh thì cần nơi thoáng mát và chỉ cần ánh nắng nhẹ, nước tưới khoảng 1 tuần 1 lần

– Dạng rủ là dạng phù hợp treo cửa sổ ánh nắng nhẹ, nước tưới khoảng 2 tuần tưới 3 lần.

Về nước tưới thì tùy thuộc vào môi trường, môi trường nóng thì cần nhiều nước hơn, môi trường mát và ẩm thì cần ít nước hơn, hoặc không cần tưới nước. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối không nên tưới lúc trời đang nóng hoặc về khuya trời lạnh.

Loại đất phù hợp với sen đá là loại đất thoát nước tốt có thể trộn đất với tỷ lệ: 50% tro, trấu, 10% phân bò khô, 10% từ than tổ ong nấu rồi đập vụn, 10% phân vi sinh (bùn cá viên), 10% cát, 10% đất trộn đều hoặc ủ có thể cho thêm ít sơ dừa và thuốc chống nấm.

Thuộc họ lá bỏng nên cây có thể nhân giống từ lá, giâm cành.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nhân Giống Sen Đá

Đối với những ai mê Sen đá như mình thì việc mầy mò để nhân giống là điều không mới mẻ.

Nhưng thường chúng ta chỉ nghĩ rằng, vặt lá và đặt xuống đất là nó sẽ tự ra rễ rồi đẻ ra cây con, đúng nhưng chưa đủ. Để kích thích ra rễ nhanh, chọn đất phù hợp và tưới thế nào… vẫn là những câu hỏi rất mới mẻ. Chính vì vậy trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách nhân giống các loại Sen đá phổ thông, tích luỹ từ kinh nghiệm cá nhân và sự học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm lâu năm, mong rằng sẽ giúp các bạn nhân giống thành công những cây con cho riêng mình. Cây được minh họa trong bài viết này là Graptosedum ‘Ghosty’, bạn cũng có thể áp dụng cách nhân giống này cho các loài khác thuộc chi Echeveria, Sempervivum, Sedum, Sinocrassula, Kalanchoe …

Nhân giống Sen Đá khi nào?

Thời điểm hoàn hảo để là vào đầu xuân, thời tiết vào mùa này mát mẻ cùng với lượng ánh sáng tốt, tạo điều kiện thích hợp để cây con phát triển tốt. Chúng ta cũng có thể nhân giống vào các mùa khác như mùa thu hoặc đông (tại Hà Nội). Tuy nhiên tuỳ từng mùa mà cây con sẽ phát triển nhanh hay chậm, và tỷ lệ thành công cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nóng quá hay lạnh quá thì cây cũng khó phát triển.

Hãy chọn những cây đã trưởng thành và khoẻ mạnh để nhân giống. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhân giống bằng lá và cắt thân, vì thế nên tận dụng những cây thân đã cao, ngắt lá hoặc tận dụng những lá bị rụng.

“Nếu bạn đặt chậu Sen đá trong nhà giống như mình thì chắc chắn bạn sẽ hiểu rằng, dù để cạnh cửa sổ và cố gắng cho cây hấp thụ nhiều ánh nắng nhất có thể, nhưng khi trời âm u không có nắng suốt nhiều ngày, thì thân của chúng cũng sẽ bị cao lên và mất màu, điều đó làm cho cây không còn giữ dáng như trước nữa. Nhưng đừng quá lo lắng, đây chính là thời điểm thích hợp để bạn nhân giống Sen đá.”

Bước 1. Ngắt lá và cắt thân

Hãy chắc chắn rằng bạn ngắt toàn bộ những lá phía dưới ra và chúng phải còn nguyên vẹn, nếu lá ngắt ra không lành lặn, chúng sẽ không thể phát triển ra cây con.

Sau khi đã ngắt toàn bộ những lá phía dưới, giữ lại phần lá phía trên, nhưng nhìn tổng thể cây Sen Đá bây giờ trông không được “xinh xắn” như trước nữa, thân quá cao. Vì vậy chúng ta sẽ tiến thành thêm 1 bước nữa để cho thêm nhiều nhánh con, với bước này tỷ lệ lên cây con gần như 100%, hơn nữa cây con lớn rất nhanh.

Cắt ngang phần thân cây, hãy sử dụng kéo sắc và sạch, hoặc sử dụng dao nếu muốn vết cắt thẳng và đẹp. Có thể lau dụng cụ cắt bằng cồn 70% để sát khuẩn.

