Vuon Lan Dendro Nang O Cu Chi / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Đầu Tư Trồng 2 Hecta Lan Dendro Ở Củ Chi

Anh Chinh đã gắn với công việc kế toán gần 20 năm, nhưng niềm đam mê thật sự với anh vẫn là nông nghiệp.

Năm 2010, sau khi suy tính, anh quyết định nghỉ việc rồi cùng người em dốc vốn thành lập công ty kinh doanh cây kiểng tại quận 7, TP HCM. Một thời gian sau, nhận thấy mặt hàng hoa lan ở trong nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường và phải nhập khá nhiều từ Thái Lan, nên anh Chinh bắt đầu nghiên cứu thị trường, tính toán kỹ rồi lập đề án trồng lan với tổng mức đầu tư lên đến 20 tỷ.

Năm 2013, sau khi hoàn thành pháp lý dự án, công ty triển khai đầu tư xây dựng và cuối năm 2014 đưa vào trồng hoa lan trên diện tích 2ha của giai đoạn một với vốn vay 5 tỷ đồng từ ngân hàng. Tự mày mò học hỏi, tham gia các lơp học để nắm vững lý thuyết cơ bản, anh Chinh còn đi tìm những người có kinh nghiệm để nghiên cứu thêm trong thực tế.

Nhận thấy nghề trồng lan của người Thái phát triển rất mạnh, đi trước Việt Nam cả trăm năm, anh Chinh sang tận nơi mua giống về trồng. Vì chưa từng có kinh nghiệm, anh yêu cầu phía cung cấp cử chuyên gia kỹ thuật qua tận vườn để chuyển giao công nghệ cũng như cách chăm sóc vườn cây. “Giữa lý thuyết và thực tế rất khác nhau, hơn nữa nghề trồng lan đòi hỏi kinh nghiệm vì thế tôi chấp nhận trả mức lương cao để thuê chuyên gia kỹ thuật về chăm sóc vườn trong 3 tháng đầu tiên và định kỳ mỗi tháng một lần để giám sát quá trình phát triển của cây con”, anh nói.

Với 2 hecta đầu tiên, anh dành ra gần 3 tỷ để mua cây giống, chủ yếu là giống lan Dendro (loại lan trồng trên giàn); số tiền còn lại dùng xây dựng cơ sở vật chất từ làm giàn, vỉ trồng đến hệ thống phu sương. Hiện nay vườn lan của anh có 250.000 cây với 20 loại khác nhau. Bắt đầu trồng từ tháng 12/2014, đến nay 80.000 cây lan đã cho thu hoạch.

Trồng lan cần nguồn kinh phí lớn, vì thế anh Chinh chọn phương pháp trồng gối đầu để nhanh thu hồi vốn. Từ cây con đến lúc thu hoạch tầm 6 tháng đến một năm. Một tháng, vườn lan của anh cho cắt từ 3 đến 4 đợt. Mỗi bông có giá 600 đồng, cành lan trung bình bán ra ở mức 10.000 đồng. Anh cho biết, sau hai đợt bông đầu là có thể thu hồi được vốn cây giống, còn hai đợt bông sau có thể trả chi phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất, công nhân…

Chia sẻ về việc chọn giống lan Dendro để trồng, anh Chinh cho biết: “Ở Việt Nam ít người trồng loại lan này vì khó trồng hơn so với lan Mokara (loại lan trồng dưới đất). Mặc dù cây giống rẻ hơn lan Mokara (60.000 – 70.000 đồng một cây), nhưng tính luôn cây con và chi phí làm giàn trồng thì lan Dendro tiết kiệm chi phí hơn”.

Lan có nhiều loại, nhiều màu, nhưng anh Chinh chủ yếu trồng lan cho hoa màu tím và trắng, vì hai loại màu này rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, anh còn đầu tư trồng bằng chậu để bán vào những dịp lễ, Tết.

