Vụ Phân Bón Thuận Phong / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Phó Thủ Tướng Lên Tiếng Vụ Nghi Phân Bón Giả Thuận Phong

Lên tiếng sau đó, đại biểu Hồ Văn Năm – Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai – cho biết “Các cơ quan tố tụng của Đồng Nai đã họp và nhận định không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố”.

Sáng 2/11 đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) giơ biển tranh luận: “Đại biểu Năm nói rằng địa phương đã làm rất thận trọng, trên quan điểm bảo vệ danh dự của doanh nghiệp và kết luận lại là không có dấu hiệu tội phạm. Nên giải thích rõ việc này trước dư luận bằng bằng chứng cụ thể thì nhân dân sẽ yên lòng. Từ chiều hôm qua đến giờ nhiều cử tri, đặc biệt là cử tri trong ngành tư pháp đã gọi điện cho tôi bày tỏ không hài lòng về việc này”.

Sau đó, đại biểu Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội – cũng dùng quyền tranh luận để thông tin cho chính xác. Vì “ở đây là diễn đàn Quốc hội và truyền hình trực tiếp đến cử tri, cho nên mọi thông tin hết sức cẩn thận, không thì có sự hiểu nhầm”.

Về vụ án này là Ủy ban Tư pháp cũng đã yêu cầu Chánh án Tòa án tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo và hiện tại vụ án đang trong quá trình điều tra xem xét lại, chứ không phải đã kết luận là không có dấu hiệu tội phạm.

“Có thể trong quá trình trình bày đại biểu Năm có nói câu này, câu kia có thể hiểu nhầm, tôi xin khẳng định lại vụ án trong quá trình điều tra bổ sung để làm rõ vấn đề”, ông Hồng nhấn mạnh.

Cũng dùng biển tranh luận để bày tỏ chính kiến vụ Thuận Phong, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh là phát biểu của đại biểu Năm gây phẫn uất cho xã hội.

“Xin nói thêm là đại biểu Hồ Văn Năm vốn là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân của Đồng Nai, là Viện trưởng tại thời điểm mà Thuận Phong bị phát hiện”, đại biểu Cương thông tin.

Phó thủ tướng cho biết, vụ án này 6 bộ, ngành, Trung ương đã thống nhất trả lời văn bản của Bộ Công an về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón này. Có tranh luận nhưng cuối cùng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, theo quy định của pháp luật là giả.

Theo Phó thủ tướng, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai hủy quyết định phê chuẩn quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai. Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật. Như vậy vụ án đang tiếp tục điều tra. Việc có tội hay không có tội phải thông qua công tác điều tra, truy tố và tòa án quyết định theo thẩm quyền.

“Tôi đề nghị chờ kết quả điều tra và có sự giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Chúng ta không nên tranh luận tiếp trên diễn đàn về vấn đề này”, Phó thủ tướng nói.

Vụ Phân Bón Giả Thuận Phong: Các Công Ty Luật Kiến Nghị Khởi Tố Vụ Án

Theo văn bản kiến nghị của Luật sư Nguyễn Thị Bích Liên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Ánh Dương Việt, sở dĩ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong (trụ sở tại khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vì đã có đủ dấu hiệu phạm tội quy định tại các Điều 156, Điều 158 Bộ Luật Hình sự.

Cũng theo Luật sư Liên, hậu quả của nạn phân bón giả đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới 60 triệu người đang sống bằng nghề nông từ việc tiêu thụ hàng hóa là phân bón giả. “Nhẹ thì thiệt hại mùa màng, nặng thì mất trắng. Cây chết là một nhẽ, tài nguyên đất đai bị xâm phạm nghiêm trọng do nạn sử dụng phân bón giả. Đất đai bạc màu, cằn cỗi, dẫn đến bần cùng hóa đời sống bà con nông dân”, Luật sư Liên khẳng định.

Đặc biệt, theo ước tính của các cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp mỗi năm thiệt hại gần 60.000 tỷ đồng vì phân bón giả và ngành sản xuất phân bón thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng vì nạn phân bón giả.

