Vuon Hoa Lan Cay Kieng Anh Dao / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Lựu Kiểng Đà Nẵng, Luu Kieng Da Nang, Cung Cấp Cây Lựu Kiểng Tại Đà Nẵng, Cung Cap Cay Luu Kieng Tai Da Nang, Lựu Kiểng, Luu Kieng, Mua Cây Lựu Kiểng, Mua Cay Lựu Kiểng, Bán Cây Lựu Kiểng, Ban Cay Lựu Kiểng

Lá dạng đơn, mọc đối, mép nguyên hình thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, có cuống ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu đỏ. Cuống lá cũng màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài 0,5-0,7cm.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, có thể mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 bông ở ngọn cành hay nách lá. Hoa to có 5-6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5-6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.

Quả mọng to có hình cầu với đường kính 8-10cm, đầu quả có 4 – 5 lá đài, vỏ dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác, vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất ngon.

Ươm hạt:

Bước 1: Pha nước ấm: 3 ly nước sôi + 2 ly nước lạnh, cho hạt vào ngâm 5-6 giờ, vớt hạt ra, rửa hạt lại bằng nước sạch, để ráo.

Bước 2: Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại (lưu ý mỗi một tấm giấy nhúng nước ẩm chỉ nên khoảng từ 20 đến 30 hạt).

Bước 3: Cho những cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống vào trong những túi bóng và buộc chặt lại. Để chúng ra nơi có ánh sáng và độ ẩm.

Sau khoảng 10 ngày chúng ta có thể kiểm tra những túi hạt giống và xem chúng có nảy mầm hay không. Đây là thời điểm thông thường chúng có dấu hiệu “vươn mình thức dậy”.

Đặt những khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ giúp chúng quang hợp rồi lớn lên

Những hạt mầm chồi lên sau 3 tuần gieo xuống đất ẩm

Sau một tháng cây mầm sẽ bắt đầu bung hai cánh mầm ra và hé ra chiếc lá đầu tiên

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm

Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn

Lựu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng. Khi trồng lựu trong chậu nên sử dụng hỗn hợp đất gồm có đất thịt, tro trấu, và sơ dừa được trộn đều với nhau theo tỉ lệ 2:6:2.

Lựu là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, muốn có một chậu lựu kiểng đẹp, nở nhiều hoa, sai trĩu quả, cần quan tâm đến các bước chăm sóc cây hợp lý để cây trồng đạt được hiệu quả tốt nhất.

Về ánh sáng, nhiệt độ, và nước: Lựu là loại cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, chịu úng nước. Vì vậy, cần chú ý trồng cây ở những có đầy đủ ánh nắng (nắng buổi sáng là tốt nhất). Nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết, do đó, không trồng được ở những nơi khí hậu lạnh. Là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất và thường xuyên cung ứng nước tưới cho cây.

Bón phân cho cây: Việc bón phân cho cây phải lưu ý thận trọng vì ảnh hưởng đến chất lượng hoa, quả của cây. Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên, với cây trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm, làm cho cành mọc dài, không đơm hoa kết trái.

HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT

NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

Kết quả tìm kiếm nhiều ở Web Cây Cảnh trên google

Thi công vườn trên tường tại Đà Nẵng

Thiết kế thi công sân vườn

Dịch vụ trồng cây cảnh

Cây công trình tại ĐN

Cỏ nhân tạo – Cung cấp và thi công tại ĐN

Cây công trình – Cung cấp và thi công

Đại lý hoa Đà Lạt Hasfarm tại Đà Nẵng

Cây cảnh Hà Tĩnh – Cung cấp cây cảnh, cây công trình, hoa kiểng, hoa Đà Lạt Hasfarm

Cây cảnh Quảng Trị- Bán cây cảnh tại Quảng Trị giá sỉ

Cây cảnh Nghệ An – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Bến Tre – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Long An – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Đồng Tháp – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Kom Tom – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Gia Lai – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Đak Nông – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Dak Lak – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Bình Phước – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Bình Dương – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Ninh Thuận – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Bình Thuận – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Phú Yên – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Cây cảnh Thái Nguyên – Cung cấp cây cảnh, cây công trình, cây ăn quả

Cây cảnh Hà Nội – Cung cấp cây cảnh, cây công trình, cây ăn quả tại HN

Cây cảnh Ninh Bình – Cung cấp cây cảnh, cây công trình, hoa kiểng, hoa Đà Lạt Hasfarm

Cây cảnh Quảng Nam – Cung cấp cây cảnh, cây công trình, cây ăn quả tại QN

Cây cảnh Quảng Bình – Cung cấp cây cảnh, cây công trình

Thi công cây xanh công trình tại Đà Nẵng

Dịch vụ cho thuê cây cảnh tại Đà Nẵng

Cung cấp cỏ là gừng tại Đà Nẵng

Cây văn phòng tại Đà Nẵng

Cỏ nhân tạo Huế- Cung cấp sỉ và lẻ cỏ nhân tạo tại Huế

Mua cây bóng mát Đà Nẵng

Thi công cây công trình

Dịch vụ chăm sóc và bảo trì cây xanh sân vườn tại Đà Nẵng

Bán cây cảnh Đà Nẵng

Bán đất sạch trồng cây Đà Nẵng, bán đất sạch trồng rau Đà Nẵng

Chăm sóc cây cảnh Đà Nẵng

Cây cảnh phong thủy Đà Nẵng

Hạt giống rau Đà Nẵng

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào Tiên, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Dao