Bước 2. Chờ đợi

Sau khi ngắt lá và cắt thân, hãy đặt chúng nơi khô ráo, thoáng mát, đợi vết cắt khô và lành lặn rồi mới để chúng tiếp xúc với đất. Thông thường là sau 2-4 ngày, việc này vừa để vết thương của cây lành lặn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, vừa để kích thích khả năng ra rễ của lá. Vì khi đó, cơ chế tự sinh tồn của cây sẽ nhận diện được rằng, môi trường xung quanh không có nước, do đó rễ sẽ được kích thích phát triển nhanh hơn để tìm nước và dinh dưỡng.

Nếu sau khi cắt và ngắt lá, bạn để vết thương của cây tiếp xúc với đất và nước ngay, nó sẽ có khả năng cao bị thối. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp rễ phát triển bình thường nhưng tuỳ vào điều kiện môi trường lúc đó.

Bước 3. Tiền hành nhân giống

1. Chuẩn bị đất trồng

Đối với việc nhân giống (khác với khi trồng cây trưởng thành), đất trồng yêu cầu phải giữ ẩm tốt để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Tại các vườn ươm, đất trồng để nhân giống thường là hỗn hợp mùn dừa (đã qua xử lí) + phân hữu cơ + trấu. Trong đó trấu làm đất tơi xốp tạo độ thoáng, phân hữu cơ là chất dinh dưỡng (không cần nhiều), mùn dừa giúp giữ ẩm nhưng cần xử lí bằng vôi để khử độ chát có hại cho cây. Bạn có thể mua sẵn mùn dừa đã qua xử lý ở các chợ cây hoặc các shop bán giá thể nông nghiệp, tuy nhiên, mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách đơn giản nhất để xử lí mùn dừa tại nhà (nếu mùn dừa bạn mua chưa được xử lí).

Chúng ta chỉ cần mua mùn dừa về, ngâm với nước và bóp vắt nhiều lần để xả độ chát, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày bóp 2 lần và sau mỗi lần lại ngâm vào nước mới. Sau đó chỉ cần phơi khô là chúng ta đã có mùn dừa để sử dụng rồi.

2. Đặt lá và chăm sóc

Đặt lá xuống mặt đất đã được làm ẩm, một cách để thông báo cho chúng biết phía dưới đang có dinh dưỡng, để rễ phát triển và cắm xuống đất. Sau 1-2 tuần bạn sẽ thấy rễ non màu hồng phát triển cùng với sự xuất hiện của những cây con. Nhân giống bằng lá sẽ cho ra cây con bụ và nhiều trường hợp có lá sẽ mọc ra 2-3 cây con.

Cung cấp cho chúng nước với độ ẩm vừa phải, đừng để đất ướt quá để tạo điều kiện cho lá mẹ kích thích phát triển rễ, nên tưới khi đất đã khô hẳn. Tránh để nước đọng lại quá nhiều trên lá gây thối, có thể sử dụng bình xịt phun sương để lá hấp thụ hơi nước trong không khí, giúp rễ phát triển khoẻ mạnh.

Đặt chúng nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, do rễ và cây con mọc ra từ lá đều rất non và yếu (tương tự như trẻ sơ sinh vậy) nên cần được chăm sóc kĩ càng hơn. Sau 1-2 tháng tuỳ điều kiện thời tiết, cây con sẽ lớn và cứng cáp dần.

Cho đến khi phần thân của cây con cứng cáp, lá mẹ bắt đầu héo dần. Bạn có thể chờ cho lá mẹ héo hẳn, sau đó tách lá mẹ ra, thao tác cũng giống như cách bạn tách lá từ thân cây mà mình đã nói phía trên. Hoặc nếu không bạn cũng có thể kệ cho lá mẹ héo và tự rụng ra.

Tuy nhiên, không phải tất cả lá mẹ đều cho ra rễ và cây con khoẻ mạnh, nếu may mắn bạn có thể thành công 80%. Có những lá khô héo, ra rễ nhưng không thể phát triển cây con, có nhiều lá mẹ đẻ cây con nhưng không cho ra rễ, khi héo thì cây con cũng không sống được do chưa đủ lớn và không có rễ để hút dinh dưỡng. Ảnh phía dưới là 3 lá mẹ đã được nhân giống cùng một thời điểm nhưng cho ra 3 kết quả khác nhau, bạn có thể thấy rõ.

Hình phía trên khi cây con đã đủ lớn, lá mẹ đã khô héo và được ngắt bỏ. Nhưng bạn nên nhớ rằng, tuy cây con đã phát triển đến giai đoạn này nhưng không có nghĩa là toàn bộ chúng sẽ lớn, vẫn sẽ có số ít không sống được. Lúc này bạn có thể bắt đầu cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ và dần dần khi lớn hẳn thì ánh nắng là thứ mà chúng yêu thích nhất.

