Vuon Lan Ngoc Diem O Vung Tau / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lactofol O Bungari, Phân Bón Lá Lactofol O Cho Hoa Lan

Lactofol O Bungari, Phân bón lá Lactofol O cho hoa lan

Lactofol O tăng sức chống chịu các loại bệnh và các dạng thời tiết khắc nghiệt

Thúc đẩy quá trình phát triển rễ, thân, lá để cho năng suất vượt trội.

Sử dụng nhiều cách như tưới vào gốc, phun lên lá cây, ngâm hạt giống…

Phân bón lá Lactofol O Bungari Thành Phần Chủ Yếu

Thành phần:

Nitơ …21%

Nitrat…7%

Amoni…4%

Amide…10%

Oxit Kali…10%

Lân Peroxit…5%

Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng, vi lượng, axitamin, vitamin, kháng sinh, các chất sinh học, chất bám dính…

Khối lượng tịnh 100gram.

Nhập khẩu và phân phối tại Công ty TNHH TH COM.

Phân bón lá Lactofol O Bungari Công Dụng Chủ Yếu

Tăng sức chống chịu sâu bệnh và các dạng thời tiết khắc nghiệt. Phát triển nhanh bộ rễ, sinh trưởng mạnh, thân củ to, lá dày, năng suất vượt trội.

Kích thích ra rễ cho cây ăn trái, cây công nghiệp, vườn ươm cây cảnh, hoa lan…

Tưới vào gốc để cây tăng cường phát triển bộ rễ, kích thích nảy rễ để nhánh cao.

Phun lên trên và dưới bề mặt lá cây làm tác dụng lớn lá, chống rụng hoa…

Thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng của cây trồng trong khi mới trồng hoặc bị ngập úng.

Cách Dùng Phân bón lá Lactofol O Bungari

Sử dụng cho việc phun lên trên mặt lá và trên chất trồng cây.

Phun cho lúa, dung lần 1 cho giai đoạn đẻ nhánh, lần 2 giai đoạn làm đòng, lần 3giai đoạn trổ bong.

Phun cho cà chua, lần 1trước khi ra hoa, lần 2 sau khi ra quả, lần 3 tiếp theo sau từ 10-15 ngày.

Phun cho cà pháo, cà tím, lần 1lúc cây ra hoa, tiếp theo phun đều sau 10-15 ngày.

Phun cho cải bắp, súp lơ, lần 1 khi cây bắt đầu tạo bắp, lần sau từ 10-15 ngày.

Phun cho hoa hồng, hoa cúc, khi hình thành lá, lần sau hình thành bong.

Phun cho hoa lan, phun đều tỉ lệ từ 7-15 ngày. Khi vào dịp thay đổi thời tiết thì nên pha tỉ lệ thuốc 3ml cho 1 lít nước. Dịp bình thường pha tỉ lệ 2ml cho 1 lít nước sạch.

Pha tỉ lệ 2-3 cho 1lít nước sạch phun khi cây mới nảy mầm ra đọt, khi cây ra hoa, đậu trái. Gíup cây phát triển nảy mầm mới, chống rụng hoa…

Chú ý: khi sử dụng cho các cây phun lên trên thân lá, sử dụng tưới vào gốc nên sử dụng lại sau 30 ngày để đảm bảo cây hấp thụ được tốt nhất. Có thể sử dụng cho tỉ lệ phân bón pha loãng hơn để cây đảm bảo phát triển đồng đều, tránh bị sốc.

Phân bón lá Lactofol O Bungari Dùng Hiệu Qủa

Phân bón lá, kích thích nảy mầm và ra rễ khi sử dụng đủ liều lượng sẽ thấy có sự phát triển đồng đều, tránh hiện trạng lạm dụng thuốc khiến cây ảnh hưởng.

Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng, trước khi dùng.

Cẩn thận để xa tầm tay trẻ em, bảo quản thuốc nơi khô, mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Sop): K2O = 52%; S = 18%

1. Giới thiệu về sản phẩm Kali Sunphat (K2SO4 – SOP)

- Tên khác: Kali Sulfat, Sulfate of Potash (SOP), Potassium Sulphate

– Hàm lượng dinh dưỡng: K2O = 52%; S = 18%; Độ tinh khiết cao: Không chứa clo, natri và kim loại nặng.

