Vụ Phân Bón Giả Ở Sóc Trăng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Đbqh Lưu Bình Nhưỡng Nói Về Kỳ Án ‘Phân Bón Giả’ Ở Sóc Trăng

Hiện nay một vấn đề mà thẩm phán quan tâm là án oan sai. Nếu một vụ án xét xử theo sự chỉ đạo dẫn đến oan sai thì ai chịu trách nhiệm và xử lý như thế nào?

– Theo quy định của Đảng, pháp luật, công tác nội chính, tùy tình hình ở một thời kỳ, ở một địa phương thì cấp uỷ Đảng và các ban ngành có thể chỉ đạo đường lối. Đường lối thôi chứ anh không được cụ thể. Tức là phải xét xử cho nhanh, tiến hành nhanh, làm cho đúng, những người nào sai trái phải bỏ ra ngoài… Đó là xem xét chỉ đạo về mặt đường lối. Chứ không phải ép xử theo tội này, xử người này bao nhiêu năm, người này được, người kia mất… Nếu có như vậy, thì đó là can thiệp thô bạo vào tư pháp.

Tình trạng này nhiều năm đã được nêu ra, đã được khắc phục nhưng chưa được triệt để. Đó là tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí lãnh đạo để có những chỉ đạo can thiệp vào các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Theo quy định, pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng quyền lực để can thiệp một cách trực tiếp vào điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì chuyện đó có thể dẫn đến sai lệch. Nếu anh có chức vụ mà anh can thiệp vào thì người ta sẽ nghĩ có cấp trên, người ta ngại người ta không làm được.

Trừ những trường hợp cán bộ điều tra, công tố viên, thẩm phán có bản lĩnh, còn có những trường hợp người ta phải nghe theo. Trong trường hợp này, nếu có văn bản, bút tích, thì xác định trách nhiệm rất dễ. Nhưng có những trường hợp chỉ đạo bằng miệng không văn bản, không bút tích, rất khó có thể xem xét trách nhiệm.

Tôi mong muốn những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ làm đúng thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn và cần nâng cao bản lĩnh. Bản lĩnh là phải dũng cảm, bảo vệ công lý. Chúng ta có Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp là phải thực thi công lý minh bạch, trong sạch, vì quyền công dân. Không được ép buộc phải điều tra theo hướng này, ép buộc viết cáo trạng theo hướng kia, ép buộc phải xử cho người này được, người kia thua. Những trường hợp này, Đảng và Nhà nước không bao giờ chấp nhận.

Xin cảm ơn ông!

Kỳ án tại Sóc Trăng được nhiều người liên tưởng với vụ án phân bón của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong tại Đồng Nai.

Theo đó, ngày 24/4/2015, Đoàn liên ngành 389 kiểm tra nhà xưởng sản xuất phân bón của Thuận Phong và phát hiện khối lượng lớn phân bón dạng nước đóng chai cùng hàng trăm kg nhãn mác nghi giả. Ngày 12/1/2016, Bộ Khoa học & Công nghệ có văn bản khẳng định số phân bón trên là giả. Tuy nhiên, ngày 15/4/2016, Công an Đồng Nai ra quyết định không khởi tố hình sự mà cho rằng chỉ ở mức độ xử lý hành chính. Ngày 12/6/2017 VKSND Đồng Nai ra quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố hình sự trên.

Vụ án được điều tra lại nhưng đến nay vẫn chưa có tiến triển. Lý do cán bộ điều tra đã đến các tỉnh Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai làm việc, ghi nhận ý kiến của các hộ dân đã mua và sử dụng phân bón của Thuận Phong để xác định có hay không thiệt hại sau khi sử dụng phân bón của công ty này. Qua xác minh, 27 hộ dân cho rằng không có bất kỳ thiệt hại gì, do không có thiệt hại nên không đủ cơ sở xử lý hình sự.

Luật sư Nguyễn Đình Thuận, Đoàn LS TP HCM

“Nguyên tắc bất di bất dịch là toà án xét xử độc lập. Tuy nhiên người ta vẫn có khi nói về án chỉ đạo. Theo tôi, sự hoài nghi này là có chứ không phải không? Nhưng để chứng minh chỉ đạo rất khó vì thường chỉ đạo bằng miệng. Do đó, nếu xảy ra án oan sai, người phải chịu trách nhiệm là người đưa ra phán quyết cuối cùng.

Với vụ án này, hiện khi toà chưa tuyên thì trách nhiệm thuộc về VKS. Còn nếu toà tuyên mà có xảy ra oan sai thì chủ toạ sẽ chịu trách nhiệm, Chánh án sẽ liên đới. Hiện luật pháp đang áp dụng nguyên tắc ai làm cuối cùng người ấy chịu để họ có trách nhiệm với phán quyết của mình, tạo ra tư thế độc lập cho mỗi cơ quan tố tụng.

LS Đào Kim Lân, Đoàn LS TP HCM

‘Lỗi Hẹn’ Tuyên Án Vụ ‘Phân Bón Rởm’: Bí Thư Tỉnh Ủy Sóc Trăng Nói Gì?

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an Sóc Trăng cho biết vụ án thuộc “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng theo dõi, đôn đốc”. Tuy nhiên, ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh, lại cho biết: “Tôi không nhớ cái này. Hình như là không có. Hình như không phải Ban phòng chống tham nhũng theo dõi đâu. Tôi nhớ như thế”.

Sáng qua (9/7), dự kiến TAND TP Sóc Trăng tuyên án vụ “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Sóc Trăng. Hai bị cáo là ông Châu Hoài Phương (SN 1978, Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT thuộc Sở Công Thương tỉnh) và ông Ung Văn Thanh (Kiểm soát viên Đội QLTT số 7). Thế nhưng vì VKS cung cấp “văn bản mới” chưa có trong hồ sơ vụ án, HĐXX phải quay lại phần xét hỏi, tranh luận và tiếp tục nghị án kéo dài, dự kiến ngày 12/7 sẽ tuyên án.

Xét hỏi, tranh luận lại vì VKS cung cấp “văn bản mới”

Ngay từ sáng sớm, do sức hút từ những ngày xét xử trước, dư luận báo chí phân tích những dấu hiệu oan sai trong vụ án, nên phiên toà đã thu hút rất đông cơ quan thông tấn báo chí, người dân tham dự. Nhiều người dự khán không có chỗ ngồi, phải đứng xem phiên xử. Tại toà, theo quan sát, có mặt Viện trưởng, Viện phó và nhiều kiểm sát viên VKSND TP Sóc Trăng.

Phiên toà bắt đầu khá muộn, khoảng 8h45 Chủ toạ phiên toà thông báo, VKSND TP Sóc Trăng vừa cung cấp một “văn bản mới” cho rằng Cơ quan ANĐT có thẩm quyền điều tra vụ án theo sự phân công của Giám đốc Công an tỉnh, do đó cần quay lại phần xét hỏi để làm rõ nội dung văn bản. Chủ toạ phổ biến các bản photocopy văn bản cho luật sư bào chữa, bị cáo để đọc, nghiên cứu tranh luận.

“Văn bản mới” mà VKS cung cấp là Thông báo số 3559/T-A61-A92 ngày 10/8/2015 của Tổng cục An ninh (TCAN) do Phó Tổng cục trưởng Trần Đăng Yến ký, về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang về giải quyết một số vướng mắc khi triển khai thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BCA.

Thông báo nêu: “Ngày 13/4/2015, TCAN có Báo cáo số 1495/A61-A92 đề xuất Bộ trưởng Trần Đại Quang về việc giải quyết một số vướng mắc khi triển khai thực hiện Thông tư số 28/2014TT-BCA ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân; ngày 19/4/2015, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã bút phê đồng ý các đề xuất của TCAN, cụ thể:

Về việc thực hiện thẩm quyền điều tra của lực lượng ANĐT: “Tiếp tục cho thực hiện quy định tại Điều 5 Thông tư số 59/2011/TT-BCA ngày 25/8/2011 theo hướng ngoài các vụ án được quy định tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Điều 22, Điều 23 Thông tư 28 thì Cơ quan ANĐT còn thụ lý điều tra với các vụ án do lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp giao nhưng cần phải có trao đổi, thống nhất với VKSND cùng cấp”.

Luật sư bác bỏ quan điểm của VKS

Quan điểm trên bị Luật sư (LS) Nguyễn Văn Đức (Đoàn LS TP Cần Thơ) phản biện: “Quá trình xét xử vụ án kéo dài 15 ngày, khi HĐXX nghị án thì VKS mới cung cấp một Thông báo của TCAN. Đối chiếu với quy định về văn bản quy phạm pháp luật thì đây chỉ là truyền đạt của TCAN. Mặt sau của Thông báo ghi trích lục ngày 3/7/2019. Tôi cho rằng văn bản này để đối phó, chữa cháy. Thứ hai, văn bản này của TCAN chứ không phải của Bộ Công an. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng trường hợp này không thuộc thẩm quyền của Cơ quan ANĐT, nên kết luận điều tra vô hiệu”.

LS Nguyễn Khánh Trang (Đoàn LS tỉnh Sóc Trăng) tranh luận: “Tại thời điểm khởi tố vụ án, Thông tư số 28/2014TT-BCA và Pháp lệnh điều tra hình sự có hiệu lực thi hành, giao thẩm quyền điều tra vụ án tại Điều 281 (là điều luật các bị cáo đang bị truy tố – PV) không thuộc về Cơ quan ANĐT. Luật quy định như thế, không có trường hợp ngoại lệ”.

LS Trang tiếp tục chỉ ra “lỗ hổng”: “Tại phiên toà hôm nay, VKS cho rằng có sự thống nhất với Viện trưởng VKSND tỉnh, nhưng trong hồ sơ không hề có văn bản thống nhất nào với Giám đốc Công an tỉnh. Và theo tôi, nếu có thì việc thống nhất này cũng là trái pháp luật. Do đó đề nghị HĐXX không chấp nhận quan điểm của VKS”.

Một điểm mâu thuẫn khác, báo cáo của Cơ quan ANĐT với Giám đốc Công an tỉnh rằng vụ án không thuộc quyền của Cơ quan ANĐT nên xin ý kiến được ký vào ngày 29/12/2016. Bút phê của Giám đốc Công an tỉnh cũng ghi ngày 29/12/2016. Vậy cũng cùng trong một ngày đó, Giám đốc Công an tỉnh đã trao đổi và trao đổi bằng văn bản, hay bằng miệng với Viện trưởng VKSND tỉnh như thông tin công tố viên đưa ra?

LS Trần Quang Thắng (Đoàn LS TP Cần Thơ), nói: “Theo Pháp lệnh điều tra hình sự trước đây và sau này là Luật Tổ chức điều tra hình sự, vụ án này không thuộc thẩm quyền của Cơ quan ANĐT”.

Tranh luận với VKS, bị cáo Phương nói: “Lần trước toà trả hồ sơ yêu cầu chứng minh thiệt hại, làm rõ quy định về giải quyết khi có khiếu nại của nhà sản xuất. Nhưng VKS không thực hiện mà chỉ nhắm vào việc chứng minh kiểm nghiệm lần ba là sai. Và bây giờ VKS dùng một văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật để cố buộc tội bị cáo. VKS đang “truy cùng đuổi tận” bị cáo. Mong HĐXX căn cứ vào hồ sơ, căn cứ vào diễn biến phiên toà, tuyên bị cáo không phạm tội”. Bị cáo Thanh cũng cho rằng VKS đang “cố buộc tội, kéo dài vụ án”.

Có hay không người lạm quyền “chỉ đạo”?

Vụ án đã trải qua gần 3 năm điều tra xét xử, vật chứng đã không còn như VKS cho biết trong phiên xét xử, phân bón là thật hay giả chưa thể xác định, chứng cứ buộc tội chưa rõ ràng, có dấu hiệu vụ án hành chính bị hình sự hóa… Vậy phải chăng cơ quan tố tụng Sóc Trăng còn băn khoăn vì vụ án thuộc “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng theo dõi, đôn đốc” như cơ quan ANĐT Công an Sóc Trăng từng cho biết.

Tuy nhiên trả lời PLVN vào chiều qua (9/7), ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh, lại cho biết: “Tôi không nhớ cái này. Hình như là không có. Hình như không phải Ban phòng chống tham nhũng theo dõi đâu. Tôi nhớ như thế”. Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu lý giải: “Tôi không nhớ rõ lắm vì tôi mới về có hơn năm mấy nay thôi”.

Tra cứu thông tin trên website Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng (soctrang.gov.vn), có thể thấy Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Sóc Trăng có một số hoạt động như sau: “Chiều ngày 15/1/2018, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2018… Dự hội nghị có các đồng chí: Phan Văn Sáu, Trưởng Ban Chỉ đạo; Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy…”.

“Ngày 17/4, đồng chí Phan Văn Sáu, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tỉnh”.

Một bản tin ngày 10/8/2018 cũng cho biết: “Vừa qua, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tỉnh tổ chức cuộc họp sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và bàn phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2018. Đồng chí Phan Văn Sáu, Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tỉnh chủ trì cuộc họp”.

Những thông tin trên cho thấy Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh, đã có nhiều hoạt động chỉ đạo sâu sát lĩnh vực này hai năm qua. Và có rất nhiều khả năng thực tế vụ án không thuộc diện theo dõi, đôn đốc của Ban, nên Trưởng ban mới cho biết: Vụ án này “hình như không phải Ban theo dõi”. Vậy vì sao cơ quan ANĐT Công an tỉnh lại trả lời khác? Vậy có hay không người lạm quyền Bí thư tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo, chỉ đạo đưa vụ án vào diện “theo dõi”, có mục đích gì hay không?

Qua Vụ ‘Nghi Sản Xuất Phân Bón Giả’ Ở Công Ty Thuận Phong: Những Câu Hỏi Đặt Ra?

Từ nguồn tin tố giác, ngày 24/4/2015, Ban chỉ đạo 389/QG Quốc gia cùng với cơ quan chức năng ban ngành tỉnh Đồng Nai đã ập vào kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Thuận Phong (viết tắt Công ty Thuận Phong) tại địa chỉ Kho K888, phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tại thời điểm kiểm tra, do trụ sở chính của công ty (nơi lưu trữ hồ sơ, chứng từ) cách xa khu sản xuất, trong khi yêu cầu của đoàn kiểm tra lại quá nhiều, nên Công ty Thuận Phong chưa thể cung cấp được đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu (ngay trong ngày 25/4/2015 đã cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của đoàn kiểm tra). Vì thế, trong biên bản làm việc, Đoàn kiểm tra đưa ra nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa về chỉ dẫn địa lý nơi xuất xứ sản phẩm (Made in USA), đồng thời, tiến hành niêm phong toàn bộ khu sản xuất và kho chứa hàng hóa (trên diện tích hơn 18.600m 2).

Thế nhưng, ngay trong chiều 24/4, một số tờ báo, không biết lấy thông tin từ nguồn nào, đã đăng nội dung quy kết Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhãn hiệu phân bón của công ty Bio Huma Netics (Hoa Kỳ) với số lượng lớn nhất từ trước đến nay. Trong khi, biên bản của đoàn kiểm tra chỉ mới đưa ra nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa về chỉ dẫn địa lý nơi xuất xứ sản phẩm?!

Vụ việc sau đó được chuyển cho Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra theo quy định của pháp luật. Đến ngày 15/10/2015, sau gần 6 tháng tiến hành 2 lần điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp liên ngành để xem xét kết quả điều tra và thống nhất không có cơ sở xử lý hình sự đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phong. Đồng thời, thanh tra của Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN cũng đưa ra kết luận sản phẩm của Công ty Phân bón Thuận Phong không phải là phân bón giả.

Sự việc đã rõ, thế nhưng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389/QG Quốc gia lại nêu ý kiến để bảo vệ quan điểm khẳng định Công ty phân bón Thuận Phong sản xuất phân bón giả và tác động đến các bộ, ngành yêu cầu kiểm tra, xử lý, niêm phong toàn bộ các sản phẩm phân bón do Công ty Thuận Phong sản xuất và phân phối nhằm “xử lý” đến cùng doanh nghiệp này?

Vụ việc được đẩy lên Bộ Công an với đề nghị khởi tố hình sự Công ty Phân bón Thuận Phong về tội sản xuất và tiêu thụ phân bón giả. Sau thời gian dài điều tra, xác minh, ngày 24/3/2016, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp các bộ, ngành và đưa ra kết luận: Công ty Phân bón Thuận Phong không có dấu hiệu phạm tội để xử lý hình sự về sản xuất và buôn bán hàng giả. Sai phạm của doanh nghiệp chỉ ở mức độ xử lý hành chính.

Trên cơ sở đó, ngày 20/5/2016, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã tiến hành mở niêm phong nhà máy sản xuất, trả lại tài sản cho Công ty Phân bón Thuận Phong sau 1 năm 28 ngày bị niêm phong. Tuy nhiên, toàn bộ 2.600 tấn phân bón và nguyên liệu thành phẩm bị niêm phong đã bị hư hỏng, không thể tiếp tục tái sản xuất. Đồng thời, toàn bộ máy móc, thiết bị có giá trị hàng chục tỷ đồng, trong đó một số chưa kịp vận hành lần nào, nay đã bị rỉ sét trở thành đống phế liệu.

Mặc dù vụ việc đã được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, trả lại sự thật cho doanh nghiệp, nhưng thiệt hại của Công ty Thuận Phong đang gánh chịu là rất lớn. Từ một doanh nghiệp có trên 200 lao động, tăng trưởng mạnh và ổn định, năm 2014 Thuận Phong vinh dự nhận danh hiệu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á. Nhưng đến nay gần như mất tất cả: Thương hiệu, uy tín, danh dự, tài sản, cổ đông rút vốn, nhân sự có trình độ cao nghỉ việc, cả sản nghiệp xây dựng suốt 15 năm qua gần như sụp đổ.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch HĐQT Công ty phân bón Thuận Phong, ông Nguyễn Công Minh cho rằng: Điều chúng tôi bức xúc nhất là vụ việc bị hình sự hóa để niêm phong kéo dài, làm hư hại tài sản của doanh nghiệp. Họ kiểm tra 29 sản phẩm phân bón, trong đó điều tra 7 loại với khối lượng 14 tấn, nhưng niêm phong toàn bộ kho hàng 2.600 tấn với 178 loại sản phẩm. Chúng tôi đề nghị niêm phong riêng các loại phân bón bị kiểm tra nhưng không được chấp thuận, mà họ lại niêm phong tất cả các loại nên công ty đang bị thiệt hại khủng khiếp. Chính điều này đã làm công ty rơi vào tình trạng phá sản.

Vì sao Công ty phân bón Thuận Phong, từ việc bị kiểm tra do nghi sản xuất phân bón giả, dẫn đến đề nghị khởi tố hình sự, kéo dài việc niêm phong hàng hóa và thời gian xử lý, khiến doanh nghiệp tiêu tan sản nghiệp?

Ai đã cung cấp cho báo chí thông tin sai sự thật về Công ty Thuận Phong, tạo áp lực dư luận cho các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ việc?

Việc các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban chỉ đạo 389, quyết liệt trong chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là phân bón đang làm khổ nhà nông, là một một việc làm cần thiết, rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, có hay không có những cá nhân “lợi dụng chức vụ quyền hạn’ và mục đích tốt để xử lý một vụ việc theo ý muốn chủ quan, từ đó có thể đẩy doanh nghiệp như Công ty phân bón Thuận Phong đi đến chỗ phá sản?

Những thiệt hại mà Công ty phân bón Thuận Phong đang phải gánh chịu, đã đành. Nhưng nếu các cơ quan chức năng không làm rõ các câu hỏi trên, nhằm khẳng định có hay không có động cơ cá nhân trong vụ việc này để xử lý đến nơi đến chốn thì chắc chắn ngày mai, ngày kia, sẽ có thêm không ít doanh nghiệp bị đẩy đến bờ vực phá sản theo “mô hình” Công ty Phân bón Thuận Phong!

Khánh Hoàng

Đồng Nai: Khởi Tố Vụ Sản Xuất, Buôn Bán Phân Bón Giả

(Tieudung.vn) – Cơ quan CSĐT Bộ Công an ngày 04/3 cho biết đã khởi tố vụ án về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” là phân bón xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino tại Đồng Nai.

Đây là vụ án điểm trong công tác đấu tranh với nạn sản xuất phân bón giả trên cả nước được Tổng cục QLTT phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) triệt phá mới đây.

Nguồn tin cho hay, Cơ quan điều tra cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Trọng Dần (SN 1974, ngụ tỉnh Đồng Nai, là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino), Nguyễn Văn Tuấn (SN 1989) và Trần Văn Học (SN 1982, cùng ngụ TP Hồ Chí Minh) về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” là phân bón quy định tại Khoản 2 Điều 195 Bộ luật hình sự 2015.

Quá trình điều tra xác định, Dần, Tuấn, Học đã cùng nhau góp vốn vào Công ty Châu Rhino, thuê đất làm xưởng sản xuất phân bón giả bán ra thị trường kiếm lời.

Tháng 10/2020, Tổng cục QLTT phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã kiểm tra nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phát hiện 8,5 tấn thành phẩm phân bón 111 HLS Super Lân canxi, 28,5 tấn phân bón hữu cơ trùn quế, khoảng 5 tấn phân hạt đen chưa đóng bao bì, 25m3 nguyên liệu, bột màu dùng để sản xuất phân, 100m3 đá nguyên liệu và 31.700 vỏ bao bì phân bón các loại.

Kết quả từ Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 – Vinacontrol và Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 3 – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngày 19/10 đã thể hiện 61,5 tấn phân bón các loại như Phân trung lượng XNK 111 HLS Supe Lan Canxi; Phân trung lượng XNK 111 HLS Super Lan canxi; Phân hữu cơ vi sinh Brown Toad Lân đen Humic Đạm cá được Cục QLTT Đồng Nai và Cục QLTT Lâm Đồng kiểm tra và tạm giữ mới đây không đạt chỉ tiêu chất lượng, là hàng giả, không có giá trị sử dụng.