Vì Sao Phong Lan Bị Vàng Lá / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Duhocaustralia.edu.vn

Tại Sao Hoa Phong Lan Bị Vàng Lá?

Sự xuất hiện bất thường về hình dạng cây lan cũng tiết lộ rất nhiều về tình trạng phát triển và sinh trường của hoa lan. Điều đó đặc biệt đúng nếu trong trường hợp .

Vì sao lá hoa phong lan bị vàng lá?

Kiểm tra ánh sáng

Cây phong lan có lá vàng có thể đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bạn thực sự có thể thấy một mảng trắng với những đốm nâu sẫm được bao quanh bởi màu vàng. Một mẹo chăm sóc hoa lan tốt cần nhớ là luôn đặt cây lan của bạn ở nơi nhận đủ ánh sáng mặt trời gián tiếp. Bạn nên đặt chậu hoa lan trên bậu cửa sổ, cửa sổ hướng về phía bắc và phía tây là tốt nhất vì chúng cung cấp ít ánh nắng trực tiếp nhất.

Và nếu bạn không có cửa sổ đối diện với một trong hai hướng đó, thì đừng lo. Hoa lan cũng phát triển tốt trong ánh sáng nhân tạo bằng cách trồng trong nhà màn

Nhiệt độ có thể gây ra các đốm vàng

Nhiệt độ quá thấp cũng có thể khiến lá phong lan chuyển sang màu vàng. Bạn không nên đặt hoa lan của mình trong một căn phòng dưới 60 độ F.

Nói chung, giữ cho bộ điều chỉnh nhiệt nằm trong khoảng từ 65 đến 80 sẽ giữ cho phong lan của bạn phát triển mạnh. Ngoài ra, hãy để hoa lan của bạn tránh xa cửa sổ mở, quạt và lỗ thông gió điều hòa. Và hãy nhớ rằng hoa lan của bạn thích độ ẩm tương đối cao (từ 55 đến 75%).

Châu lan ngâm quá nhiều nước có thể dẫn đến vàng lá

Việc tưới nước cho cây lan quá nhiều có thể dẫn đến thối rễ, do đó có thể làm cho lá của nó chuyển sang màu vàng. Nếu cây lan của bạn đang bị thối rễ, việc thay chậu trong môi trường trồng bầu mới sẽ tốt hơn. Nếu bạn thấy cây lan của bạn vẫn còn một số rễ xanh khỏe mạnh, hãy tỉa bớt rễ bị thối trước khi thay chậu.

Tin vui là hoa lan được trồng giống lan hồ điệp nuôi cấy mô và nhiều giống lan khác chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần, vì vậy bạn không bao giờ phải lo lắng về việc tưới nước.

Bệnh làm cho lá chuyển sang màu vàng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hơn khiến lá phong lan chuyển sang màu vàng. Có hai loại bệnh cần theo dõi.

Nếu cây lan của bạn có vẻ ngoài lốm đốm nhưng có mùi thơm, thì nó có khả năng bị nhiễm nấm. Thông thường các bệnh nấm bắt đầu như các khu vực màu vàng ở mặt dưới của lá. Khi những đốm này phát triển, chúng có thể nhìn thấy được ở cả hai mặt của lá và chuyển sang màu nâu hoặc đen.

Nếu bạn nhận thấy mùi hôi, thì rất có thể cây lan của bạn bị nhiễm vi khuẩn.

Lá lan bị nhiễm nấm và vi khuẩn.

Trong cả hai trường hợp, bắt buộc phải di chuyển cây lan của bạn ra khỏi cây khác. Sau đó, loại bỏ khu vực bị nhiễm bệnh bằng lưỡi dao cạo vô trùng hoặc một chiếc kéo và phun thuốc diệt nấm.

Viết Bởi

Admin Góc nhỏ sinh viên

Vì Sao Cây Cảnh Bị Vàng Lá? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

1. Cây cảnh bị khô – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Khi cây không thể nhận được nước lá sẽ biến nhạt và vàng. Mặt lá nhăn và không bóng, cuống lá uốn mềm, cả lá rủ xuống. Phía dưới lá vàng khô rồi lan rộng lên cả lá. Nếu không kịp thời tưới nước cây sẽ chết khô. Nguyên nhân của bệnh này là: Số lần tưới nước quá ít, không khí khô, lượng bốc hơi lớn. Nước không đáp ứng nhu cầu; hoặc là mỗi lần tưới lượng nước quá ít. Chỉ tưới lên bề mặt đất, không đến được bộ rễ. Tình trạng này dễ xảy ra, ta cần chú ý.