– Ngoại quan: Bột tinh thể màu trắng

– Độ tan: Bột tinh thể mịn hòa tan nhanh trong nước mà không có bất kỳ dư lượng.

– Phù hợp để áp dụng cho tất các các hệ thống tưới: tưới nhỏ giọt, hệ thống vòi phun sương, phun lên lá.

Kali tồn tại trong khoáng vật ở dạng ion dương K+. Kali sunfat – K2SO4 ít tồn tại ở dạng nguyên chất trong tự nhiên, thay vào đó, nó thường hỗn hợp với các muối chứa Mg, Na và Cl. Các khoáng vật này cần chu trình để tách được thành phần K2SO4. Trong lịch sử, kali sulphat được tạo ra từ phản ứng KCl với axit sulfuric hoặc phản ứng tổng hợp phân hủy KCl với Natri sunphat. Tuy nhiên, sau đó người ta tìm thấy rất nhiều khoáng vật có thể khai thác để sản xuất K2SO4.  Khoáng vật chứa K như Kainite hoặc Schoenite được khai thác và được sục rửa cần thẩn bằng nước và dung dịch muối để loại bỏ phụ phẩm và sản xuất K2SO4. Ở New Mexico (Mỹ), K2SO4 được tách từ quặng langbeinite nhờ phản ứng với KCl.

2. Tác dụng của Kali Sunphat (K2SO4 – SOP) đối với cây trồng

– Kali Sunphat (K2SO4) là loại là loại phân bón cao cấp vừa chứa hàm lượng Kali (K2O = 52%) vừa giúp cung cấp lưu huỳnh (S = 18%) cho cây trồng, rất phù hợp với cây có nhu cầu lưu huỳnh cao hoặc cây kỵ gốc Clo như: Sầu riêng, cà phê, mía, ngô, đậu phộng, các loại rau màu…

– Kali Sunphat (K2SO4​) giúp cây ra hoa sớm, chín sớm, làm cho trái cây ngon ngọt hơn, màu sắc đẹp hơn và tăng năng suất.

– Kali Sunphat (K2SO4​) giúp chống đổ ngã, giảm tỉ lệ lép, làm vàng, sáng và hắc hạt lúa.

– Kali Sunphat (K2SO4​) làm lớn củ, rau màu xanh tươi lâu hơn, bảo quản tốt trong vận chuyển.

Quy cách đóng gói và lượng bán tối thiểu

– Quy cách đóng gói chuẩn của Kali Sunphat (K2SO4​): bao dứa 25kg

Liên hệ Hotline: 0362.180036 để có giá bán sỉ tốt nhất.

Tổng Hợp Lan Dendrobium Amabile Thủy Tiên Tím (Lour.) O’ Brien

Trong cuốn Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ cây lan này tên Việt là Thủy tiên hường, còn sách Phong Lan Việt Nam của Trần Hợp gọi là Hoàng thảo duyên dáng, nhưng nhiều người gọi là Thủy tiên tím. Cùng một cây lan mà tên gọi khác nhau, khi nói chuyện cũng mất khá nhiều thì giờ mới hiểu.

Tổng hợp lan Dendrobium amabile Thủy tiên tím (Lour.) O’ Brien

Đó là trong nhà, còn bên ngoài có nguồn khác lại nói là cây này có mọc tại đảo Hải Nam. Trung quốc. Theo cuốn The Orchids of Indochina do Gunnar Seidenfaden ấn hành vào năm 1992 và cuốn Phong Lan của Trần Hợp năm 1998, cây này là đặc hữu của Việt Nam. Gunnar Seidenfaden cho rằng cây mọc ở Hải Nam là một nghi vấn. Tra cứu trong danh mục hoa lan đã được quốc tế công nhận trong bản CITES Orchid Checklist Online Version Volumes 1, 2 & 3, do viện Thảo Mộc Kew, Anh quốc soạn thảo vào năm 2002, không thấy có tên cây Dendrobium amabiletrong danh sách của Trung Hoa.

Trong cuốn Dendrobium and its relatives do Bill Lavarack, Wayne Harris và Geoff Stocker xuất bản tại Úc lại nói rằng cây Dendrobium amabile Schltr. lại là đồng danh với cây Den. furcatum Reinw. ex Lindl. mọc ở Sulawesi, Nam Dương. Nhưng cây Den. furcatum cây thấp hơn (45 cm) lá nhỏ hơn nhiều (ngang 2 cm, dài 5 cm) hoa mầu trắng hồng và nở hoa từ tháng 5 đến tháng 10.

