KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM NGOÀI TRỜI
Trên nền tản ngành nông nghiệp trồng lúa tại vùng ĐBSCL phát triển rất dồi dào, mỗi năm điều có một sản lượng lớn về lúa gạo và phế phẩm của ngành trồng lúa đó chính là rơm rạ đang được bà con nông dân tận dụng để tạo thêm một nguồn thu nhập cho gia đình thay gì phải bỏ phí.
Trong điều kiện đó, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng và chế biến nấm rơm đóng hộp xuất khẩu đã ra đời và tọa lạc trên cái nôi của một làng nghề trồng nấm rơm truyền thống vùng đất Lai Vung – Đồng Tháp.
Nấm rơm là loại thực phẩm được ưa chuộng trên thế giới thông qua các sản phẩm nấm rơm đóng hộp. Do vậy để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ và đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy ổn định và chất lượng nấm đạt chuẩn nên Công ty chúng tôi quyết định cho ra đời cẩm nang “KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM” nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về cách trồng, cách chăm sóc và thu hoạch nấm theo yêu cầu của Công ty.
Nội dung của cẩm nang gồm các phần như sau:
KHÁI NIỆM VỀ SINH HỌC VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM RƠM
Nấm rơm là một loài nấm hoại sinh, phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới. Nấm thường mọc trên rơm rạ mục nên có tên thông dụng là nấm rơm (Straw Mushroom), tên khoa học là Volvariella Volvaceae.
Nấm rơm phát triển qua các giai đoạn: Bào tử gặp các điều kiện thuận lợi nẩy mầm thành các hệ sợi nấm, sợi nấm đan kết lại với nhau hình thành quả thể đầu trên hình thành đinh ghim màu trắng, quả thể tiếp tục phát triển có hình nút, hình cầu, hình trứng và cuối cùng tách vỏ bao thành hình dù.
II. CHU TRÌNH SỐNG CỦA NẤM RƠM
Giá bào tử thường chứa 1 nhân , nhưngbào tử 2 nhân cũng được quan sát thấy (Chang and Ling ,1970). Giá bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm ,cho ống mầm mọc đạt chiều dài nhất định thì phân nhánh, tạo thành hệ sợ đơn bội (Haploid),số lượng nhân giống trong ống mầm khi chưa phân nhánh từ 1- 15 .Nhân tế bào nấm rơm thường hình cầu nhưng đôi khi hình trái xoan, đường kính 1,68 -2,9 µm.
Các sợ đơn bội này có thể kết hợp với nhau để tạo nên sợ song hạch tuy không có khóa ( móc nối) được hình thành. Cả 2 loại sợi đơn bội và song hạch đều có khả năng hình bào tử màng dầy nhiều nhân màu nâu hồng. Chúng được hình thành trên những sợi nấm phân nhánh riêng biệt và tách rời ra khi già, thường có hình cầu với đường kính 58µm.
Volvariella volvacea (Fr) Sing. Là loài đồng tản sơ cấp. Dựa trên cơ sở tự hữu thụ của phần lớn các dòng đơn bào tử được phân lập và sự hiện diện của quá trình phân bào giảm nhiểm tạo nên bởi nhân con đi vào mỗi giá bào tử được hình thành. Những nghiên cứu khi nuôi cấy đơn bào tử trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, năng suất của nấm nhìn chung phụ thuộc vào lượng bào tử màng dày sản sinh ra và độ phong phú của sợi nấm không khí, những nghiên cứu của Grahana (1975) cho thấy chon giống bằng nuôi cấy tế bào tử có thể làm bền vững và trẻ hóa các dòng nấm nuôi trồng, mà khi nuôi cấy thuần khiết nhiều lần trên môi trương nhân tạo đã mất khả năng sinh quả thể sinh phú.