3. Chăm sóc cây Sen đá cũ sau khi cắt ngọn

Việc bạn cần làm duy nhất là chỉ việc chờ đợi, do sức sống và khả năng sinh tồn của Sen đá rất tốt, nên phần thân mà bạn cắt trước đó sẽ mọc ra rất nhiều cây con, hơn nữa chúng còn lớn rất nhanh và khoẻ mạnh, do được phần thân mẹ đã trưởng thành cùng với bộ rễ phía dưới nuôi nấng.

Về sau cây này sẽ mọc thành bụi có nhiều nhánh rất xum xuê, nhiều người muốn cây của họ ra thêm nhánh cũng phải dùng phương pháp này.

Còn nữa, bạn có nhận ra chậu sen đá này không?

Chính là phần ngọn khi cắt xong, bạn cắm phần thân xuống đất ẩm sau khi đã khô vết thương, đặt chỗ thoáng mát và chỉ cần chờ nó ra rễ là xong. Tức là bạn đã có một chậu Sen Đá hoàn toàn mới và đẹp, thân không bị cao như trước rồi đấy.

Kết luận

Bạn thấy không, nhân giống Sen đá không hề khó, dù có đọc hay tham khảo ở đâu đi chăng nữa, việc bắt tay vào làm ngay sẽ giúp bạn học được nhiều hơn và quan trọng hơn cả là có được trải nghiệm cho riêng mình. Sen đá hay rất nhiều loại cây khác đặc biệt là các loại cây mọng nước sẽ có những đặc tính tương đồng, từ đó bạn có thể nhân giống được nhiều loại cây khác mà không cần đến những bài hướng dẫn như này.

Chia sẻ bởi NOTH Garden. Bài viết có sử dụng hình ảnh củaNEEDLES+LEAVESGhi rõ nguồn và link noth.garden khi trích dẫn lại bài viết này.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Sen Đá Chi Tiết Nhất

Sen đá là biểu trưng cho sự son sắt và vĩnh cữu trong tình yêu cũng như tình bạn. Một vài chậu sen đá trên bậu cửa sổ hay ở ban công, lan can sẽ tô điểm thêm cho ngôi nhà của bạn những màu sắc trẻ trung. Nếu đã yêu thích sen đá, chắc hẳn bạn rất muốn biết rõ kỹ thuật chăm sóc cây sen đá và trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về sen đá cũng như hướng dẫn bạn cách chăm sóc sen đá đúng kỹ thuật, để qua đây các bạn có thể tự tin chăm sóc loại cây cảnh thú vị này.

I. Sen đá và những điều cần biết

1. Sen đá là gì? Thông tin cơ bản về sen đá

Cây Sen đá hay còn gọi là Liên đài, Hoa đá (Tên tiếng Anh của chúng là Succulent) là dòng thực vật mọng nước (Succulent plant) thuộc chi Echeveria họ thuốc bỏng (Crassulaceae). Ước tính có khoảng 60 họ sen đá khác nhau với gần 400 loài, trong đó hơn 90% phân bố chủ yếu ở vùng nóng gần xích đạo Mexico, Nam Mỹ, châu Úc và châu Phi. 

Đây là loài rất dễ sống, phát triển chậm và sống lâu, không đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên. Sen đá là giống cây nhỏ, gần như không có thân mà chỉ thấy lá, là giống cây mọng nước và đặc biệt lá thường xếp thành hình như những bông hoa, nhất là hoa sen. Loài cây này ưa mọc trên đá, sỏi, nhưng nơi khô cằn nên mới được gọi là hoa sen đá.

Bên cạnh đó, hoa sen đá rất dễ trồng, đây là loài cây ưa nắng, thường sống ở các vùng đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng và khô nóng như sa mạc, vùng núi đá. Lá cây dày, mọng chính là để tích nước duy tri sự sống qua những ngày hạn kéo dài. Chúng có thể thích nghi với mọi loại khí hậu, mọi địa hình và sống quanh năm và khi lá rụng có thể nảy chồi từ đó và mọc lên cây mới. Chính vì thế cây sen đá mang ý nghĩa về một tình yêu bền chặt, trọn đời, vĩnh cửu không thay đổi.

Tại Việt Nam, sen đá rất được ưa chuộng bởi đây là loại cây mới lạ có kỹ thuật trồng đơn giản và dễ chăm sóc. Sen đá có thể dễ dàng bố trí kết hợp với rất nhiều loại vật liệu chứa khác nhau để trở thành vật trang trí trong nhà như: Bình hoa tiểu cảnh thủy sinh, Tranh sen đá treo tường, lọ sen đá mini trang trí bàn làm việc…

2. Ý nghĩa của Sen đá

Sen đá được biết đến như một biểu tượng của tình yêu, một loài hoa minh chứng cho một tình yêu bền vững, trọn đời thủy chung và không bị thay đổi theo thời gian. 