Khác với những loại lan trồng dưới đất hoặc trồng bằng than, vườn lan của anh Chinh chủ yếu trồng bằng sơ dừa và trồng trên giàn, nên phải đầu tư khá kỹ để xây dựng hệ thống vỉ đựng, chậu, bành. So sánh với việc trồng lan bằng than anh phân tích: “Tôi tận dụng sơ dừa từ miền Tây với mức kinh phí bỏ ra thấp hơn so với việc trồng bằng than. Tuy nhiên, sơ dừa giữ nước lâu, không thoát nhanh như than vì thế cần đặc biệt chú trọng cách tưới để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây”, anh Chinh nói và cho biết thêm lan khá nhạy cảm, nắng trực tiếp sẽ làm cháy lá. Có loại lan cần 40-50% hoặc 80% ánh sáng để trổ bông, vì thế cần phải chọn loại lưới phù hợp với từng loại cây. Đối với những loại sâu bệnh, anh Chinh chủ trương sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ môi trường, tuy có đắt hơn nhưng sẽ hạn chế được những rủi ro vì lan rất nhạy cảm. Thuốc trừ sâu thông thường có thể trị tận gốc mầm bệnh nhưng làm lan mất sức và rất khó hồi phục.

Hiện nay vườn lan của anh có 6 công nhân và sẽ đầu tư giai đoạn 2 với 2,3ha còn lại vào quý IV/2015, trong đó có phòng cấy mô hiện đại nghiên cứu sản xuất cây con giống. Quy mô khi hoàn thành dự án là 500.000 cây hoa lan và hàng tháng đưa ra thị trường khoảng 100.000 cành. Với thị trường ổn định hiện nay, Công ty dự kiến khoảng 3 năm sẽ thu hồi vốn.

Tìm Hiểu Về Lan Dendro Xuân, Thông Tin Chi Tiết &Amp; Hình Ảnh

Hay còn có tên gọi khác là

Lan Dendro mùa Xuân

1. Mô tả Lan Dendro Xuân

là tên Việt cho loại lan này (Có thể do có đặc điểm hoa nở vào mùa xuân (tết Nguyên Đán)). Tên quốc tế của loại này là ” Dendrobium Nobile Yamamoto “. Giống lan này xuất hiện cách đây 30 năm với những chùm hoa mọc chen chúc nhau mang vẻ đẹp rực rỡ và sung túc. Cây “Dendrobium nobile Yamamoto” do chính ông Jiro Yamamoto ghép giống nhiều lần và thành công tại Hawai.

Giống hoa lan này có những đặc điểm chung như:

* Hoa mọc trên các đốt từ gốc tới ngọn, mỗi đốt 3-4 hoa chi chít.

* Màu sắc rất đẹp với đầy đủ màu: Hồng, tím, vàng, đỏ. Nhưng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ có 2 màu tím và hồng.

* Cây nhỏ hay cây lớn đều có khả năng ra hoa. Cây lớn có thể có tới 30-40 hoa.

* Thân lan lên thẳng nên không tốn diện tích vườn, phòng khách nếu được đặt trang trí trong nhà.

* Hoa bền tới một hay 2 tháng trong khi các giống Dendrobium khác chỉ được 2 tuần lễ.

* Hoa nở vào dịp Tết Nguyên Đán.

* Đặc biệt cây chịu được nóng và có thể chịu lạnh tới độ đông đá, tuy nhiên cây thích hợp với thời tiết lạnh vừa phải.

2. Cách chăm sóc lan Dendro Xuân

Bí quyết chăm sóc giúp Dendro Xuân phát triển khỏe mạnh

Trước tiên cần nhớ cây Dendrobium Nobile Yamamoto thuộc loài phong lan nên 2 yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình phát triển của cây là nắng và gió.

1. Ánh sáng càng nhiều cây càng mọc mạnh, cây khỏe mạnh hứa hẹn ra nhiều hoa và bền đẹp, nhưng cần có lưới che tránh cháy lá.

