Vietnam Phong Lan Köln / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Rosneft Begins Drilling Of New Production Well In Vietnam

Russian oil and gas firm Rosneft, through its subsidiary Rosneft Vietnam, has commenced drilling of a new production well off the southern coast of Vietnam.

Drilling of the new well, known as LD-3P (Lan Do field), is part of Block 06.1 development.

The well will be drilled to a total depth of about 1,200m along the well bore.

According to the company, the Lan Do gas field is estimated to have initial natural gas reserves of 23 billion cubic metres.

In an effort to develop additional reserves of the field, Rosneft is planning to build underwater infrastructure objects and connect them to operating offshore objects of Block 06.1.

A two-phase 370km-long Nam Con Son pipeline will deliver processed gas and natural gas liquid from the Lan Tay platform to the shore.

“According to the company, the Lan Do gas field is estimated to have initial natural gas reserves of 23 billion cubic metres.”

The two-phase technology will enable the simultaneous delivery of gas and gas condensate to the onshore processing facility.

Additionally, Rosneft is planning to undertake sidetracking of the PLD-1P exploration well on Phong Lan Dai field (Wild Orchid).

The well is set to be reclassified as a production well.

Discovered in 2016, Wild Orchid is also located within Block 06.1 and has commercial gas reserves of 3.4 billion cubic metres.

The company has selected Japan Drilling (JDC) to conduct drilling on Lan Do and Phong Lan Dai.

Rosneft Vietnam operates both projects with a 35% share.

Cách Trồng Lan (Ghép Lan) Thân Thòng Lên Dớn Bảng – Aber Vietnam

5 BƯỚC GHÉP LAN THÂN THÒNG LÊN DỚN DỄ DÀNG

Bước 1: xử lý dớn

Dớn trụ, dớn bảng, dớn đĩa trước khi ghép các bạn ngâm nước sạch 2-3 ngày sau đó ngâm nước vôi (tỷ lệ 100gr pha 10 lít nước) trong 30 phút rồi vớt ra rửa lại vài lần bằng nước sạch, để ráo nước.

Bước 2: Dùng dây thép làm móc cho lan.

Ở nơi vùng nhiệt độ mát mẻ có thể làm dây treo cách dàn che nắng 1,2m; nơi nhiệt độ nắng nóng hơn bạn làm dây móc cách dàn 1,5m

Bước 3: Tách, cắt tỉa

Lan giống mua về bạn dùng dao sắc, mỏng tách nhẹ nhàng thành từng cụm 2 giả hành một (1 thân già, 1 thân tơ). Khi tách chú ý kẻo cắt vào mầm ngủ ở gốc. Sau khi tách xong dùng kéo đã được vệ sinh sát khuẩn cắt tỉa hết rễ già cũ. Có thể ngâm thuốc khử trùng, kích rễ, chống sốc ở giai đoạn này (tùy theo điều kiện mỗi người). Nếu bạn trồng số lượng ít thì có thể ngâm hoặc không, trồng số lượng nhiều nên ngâm để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Bước 4: Cố định lan vào dớn

Dùng ghim U (tự tạo bằng các đoạn thép) cố định lan vào dớn. Lưu ý bạn nên ghép sao cho phần gốc lan cố định sát vào bảng/trụ dớn để tạo điều kiện tốt nhất cho rễ mới ra bám được vào dớn. Có thể dùng thêm 1 ghim nữa cố định thêm phần thân phía dưới giúp tránh gió lay gốc nếu cần.

Bước 5: Bổ sung thêm một chút dớn trắng ở gốc để tăng thêm khả năng giữ ẩm cho rễ

Sau khi hoàn thành các bước trên bạn treo giò lan lên khu vực mát mẻ, tránh nắng trực tiếp, chăm sóc tưới 1-2 lần/ngày. Sau khoảng 1 tháng rễ lan sẽ mọc ra

Bón Phân Trùn Quế Đúng Cách Và Đúng Liều Lượng – Aber Vietnam

1. Cho sự nẩy mầm:

Dùng 20-30% phân trùn trộn với đất sẽ tạo ra một hỗn hợp giá thể gieo ươm cây con tốt nhất mà không cần thêm bất cứ loại phân nào khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.

2. Dùng cải tạo đất:

Phân trùn chứa hàng ngàn kén trùn/kg nên khi bón vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén nở và sinh sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta – mà chúng ta đều biết nơi nào có trùn sinh sống thì nơi đó đất luôn màu mỡ và tơi xốp. Bón phân trùn và tưới nước thường xuyên vào vùng đất cằn cỗi đã được cuốc lên thì lớp đất này dược cải tạo đáng kể (lượng bón tối ưu được khuyến cáo là 3kg/m2).