Dendrobium amabilecòn có đồng danh (synonym) Callista amabilisLour. 1790,Dendrobium bronckartiiDe Wild 1906. Lan mọc từ Khánh Hòa tới Quảng Trị, thân cao tới 90 cm các đốt có rãnh, lá mọc đối cách, dài chừng 12 cm rộng 5-7 cm, xanh tốt quanh năm. Dò hoa mọc từng chùm dài 30 cm ở gần ngọn, hoa thưa mầu hồng tím nhạt to 4-5 cm, lưỡi mầu vàng cam. Hoa nở vào cuối Xuân đầu Hạ hơi thơm.

Tại Hoa Kỳ, lần đầu tiên chúng tôi thấy cây này trong cuộc triển lãm của Hội hoa lan San Diego tại Del Mar vào năm 1998-1999 gì đó. Gian hàng của Ontaria Orchids do mấy cô thiếu nữ người Hoa đứng bán, trong số các cây Dendrobium bầy bán chỉ có một cây duy nhất có hoa.

Biết rằng việc: “Treo đầu heo bán thịt chó” là lẽ thường tình trong việc bán hoa lan dù rằng ở tại Hoa Kỳ. Hỏi mua cây có hoa, họ không bán dù là trả gấp 3 lần giá thường: $35/một cây trơ rễ, nên đành phải mua 2 cây với hy vọng sẽ có một cây có hoa. Nhưng 2 năm sau một cây là Dendrobium thyrsiflorum vàDendrobium densiflorumvà phải tới năm 2004 tôi mới mua được 2 cây với giá 40-50$ một cây.

Ngày nay cây lan Dendrobium amabilebán đầy rẫy tại miền Nam California, tùy theo cây to hay nhỏ, tốt hay xấu, giá từ 15$ đến 100$ và gần như người Việt nào cũng có. Hỏi ra, được biết Taida Orchids Inc. tại Đài Loan (có chi nhánh tại New Jersey) nhân giống quy mô và hàng năm bán ra cả trăm ngàn cây. Không biết có phải những cây này là con cháu cây lan Việt được vơ vét sau những đợt thu mua rồi sinh sôi nẩy nở trong các phòng thí nghiệm Đài Loan hay không?

Hai cây lan của tôi, tuy rằng nuôi cùng một chỗ, nhưng một cây cao, một cây thấp. Năm nào củng vậy, cây cao hoa nở trước, cây thấp nở sau. Cây cao chừng 80 cm dò hoa dài tới 45 cm và hoa ngang tới 6 cm có thể đoạt giải của hội Hoa Lan Hoa Kỳ. Nhưng đường xa, ngại chầu chực và Ban Giám khảo họp vào ban đêm, vả lại đã không màng Danh & Lợi nên để ở nhà ngắm chơi cho đỡ nhớ quê hương.

Cây lan này rất dễ trồng, ánh sáng vừa phải để cùng một chỗ với các cây Dendrobium và Cattleya nơi có chút nắng vào buổi sáng đến 11 giờ trưa hay vào buổi chiều.

Nơi chúng tôi ở nhiệt độ trung bình khoảng 80°F (26.7°C) ban ngày cao nhất có khị trên 100°F (37.8°C) và lạnh nhất khoảng 38°F (3.3°C)

Độ ẩm trung bình 40%, mùa hè tưới 2 lần một tuần, mùa Xuân và Thu mỗi tuần một lần, mùa Đông từ 15 -20 ngày.

Phân bón 20-20-20 mỗi tuần một lần vào Xuân, Hạ và mỗi tháng 1 lần vào mùa Thu. và ngưng hẳn vào mùa đông.

Biết rằng cây này ưa chậu chật hẹp và không ưa thay chậu cho nên trồng trong châu đất với vỏ thông cỡ trung bình và đá.

Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có câu giải đáp chính thức là cây này có phải là đặc hữu của Việt Nam hay không? Nhưng dù rằng đặc hữu hay không, ngày nay cây lan này và khá nhiều cây lan Việt cũng như người Việt đã có mặt trên khắp 5 châu.

Tính Toán Lượng Phân Thương Phẩm Từ Khuyến Cáo Bón Phân Theo Hàm Lượng Nguyên Chất (N, P2O5, K2O…)

1. Quy đổi dạng phân nguyên chất sang thương phẩm và ngược lại

Bảng chuyển đổi từ phân nguyên chất sang phân thương phẩm và ngược lại đối với các loại phân bón thông dụng

– Lượng phân urê = 200 x 100/46 = 435 kg (quy tròn)

– Lượng lân nung chảy = 70 x 100/15 = 467 kg (quy tròn)

– Lượng kali clo rua = 170 x 100/60 = 283 kg (quy tròn)

– Lượng đạm nguyên chất (N) = 150 x 21/100 = 31,5 kg

– Lượng lân nguyên chất( P 2O 5) = 500 x 16/100 = 80 kg

– Lượng kali nguyên chất (K 2 O) = 130 x 50/100 = 65,0 kg

2. Tính toán phân thương phẩm từ các khuyến cáo ở dạng nguyên chất

(i) Phân thương phẩm là các loại phân đơn

Tài liệu đề nghị bón phân cho cà phê vối kinh doanh với lượng sau: N = 280, P 2O 5 = 80, K 2 O = 270, (kg/ha):, trong đó có 15% lượng đạm phải bón ở dạng SA để cung cấp lưu huỳnh cho cà phê và 5 kg Zn. Vậy cần phải mua bao nhiêu urê, SA, lân nung chảy, kali clo rua và kẽm sun phát để bón cho cà phê?

Cách thực hiện theo từng bước sau:

– Tính lượng đạm dùng ở dạng SA = (280 x 15%) x 100/21= 200 kg

(đạm SA chứa 21 % N).

– Tính lượng đạm dùng ở dạng urê = (280 – 280 x 15%) x 100/46= 517 kg

(đạm urê chứa 46 % N).

– Tính lượng lân nung chảy = 80 x 100/15= 533 kg

– Tính lượng kaliclorua = 270 x 100/60 = 450 kg

– Tính lượng kẽm sun phát cần mua: 5 x 100/23 = 22 kg

Vậy để bón theo tài liệu hướng dẫn ở trên ta cần phải dùng 517 kg urê, 200 kg phân SA, 533 kg lân nung chảy, 450 kg kali clorua và 22 kg kẽm sun phát.

(ii) Phân thương phẩm là các loại phân hỗn hợp

Về nguyên tắc chung cần nhớ 3 bước:

16 8 16

Giá trị của các tỷ số trên là: 16,9; 10,0; 15,6. Giá trị nhỏ nhất trong trường hợp này là 10. Vậy dùng 10,0 để làm cơ sở tính toán tiếp theo.

– Lấy 10,0 x 100 = 1.000 kg NPK:16-8-16. Đây là lượng phân hỗn hợp cần phải mua để bón.

– Tính toán tiếp để xác định cần phải mua thêm bao nhiêu đạm và kali để bón cho đủ theo tài liệu đã hướng dẫn.

Trong 1.000 kg phân hỗn hợp 16-8-16 có:

1.000 kg x 16 % = 160 kg N.

Đối với đạm thì còn thiếu cần phải mua thêm: 270 kg N – 160 kg N= 110 kg N.

Số phân trên chuyển sang phân đơn để bón nhằm đảm bảo đầy đủ lượng dinh dưỡng theo khuyến cáo.

Đối với đạm: Dùng urê thì cần: 110 x 100/46 = 239 kg.

Đối với kali: + Nếu dùng kali clorua thì cần: 90 x 100/60 = 150 kg.

+ Nếu dùng kali sun phát thì cần: 90 x 100/50 = 180 kg.

* Trường hợp dùng phân 15-5-15

15 5 15

Giá trị của các tỷ số là: 18; 16; 16,7

Giá trị nhỏ nhất trong trường hợp này là 16

– Vậy lượng phân NPK: 15-5-15 cần dùng là: 16 x 100 = 1.600 kg

Trong 1.600 kg phân 15-5-15 có chứa:

1.600 x 15 % = 240 kg N

Lượng lân vừa đủ, chỉ cần mua bổ sung thêm đạm, kali để bón:

+ Lượng đạm cần mua: 270 kg N – 240 kg N = 30 kg N

Dùng đạm urê thì cần: 30 x 100/46 = 65 kg

(i) Nếu dùng kali clorua thì cần: 10 x 100/60 = 17 kg.

(ii) Nếu dùng kali sun phát thì cần: 10 x 100/50 = 20 kg.