2. Nước trong chậu quá nhiều – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Nước quá nhiều cũng không được. Nếu nước nhiều hàm lượng nước trong đất quá lớn, bịt kín. Các kẽ hở trong đất không khí không vào được trong đất. Gây ra tình trạng thiếu oxy và rễ cây bị thối. Khi nước trong đất quá nhiều, cây thường có biểu hiện màu lá non nhạt, sau đó lá vàng. Cứu vãn tính trạng này là lập tức ngừng tưới nước. Bón phân, xới đất cải thiện điều kiện thoáng khí trong đất.

3. Nhiệt độ không khí quá cao – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Một số loài cây hoa ưa mát và ưa bóng. Nếu trong mùa nóng, cây bị chiếu nắng rất dễ làm cho ngọn lá khô. Phải chuyển cây vào trong râm mát ngay.

4. Thiếu ánh sáng – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Phần lớn các loài cây hoa ưa sáng và có thể để lâu dài dưới nắng. Nếu để trong râm cây sẽ mọc yếu, không những không hình thành cành lá mới. Mà hoa cũng không nở được, lá vàng héo. Phát hiện tình hình này phải di chuyển ra nơi có ánh sáng đầy đủ. Chú ý là trong điều kiện khí hậu nóng bức vẫn phải tránh để dưới ánh nắng trực xạ. Đặc biệt là vào buổi trưa.

5. Thiếu phân nghiêm trọng – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

6. Bón phân quá nhiều – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Nhiều người muốn cây mọc nhanh, cho nhiều hoa, bón thật nhiều phân đặc hoặc bón quá nhiều lần. Như vậy sẽ làm cho dịch tế bào chảy ra ngoài. Dẫn đến mép lá vàng khô (nhất là các loại phân chưa hoai). Đặc biệt khi dùng phân vô cơ (phân hóa học) phải nắm vững nguyên tắc giữ loãng tránh đặc. Khi phát hiện bón quá nhiều phân phải ngừng lại. Và tưới nhiều nước lã hoặc lập tức đảo chậu thay đất mới.

7. Đất có độ kiêm cao – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Cây hoa sống trong đất có trị số pH khác nhau. Có loại ưa chua, có loại ưa trung tính và có loại ưa kiêm. Nói chung đất vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thường có tính chua. Vùng ôn đới và hàn đới có tính kiềm. Nếu cây ưa chua sống trong đất pH vượt quá 6,5 dễ làm cho cây chết. Cây trung tính thích nghi với đất có pH 6,6 – 7,2. Nhưng quá trị số đó cây khó sinh trưởng. Đất hơi kiềm lá sẽ biến thành màu trắng. Gặp hiện tượng này cần thay chậu và chuyển sang đất chua. Hoặc thường xuyên tưới sunphat sắt 0,2%, hoặc tưới phèn pha loãng.

8. Đất có độ chua cao – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Ở các vùng đất chưa có một số loài cây ưa kiếm. Như: trúc đào lá hep, hoàng dương, mai lá suối, hoa báo xuân (chúng cần pH 7 – 8). Cũng có thể xuất hiện cành lá vàng, cành thưa. Lúc ấy cần phải đảo chậu thay đất, trong đất cần trộn thêm tro bếp. Nếu phát hiện đất có pH 5,5 còn phải trộn thêm một ít vôi vào trong đất.

9. Khả năng thoáng khí, thấu quang kém – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Nếu điều kiện thoáng khí không tốt và ánh sáng không đủ. Cũng rất khó làm cho cây con mập khỏe. Một số nhà trồng hoa thiếu kinh nghiệm. Bón phân đạm quá nhiều làm cho cành lá dài, lại tỉa cành không kịp thời. dDy đến mức không thoáng gió, ánh sáng chiếu không hết cả cây. Ảnh hưởng đến hô hấp và quang hợp, gây ra mất dinh dưỡng, lá vàng và rụng. Phát hiện được tình trạng này phải kịp thời tỉa cành. Cắt bỏ các cành trùng lặp, và bón một ít lân, kali cho cây trở lại bình thường.