3. Như là phân bón:

Bỏ phân trùn trực tiếp quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu dùng nhiều), bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm hữu cơ hảo hạng và đạt năng suất cao.

4. Dùng dạng dung dịch:

Có thể ngâm phân trùn trong nước một ngày theo tỷ lệ 1/5 (nước không chứa clo và thường xuyên được khuấy đều để tránh phân bị yếm khí), hỗn hợp chất lỏng này có thể sử dụng như một loại phân bón dạng dung dịch và có khả năng giảm sâu bệnh khi phun trực tiếp vào thân, lá.

LƯỢNG DÙNG:

Cây cảnh:

Trộn theo tỷ lệ 3/5 (3 phần phân trùn và 5 phần còn lại gồm đất, xơ dừa, tro trấu… để trồng mới hoặc chỉ cần bón 5kg phân trùn trên 1 chậu 40 x 60 cm.

Rau, củ, quả:

• Trồng rau tại nhà: Trộn tỷ lệ 30-50% (3-5 phần phân trùn và phần còn lại gồm đất, xơ dừa, tro trấu… Không cần bón thêm bất cứ loại phân nào khác, bón bổ sung các lần tiếp theo sau mỗi lần thu hoạch

• Trồng rau mầm: chỉ cần 1kg phân trùn cho vào khay nhựa 30cm x 45cm và 20g hạt giống sau 5 ngày chúng ta sẽ có 300gr rau mầm.

• Trồng đại trà: Bón lót 250-300kg/1000m2

Làm phân bón dạng dung dịch:

Lấy 1kg phân trùn cho vào thùng nhựa cùng với 10 lít nước, dùng máy bơm oxy (loại nhỏ dùng sục khí cho hồ cá) sục 24 – 36h, sau đó lọc lấy nước cho vào bình xịt, xịt cho tất cả các loại cây, có tác dụng như loại phân bón lá rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh, còn phần bã bón cho cây bình thường.

Hướng Dẫn Bón Phân Cho Hoa Hồng Cơ Bản – Aber Vietnam

Có rất nhiều loại phân bón cho hoa hồng và cách bón khác nhau. Bài này hướng dẫn những kiến thức cơ bản, tổng quát, dễ hình dung nhất về bón phân cho hoa hồng

1. Phân loại (theo thành phần): Phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ

– Phân vô cơ (thường gọi là phân bón hóa học)

Thành phần phân vô cơ gồm đa, trung, vi lượng. Bài này chỉ phân tích thành phần đa lượng (N (đạm) – P (lân) – K (kali)) để khi mua có thể nhìn nhãn sản phẩm lựa chọn theo mục đích.

Ví dụ như phân bón Đầu Trâu 501 ghi NPK 30:15:10 nghĩa là tỷ lệ đạm (N) 30%, lân (P) 15%, kali (K) 10%; Đầu trâu 701 ghi NPK 10:30:20 nghĩa là tỷ lệ N 10%, P 30%, K 20%.

N có tác dụng kích thích mầm, lá cần dùng nhiều cho cây khi giai đoạn cây nhỏ hoặc cây mới cắt tỉa cành;

P có tác dụng kích thích rễ tốt nên dùng cho cây giai đoạn mới trồng hoặc sau khi bị sốc phân, nấm bệnh gây tổn thương rễ.

K giúp tăng sức chịu điều kiện bất thuận, kích thích cho cây ra hoa nên được ưu tiên dùng cho giai đoạn cây chuẩn bị đóng nụ hoặc thời gian nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng so với khoảng nhiệt sinh trưởng tối ưu của cây.

Tùy theo mục đích muốn bón phân cho hoa hồng các bạn có thể chọn các loại phân có tỷ lệ NPK khác nhau để dùng đan xen các giai đoạn.

Lưu ý: Chỉ nên mua các loại phân hóa học có nhãn mác hướng dẫn lượng bón để bón đúng liều lượng, các loại được tách lẻ đóng túi, chai không có hướng dẫn dễ gặp trường hợp phân giả hoặc bón quá liều gây sốc chết cây

– Phân hữu cơ

Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác

Các loại phân bón hữu cơ phổ biến hiện nay: phân trùn quế, phân bò, phân gà, phân chuối ngâm, phân đậu tương, phân cá…

Hoa hồng thường ưa phân hữu cơ hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn mua các bạn nên chọn nơi bán uy tín, nếu phân trùn quế chưa đạt đủ thời gian nuôi, phân bò, phân gà chưa ủ hoai mục có thể mang nguồn nấm bệnh cho cây, sinh ra dòi bọ, mùi khó chịu khi bón.