Hình 1: Chu trình sống của nấm rơm
Bào tử giá nẩy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 40 0C, còn sợi nấm mới nẩy mầm, mọc tốt nhất ở nhiệt độ 35 0C. Nhiệt độ phù hợp cho sợi nấm mọc là 30 – 35 0C ( thích hợp nhất là 32 0). Tốc độ mọc của sợi chậm lại khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 0C hoặc cao hơn 40 0C, và không mọc chút nào khi nhiệt độ lên cao hơn 45 0C hay thấp hơn 15 0 C.
Khi tồn trữ ở nhiệt độ thấp, khả năng mọc lại của sợi nấm khi nuôi cấy thuần khiết giảm sút nhanh chóng, thậm chí mất hẳn.
Nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành quả thể của nấm rơm là 30 0C ± 2 0C. Nhiệt độ cao hơn làm giảm sản lượng nấm, thấp hơn kéo dài thời gian bắt đầu cho thu hoạch. Nhiệt độ dưới 20 0 C không quan sát thấy có sự hình thành quả thể (Chang, 1965).
Độ ẩm cần thiết cho sự mọc của nấm rơm trên giá thể rơm rạ khoảng 60 -70% và trên bong phế thải là 70%.
Độ ẩm không khí xung quanh luống nấm cần khoảng 80 -90%.
Nấm rơm phát triển tốt nhất ở pH trung tính, hay hơi kiềm và khả năng thích ứng với môi trường kiềm cao hơn môi trường acid.
Nguyên liệu thường dùng: Rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa, hoặc có thể dùng: lục bình, than bắp non, bã mía, bông gòn…có chất cellulose nhiều.
Nấm rơm cần thiết chủ yếu là Các-bô-hy-đrát, đạm tố và các loại khoáng chất như đạm hữu cơ, đạm vô cơ, đường, tinh bột, cellulose, sắt (Fe), kẽm (Zn), kali (K), lưu huỳnh (S), magnesium (Mg), phosphor (P), calcium (Ca)…và một số nguyên tố vi lượng khác.
Do đó việc chọn và xử lý nguyên liệu trước khi trồng nấm sẽ quyết định quan trọng đến năng suất và phẩm chất nấm rơm.
Nhiệt độ tối thích cho sự mọc của sợi nấm là 30 – 35 0C và cho sự hình thành của quả thể là 30 0C 2 0 C.
– Từ 10 0C – 20 0 C : Sợi nấm sinh trưởng yếu.
– Ở 20 0 C : Sau 12 giờ chết toàn bộ quả thể hình thành đinh ghim và đình chỉ sinh trưởng quả thể hình cầu.
– Dưới 15 0C và trên 45 0 C không bao giờ xuất hiện quả thể.
Điều này cho thấy tùy giai đoạn sinh trưởng của nấm rơm mà tác động kỹ thuật để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp sự sinh trưởng của nấm rơm để tăng thêm năng suất.
Sự biến dưỡng của nấm rơm sẽ bình thường ở điều kiện ẩm độ thích hợp.
Như vậy ẩm độ cần phải được theo dõi trong suốt quá trình trồng nấm để điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu rơm ủ quá dày, ẩm độ quá cao, ô nhiễm hoặc không thoáng sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ thán khí (CO 2 nhiều (0,3 – 0,5%) chung quan mô nấm thì tơ và nụ nấm sẽ chậm tăng trưởng.
Do đó cần phải thong khí cho mô nấm, tuy nhiên việc trao đổi khí với bên ngoài từ từ và đúng lúc để tránh hơi nước và nhiệt độ giảm nhanh không có lợi cho sự phát triển của nấm.
Cần lợi dụng điều này để xử lý rơm bằng vôi nhằm hạn chế một số nấm có hại phát triển.
Không sử dụng nước phèn, mặn để ủ và chăm sóc mô nấm.
Giai đoạn phát triển tơ nấm: Ở điều kiện che mát hay ẩm, tối vẫn có thể tăng trưởng và sinh sản bình thường. Nguồn dinh dưỡng của chúng là sự phân hủy từ rơm rạ, thổ nhưỡng và một số chất hữu cơ, chúng không có diệp lục tố để sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp tạo nguồn dinh dưỡng, ngược lại tơ còn bị hủy hoại, không sống nổi khi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng.