10. Không khí quá khô – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Về mùa đông, do đốt lò để giữ nhiệt làm cho nước trong phòng giảm, không khí bị khô. Môi trường đó rất không có lợi cho cây hoa để trong phòng. Cây dễ bị hiện tượng khô ngọn lá, trên lá xuất hiện đốm cháy, cuốn lá. Lúc đó dùng nước phun mặt lá và cành. Đối với một số hoa lan, lan quân tử, hoa trà, mẫu đơn, sau khi phun nước phải dùng túi nhựa (cắt 2 góc để thông hơi) đậy lên.

11. Kích thích mạnh – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Khi cây hoa còn non, bị kích thích mạnh của điều kiện môi trường. Dễ phát sinh sự ngăn cản sinh lý, thậm chí cây bị chết. Nếu dùng phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu, gặp nhiệt độ cao. Và đột nhiên có gió lạnh, trong không khí có hơi độc, cây sinh trưởng kém lá khô vàng. Điều này nhắc nhở chúng ta chú ý. Khi đốt lò sinh ra khí CO là một loại khí có hại cho cây. Nhiều người không tìm hiểu tác hại của khí độc này, để chậu hoa đặt dưới bếp lò, làm cho cây chết. Cho nên, khi sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu cần phải rất cẩn thận, nồng độ không nên quá cao. Trong mùa nóng, buổi trưa không thể dùng nước lạnh tưới hoa, không để chậu hoa gần bếp.

12. Bị sâu bệnh hại – Vì sao cây cảnh bị vàng lá?

Trong thời kỳ sinh trưởng phải chú ý tác hại của sâu bệnh hại. Các bệnh thường gặp: bệnh phấn trắng, bồ hóng, mốc, gỉ sắt. Hiện tượng này có thể sử dụng nước Boocđô, , Bavistin, Benlat và nhổ cây bệnh đốt đi. Sàu hại cây hoa có rất nhiều như nhện đỏ, rệp sáp, bọ xít, bo nẹt, sâu xanh, sâu ẩn (vẽ bùa), sau đó. Trừ sâu có thể dùng thuốc Dipterex, Rogor, DDVP để phun.

Cách Trị Phong Lan Bị Vàng Lá

Các nguyên nhân gây vàng lá trên phong lan / lan rừng và Cách trị phong lan bị vàng lá: 1. Dư nắng, 2. Lạnh, 3. Úng Nước, 4. Ngộ độc phân, 5. Ngộ độc thuốc, 6. Rệp vảy, 7. Bọ trĩ, 8. Nấm, 9. Vi khuẩn.

1. QUÁ NHIỀU NẮNG MẶT TRỜI/ DƯ NẮNG

Dù cho giống lan ưa nắng như nếu quá dư nắng, nắng trực tiếp quá nhiều, nhất là vào mùa hè cây phong lan sẽ rất dễ mất nước và gây vàng lá cho cây lan.

Khắc phục: nên dùng lưới lan che nắng để điều chỉnh ánh sáng cho lan và giảm ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng buổi chiều 2-4 giờ vào mùa hè.

==========================

Bạn chưa tìm được nguyên nhân cây phong lan mình bị vàng lá, hãy liên hệ zalo 0944099345 (Thông) để được tư vấn miễn phí.

==========================

2. NHIỆT ĐỘ QUÁ THẤP

Khi nhiệt độ quá thấp cây lan sẽ giảm quang hợp, cây sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc và vàng lá.

3. LAN BỊ ÚNG NƯỚC

Khi tưới quá nhiều và chậu thoát nước không tốt dẫn đến úng nước sẽ làm hư rễ lan. Rễ hư cây lan sẽ không hấp thu và cung cấp đủ nước và dinh dưỡng dẫn đến lá bị vàng và rụng, có thể chết cây.

4. NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN

Thường chúng ta hay bón phân hoặc phun phân bón lá quá liều làm cây lan bị ngộ độc phân bón dẫn đến vàng lá, nặng hơn sẽ cháy lá, thối và chết cây. Vì vậy, chúng ta phải có chế độ phân bón cho lan hợp lý.