Kỹ thuật trồng cây

Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh, tên khoa học là Crescentia cujete Lin thuộc họ núc nác (bignoniacae). Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7 – 10 m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6 – 12 cm, trông gần giống với trái bưởi “da xanh”, vỏ trái cứng và bóng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng. Theo các thầy thuốc, trong thịt của quả đào tiên có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic…). Quả đào tiên để chữa các bệnh như: Nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn. Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ bằng cách: Hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, mổ lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu sau 10 ngày là có thể lấy ra dùng được.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Chọn cây giống khỏe mạnh, không sau bệnh, cây chiết hoặc cây ghép có mầm cao khoảng 20-40cm.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời gian phù hợp trồng cây: vào tháng 1, tháng 2 là thích hợp nhất bởi đây là thời điểm ấm áp và độ ẩm trong đất cao, cây dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên. Những năm đầu cây còn yếu nên cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng sẽ giúp cấy sớm ra quả và cho sản lượng cao hơn. Mât độ trồng: tuỳ thuộc vào chất đất và khả năng thâm canh. + Đất trồng bằng (phù sa): 6m x 7m + Đất vườn, đồi núi (sỏi đá): 4m x6m

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao. Đào hố : + Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoăc lên luống cao. + Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le)

4, Phân Bón Lót:

Bón cho mỗi hố tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Phần đất mặt được trộn đều với phân và cho xuống đáy hố phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10_20cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 – 2 tháng).

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Đào Tiên:

Rạch bỏ bầu nilông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2_3 cm. Nèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3_5cm xung quanh gốc để tưới. Khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Đào Tiên:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên cắt bỏ những cành khô, sâu bệnh, cành vượt.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Đào Tiên:

Cây được bốn tháng tuổi, thời gian ra hoa đến khi kết quả. Do vậy cần bón lượng phân bón cân đối và có đủ hàm lượng dinh dưỡng với cây Đào Tiên phân chuồng ủ mục đem bón rất tốt cho cây giúp cây có năng xuất cao, mỗi một vụ một gốc cây 4-5 tuổi nên bón 40-50 kg phân chuồng đã ủ. Khi thu hoạch quả Đào Tiên có khối lượng từ 1-1,5kg. Bên cạnh đó loại cây này cần có độ ẩm cao nếu thiếu độ ẩm dưỡng chất trong cây không đạt yêu cầu, kết hợp duy trì độ ẩm tốt sẽ giúp cây cho quả đều góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Đào Tiên:

– Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%. – Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày. – Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non. – Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip. – Sâu đục thân cành: Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu. – Kết hợp trồng xen với cây ổi để xua đổi Rầy chổng cánh (một loại côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening).

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Dùng kéo sắc cắt cuống, xếp vào thùng nhựa mang vào để chỗ mát cho vào túi lưới, mỗi túi 1 trái để giữ trái tươi màu. Mỗi một cân quả sau khi sơ chế bán ra ngoài thị trường từ 450 – 500 nghìn.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

– Chế thuốc khỏe cho cơ thể: Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc… – Chế thuốc nhuận tràng, chống táo bón: Lấy cơm quả đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón. – Chế thuốc tẩy độc: Lấy cơm quả đào tiên 600g, rượu gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa. – Chế rượu thuốc khai vị: Lấy cơm của quả đào tiên 100g cho vào 500ml rượu gạo ngâm trong 7 – 10 ngày. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn, giúp ăn ngon miệng, tốt cho tiêu hóa.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

– Chế siro trị viêm họng, ho: Lấy lớp cơm chua của quả đào tiên điều chế thành siro chữa ho, viêm họng.- Chế thuốc khỏe cho cơ thể: Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc…- Chế thuốc nhuận tràng, chống táo bón: Lấy cơm quả đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón.- Chế thuốc tẩy độc: Lấy cơm quả đào tiên 600g, rượu gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa.- Chế rượu thuốc khai vị: Lấy cơm của quả đào tiên 100g cho vào 500ml rượu gạo ngâm trong 7 – 10 ngày. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn, giúp ăn ngon miệng, tốt cho tiêu hóa.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo Đào Vàng, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Tao Dao Vang

Kỹ thuật trồng cây

Táo Đào Vàng là giống táo có quả to, ăn có vị ngọt, giòn, màu sắc đẹp, ít bị nhiễm sâu bệnh, đặc biệt thích hợp với chất đất vườn đồi, chịu hạn, thâm canh tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven song. Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 320C, cần nhiều ánh sáng và đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chắn gió.

 1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên… Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, cày bừa kĩ. Khi trồng trên luống đào hố 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khoảng một tháng. Sau đó bón phân cho mỗi hố 1kg phân hữu cơ sinh học Better HG01, 1 kg super lân và 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TE, đắp mô rộng 60 – 80 cm, cao 20 – 30 cm.

4, Phân Bón Lót:

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Đào Vàng:

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Táo Đào Vàng:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau: Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây. Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Táo Đào Vàng:

Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc. Cách bón: Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần). Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Táo Đào Vàng:

Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất. Biện pháp phòng trị: Nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon. Rệp sáp Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến. c. Sâu đục trái Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non. Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra) – Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ. – Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận. Biện pháp phòng trị: + Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh + Trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,…. Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum): Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra. Biện pháp phòng trị: Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Từ khi ra hoa đến khi thu họach khoảng 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.