Video Kỹ Thuật Trồng Chuối / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự

Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao.

Thời vụ trồng cây chuối ngự

Thời điểm thích hợp trồng cây chuối ngự vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra cũng có thể trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Do đó, nếu muốn trồng trong khoảng thời gian này cần lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh từ các cửa hàng giống cây trồng uy tín.

Các giống chuối ngự

Giống chuối ngự có 3 loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Đối với chuối ngự trắng có đặc điểm quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹ, loại này dễ tiêu thụ vì mã đẹp. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt nhưng không có hương thơm. Cuối cùng là chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát nên đây là loại được nhiều người lựa chọn trồng nhất.

Điều kiện nhiệt độ trồng chuối ngự

Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng chuối ngự là khoảng 26 độ C. Nếu thời tiết quá rét cây sẽ ngừng phát triển chết.

Kỹ thuật trồng cây chuối ngự

Do không chịu được úng nên khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chuối ngự cần phải lựa chọn ở những địa điểm cao ráo, đất thích hợp là đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều đạm và ka li rất thích hợp. Đất cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn.

Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Cách chăm sóc cây chuối ngự

Sau khi trồng chuối ngự cần tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ. Trồng được 1 tháng nên làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Có thể trồng chuối ngự xen giữa là các loại rau khác nhau để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.

Đến thời kỳ chuối ngự sinh trưởng và ra hoa kết trái rất cần tưới nhiều nước. Do đó cần chú ý giữ ẩm, chống hạn cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ.

Cần lưu ý rằng trồng chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản.

Trong quá trình trồng chuối ngự nếu thấy quá dày nên cắt tỉa bớt những cây con và còi cọc đi chỉ để cây khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng chuối rất hay gặp các loại sâu như vòi voi, bọ nét, bọ vẽ. Ngoài ra còn mắc các loại bệnh như đốm lá, khảm lá, bệnh chùn đọt.

Đối với các loại sâu hại cây cần phòng trừ bằng cách làm vệ sinh vườn, tìm bắt sâu trưởng thành bằng cách buổi tối đặt bẫy bằng khúc thân tại gốc chuối, sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc hạt Furadan 3G hay Basudin 5H rải vùi sâu gần gốc chuối. Dùng Padan và Actara tưới vào gốc chuối và nách lá, nên tưới vào buổi chiều. Ngoài ra có thể dùng phun Sherpa, Trebon theo khuyến cáo trên bao bì.

Còn khi chuối ngự mắc bệnh cần chọn cây khoẻ mạnh, loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Bón phân đầy đủ cân đối để cây phát triển. Nếu mắc bệnh đốm lá do nấm Cercosprora musae zinm gây ra, hại thân lá. Bệnh thường hại từ lá già sang lá non làm cho số lá xanh trên cây giảm dẫn đến giảm năng suất. Cắt lá khô đem đốt, đảm bảo vườn sạch sẽ. Phun Boocđo định kỳ theo khuyến cáo trên bao bì.

Thu hoạch

Trồng chuối ngự khoảng 2 tháng tính từ lúc ra hoa sẽ cho thu hoạch. Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự như độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng.

Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Cây Chùm Ngây Có Video Hướng Dẫn

Cây Chùm ngây là một loại cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5 -10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Cây chùm ngây (Moringa oleifera L.) thuộc họ chùm ngây, là một trong những loài dược liệu quý được trồng tại Việt Nam, có công dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên. Để phát huy những dược tính của cây chùm ngây, chúng ta cần biết đến kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây đúng cách. Và bài viết này sẽ giải quyết hộ các bạn những vấn đề trên.

Đặc điểm: Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm.

Sau khi chuẩn bị đất xong đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5- 2m. Nếu trồng cây chùm ngây trong chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính trên 50cm để cây và củ phát triển tốt. Tiến hành cắt đáy, rạch hai bên bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa. Với kỹ thuật trồng cây chùm ngây này thì sau 3 tuần là có thể hái lá và ngọn non sử dụng. Cây trồng được 1 năm tuổi đã tiến hành xén ngọn, cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng chùm ngây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Nhân giống cây chùm ngây Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ. – Gây trồng cây chùm ngây từ hạt: Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.

Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.

Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng chùm ngây là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.

– Trồng cây chùm ngây bằng cành Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây Áp dụng theo kỹ thuật trồng cây chùm ngây như trên sẽ đảm bảo cho cây chùm ngây giữ nguyên được các dưỡng chất vốn có của nó. Theo nghiên cứu, nếu có kỹ thuật trồng cây chùm ngây đúng cách sẽ cho giá trị dinh dưỡng cao hơn với hơn 90 dưỡng chất, bao gồm nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta- carotene, 18 axit amin, hợp chất phenol, nhiều khoáng chất… Trong đó, đặc biệt chùm ngây có chứa hàm lượng can-xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam… Ngoài ra chùm ngây còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất kháng sinh, chất chống viêm nhiễm…

Loại cây này có nhiều chất có khả năng ngăn ngừa khối u, u xơ tiền liệt tuyến, đào thải độc tố, giúp ổn định huyết áp, bảo vệ gan và chống lại căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

Kỹ Thuật Trồng Chuối Tiêu Hồng

– Thích hợp với nhiều vùng đất

– Phát triển tốt trên đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha nhiều màu

– Vùng đất trũng, thoát nước kém phải lên luống cao

– Đào hố : Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 40cm

– Khoảng cách giữa các hố: từ 2m – 2.5m

2. Phân bón lót cho 1 hố

– Trung bình 1 cây chuối cần khoảng 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,8-1kg đạm, 1-1, 5kg lân, 2-3kg kali trong 1 năm.

– Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 0,1kg đạm + 0,1kg kali. Bón thúc lần 1 sau khi trồng 1- 1,5 tháng, kết hợp với làm cỏ, xới xáo quanh gốc. Bón 1/2 lượng đạm và 1/3 lượng kali còn lại, cách gốc 30-40cm.

– Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 1,5-2 tháng. Bón 1/2 lượng đạm và kali còn lại, cách gốc 1m.

– Bón thúc lần 3 với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5-2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7-10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70-80%.

– Khi chuối trổ buồng 15-20 ngày có thể dùng bao nylon trắng trùm kín buồng để hạn chế sâu bệnh.

3. Chọn giống

– Giống cây nuôi mô: Là giống được sản suất, nhân giống hoàn toàn trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định

– Giống được tách từ cây mẹ:

Có chiều cao từ 70cm -1,2m, thân thẳng, sạch sâu bệnh và đã được sử lí kỹ thuật4. Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn.

Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.

5. Thời vụ trồng

– Vụ Thu: Tháng 8, 9, 10

– Vụ xuân: tháng 2, 3

Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ.6. Kỹ thuật trồng

– Bới hỗn hợp đất + phân trong hố

– Tháo bỏ bầu túi nilon

– Đặt gốc chuối vào giữa hố, vừa độ nông, sâu,cây thẳng đứng

– Lấp kín đất,dùng chân giậm nhẹ

– Tưới đủ nước ngay sau khi trồng

– Sau khi chuối trổ hoa ra khoảng 10 đến 13 nải tiến hành bẻ bắp- Cột chống buồng chuối tránh gió, bão.

7. Kỹ thuật chăm sóc

Vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.

Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 – 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).

– Tỉa mầm, định chồi và vệ sinh vườn

Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 – 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất.

Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn…

– Bón phân cho chuối

Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn

cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả.

Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng.

Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau:

+ Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali.

+ Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây.

+ Bón lần 4: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali.

Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh phổ biến và gây hại lớn đáng chú ý sau:

* Bệnh gây hại chủ yếu

– Bệnh đốm lá Sigatoka: Bệnh phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 – 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor…

– Bệnh vàng lá Moko: triệu chứng là lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.

Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh. Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả… hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.* Sâu gây hại chủ yếu

– Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây phá hoại thân giả và sâu đục thân thật còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 – 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin…

– Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá… gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)…

– Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.

* Tuyến trùng hại chuối

Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 – 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.

9. Thu hoạch

Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:

– Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả. – Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).

– Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.

– Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 – 3 tháng.

– Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ

Sau khi cắt buồng, bà con nên dựng vào nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2-3 ngày. Dùng dao, kéo sắc ra nải đem rấm bằng đất đèn hoặc lá xoan + đốt hương đen./.

Ngoài nguồn thu từ Chuối quả người trồng cây Cuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, chồi chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp chồng xen ngắn ngày khác(đậu tương, lạc, bí…vv.).

Kỹ Thuật Trồng Chuối Tây Hiệu Quả

Bạn nên lựa chọn loại đất cát pha, nơi đất thịt nhẹ và vùng thoát nước tốt. Trước đó 3-4 năm liền kề không trồng chuối nhiều loại. Muốn chuối đạt được năng suất cao, đất trồng chuối cần phải tơi xốp, có nhiều mùn, đặc biệt là đất phù sa và bùn ao phơi ải, nơi dễ tới tiêu nước.

Hơn nữa, vườn chuối trồng cần quang đãng, có đủ ánh sáng, độ pH phù hợp cho chuối tây là từ 5-7

Giống chuối trồng cần chọn từ vườn cây không có bệnh, cây chuối quả to và đều nhau, núm quả ngắn, không có cạnh, quả già thì có màu phớt trắng. khi bạn chọn giống thì bạn nên dùn dao sắt cắt khoảng ¼ củ chuối, khi bạn nhìn thấy có màu trắng tinh chính là cây không bệnh, nếu có vòng vàng và trắng đên cần bỏ ngay.

Trước khi bạn trồng thì cắt bớt lá, nhúng phần thân ngâm ở trong dung dịch giúp loại bỏ những sâu bệnh ký sinh ở trong cây.

Làm đất: Đất cần phải được làm kỹ, làm sạch cỏ dại, tiến hành lên luống, đào hố trồng giữa luống, mỗi cây cách cây tầm 1,1 tới 1,3m. Bạn cần phải đào hỗ với kích thước hố vương tầm 40-45cm và sâu 30-35cm, nơi nào mà đất xấu, bạn nên đào hố với kích thước lớn hơn.

Bón lót: Bạn bón phân trực tiếp ở trong hố cùng liều lượng cho tới 1ha

ü (4 – 6) tấn tro bếp

ü (12 – 15) tấn phân chuồng hoai mục

ü (1 – 1,2) tấn super lân và vôi bột

chuối trồng theo từng hàng hoặc kiểu nang sấu. Hàng chình trồng ở hướng Đông Tây giúp cây ở vườn chuối có thể tận dụng ánh sáng.

Bón thúc 2 lần cho chuối: sau khi trồng tầm 10 tới 11 tháng, khi chuối sắp trổ cùng với lượng 1.200 – 1.500kg super lân/lần/ha, tưới Padan 95SP 15%.

Khi chuối bắt đầu trổ xong cắt hoa và tiếp tục phun thuốc để phòng trừ bệnh. Dùng hỗ trợ Zindomil + Sherpa phun trực tiếp vào trong buồng chuối giúp quả đẹp hơn.

Kỹ thuật trồng chuối tây với phương pháp cây nuôi cấy mô

Chọn cây nuôi cấy mô, cây giống cần phải có độ cao đồng đều, sạch bệnh, nhân nhanh cùng số lượng lớn nhanh chóng.

Đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, không quá mặn hay quá chua, độ dày tầng canh tác là 50cm. Đất cần phải cày bừa, làm cỏ sạch, kích thước hố là 40 x 40 x 40 cm.

Mật độ trồng: 1 ha trồng 2000 – 2400 cây.

Bón phân: 370g kali/hố, 290g đạm/hố, 5-7kg phân chuồng/hố.

Bón lót: 5 – 6 kg phân chuồng trộn cùng với 400g lân và có 10-15g Furadan cho mỗi hố, sau đó lấp đất trồng cây.

Bón thúc: phân bón lót nên bổ sung phân bón vào nhiều đợt.

Lưu ý: khi bạn chăm sóc cây thì cây chuối chính là loại cây cần nhiều nước giúp cây phát triển nhanh chóng nên trong khi chăm sóc, bạn cần tưới đủ nước.