Cũng như vẻ đẹp mộc mạc thuần khiết cùng sức sống mãnh liệt của mình, sen đá ý chỉ về một tình yêu giản đơn, không cầu kỳ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách để một lòng một dạ đi bên cạnh nhau, vẫn trường tồn bất diệt.

Bên cạnh đó, còn có quan niệm là mọi việc trong cuộc sống đều có cách giải quyết riêng của nó, miễn là chúng ta dũng cảm, mạnh mẽ để đối diện với nó. Vì thế hãy luôn tin vào cuộc sống và sẵn sàng chiến đấu như chính sen đá vậy.

Sen đá cũng được xem là món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè người thân bởi hàm ý của việc tặng sen đá là mong muốn nhắn gửi những điều tốt đẹp nhất về sức khỏe, tỉnh cảm bền lâu đến người nhận.

Ngoài ra, Sen đá còn mang những ý nghĩa trong phong thủy. Nó giúp mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ. Việc trồng sen đá trong nhà, màu xanh của nó sẽ làm cho không gian tươi mát hơn, cũng cho gia chủ niềm tin vào sự thay đổi thịnh vượng, tài lộc.

II. Cách chăm sóc Sen đá đúng kỹ thuật

 Vì là giống cây thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước nên Sen đá có những yêu cầu rất khắc khe về ánh sáng, độ ẩm, khí hậu cũng như rất nhiều các điều kiện cần thiết khác. 

1. Chậu trồng cây

Khi trồng sen đá, nên trồng trong loại chậu có lỗ thoát nước tốt bởi vì cây quen sống trong môi trường ít nước nên không chịu được ngập úng. Bởi vậy, nếu không chọn loại chậu thoát nước tốt, rễ cây sẽ bị úng thối. Tốt nhất thì nên sử dụng chậu đất nung để trồng sen đá.

2. Đất trồng

Các bạn nên chọn loại đất trồng thông thoáng, khả năng thoát nước tốt vì sen đá không chịu được trong môi trường đất ẩm ướt quá lâu. Tốt nhất là dùng hỗn hợp tro trấu trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Cũng có thể dùng hỗn hợp các thành phần: tro, đất pha cát, phân bò. Hoặc đơn giản hơn các bạn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân.

Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước tốt để không gây ngập úng cây.

3. Nước

Sen đá là loài ưa nóng, khô và cần nhiều nắng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, không để nước đọng lại trên lá. Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá.

Khi cây sen đá đã phát triển ổn định thì có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần. Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.

Đối với những loại cây trồng trong nhà, ít nắng, ít gió, nên chú ý chỉ tưới nước khi đất khô và chậu nhấc lên nhẹ hẳn (ít nhất là 1 tuần mới tưới 1 lần).

Tránh nước mưa rơi vào chậu gây ngập úng và có thể sinh nấm hại rễ cho cây. Hạn chế rải sỏi lên mặt chậu. Sỏi sẽ chặn quá trình bốc hơi nước, vô tình làm úng rễ. Các bạn có thể thay sỏi bằng viên đất nung để cố định gốc cây mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.

4. Bón phân và Dinh dưỡng

Sen đá cũng như xương rồng không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Các bạn có thể bổ sung thêm cho chậu hoa sen đá phân bò, phân dê hoặc các loại phân tan chậm, phân bón qua lá hàng tháng. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.

Đối với chậu nhỏ vừa, các bạn rải 5 – 10 viên phân tam chậm lên mặt chậu trong 1 tháng. Phân sẽ tan trong mỗi lần các bạn tưới nước.

Các bạn nào không có điều kiện mua phân tan chậm có thễ ra cửa hàng cây kiểng gần nhà mua phân bón NPK tỉ lệ 20 – 20 – 20 pha vào nước tưới lên lá và gốc cây định kỳ 2 tuần/lần. Với liều lượng loãng hơn chỉ định.

Những ai không có điều kiện nữa, thì pha thật loãng sữa đậu nành, hoặc bia với nước để tưới tạm cũng được.

5. Ánh sáng

Ánh sáng là phần cần thiết nhất đối với loài sen đá. Nên bạn hãy để nó  ở nơi có nhiều ánh nắng, nhất là ánh sáng buổi sớm và chiều tối, ánh sáng tốt nhất là bạn để cây ngoài trời có mái, lưới che đi khoảng 30%.