Giai đoạn tạo tai nấm: Ánh sáng khuếch tán lại có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của tai nấm.
Nước trồng nấm có thể dùng nước sông, suối, nước mưa, nước giếng, nước không bị nhiễm phèn, mặn, pH cuủa nước tốt nhất là trung tính (pH = 7).
Hay còn gọi là meo giống. Để sản xuất được giống cần phải có phòng thí nghiệm với các trang thiết bị chuyên dùng. Giống nấm là một yếu tố quan trọng trong quá trình trồng nấm. Nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và năng suất của nấm trồng.
Một bịch giống tốt có các đặc điểm sau:
Tám yếu tố trên có ảnh hưởng quyết định đến năng suất của nấm rơm, cần phải căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà có những tác động kỹ thuật để đáp ứng những yêu cầu của từng yếu tố để nấm rơm đạt năng suất cao.
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM NGOÀI TRỜI
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện thời tiết mà chúng ta áp dụng các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng bất lợi.
Đất nơi trồng nấm phải được dọn vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên thay đổi đại điểm trồng để phòng tránh dịch bệnh, ít nhất là 2-3 đợt/lần .
Nguyên liệu chính hiện nay sử dụng để trồng nấm rơm là rơm rạ nên trong tài liệu này chỉ đề cập kỹ thuật xử lý rơm (gọi tắt là ủ rơm). Cách xử lý nguyên liệu khác cũng tương tự như xử lý rơm mặc dù có ít nhiều sai khác.
– Chế biến rơm thành thức ăn dễ hấp thu cho nấm:
Nhờ các vi sinh vật tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu dưới các điều kiện thích hợp các VSV này phân giải rơm thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho nấm.
Sự phân giải rơm nhờ VSV trong đống ủ tạo ra nhiệt. Nhiệt độ này có khi lên đến 75 0 c nhờ đó hạn chế sự sinh trưởng và tiêu diệt các VSV có hại c h o trồng nấm.
Bước 1: Làm ẩm nguyên liệu
Rơm rạ khô được làm ẩm bằng cách ngâm hay tưới phun:
– Trường hợp dùng rơm tươi thì có thể không dùng cách trên chỉ tưới nước.
Xếp rơm đã được làm ẩm hết lớp này đến lớp khác. Vừa xếp vừa dẫm đạp. Trường hợp dùng rơm tươi hay rơm khô cũng được làm ẩm bằng nước .
– Thời gian ủ: Từ 10 – 12 ngày tùy theo nguyên liệu và thời tiết.
v Các điều cần lưu ý để ủ rơm đạt yêu cầu:
– Chọn nguyên liệu: Nguyên liệu sạch bệnh, không bị úng nước, không bị mốc.
– Độ ẩm: Độ ẩm rơm trong đống ủ được điều chỉnh trong khoảng 70% .
– Độ nén đống ủ: Khi xếp đống ủ không nên xếp quá chặt và cũng không nên xếp quá lỏng.
– Chiều cao đống ủ: Đảm bảo càng cao càng tốt, thường chiều cao từ 1,4 – 1,8m đạt yêu cầu.
v Kiểm tra nguyên liệu đã ủ:
Trước khi trồng nấm cần kiểm tra rơm để ủ theo các chỉ tiêu sau:
Xoắn rơm đã ủ thành cuộn đặt lên nền đất tạo thành dòng nấm . Chiều ngang của dòng nấm 0,3m chiều cao 0,3m dài tùy ý.
Sau khi rơm đã được xếp thành dòng nấm thì ta rải thuốc mồi đều trên mặt của dòng nấm.
Sau khi dòng nấm đã được rải thuốc mồi thì ta tiếp tục rải meo ( giống) vào giữa mô nấm.