2. Quy trình bón phân:

2.1 Cây rễ trần:

Đất ươm cây rễ trần ngoài đất thịt thì cần trộn thêm phân hữu cơ ủ hoai và các thành phần thoát nước tốt (xỉ than tổ ong, cát). Chỉ tưới nước và phân bón khi đất mặt khô, không nên tưới thường xuyên sẽ làm hỏng rễ cây dẫn đến cây chết úng.

Giai đoạn đầu của cây rễ trần việc quan trọng là kích rễ phát triển, vì thế nên ưu tiên các loại phân chứa thành phần nhiều Photpho, các chế phẩm hỗ trợ kích rễ và phòng trừ nấm.

Giai đoạn khi cây đã ra lá ổn định cần dùng thêm phân bón chứa nhiều thành phần đạm hoặc các phân hữu cơ có tác dụng kích lá, mầm phát triển.

Các loại phân tưới, bón cho cây rễ trần nên dùng lượng nhỏ, pha thật loãng và bón lúc chiều mát; tuyệt đối không tưới, bón phân vào buổi tối sẽ dễ gây nấm cho cây.

Cây rễ trần thường nhỏ, yếu ớt, ít cành nên thời gian đầu cần ưu tiên nuôi cành lá, nếu cây mới ra được ít mầm nhỏ mà đã xuất hiện nụ bạn nên tỉa nụ đi để dưỡng cây lớn, chỉnh tán đều, cứng cáp rồi mới bắt đầu để nuôi hoa

2.2 Cây trưởng thành (mua bầu, chậu sẵn của nhà vườn hoặc nhân ươm đã lớn)

Khi chọn mua loại cây này các bạn nên kiểm tra kỹ cây có bị nhiễm bọ trĩ, nhện hay nấm gì không. Các bệnh đó thường được biểu hiện qua lá: lá vàng đốm, rám, xoăn, không mượt… Nên chọn cây khỏe, ít sâu bệnh để về nhà chăm sóc đỡ mất nhiều công sức, không lây lan nguồn bệnh sang các cây khỏe khác ở nhà.

Thời gian đầu khi cây mới về, một số cây có hiện tượng vàng rụng lá hàng loạt do quá trình vận chuyển rễ cây bị va chạm, lúc này có thể để cố định cây ở chỗ mát 2-3 ngày, tưới phân có tác dụng kích rễ (pha nồng độ loãng); sau khi cây hồi phục có thể chuyển cây ra chỗ nhiều nắng, sáng hơn

✔️Bón phân cho cây lớn chia làm 2 thời kỳ: dưỡng lá mầm và dưỡng hoa. ➕ Dưỡng lá, mầm: là giai đoạn sau khi mới cắt tỉa cành, lúc này ta bón các loại phân có tác dụng kích mầm: phân hóa học chứa nhiều đạm, phân trùn quế, phân gà, phân đậu tương, cá, chuối, rong biển… Tùy theo nhà bạn có phân gì bạn có thể dùng loại phân đó. Miễn sao bón đúng liều lượng khuyến cáo để cây không bị sốc ➕ Dưỡng hoa: Sau khi các mầm cây lên được khoảng 10-15 ngày, giai đoạn lá từ màu đỏ tía hoặc xanh non chuyển sang đậm dần và có dấu hiệu chững lại, không vươn dài nữa. Giai đoạn này các bạn bổ sung thêm phân có chứa nhiều thành phần kali hoặc các phân trên nhãn ghi công dụng kích, dưỡng hoa. Sau giai đoạn chơi hoa các bạn cắt tỉa hoa và cành tăm rồi lại quay trở lại giai đoạn bón kích mầm. 🌹 Cách bón: Các loại phân có thể bón rải quanh gốc, pha với nước tưới gốc hoặc phun lên lá tùy theo hướng dẫn của từng loại. Tuy nhiên, mùa hè nên bón lượng nhỏ hơn và khoảng các các lần xa hơn mùa thu, đông một chút nếu dùng phân hóa học, ưu tiên các phân hữu cơ dùng mùa hè đề tăng tính mát cho cây. Nên bón và chiều mát, tránh bón khi trời tối Khi bón bất kỳ phân hóa học hay phân hữu cơ thì nên bón đúng hoặc ít hơn liều lượng khuyến cáo trên nhãn mác. Việc bón dư so với khuyến cáo, đặc biệt là phân hóa học dễ làm cây bị ngộ độc và nguy cơ chết cây cao.