Cơ quan chức năng lập biên bản các sản phẩm phân bón tại Công ty Thuận Phong

Luật sư Liên khẳng định: “Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh phân bón chân chính, sẽ bị tận diệt đi đến kinh doanh thua lỗ. Do hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên đẩy các doanh nghiệp này đến bờ vực phá sản, kiệt quệ”,

Bà Liên cũng cho biết, từ đề nghị của Hội Nông dân Việt Nam và đơn mời luật sư của Hội Phân bón Việt Nam cũng như trên cơ sở tài liệu thu thập được, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền, bằng quyền năng của mình, khẩn trương chỉ đạo, xác minh và khởi tố hình sự, khởi tố bị can đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Cty Thuận Phong về tội danh sản xuất hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự và sản xuất hàng giả là phân bón theo Điều 158 Bộ luật Hình sự.

Luật sư Hướng khẳng định rằng, hàng chục triệu nông dân đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tiêu thụ hàng hóa là phân bón giả. “Văn phòng chúng tôi khẳng định Cty Thuận Phong, mà trực tiếp là người đại diện pháp luật ông Khiếu Mạnh Tường và những người tiếp tay đã vi phạm pháp luật hình sự một cách đặc biệt nghiêm trọng với hành vi sản xuất kinh doanh phân bón giả, hàng giả được pháp luật hình sự điều chỉnh”, Luật sư Hướng nói.

Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh Thiên Thanh, qua nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ, trước những thiệt hại vô cùng to lớn của người nông dân, trước tội ác ủa những doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất phân bón giả, trước hành vi cấu thành tội phạm đã rõ ràng của Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong, các cơ quan chức năng cần khẩn trương chỉ đạo, xác minh và khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Cty Thuận Phong.

Trước đó, ngày 24/4/2015, Tổ công tác của Văn phòng Thường trực 389 tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của Công ty Thuận Phong tại Khu phố 7, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai (khu vực K888) và bắt quả tang hành vi sang chiết, đóng chai phân bón (dạng nước) mang nhãn hiệu VITOL, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “Made in USA”.

Sau đó, do vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, Đoàn công tác đã bàn giao vụ việc và chỉ đạo cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo pháp luật.

Minh Ngọc

Vụ Công Ty Thuận Phong Bị Nghi Làm Giả Phân Bón: Cần Sớm Có Câu Trả Lời

Vụ việc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong (Công ty Thuận Phong) có sản xuất phân bón giả đến mức phải khởi tố hình sự hay không thêm một lần làm nóng nghị trường Quốc hội trong buổi chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào ngày 31-10-2018.

Thực tế, vụ việc này đã được chất vấn xuyên qua 2 nhiệm kỳ, song cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho dư luận rằng Thuận Phong có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Diễn biến vụ Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong. (Thông tin: Trần Danh – Đồ họa: Hải Quân

Trong khi đó, thiệt hại của doanh nghiệp sau gần 4 năm xảy ra vụ việc (tính từ mốc ngày 24-4-2015 khi Văn phòng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) quốc gia phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh kiểm tra xưởng sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong vì nghi làm giả phân bón) đã lên đến hàng chục tỷ đồng, với số phận của gần vài trăm con người gắn liền với đó.

* Chưa đủ cơ sở để khởi tố hình sự?

Từ kết quả điều tra nhiều phía, kết quả phân tích các mẫu phân bón, cơ quan chức năng của Đồng Nai khẳng định Công ty Thuận Phong có một số mẫu phân bón kém chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa… song không đủ cơ sở để khởi tố hình sự nên đã tiến hành xử phạt hành chính.

Một số cơ quan chức năng trung ương cho rằng vụ việc này đến mức phải truy tố hình sự, nhưng phía cơ quan điều tra Đồng Nai vẫn giữ nguyên quan điểm không truy tố hình sự vì không đủ chứng cứ.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, Thanh tra Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, sau khi lấy các mẫu phân bón đi phân tích đều thống nhất quan điểm xử phạt hành chính.

Ông Võ Văn Tỉnh, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, Phó trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh cho biết: “Kết quả phân tích các mẫu phân bón của Công ty Thuận Phong cho thấy có nhiều mẫu có hàm lượng vượt so với công bố của công ty và một số mẫu thấp hơn so với công bố nhưng chỉ ở ngưỡng kém chất lượng. Vì thế tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, sau đó vụ việc có những diễn biến phức tạp nên đã chuyển hồ sơ qua Công an tỉnh để điều tra làm rõ”.

Được biết, Công ty Thuận Phong nhập khẩu chính ngạch phân bón từ Hoa Kỳ về sang chiết, đóng gói và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và đã được sự ủy quyền, cho phép của đối tác Hoa Kỳ. Kết quả phân tích tại 3 trung tâm thì 29 mẫu của 25 sản phẩm phân bón do Công ty Thuận Phong sản xuất trong nước có 12 mẫu đảm bảo chất lượng, 17 mẫu không đảm bảo chất lượng.

Ông Đậu Trọng Bằng, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn nhận định: “Trên cơ sở phân tích các mẫu phân bón của Công ty Thuận Phong, thanh tra sở đã nhiều lần có văn bản khẳng định công ty này có một số mẫu phân bón sản xuất kém chất lượng, chứ không phải phân bón giả nên chỉ đề nghị xử phạt hành chính”.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, cán bộ điều tra đã đến các tỉnh: Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai làm việc, ghi nhận ý kiến của các hộ dân đã mua và sử dụng phân bón của Công ty Thuận Phong để xác định có hay không thiệt hại sau khi sử dụng phân bón của công ty này. Qua xác minh, 27 hộ dân ở các địa phương trên cho biết họ không có bất kỳ thiệt hại gì sau khi sử dụng các loại phân bón của công ty này.

Theo đó, Công ty Thuận Phong nhập khẩu phân bón từ Công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ) và cơ quan điều tra đã lấy mẫu 7 loại phân bón nghi là hàng giả để giám định. Kết quả điều tra xác minh và trên kết quả phân tích của các cơ quan chuyên môn về chất lượng đã có căn cứ xác định các tiêu chí công bố của Công ty Thuận Phong đều đạt và vượt.

Theo cơ quan điều tra, việc ông Khiếu Mạnh Tường chỉ đạo công nhân của mình sang chiết, đóng chai và dán nhãn hiệu, ghi thông tin “Made in USA” trên sản phẩm là đúng bản chất hàng hóa. Bởi lẽ 7 loại phân bón dạng nước do Công ty Thuận Phong sang chiết và phân phối được sản xuất tại Công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ).

Riêng về nhãn mác hàng hóa, kết quả điều tra cơ quan công an cũng xác định Công ty Thuận Phong có ký hợp đồng với Công ty Bio Huma Netics để nhập khẩu phân bón hữu cơ sinh học và được ủy quyền sang chiết, đóng chai loại 1 lít và 5 lít, được gắn nhãn nơi đóng gói và độc quyền phân phối sản phẩm. Tuy nhiên tem, nhãn phụ không ghi sản phẩm được đóng gói tại Công ty Thuận Phong, đây là hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ nên chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về hoạt động sản xuất, Công ty Thuận Phong có ký hợp đồng với đơn vị Kho K888 làm nơi lập nhà xưởng. Riêng hoạt động sang, chiết và đóng chai các loại phân bón hữu cơ và nhập khẩu thì hiện Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn chưa có văn bản quy định thủ tục xin phép.

Trao đổi với chúng tôi về vụ việc này, một cán bộ điều tra thuộc PC03 Công an tỉnh cho biết: “Sau hơn 3 năm điều tra, vụ việc đến nay cơ quan điều tra vẫn chưa có căn cứ để xử lý hình sự về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với Công ty Thuận Phong”.

Sau thời gian bị dừng hoạt động, hệ thống nhà xưởng Công ty Thuận Phong xuống cấp trầm trọng. (Ảnh chụp tại thời điểm tháng 6-2016).

Qua điều tra, PC03 xác định hành vi của ông Khiếu Mạnh Tường, Tổng giám đốc Công ty Thuận Phong không đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả với 7 loại phân bón dạng nước được nhập khẩu từ Công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ). Nhưng qua xác minh, Công ty Thuận Phong có vi phạm hành chính với lỗi không công bố hợp quy sản phẩm phân bón Zap theo quy định. Vi phạm này đã được UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 16-5-2016.

Với những kết quả điều tra nói trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác định vi phạm của Công ty Thuận Phong chỉ là vi phạm hành chính, không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Do đó, cơ quan điều tra không có căn cứ để xử lý hình sự về tội kinh doanh trái phép, sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón, buôn lậu và mua bán hàng cấm.

“Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, việc xác định một vụ việc có dấu hiệu tội phạm có được khởi tố, điều tra hay không phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.Trong Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định đối với các vụ việc bắt buộc phải được trưng cầu giám định tư pháp, trong đó có việc giám định tư pháp đối với những trường hợp hàng giả, tiền giả, thuốc chữa bệnh giả… Phải xác định được đó là thật hay giả mới đủ yếu tố xử lý về hình sự, để các cơ quan tố tụng định tội và luận hình. Do đó, ý kiến cho rằng vụ việc ở Thuận Phong đã đủ yếu tố xác định, tôi nghĩ là chưa xác đáng”.(Ý kiến Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại phiên chất vấn ngày 31-10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV).

Hương Giang – Trần Danh

Vụ Phân Bón Thuận Phong Có Dấu Hiệu Giả Mạo Ở Đắk Lắk: Vẫn “Bình Chân Như Vại”

Mặc dù đã hơn 2 tháng trôi qua kể từ ngày Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk kiểm tra kho hàng của văn phòng Công ty Thuận Phong và gần 2 tháng sau khi đoàn công tác Ban chỉ đạo 389 quốc gia làm việc tại tỉnh này về vụ việc Công ty Thuận Phong có nhiều dấu hiệu giả mạo để sản xuất phân bón “Made in USA” trái phép. Thế nhưng đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa có kết luận cuối cùng và có lẽ sự việc đang chìm vào im lặng.

Trong cuộc kiểm tra này, Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đã kiểm kê được 66 mặt hàng, trong đó có 1.167 chai phân bón lá dung tích 1 lít nhãn hiệu Huma Gro in nhãn “made in USA”. Các chai phân bón này còn in lôgô chứng nhận phù hợp do Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) quản lý.

Cùng với đó các hàng hóa chất ngổn ngang trong kho, có những mặt hàng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận có vi phạm các quy định về nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, về chỉ dẫn quyền sở hữu công nghiệp…

Ông Trần Nguyễn Đức, Phó Chi cục trưởng kiêm phụ trách công tác thanh tra của Chi cục Quản lý Thị trường Đắk Lắk cho biết: Kết quả làm việc ban đầu cho thấy, văn phòng đại diện này đã sai phạm về thủ tục hành chính, hoạt động thực tế không đúng theo giấy phép đã được cấp.

Cụ thể, từ tháng 8/2013 Công ty Thuận Phong được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp phép mở Văn phòng đại diện. Thế nhưng, trên địa điểm kho tập kết hàng hóa lại để bảng của công ty là “Chi nhánh”. Theo quy định Văn phòng thì không được kinh doanh, vậy nhưng Văn phòng đã kinh doanh như một chi nhánh nên rất có thể đây là hành vi trốn thuế. Hơn nữa, các chứng từ đều là phiếu vận chuyển nội bộ, thể hiện họ đã dùng chiêu thức này để qua mặt các cơ quan kiểm tra, nếu bị phát hiện vận chuyển trên đường.

Cũng theo ông Trần Nguyễn Đức, về hàng hóa, Chi cục đã nhận được công văn 3645 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị xử lý theo pháp luật các vi phạm của Công ty Thuận Phong, do Thứ trưởng Trần Việt Thanh ký ngày 30/9/2015 gửi Văn phòng Chính phủ, trong đó xác nhận một số mặt hàng do công ty này sản xuất là hàng giả, sai nhãn mác.

Tuy nhiên, theo Công văn số 1846/Quacert ngày 30/10/2015, thì Quacert không cấp chứng nhận cho Công ty Thuận Phong. Như vậy, công ty Thuận Phong đã giả mạo chứng nhận quản lý chất lượng của Quacert.

Ngày 18/12, phóng viên chúng tôi đã liên hệ với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh để tìm hiểu về kết quả điều tra thì đơn vị này cho biết “chưa được phép” nên chưa dám cung cấp thông tin. Chiều cùng ngày, phóng viên đã liên hệ để ông Phạm Thái, Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk chỉ đạo cho Chi cục trả lời báo chí thì được biết, mẫu thử nghiệm đã đưa đi xét nghiệm và đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức, còn người trực tiếp tham gia vụ việc Công ty Thuận Phong ở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã đi… công tác.