2. Chỗ đặt cây cần thật thoáng đãng và có luồng gió lưu chuyển.

3. Cây cần có độ ẩm tương đối.

4. Trồng với vật liệu thoáng và thoát nước, vào mùa xuân cần chuyển cây sang chậu rộng hơn do chậu chật hẹp chỉ đủ cho cây mọc trong 2 năm

5. Không nên bón nhiều phân bón có chất đạm (Nitrogen) quá cao. Đây là nguyên nhân chính khiến cây ra ít hoa và ngược lại còn ra cây con (keiki). Bón với phân 10-30-20 với ½ hay 1 thìa cà phê cho 1 gallon nước (4 lít). Vào tháng 8 nên ngưng bón phân này và chuyển sang 0-44-0 với dung lượng 1 thìa cà phê cho 4 lít nước (1 gallon). Phân chậm tan không tốt cho cây lan. Nhiệt độ mùa hè vào khoảng 26.7-29.4°C ban đêm vào khoảng 65-18.3- 21.1°C với sự cách biệt khoảng 8°C

6. Vào mùa đông, thời gian này là thời gian nghỉ nên ngưng tưới nước và bón phân. Nếu quá khô nên phun nước hay tưới sơ qua.

7. Cây ưa ra hoa trong thời tiết lạnh, do vậy nếu ban đêm lạnh xuống dưới 14°C một vài giờ trong khoảng 25-30 ngày cây bắt đầu ra nụ và nở hoa trong vòng 50 ngày ở nhiệt độ ban ngày vào 26.7°C và 18.3°C vào ban đêm.

8. Một chú ý giúp người trồng điều khiển cây ra hoa đúng ý: đó là khi cây đã ra nụ nếu tăng nhiết độ cao lên sẽ làm cho hoa nở sớm hơn và ngược lại hạ nhiệt độ xuống sẽ làm cho hoa chậm nở.

Một số hình ảnh về hoa Dendrobium nobile Yamamoto

Tại Việt Nam lan được nhập về từ Thái Lan, Đài Loan, một số ít nhập trực tiếp từ Hawaii.

Một số hình ảnh lan Dendro Xuân tại Việt Nam, tuy nhiên khả năng nở nhiều hoa như tại Hawaii là không thể hoặc có thể như cực kì hiếm

Lan Dendro Trắng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendro Trắng

Lan là một món quà vô cùng đẹp đã mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Trong vô vàn các loại lan quý mỗi loại một vẻ đẹp riêng chỉ cần mỗi khi chúng xuất hiện thì nơi đó trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Một trong số những loại lan mang vẻ đẹp kiều diễm đó chính là lan dendro trắng. Vẻ đẹp của chúng tương tự như những thiếu nữ tràn đầy sức sống.

Hoa Lan Dendro là gì ?

Tên thường gọi: Hoa Lan Dendro Màu Trắng Tím

Tên khoa học: Dendrobium

Đây là loại lan được giới chơi lan ưa chuộng và tìm kiếm khắp mọi nơi. Tuy không quá rực rỡ như lan Hồ Điệp nhưng lan dendro trắng lại chiếm được cảm tình nhờ vẻ đẹp khác biệt.

Trong giới sành chơi lan thì lan dendro được biết đến là loài có khá nhiều hình dáng và kich thước màu sắc bắt mắt khác nhau. Bên cạnh những chậu lan dendro có màu nóng bỏng như màu đỏ, vàng, cam thì nổi tiếng hơn cả là những bông lan dendro trắng tím nhẹ nhàng mà cuốn hút.

Đặc điểm hoa lan dendro

Lan dendro trắng có hương thơm nhẹ nhàng dịu dàng khiến cho người thưởng thức cảm giác thoải mãi dễ chịu mỗi khi ngắm nhìn chúng. Vẻ đẹp đó khiến lan dendro trắng được ưa chuộng trồng trong nhà thờ công ty và sân vườn. Những phát hoa dài mang những bông hoa trắng thanh khiết được tô điểm thêm màu tím của nhụy làm cho cả chậu hoa trở nên đẹp vừa sang trọng hơn. Chính vì thế lan dendro trắng dùng làm quà tặng sinh nhật, tân gia và khai trương đều rất phù hợp.

Xét về tuổi thọ của hoa lan dendro thì khoảng 1 tháng nên chơi được khá lâu. Hoa nở lần lượt và tỏa hương thơm khá dễ chịu. Mỗi khi có một bông tàn thì bông tiếp theo sẽ nở tiếp nối khiến chậu hoa của bạn luôn có hoa nở. chú ý những bông tàn nên được cắt bỏ để cây tập trung nuôi dưỡng những nụ hoa khác sẽ giúp chậu hoa được tươi mới hàng ngày.

Cách trồng và chăm sóc lan dendro trắng

Hoa lan dendro trắng là loại lan vốn khá dễ tính nên có thể trồng được ở nhiều kiểu khí hậu khác nhau từ nơi nóng trung bình và cho tới khí hậu lạnh.

Yêu cầu giá thể: Lan dendro trắng bạn có thể trồng được ở giá thể gỗ lũa cũng có thể trồng được ở trong chậu đất nung với nhiều lỗ thoáng.

Kĩ thuật trồng lan dendro trắng

Cũng như những loại phong lan khác. Lan dendro trắng cũng cần chọn cây giống khỏe mạnh và giá thể không bị ẩm ướt mà phải khô ráo sẽ cho ra những chậu lan khỏe mạnh hơn sau này.

Khi mua về cần xử lý cho cây giống bằng việc cắt tỉa hết lá dập nát và rễ dài chỉ để lại một phần rễ ngắn. Ngâm cây qua dung dịch thuốc physan 20 phút rồi treo chỗ khô thoáng trong vòng 1 ngày sau đó mới đem ghép vào giá thể trồng.

Ghép vào gỗ lan dendro trắng

Với việc trồng trong giá thể gỗ lũa bạn cần chọn loại gỗ già bóc hết lớp vỏ và xử lý bằng việc ngâm trong dung dich nước vôi để loại trừ hết nám bệnh. Phơi trong vòng vài ngày sau đó mới ghép cây giống.

Khi ghép bạn tiến hành dùng những đoạn dây nhựa và buộc chặt phần thân cây lan vào với gỗ. Có thể khoan những lỗ nhỏ trên bề mặt gỗ lũa để rễ cây sau này bám vào gỗ chặt hơn. Tiếp đến bạn treo cây vào chỗ mát mẻ không quá nắng để cây quen với giá thể trong vòng 1 tuần sau đó mới đen ra nơi nắng hơn để trồng.

Trồng vào chậu lan dendro trắng

Cây được trồng vào chậu với việc cho vào trong chậu dưới đáy một chút xốp và trải đều than hoa lên lớp tiếp theo. Cố định thân cây lan dendro trắng vào chậu bằng những doạn dây thép gắn chặt vào phần thân chậu. Cuối cùng phủ lên trên bề mặt một lớp dớn để giữ ẩm. Treo những chậu lan ra nơi thoáng mát ít nắng gắt trong 1 tuần đầu để cho quen với giá thể trồng mới. Tưới nước định kì hàng ngày để giữ ảm cho chậu.

Chế độ tưới nước cho cây: Lan dendro có thể trồng được ở nhiều điều kiện khác nhau nên chế độ tưới nước cũng nên tăng giảm theo từng kiểu khí hậu. Chỉ cần định kì giữ ảm cho đất và độ ẩm bình thường là được không cần phải tưới nước quá nhiều. Chú ý ngoài việc tưới nước nên thường xuyên phun sương cho lá và hoa để nhìn hoa lúc nào cũng căng đầy sức sống.

Kết.

Cẩm Nang Phân Bón

1. Khái niệm chung về phân xanh

1.1. Khái niệm về phân xanh

– Phân xanh là biện pháp trồng cây có khả năng cố định đạm (chủ yếu là cây bộ đậu) rồi vùi chất xanh vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời làm giàu các chất dinh dưỡng mà chủ yếu là N và chất hữu cơ cho lớp đất canh tác.

– Đây là biện pháp sản xuất phân hữu cơ tại chỗ, đặc biệt có ý nghĩa đối với các vùng đất đồi núi, đất bạc màu và vùng canh tác xa khu dân cư là những nơi có nhu cầu sử dụng phân hữu cơ cao lại gặp khó khăn về vận chuyển.

– Phân xanh còn là biện pháp sản xuất N sinh học nhờ cây bộ đậu (có các vi sinh vật cộng sinh ở rễ nên có khả năng cố định N khí quyển) với việc sử dụng 40 – 60 kg P2O5 và K2O cho 1 ha để sản xuất ra lượng N đủ để cung cấp cho chính bản thân cây bộ đậu, đồng thời còn để lại từ 60 – 200 kg N/ha cho cây trồng khác.

Lưu ý: Trong điều kiện phân lân có nhiều, giá lại rẻ còn phân đạm có ít giá thành cao, trồng cây phân xanh còn là biện pháp biến lân thành đạm.

1.2. Đặc điểm của cây phân xanh

Để cây phân xanh có thể đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, các cây phân xanh được lựa chọn theo 1 số tiêu chuẩn sau:

– Cây có khả năng phát triển mạnh: Do cây cần có bộ rễ phát triển mạnh, tán lá phát triển nhanh, có khả năng cho năng suất chất xanh cao trong 1 thời gian ngắn.

– Có khả năng thích ứng dụng: Không mẫn cảm với pH, không đòi hỏi chất dinh dưỡng, có khả năng đồng hóa lân khó tiêu cao, phát triển cả được trên đất có tầng canh tác mỏng, chịu hạn hay thừa ẩm tốt.

– Ít bị sâu bệnh: Do sâu bệnh có khả năng lan truyền từ loại cây này sang loại cây khác, vụ trồng này sang vụ trồng khác. Để đảm bảo không lây hại sâu bệnh cho cây trồng chính thì cây phân xanh cần ít sâu bệnh.

– Có hệ số nhân giống cao: các cây phân xanh thường là các cây dễ trồng, có thể trồng dưới nhiều hình thức khác nhau (có thể trồng bằng cành, hạt, hom,…) Tuy nhiên hình thức trông bằng hạt là hình thức cơ bản và thuận tiện nên các cây phân xanh thường có nhiều hạt, hạt có kích thước nhỏ, dễ nảy mầm và phát tán.

– Có hàm lượng N, P, K cao: Nhất là N, đồng thời có tỷ lệ C/N không quá cao để chóng hoai mục.

– Có nhiều tác dụng: Có thể sử dụng làm phân bón, làm thức ăn cho chăn nuôi, là cây che phủ đất chống xói mòn rửa trôi, thân cành có thể làm củi đun,…

1.3. Phân loại cây phân xanh

Căn cứ vào đặc điểm thực vật học và tác dụng của cây phân xanh người ta chia chúng thành 2 nhóm lớn:

* Nhóm cây phân xanh vùng đồi núi

– Nhóm cây phân xanh vùng đồi núi có 2 nhiệm vụ chủ yếu là làm phân bón và che phủ đất chống xói mòn. Đồng thời chúng đảm bảo có thể chịu chua và hạn cao, mọc tốt trên đất có tầng canh tác mỏng, có tán lá che phủ đất càng nhanh càng tốt. VD: Cốt khí, keo dậu, cỏ Stylo, chàm, đậu mèo, đậu triều…

* Nhóm cây phân xanh vùng đồng bằng

– Nhóm cây phân xanh trên đất bạc màu: Là các loại cây phân xanh có khả năng chịu chua, chịu hạn, chịu nghèo chất dinh dưỡng Vd: Các loại muồng (lá dài, lá tròn, lá ổi, mũi mác, muồng sợi,…), các loại đậu, điền thanh hoa vàng.

– Cây phân xanh trên đất mặn: Là các cây có thể phát triển bình thường trong điều kiện đất có tổng số muối tan đạt tới 0,4% Vd: Điền Thanh Ai Cập, điền thanh hạt tròn, điền thanh lưu niên.

– Các cây phân xanh phù hợp cho ruộng lúa: Là các cây sống được trong điều kiện thừa ẩm. Phân xanh phổ biến ở vùng đất lúa là điền thanh hoa vàng, bèo dâu.

2. Vai trò của phân xanh

2.1. Tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ngay vụ từ đầu

– Hàm lượng đạm tổng số trong phân xanh thường cao hơn phân chuồng (điền thanh tươi có hàm lượng đạm 0,5%, lân 0,07%, kali (0,15%), đồng thời phân xanh có hàm lượng đạm dễ tiêu cũng như hệ số sử dụng chất dinh dưỡng cao gấp 2 lần phân chuồng.

Vì vậy khi vùi cây phân xanh đúng lúc thân lá non có tỷ lệ dinh dưỡng cao, tỉ lệ C/N thấp, nhiều nước phân sẽ nhanh chóng phân giải để cung cấp thức ăn cho cây trồng, làm tăng năng suất cây trồng rõ, có thể gấp 2 lần so với bón cùng lượng phân chuồng ngay ở vụ đầu. Tác dụng của cây phân xanh ở đất càng xấu càng rõ.

2.2. Phân xanh là biện pháp tổng hợp cải tạo đất nhanh và hiệu quả

– Sử dụng phân xanh có thể cải tạo nhanh và tổng hợp hóa tính đất do:

+ Lượng phân xanh lớn với tỉ lệ N cao khi được vùi vào đất có tác dụng làm tăng nhanh hàm lượng hữu cơ và N cho lớp đất canh tác.

+ Bộ rễ cây phân xanh phát triển mạnh lại có khả năng sử dụng dạng dinh dưỡng khó tiêu cao nên hút được nhiều thức ăn cả dễ tiêu và khó tiêu từ các tầng đất sâu tích lũy vào trong cây rồi làm lớp đất mặt ngày càng trở nên giàu dinh dưỡng.

– Sử dụng phân xanh còn có khả năng cải tạo nhanh và tổng hợp tính chất vật lý của đất do:

+ Tác dụng của lượng chất xanh sau khi cày vùi làm tăng chất hữu cơ, mùn, làm cho đất có kết cấu, chế độ nước, chế độ khí, chế độ nhiệt tốt hơn cho đất.

+ Tác dụng của rễ cây phân xanh trong việc nén ép và phân cắt đất làm cho lớp đất canh tác sâu thêm và tơi xốp có kết cấu hơn nên phì nhiêu hơn.

– Phân xanh còn tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật hoạt động và phát triển nhanh:

Hoạt động của các vi sinh vật đất bắt đầu tăng từ khi cây bắt đầu sinh trưởng phát triển, đặc biệt vào thời điểm khi cây hình thành nốt sần. Hoạt động của VSV đất càng mạnh sau khi cầy vùi cây phân xanh vào đất.

Kết luận: Như vậy cây phân xanh là biện pháp cải tạo đất hiệu quả, đặc biệt với các vùng đất mới khai hoang, đất bạc màu, đất cát, đất mặn ven biển.

2.3. Tác dụng cải tạo đất mặn của cây phân xanh

– Trong đất mặn có tổng số muốn tan cao (0,4%) và có nhiều Na+ gây ảnh hưởng xấu đến cây và đất. Chính vì vậy việc trồng cây phân xanh chịu mặn có tác dụng sau:

+ Che phủ đất nhanh nên giảm được lượng nước bốc hơi từ mặt đất, giảm được việc tăng nồng độ mặn và bốc mặn từ mước ngầm.

+ Nhờ phân giải chất hữu cơ khi vùi cây phân xanh vào đất mà làm giảm tác hại phân tán keo đất của Na+.

2.4. Tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng và giữ cho đất, chống cỏ dại phát triển

– Tác dụng chóng xói mòn, rửa trôi: Khi mặt đất có cây phân xanh che phủ tránh được mưa xối trực tiếp phá vỡ kết cấu đất và chảy tràn trên mặt đất thành dòng cuốn trôi đất và các chất hòa tan, đồng thời cản được gió nên có tác dụng chống xói mòn rửa trôi do nước và gió gây nên.

– Tác dụng giữ nước cho đất: Do cây che phủ mặt đất không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào đất, nên giảm được sự tiêu hao chất hữu cơ và bốc hơi nước của đất, đồng thời nước lại dễ dàng theo các rễ cây phân xanh thấm được nhiều vào đất nên giữ được nước cho đất.