Dùng một lớp rơm mỏng cuộn lại đậy lên dòng nấm sao cho che phủ hết bề mặt dòng nấm.
Cuối cùng dùng tay vuốt từ đỉnh mô ra 2 bên tạo cho mô nấm có hình như mái vòm . Vừa vuốt vừa nén cho dẻ.
Sau khi dòng nấm hoàn thành thì ta tưới nước cho mô nấm. Tùy theo dòng nấm khô hay ướt mà ta tưới nước cho phù hợp.
Sau khi cấy meo (giống) được 3 – 4 ngày thì ta dùng rơm tươi phủ rơm áo cho mô nấm. Nếu thấy rơm áo khô thì tưới nước cho mô nấm sau khi phủ rơm áo xong.
Bước 10: Đảo rơm áo cho mô nấm
Sau khi phủ rơm áo được 3 – 4 ngày thì ta tiến hành đảo rơm áo, dùng tay đảo rơm áo và sau khi đảo xong tưới nước cho mô nấm.
Hằng ngày theo dõi độ ẩm của mô nấm, nếu thấy thiếu ẩm thì tưới nước. Nên tưới vào chiều mát. Tưới thẳng lên mô nấm.
Lưu ý: Khi nấm bắt đầu xuất hiện quả thể hình đinh ghim màu trắng, lúc tưới nước cần cẩn thận: Đưa vòi phun xa mô nấm một khoảng 0,3 – 0,4 m và tưới nhẹ nhàng.
Sau khi cấy meo (giống) khoảng 10 – 12 ngày có thể bắt đầu thu hoạch. Nên thu hoạch lúc nấm có hình cầu tròn đầu vào lúc sáng sớm. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Thu hoạch liên tiếp 3 – 4 ngày. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới 1 ngày. Sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc như trên để thu hoạch đợt 2.
Sau khi thu hoạch xong, thì ta tiến hành thu gom dòng nấm làm phân bón cho cây trồng.
Nấm cũng như các cây trồng khác đều có thể bị sâu bệnh tác hại trong quá trình nuôi trồng. Sâu bệnh làm giảm sản lượng và chất lượng nấm, đôi lúc có khả năng gây thất thu cho người trồng.
Gây bệnh cho nấm có thể do thiếu dinh dưỡng, môi trường sống ( nhiệt độ, ánh sang…) không thuận lợi, vi khuẩn, virut, nấm dại, côn trùng…Nguyên nhân phát sinh bệnh có rất nhiều, nhưng tập trung vẫn do người trồng nấm không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và thường do thiếu kinh nghiệm.
Việc trị bệnh do nấm trồng thường rất khó và kết quả mang lại ít khi khả quan. Do đó, lời khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh vẫn tỏ ra đúng đắng trong nghề này.
Cần phải theo dõi thường xuyên dòng nấm và phát hiện bệnh kịp thời như rải vôi, xông fomal đối với các bệnh do nấm dại và vi khuẩn gây ra, trong trường hợp do côn trùng (như kiến, dế…), chuột phá hoại thì dùng các biện pháp thông thường để tiêu diệt nhưng không làm ảnh hưởng đến nấm trồng trường hợp bệnh nặng thì hủy dòng nấm và tổng vệ sinh nơi trồng nấm.
Phòng bệnh là phương pháp tốt nhất để đảm bảo sản xuất ổn định và có hiệu quả mà không cần dùng đến các biện pháp hóa học (chất chống dịch bệnh) nhiều khi không có tác dụng nhưng tiêu diệt luôn cả nấm trồng. Đồng thời, các chất chống dịch bệnh còn có khả năng gây độc hại cho người.
Con người ngày càng có xu hướng ưa thích dùng các loại thực phẩm sạch (ít dùng thuốc trừ sâu, phân bón) nên việc hạn chế hay tránh dùng các chất hóa học trong việc nuôi trồng nấm là điều cần thiết.
Để phòng bệnh hữu hiệu cần phải thực hiện những điều sau đây: