Video Kỹ Thuật Trồng Cà Chua / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua

Kỹ thuật trồng cà chua: Là loại cây có thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ, Bộ rễ ăn sâu hay nông, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát trển của các bộ phận trên mặt đất

Đặc tính sinh vật học cà chua

– Rễ: rễ cái mọc mạnh, ăn sâu 0.5-1m. Rễ cái thường bị đứt khi cây ra rễ phụ, hệ thống rễ phụ rất phát trển và phân bố rộng. Bộ rễ ăn sâu hay nông, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát trển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ như ý muốn ta chỉ việc tỉa cành, bấm ngọn.

– Thân: Thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ. Tùy theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cà chua được phân thành 4 dạng khác nhau:

+ Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2 m, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11 sau đó cách 3-4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo. Dạng này có tiềm năng cho năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày.

+ Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7-9, sau đố cách 1-2 lá cho chùm hoà kế tiếp cho đến khi cây được 4-6 chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa ngon, cây ngừng cao. Dạng cà chua này cho trái sớm và tập trung.

+ Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loai này nhiều hơn khoảng 8-10 chùm.

+ Dạng bụi: Cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập trung, phục vụ cho việc trồng dầy và thu hoạch cơ giới.

– Lá: lá kép lông chim

– Hoa: Hoa mọc thành chùm trên thân thông thường mỗi chùm 6-12 bông hoa. Do cà chua tiết ra nhiều tiết tố độc nên không háp dẫn côn trùng, hạt phấn nặng do đó khó có sự thụ phấn chéo xảy ra.

– Quả: quả mọng nước, hình dạng quả thay đổi từ tròn đến dài, trong quả chia ra làm hai hay nhiều khoang.

– Hạt: hạt nhỏ hẹp nhiều lông màu vàng sáng hơi tối.

Yêu cầu ngoại cảnh của cà chua:

– Khí hậu:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tối thích cho sự phát trển của cà phê là 21-24oC

+ ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, vì vậy không nên gieo ương cây con dưới bóng râm hay gieo quá dầy.

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí tốt nhất cho cà chua vào khoảng 45-60%.

– Đất: Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những loại cây bòn nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Đất có pH 6.0-6.5, đất chua hơn phải bón thêm vôi.

– Nước: nhu cầu nước của cà chua tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

– Phân bón: Để đạt năng suất cao cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống cà chua, tình trạng đất, điều kiện trồng. Để sản xuất được 10 tấn quả cây cần hấp thụ 25-30 tấn Nitơ, 2-3kg Photpho, 30-35kg Kali.

Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây trùng lấp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lấn, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất. Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

Phương hướng chọn giống cà chua

Đối với vùng đồng bằng:

– Giống địa phương: phần lớn là giống cà chua hữu hạn, canh tác không giàn. Thường trồng cà cùi, cà bon bon, cà gió

– Giống nhập nôi (thường là giống F1):

Giống Red Crown 250, giống S901, giống VL 2100

Giống cà chua Cherry (còn gọi là cà chua em bé đỏ): quả nhỏ , thịt dầy, có thể ăn tươi.

Kỹ thuật trồng:

Thời vụ:

– Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11 dương lịch, thu hoạc vào tháng 1-2

– Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12-1 dương lịch thu hoạch vào 3-4 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6-7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9-10 dương lịch.

Gieo hạt và ương cây con:

Lượng hạt gieo là 1.5-2g/m2.

Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40-50oC trong trong khoảng 3

giờ.

Sau đó, cho hạt vào túi vài bọc giấy kín. Để ở chỗ kín. Sau khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì đem gieo vao vườn ươm.

Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt 5-6 lá, có thể đem trồng.

Làm đất và lên luống:

– Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần.

– Sau khi cày bừa lạ và lên luống sơ bộ.

– Sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.

Yêu cầu làm đất:

– Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột.

– Luống cà chua có chiều rộng 110-120cm, rãnh rộng 20-25cm, cao 30cm.

– Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây.

Trồng cà chua vụ xuân lên luống cao hơn vụ thu đông.

Bón lót và trồng cà chua ra ruộng sản xuất:

– Hố trồng cuốc sâu 12-15 phân.

– Mỗi hố bón 1kg phân chuồng hoai mục. (có thể thay phân chuống bằng nước

phân trên mỗi luống đánh 2 rãnh sâu 12-18 cm cach nhau 80cm, phân nước được tưới vào rãnh này và phủ đất lên, phơi đất khoảng 2 ngày rồi trồng cây).

– Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều

+ Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm, hoặc có thể là cây cách cây

40cm.

Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc.

+ Sau khi trồng ấn nhẹ đất vòa gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc.

+ Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay

Nếu chưa kịp bón lót thì tưới nước, pha thêm phân bắc để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc cà chua

Tưới nước:

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần.

– Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên

– Thời kì cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Tưới phân thúc:

Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước, nên tập chung bón thúc vào thời kì cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời dâm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

Vun xới:

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thức nhất sâu khi trồng khoảng 8-10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Làm giàn:

Việc làm giàn đợc tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Bấm ngọn và tỉa cành:

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

– Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tia cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4-5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muón (4-5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

– Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe thường người ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất.(Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

– Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

Ngăn ngừa rụng hoa rụng quả:

Để ngăn ngừa hiện tượng rụng hoa, quả ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4-D (phun thuốc này ngay cả khi hoa chua thụ phấn). Khi phun thuốc cần chờ cho hoa nở được khoảng hơn một nửa rồi mới phun 2,4-D. Nồng độ 2,4-D là 15-25g/1000000. Khi xử lý hoa bằng 2,4-D cần tránh không cho thuốc dây vào lá vì thuốc làm quăn lá nếu xảy ra trường hợp này thì phải bón bổ sung 1-2 lần phân loãng.

Khi phun 2,4-D làm cho quả cà chua không hạt nên sử dụng thuốc này cho ruộng trồng cà chua giống.

Kỹ thuật để giống cà chua:

– Khi cần tạo giống thì chọn những cây khỏe, quả chín sớm, sai quả. Sau khi chọn cây chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Tiến hành loại quả chùm quả thứ nhất chỉ lấy chùm quả thứ 2-3 để lấy quả làm hạt giống.Mỗi chùm giống tiến hành tỉa chỉ để lại 2-3 quả. Khi quả giống chín tiến hành thu hoạch cắt quả giống để vào chậu sành, sứ 5-6 ngày cho thối rữa hết thịt quả tiến hành đãi lấy hạt. Hạt được phơi nơi thoáng mát, dùng đũa đảo đều cho nhanh khô. Cho hạt bảo quả trong thùng kớn dưới đáy để vôi sống chống ẩm.

– Trung bình muốn cứ 1 kg hạt giống thì phải chọn 150-200 quả cà chua giống

Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Chua

Cà chua thuộc họ cây bạch anh, phát triển có thể cao từ 1-3m. Là cây thân mềm có thể bò trên mặt đất hoặc leo trên thân cây khác. Cà chua có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là trồng trên đất mùn, đất phù sa hay đất pha cát . Có thể trồng cà chua trên đất lúa hay trên đất canh tác sau vụ bắp cải, hành tây, dưa leo và những loại cây bón nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Độ ph trung bình của đất trồng cà chua khoảng 6-6.5, nếu đất chua hơn phải bón thêm vôi.

Vụ đông xuân: Gieo khoảng tháng 10-11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 1-2 Vụ xuân hè: Gieo khoảng tháng 12-1 dương lịch và thu hoạch vào tháng 3-4 Vụ hè thu: Gieo khoảng tháng 6-7 dương lịch và thu hoạch vào tháng 9-10

Cày đất trong hơn 1 tuần. Sau khi cày ta lên luống cơ bản. Sau đó sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng. Chú ý khi làm đất: Không đập đất quá nhỏ để đất thành dạng bột. Luống cà chua có chiều rộng trung bình 110-120cm, rãnh rộng trung bình: 20-25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng đông- tây. Vụ xuân trồng cà chua lên lúa cao hơn vụ đông.

Trung bình gieo 100-150g hạt cho 1 ha. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước có nhiệt độ 40-50 độ C trong khoảng 3 giờ, sau đó cho hạt vào túi vải bọc giấy. Để chỗ kín. Khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì cho vào vườn ươm. Khi đã gieo hạt đều trên đất, ta giải 1 lớp tro mỏng, tiếp phủ 1 lớp rơm mỏng và tưới ít nước sao cho đủ ẩm, sau khoảng 1 tháng đến 1.5 tháng, khi cây đã có 5-6 lá, ta có thể đem trồng.

Mật độ trồng cây cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, tính chất của đất. Nhưng về cơ bản ta có thể bố trí như sau: – Trồng cây vào buổi trưa, chiều. – Các hàng cách nhau khoảng 80cm, các cây cách nhau khoảng 40cm- 60cm. – Cắt bớt rễ cái của cây trước khi trồng, cây sẽ bén rễ nhanh hơn. – Phân biệt trống các cây to với nhau và các cây nhỏ với nhau để dễ chăm sóc. – Ấn nhẹ vào đất dưới gốc cây khi trồng và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc. – Sau khi trồng tưới nước ngay.

Cây cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất hấp thụ tùy thuộc vào giống cây cà chua, tính chất đất, điều kiện trồng. Do giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây cà chua trùng nhau nên nhu cầu về chất dinh dưỡng cho cây là rất lớn. Lúc này ta cần phải bón lót, bón thúc nhiều lần, sau đó bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất.

Chú ý: Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thu sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất trong khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi quả chín.

* Lượng phân bón: Sử dụng cho khoảng 1ha cà chua Hữu cơ: 2 tấn hữu cơ hoại. Hữa cơ sinh học: HVP410B: 100kg. Hữu cơ khoáng vi lượng: HVP310B: 3 kg. Ure: 30kg, NPK 16-16-8: 25kg, sulphat kali: 30kg, supe lân: 40kg.

* Cách bón phân: Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân hữu cơ sinh học + toàn bộ phân vi lượng + toàn bộ phân supe lân + 5kg NPK 16-16-8 Bón thúc: 4 lần bón thúc: – Bón thúc lần 1: (10-15 ngày sau khi trồng): 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. Kết hợp phun phân bón lá HVP 6-6-4 để kích ra rễ và lá phát triển mạnh. – Bón thúc lần 2: (22-25 ngày sau khi trồng, lúc hoa đang có nụ): 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. Kết hợp phun phân bón lá HPV 10-50-10 để cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày/ 1 lần. – Bón thúc lần 3: (Lúc này hoa đã nở rộ ): 7kg ure + 7kg kali + 5kg NPK. – Bón thúc lần 4: (Sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7kg ure + 7kg kali+ 5kg NPK. Sau đó ta lặp lại quy trình từ lần 1 để tận thu cà chua đến cuối vụ. Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước đầy đủ, nên tập trung vào thời kì cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Nếu trời khô thì nên bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm mát và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đậm hơn.

6. Cách chăm sóc cây cà chua

* Nhu cầu nước: Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây mà cà chua có nhu cầu nước khác nhau. Khi ra hoa, đậu quả là lúc cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng tùy thuộc vào lượng phân bón, loại đất và mật độ trồng cây. Khi bón nhiều đạm và mật độ cây dầy cần tưới nhiều nước. Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Cây đã bén rễ thì 2-3 ngày mới phải tưới 1 lần. Cành lá phát triển nhiều thì cần tưới nước nhiều hơn. Thời kỳ cây cà chua ra hoa và lúc quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nhất nên chú ý cần luôn giữ đất ẩm. * Vun xới: Trước khi cây ra hoa kết quả cần vun xới. Từ khi trồng đến khi cây được 20 ngày cần vun đất 2 lần. lần thứ nhất khi cây được khoảng 10 ngày, lần thức 2 cách lần thứ nhất 1 tuần. Làm giàn: Được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Nên tiến hành làm giàn theo kiểu hàng rào. Cắm một cọc thẳng sát gốc của mỗi cây. Cây vươn tới đâu thì buộc thân vào cọc đến đấy. Cọc cao khoảng 1.5m, cắm sâu 20cm. Cần buộc 1 cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

* Bấm ngọn và tỉa cành: Mục đích để tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Tùy thuộc vào từng giống cây cà chua mà ta có các cách bấm ngọn và tỉa cành khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản ta có 2 cách sau đây. Đối với giống cà chua ngắn ngày, nên tỉa cành chỉ để lại 1 thân mẹ. Các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Công việc này ta nên làm 4-5 ngày 1 lần. Sau khi trên thân chính đã có chùm hoa như ý muốn thì tiến hành bấm ngọn. Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, cà chua sinh trưởng khỏe ta áp dụng phương pháp tỉa 2 cành. Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Tất cả chồi non và cành khỏe sẽ được cắt bỏ. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi. * Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của, cây cà chua xuất hiện những lá già, vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

Thu hoạch khi cà chua chuyển sang màu vàng hoặc đỏ, chú ý không nên để xây xát, dập nát. Bảo quản nơi thoáng mát.

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Thủy Canh

*Thùng nhựa hoặc thùng xốp khoảng 20 lít có nắp đậy

*Rọ nhựa, rọ thủy canh có kích thước vừa với cây trồng, không quá to, không quá nhỏ.

*Giá thể: Có thể sử dụng hỗn hợp xơ dừa hoặc mùn cưa đã qua xử lý

*Bút đo PPM, bút đo PH để đo nồng độ chất dinh dưỡng thủy canh.

*Ngoài ra, còn có một số dụng cụ khác như tấm che, máy bơm nước… nếu cần.

*Khoan lỗ trên nắp thùng (nhựa hoặc thùng xốp)

*Đặt dây sủi và đầu sủi nằm trong thùng nhựa (xốp) đã được khoan lỗ.

*Tiến hành cho cây cà chua hoặc nhánh cà chua vào rọ nhựa.

*Đặt rọ cây cà chua vào các thùng có chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã pha sẵn sao cho nước vừa đến đáy của rọ nhựa là được, không để ngập quá cao lên hết bộ rễ

*Sử dụng dụng cụ bút đo PH để kiểm tra độ lượng dưỡng chất phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển (độ PH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 là được). Dùng bút đo PPM để đo nồng độ dung dịch sao cho khoảng 2000-2500 ppm là phù hợp.

*Gắn dây oxy đã chuẩn bị sẵn vào máy sục khí, hẹn giờ máy khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần chỉ từ 30 phút – 1 tiếng

– Khi trồng cà chua thủy canh, bạn nên chú ý khi hết nước trên thùng thì hãy bổ sung thêm nước sạch để cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.

– Việc đo nồng độ các chất dinh dưỡng phải được diễn ra thường xuyên, khoảng 7 đến 10 ngày bạn tiến hành đo lại dung dịch một lần. Nếu quá loãng hoặc quá đặc thì nên xử lý để có được nồng độ tốt nhất.

– Nên đặt cây trồng tại chỗ thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây.

Ở các gia đình không có điều kiện về thời gian chăm sóc hay diện tích trồng cây nhỏ hẹp, nhất là các gia đình thành thị hoặc gia đình không có sức lao động đủ để canh tác cà chua ngoài đồng đất lớn, trồng cà chua theo mùa vụ hay trồng xen kẽ với hoa màu, phương pháp trồng cà chua thủy canh là rất hữu ích.

*Tạo không gian sống xanh, môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe của các thành viên tronggia đình, giúp trẻ nhỏ tiếp cận gần hơn với thiên nhiên, cây cối.

*Trồng theo phương pháp thủy canh cà chua sẽ góp phần làm sạch đẹp môi trường, vừa gọn gàng, tiện lợi vừa tạo không gian thoáng mát. Vì hầu như bạn không tác động hay xả thải hóa chất gì vào lòng đất hay môi trường xung quanh.Mọi nơi đều có thể biến thành chỗ để bạn trồng cà chua: ban công, sân thượng,các khoảng trống trước sân nhà.

*Mang lại năng suất cao hơn nhiều so với cách trồng cà chua theo các phương pháp thông thường. Những chùm cà chua trồng theo phương pháp thủy canh có độ bóng sáng, hình dáng tròn đẹp hơn

*Có thể chủ động điều chỉnh, kiểm soát cũng như cân bằng nhiệt độ, độ ẩm cho sự phát triển của cây.

*Có thể trồng nhiều vụ liên tục trong một năm

Cây Cà Chua:kỹ Thuật Trồng Cà Chua Trong Thùng Xốp Tại Nhà

Cây cà chua là một loại cây ăn quả khá quen thuộc với hầu hết với mọi người, quả cà chua luôn xuất hiện trong hầu hết khu vực bếp của mọi gia đình. Cây cà chua được xem là loại cây gia vị vừa mang đến giá trị dinh dưỡng cao cho con người trong mỗi bữa ăn.

1.Chuẩn bị mọi thứ trước khi trồng cà chua

2.Nên trồng cây cà chua vào tháng mấy là tốt nhất?

Trồng cây cà chua vào tháng mấy cho ra nhiều quả nhất là những câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay vì đa phần đều có thể mua những quả cà chua ngoài chợ quanh năm nên cũng chưa nắm rõ được là thời điểm nào thuận lợi để trồng những cây cà chua cho năng xuất cao nhất.

Cây cà chua sinh trưởng phát triển khá là nhanh nên hiện nay có thể trồng cây cà chua quanh năm đều được.

Ngày xưa thì thường làm cà chua vào vụ đông là nhiều, tuy nhiên ngày nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nên có thể trồng cây cà chua quanh năm, cho ra nhiều quả, năng xuất cao.

Hiện nay để có thể hiểu rõ hơn về thời điểm trồng cây cà chua ta có thể lựa chọn từng thời điểm khác nhau để trồng như sau:

Trồng cà chua sớm: từ tháng 7-8 là có thể trồng được rồi và cho thu hoạch cuối tháng 10 tới tháng 12.

Cà chua trồng chính vụ: bắt đầu trồng cà chua từ tháng 9-10 và cho thu hoạch vào tháng 2-3 năm sau

Cà chua trồng muộn: có thể trồng thêm một lứa cà chua muộn từ tháng 11 đến tháng 12 và cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 4 năm sau.

2.1.Lựa chọn giống cây cà chua

Hiện nay trên thị trường giống cà chua phải nói là có vô vàn các giống cà chua khác nhau từ loại cây leo giàn cho tới những cây cà chua ra những trái rất lớn, cà chua bi, cà chua hình quả lê, cà chua đen, nghe những cái tên mà muốn trồng hết tất cả những loại cà chua này.

Trồng cà chua đòi hỏi sự chăm sóc và sự tỉ mỉ , cây cà chua cũng rất dễ thích ứng với môi trường xung quanh, hiện nay để tiết kiệm thời gian ta nên mua những cây giống từ các khu vườn ươm sẳn để tiết kiệm thời gian ươm giống cây cho mọi người. Nên lựa chọn những cây giống khoảng 1 tháng tuổi, phát triển đều và chiều cao vừa phải, có từ 3-5 lá thật.

Nhưng nếu bạn yêu thích thì có thể mua những gói hạt giống về và tự ươm để trải nghiệm những khoảng khắc đó, hoặc có thể lấy hạt giống thông qua những quả cà chua chín khi ta mua ngoài chợ về, nhược điểm của phương pháp này là mất khá là nhiều thời gian vào đó, vì vậy nếu bạn là người không có nhiều thời gian hãy mua những cây giống về là giải pháp tốt nhất.

2.2.Vị trí trồng cây cà chua

Không nên để cây ở những nơi ẩm thấp, nơi ít ánh sáng sẽ làm cho cây kém phát triển và dễ dàng bị nhiễm bệnh, cây kém phát triển, quả bé , í quá, vì vậy mà khi trồng cây cà chua trong điều kiện đủ ánh nắng cây sẽ phát triển khỏe mạnh, quả chín mọng thơm ngon hơn.

Vị trí trồng cây cà chua phù hợp là những khu sân thượng rộng rải có ánh nắng cả ngày, ban công, nếu bạn có nhiều đất thì trồng ở những khu vườn có nhiều ánh nắng, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.

2.3.Chọn chậu trồng cà chua.

Cây cà chua là một loại cây có khả năng sinh trưởng rất mạnh, cây có bộ rễ chùm. Khi cây vào giai đoạn trưởng thành thì cây sẽ đẻ rất nhiều nhánh, cây phát triển rất nhanh vì vậy khâu lựa chọn chậu trồng cây khá là quan trọng, quyết định tới sự sinh trưởng của cây về sau này.

Hiện nay đối với những nhà ở đô thị thì thường sẽ lựa chọn thùng xốp, xô, chậu lớn để trồng cây cà chua, với những loại xô , chậu, thùng xốp đều phải có nhiều lỗ thủng bên dưới để có khả năng thoát nước tốt, giúp cho cây không bị ngập úng khi tưới nước nhiều.

2.4.Đất trồng cây cà chua

Nên lựa chọn những loại đất tốt, nhiều chất dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt là điều rất quan trọng, quyết định tới sự phát triển sau này của cây. bạn có thể mua những bao đất ngoài các cửa hàng bán cây trông, vật tư nông nghiệp về là có thể trồng ngay được.

Ngoài ra nếu bạn có thời gian và có đầy đủ các nguồn dinh dưỡng phù hợp thì có thể tự làm đất, cách làm đất cũng không khó và mất thời gian đâu, sử dụng các loại đất có nhiều dinh dưỡng kết hợp cùng với phân bò đã ủ hoai mục để tăng độ dinh dưỡng của đất, trộn thêm trấu vào để tăng độ tươi xốp của đất.

3.Kỹ thuật trồng cây cà chua tại nhà

Trồng cây cà chua khá là là đơn giản, để có thể trồng những cây cà chua sinh trưởng tốt ta có thể thực hiện những bước như sau đây. Cây cà chua từ cây con và trồng cà chua từ hạt sẽ có thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch khác nhau, vì vậy mà khi có ít thời gian chăm sóc thì mình khuyên là nên trồng cây cà chua từ cây con sẽ giúp rút ngắn thời gian chăm sóc của mọi người.

3.1.Trồng cây cà chua từ cây con

Đây được xem là giải pháp rút ngắn thời gian chăm sóc của mọi người tốt nhất. Nên lựa chọn những cây cà chua khoảng 1 tháng tuổi, trồng cây cà chua khá đơn giản, cần chuẩn bị thùng xốp, đất tơi xốp và cho đất vào trong thùng rồi đặt cây vào giữa, lấp đất vào bộ rễ sâu khoảng ½ thân cây, giúp ổn định cây.

Tưới nước vừa đủ giúp bộ rễ nhanh chóng phát triển, giữ ẩm cho đất trong suốt quá trinh cây phát triển, ở thời điểm cây mới trồng ta nên để cây trong nơi mát mẻ và khi cây đã bén bộ rễ mới thì mới đưa dần cây ra vị trí có nhiều ánh nắng hơn để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

3.2.Trồng cây cà chua từ hạt

Để có thể trồng được những cây cà chua từ hạt thì ta cần chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng như sau:

Lựa chọn đất tơi xốp, đem hạt giống đã mua về ươm vào các khay ươm, sau đó phun sương cho ẩm đất, để ở những nơi có ánh sáng vừa phải, chỉ khoảng 2-3 ngày sau là hạt bắt đầu nảy mầm

Khi hạt cây lên được khoảng 3 lá thật thì ta có thể mang hạt giống đi trồng ở những vị trí mà ta chuẩn bị sẳn trước đó.

Ngoài ra có thể ươm hạt cà chua theo một cách hoàn toàn khác so với những cách trước đây. Là khi ta mua những quả cà chua ngoài chợ về, đem thái thành những lát mỏng, trong đó có chứa những hạt cà chua, đem dể lên trên vùng đất ẩm và khoảng vài ngày sau thì những hạt giống đó sẽ nhanh chóng nảy mầm thôi, lúc này ta cũng đã có được những cây cà chua nhỏ bé rồi mà không cần phải tốn công để đi mua những hạt giống nữa.

4.Cách chăm sóc cây cà chua

Để có được những cây cà chua sinh trưởng khỏe mạnh thì cần những giải pháp mới trong việc chăm sóc cây sinh trưởng tốt hơn, với những quả chín mọng thì giai đoạn đầu chăm sóc khá là quan trọng, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, nước tưới, phòng trị bệnh cho cây cà chua.

4.1.Tưới nước cho cây cà chua

Thời điểm cần liên tục tưới nước là sau khi mới trồng cần tưới đều đặn cho cây, thời điểm tưới nước phù hợp là vào sáng sớm hoặc là chiều mát. Tưới xung quanh gốc, không nên tưới vào bộ lá của cây, đặc biệt khi cây có hoa thì không nên tưới vào hoa của cây.

ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cây thì sẽ có những chế độ tưới nước khác nhau, khi cây còn bé thì tưới nước vừa phải, khi cây trưởng thành thì cần tưới nhiều hơn, lượng nước tưới không giống nhau, tưới nhiều hay ít căn cứ vào mặt đất,tưới nếu thất đất ngấm vừa đủ là thôi, còn đất vẩn khô trắng thì có thể bổ sung thêm.

Khi cây ở thời điểm ra hoa và đậu quả thì cần bổ sung thêm nước tưới cho cây, thời điểm này cây cần nhiều nước để duy trì hoa và đậu quả, nếu thiếu nước thì bộ lá sẽ bị héo đi và quả non sẽ bị rụng, vì vây mà cần chú ý tới lượng nước ở những thời điểm khác nhau.

4.2.Đất trồng cây cà chua

Đất trồng cây cà chua luôn phải là loại đất thông thoáng, không bị ngập úng thường xuyên, nếu là ở vùng đất thường xuyên bị đọng nước cần đắp đất trồng cao lên để cho bộ rễ không bị ngập, nếu ngập thì cây sẽ bị thối bộ rễ, ngoài ra còn hay bị bệnh và sâu hại tới phá cây.

Khi thời tiết mưa nhiều cần có phương án giúp nước thoát đi nhanh chóng, nếu để nước đọng lại trong nhiều ngày sẽ làm ảnh hưởng tới cây, nếu ở thời điểm cây đang ra quả thì sẽ có hiện tượng nứt quả do có quá nhiều nước sẽ dẩn tới tình trạng này.

Còn những vùng đất khô và nguồn nước ít thì sao, điều này cũng làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với những cây đang trong giai đoạn sinh trưởng, ra hoa và đậu quả, nếu tình trạng khô hạn kéo dài thì cây sẽ kém phát triển, quả sẽ bị rụng thường xuyên do không đủ nước cung cấp cho cây, bạn có thể sử dụng rơm dạ, nilong để phủ lên mặt đất để hạn chế hiện tượng bốc hơi nước từ đất, giúp cho cây hạn chế bị mất nước.

4.3.Làm giàn cho cây cà chua

Hiện nay có rất nhiều cách làm giàn cho cây cà chua khi cây ra hoa và phát triển cành lá. Do thân cây cà chua là thân thảo nên khá là yếu và rất rễ đổ khi gặp gió và mưa nhiều, ở giai đoạn cây đang ra hoa, quả nặng sẽ làm cho thân cây yếu đi, nếu không làm giàn thì chắc chắn là quả cà chua sẽ không thể trưởng thành được.

Ta có thể làm giàn đơn giản như sau: dùng cọc tre hoặc dây treo, tùy vào bạn có thể kiếm được những vật liệu cần thiết, sau đó cố định những cọc tre lại với nhau và buộc chặt thân cây cà chua vào cọc che.

Với những loại cây cà chua leo giàn thì ta cần những chiếc cọc che dài và chắc chắn hơn. Điều này sẽ đảm bảo về sau này khi cây leo cao sẽ không bị đổ làm ảnh hưởng tới thu hoạch.

Hiện nay có thể sử dụng các loại lưới chắc chắn để làm giàn cho cây cà chua leo lên, chỉ cần định vị tốt khu giàn chắc chắn thì những trái cà chua sẽ rất to và cho thu hoạch năng xuất cao.

4.4.Phân bón cho cây cà chua

Cây cà chua cần một lượng lớn phân bón để giúp cây sinh trưởng, đặc biệt là cây cần nhiều dinh dưỡng hơn trong thời kỳ cây ra hoa và đậu quả. ở thời kỳ này ta có thể sử dụng thêm các loại phân bón hóa học, phân hữu cơ, các loại phân xanh sẽ giúp phát triển cây khỏe mạnh và cho ra nhiều quả hơn.

Lưu ý: khi bón các loại phân xanh thì thân cây sẽ rất phát triển và bộ lá cũng vậy, nhưng quả sẽ ít đi và cho năng xuất giảm đi rất nhiều. Ta trồng cà chua là lấy quả chứ không phải là lấy lá và thân cây.

4.5.Phòng trừ sâu bệnh cây cà chua

Cây cà chua cũng có nhiều loại sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu đục quả và sâu ăn lá, xuất hiện nhiều ở thời điểm cây sinh trưởng.

Sâu xám: sâu xám là loại sâu nằm sâu ở dưới đất và chúng thường chui lên vào buổi tối để cắn cây, xuất hiện nhiều vào lúc mới trồng cây. Vì vậy mà khi làm đất nên làm thật kỷ có sử dụng thêm vôi bột để khủng trùng đất, giúp đất sạch sâu bệnh.

Sâu đục quả: đây được xem là loại sâu có sức tàn khá rất lớn đối với cây cà chua, những con sâu bướm thường xuyên đẻ trứng ở trên lá, khi nở sẽ phát triển thành sâu non và ăn lá, đục quả làm cho quả cà chua rụng sớm và không thể cho thu hoạch được. Vì vậy khi phát hiện được những dấu hiệu thì ta cần tìm và diệt trừ ngay tức khắc để hạn chế sự phát triển và lây lan của sâu đục quả. Nếu bị nặng thì có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu để diệt trừ.

Hiện nay cây cà chua còn thường xuyên mắc phải những bệnh nguy hiểm hơn là bệnh đốm lá, bệnh sương mai, xoắn lá, những loại bệnh này thường xuyên tấn công cây vào thời điểm giao mùa, mưa nhiều làm cho cây kém phát triển, ra hoa ít, đậu quả ít làm ảnh hưởng tới năng xuất thu hoạch. Khi thấy những hiện tượng bất thường thì nên tới các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật để được hướng dẩn cụ thể cách tiêu diệt những nấm bệnh gây hại cho cây cà chua.

Cách trồng cây ăn quả