– Tác dụng chống cỏ dại phát triển: Cây phân xanh phát triển mạnh thành thảm thực vật có ích (nhất là khi trồng các cây phân xanh thân bò) có tác dụng lấn át không cho cỏ dại phát triển.

2.5. Tác dụng cung cấp thức ăn cho gia súc và giải quyết chất đốt

– Tác dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi: Do các cây phân xanh có chưa tỉ lệ alcaloit thấp (bèo dâu, đậu mèo, keo dậu, cỏ Stylo,…) nên không có chất gây độc, đắng khi gia súc ăn , lại có hàm lượng dinh dưỡng cao vì ngoài vai trò làm phân bón các cây phân xanh còn có tác dụng làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi rất tốt.

– Tác dụng làm chất đốt: nhiều cây phân xanh có đặc điểm thực vật học là những cây thân bụi, thân gỗ, nên việc trồng cây này vừa có khả năng lấy lá xanh bón ruộng, vừa có thể lấy thân cành làm chất đốt rất tốt. Vd: keo dậu, cốt khí, điền thanh,…

3. Kỹ thuật sử dụng phân xanh

3.1. Vị trí cây phân xanh trong hệ thống canh tác

– Việc bố trí trồng cây phân xanh trong hệ thống luân canh dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau: Tập quán canh tác của người dân, tình hình đất đai, nhân lực, lơi ích về mặt kinh tế và giá trị ngày công lao động ở địa phương trên cơ sở phục vụ cây trồng chính,…

– Cây phân xanh trồng xen: Là hình thức trồng cây phân xanh cùng với cây trồng chính, thường phát triển mạnh ở vùng trồng các cây dài ngày trước khi cây trồng chính khép tán.

– Cây phân xanh trồng gối: Là hình thức gieo, trồng cây phân xanh vào cuối vụ của cây trồng chính vụ trước, sau khi thu hoạch cây trồng chính vụ trước, để phân xanh phát triển tiếp thêm 1 thời gian, rồi vùi làm phân bón cho cây trồng chính ở vụ sau.

– Phân xanh trồng thuần: là hình thức trồng riêng cây phân xanh ở 1 nơi, cắt lá đi bón cho cây trồng chính ở 1 nơi khác. Thường là phương pháp trồng cây phân xanh để tận dụng đất đai.

3.2. Kỹ thuật vùi phân xanh

Thời gian vùi hoặc cắt cây phân xanh thích hợp nhất là lúc cây có năng suất chất khô cao nhất, tổng sản lượng N tích lũy trong lá cao nhất, tỉ lệ C/N thấp, dễ bị phân giải. Vd: đối với cây bộ đậu là thời kỳ cây bắt đậu ra hoa. Khi vùi cây phân xanh cần chú ý một số điểm sau.

– Bón thêm lân: khi cày vùi cây phân xanh vừa xúc tiến nhanh việc phân giải chất hữu cơ và làm cân đối hơn việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

– Đối với đất trồng màu: đất có thành phần cơ giới nhẹ cần vùi phân xanh sâu vào tầng có độ ẩm ổn định. Vùi phân xanh trên đất chua cần bón thêm vôi hay photpjorit, lân nung chảy để tạo thuận lợi cho hoạt động phân giải chất hữu cơ. Nên vùi phân xanh trong vụ hè để thuận lợi cho quá trình phân giải chất hữu cơ.

– Khi vùi phân xanh trên đất trồng lúa cần chú ý tránh để phân xanh phân giải trong điều kiện yếm khí của ruộng lúa ngập nước có thể dẫn đến viễ khử các hợp chất S chứa trong phân thành H2S gây ức chế việc hút nước và dinh dưỡng của cây lúa. Để khắc phục hiện tượng này cần vùi cây phân xanh vào đất sớm, tốt nhất trước khi đưa nước vào ruộng, sau khi đưa nước vào rồi thì lại tiến hành bừa kỹ nhiều lần, ở trên đất chua phải tiến hành bón vôi. Để an toàn nên cày vùi trước khi cấy khoảng 20 ngày.

Nguồn: Giáo trình phân bón