Nếu là cây bạn để trong văn phòng không có ánh sáng thì 2 -3 ngày hãy mang nó ra nắng 1 lần 8h.

Chú ý: Nắng rất cần thiết những không có nghĩa là cứ càng nắng càng tốt, Sen đá cần nắng không có nghĩa là phơi cây và trưa nắng gắt, điều này khiến sen đá sẽ bị héo lá và mất nước, hãy che nắng cho cây vào những lúc nắng gắt.

III. Các loại bệnh thường gặp của Sen đá – Cách phòng bệnh, chữa bệnh cho Sen đá

1. Thiếu Ánh sáng

Biểu hiện

Vấn đề thường gặp nhất của Sen đá là tình trạng thiếu ánh sáng. Biểu hiện rõ nhất là: lá mới ra nhỏ dần, nhạt màu, không tương xứng với bộ lá cũ. Rất ít ra lá mới, cây ốm và cao dần, cây yếu, không cứng cáp. Việc thiếu nắng không chỉ khiến cây không đẹp mà còn khiến đất lâu khô và cây dễ bị úng. Và đây là biểu hiện cụ thể của từng loại:

– Sen nâu: đây là loại có nhu cầu nắng khá cao, do đó khi cây thiếu nắng sẽ biểu hiện rất nhanh qua bộ lá. Cụ thể lá sẽ mất màu nâu và chuyển dần qua màu xanh. Thiếu nắng lâu ngày có thể khiến cho lá mới ra ở chính giữa có màu trắng.

- Sen thái, sen đất xanh: lá ở giữa mới ra nhạt màu, hơi ngã sang màu trắng, lá mới nhỏ và thưa thớt.

– Sen phật bà: Hầu như không ra thêm lá mới ở giữa, để trong phòng quá lâu vừa thiếu nắng vừa nóng thì có hiện tượng lá trút ngược xuống dưới.

– Sen hồng phấn, sen nhung viền đỏ,…: Cây vươn cao, lá mới ra nhỏ, lá ngày càng thưa, màu sắc nhạt. Với sen viền đỏ thì lá sẽ mất viền.

Ngoài việc bị thiếu nắng thì cây cũng có thể bị thừa nắng. Biểu hiện thừa nắng đó là lá cây sẽ ngã vàng, và vàng rụng lá liên tục.

Cách phòng tránh và xử lí cây Sen đá bị thiếu ánh sáng

– Để cây ở nơi có ánh sáng (nơi có ánh sáng khác với phơi nắng trực tiếp. Cụ thể là tránh để trong phòng tối)

– Sau 1,2 ngày thì nên xoay chậu để cây không bị nghiên qua bên có nắng.

2. Sâu bệnh

Sâu bệnh thường gặp ở Sen đá là rệp sáp. Rệp chỉ xuất hiện khi có kiến tha nó tới. Các bạn thấy kiến bò nhiều chỗ trồng cây thì nên kiểm tra để diệt rệp kịp lúc.

Cách phòng tránh và xử lí cây bị sâu bệnh

Diệt kiến trước, diệp rệp sau: dùng nước rửa chén phan thật loãng, lấy bàn chải đánh răng cũ chấm dung dịch đó chà vào các chỗ rệp bám cho thật sạch, định kỳ mỗi tuần như vậy cho tới khi cây hết hẳn.

Còn trong trường hợp sen đá bị nấm thì trước hết, không được giữ cho vùng trồng cây bị ẩm ướt quá lâu. Khi cây bị bệnh, loại bỏ hết các lá, dùng dao cắt bỏ phần thân bị thối và chỉ giữ lại phần khỏe mạnh. Sau khoảng 3 ngày thì tiến hành trồng lại. Đồng thời, kết hợp phun các loại thuốc phòng bệnh như Anzil, COC85,…

3. Một số nguyên nhân dẫn đến việc Sen đá bị chết

Trồng bằng đất không thoáng

Trồng vào chậu không có lỗ thoát nước hoặc các loại bình thuỷ tinh

Trộn các loại sen đá với nhau hoặc trộn sen đá với cây khác

Chọn các loại quá “đỏng đảnh” để chăm sóc

Để trong nhà

Chưa tìm hiểu kĩ về cây

Vi khuẩn, nấm bệnh và các loại sinh vật có hại

Hoa và Đá: https://hoavada.com

Thông tin liên hệ

Cơ sở 1: 330 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Cơ sở 2: đường Võ Chí Công (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn), TP. Đà Nẵng

​Số điện thoại liên hệ: 0935.148.968 (bán sỉ và lẻ) – 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

Email: [email protected]