5. NGỘ ĐỘC THUỐC BVTV

Lan là loài nhạy cảm nên khi phun thuốc bảo vệ thực vật chúng ta nên phun đúng liều và chọn những loại thuốc không nóng gây ngộ độc, cháy lá, vàng lá.

6. LAN BỊ RỆP VẢY

Rệp vảy bám cả 2 mặt lá cây lan, hút nhựa lá làm khô nhựa, vàng lá. Vết thương tạo điều kiện nấm và vi khuẩn tấn công gây bệnh vàng lá, thối lá.

7. LAN BỊ BỌ TRĨ

Bọ trĩ thường bám mặt dưới lá cây lan, hút nhựa lá làm khô nhựa, vàng lá. Vết thương tạo điều kiện nấm và vi khuẩn tấn công gây bệnh vàng lá, thối lá.

8. LAN BỊ BỆNH DO NẤM TẤN CÔNG

9. LAN BỊ VI KHUẨN TẤN CÔNG

Vi khuẩn tấn công gây thối lá, vàng lá

Thuốc đặc trị vi khuẩn gây thối lá thân Xem chi tiết sản phẩm Agrilife 100SL Xem thêm chi tiết sản phẩm Starner 20WP Xem chi tiết sản phẩm Norshield 86.2WG

Chúc các bạn thỏa đam mê với phong lan.

Tham khảo: VAR, ALBA, SEMI ALBA, 3N, 4N LÀ GÌ?

Các bạn có thắc mắc gì thêm về kỹ thuật trồng lan , cách chăm sóc lan hoặc chưa xác định dược nguyên nhân lan bị vàng lá hãy liên hệ zalo 0944099345 (Thông) để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

1/ Cách trị mai vàng bị vàng lá

2/ Cách trị mai chiếu thủy vàng lá

3/ Cách trị hoa hồng bị vàng lá

Cây Bonsai Bị Vàng Lá, Héo Lá Phải Làm Sao?

Có một chút phân biệt giữa trồng cây trong nhà và ngoài trời:

Cây trồng trong nhà

Nhìn chung, những loài cây làm bonsai hầu hết đều phát triển tốt nhất ngoài trời. Nếu đưa vào nhà chơi thì cũng chỉ chừng 1 tuần là nên đem ra ngoài. Nhưng nếu vì 1 lý do đặc biệt nào đó (nhà không có vườn, hoặc ngoài Bắc mà trồng cây miền Nam cần đem cây vào nhà tránh rét) thì bạn nên lưu ý 3 điều đơn giản như sau:

1. Thừa nước là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng héo lá. Khi thừa nước, đất sẽ không thoáng khí và đó là môi trường thuận lợi cho các loại nấm hại phát triển. Sau một vài tháng, rễ bắt đầu thối đen và mục nát. Khi đó rễ không còn khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây khiến lá xuất hiện các hiện tượng bệnh lý (héo, đốm vàng, xoăn v..v..). Bạn chỉ nên tưới nước khi thấy đất khô. Nếu sau chừng 1 tháng mà không thấy cây có vẻ tốt lên thì nên thay loại đất trồng khác.

2. Quên tưới cũng là một nguyên nhân. Chậu bonsai là khá nhỏ, nó nhanh chóng bị khô sau vài ngày không tưới. Khi đó, rễ sẽ teo đi và lá rụng như một biện pháp phòng vệ của cây để tránh mất nước. Chơi cây là việc tỉ mỉ, nó cũng rèn cho bạn tính kỷ luật. Vì vậy, dù bận thì cũng nhớ để mắt tới cây mỗi ngày, chỉ vài phút là đủ.

3. Vấn đề thứ 3 là Ánh sáng. Bạn nên đặt cây gần cửa sổ, hướng nam là tốt nhất vì cây sẽ nhận được nhiều nắng nhất. Nên xoay cây 180 độ mỗi một tuần để cây nhận được ánh sáng đủ các mặt.

Cây trồng ngoài trời

Có một số loài bạn nên để ngoài trời quanh năm, điển hình là Tùng và Du Tàu. Tùng là loài thường xanh, trong khi Du Tàu rụng lá vào mùa thu và mùa đông.

Giả sử bạn thấy cây rụng lá hoặc khô lá một cách bất thường thì nên xem những vấn đề sau:

1. Một lần nữa, thừa nước là vấn đề phổ biến. Chất trồng quá nhiều dinh dưỡng và tưới nước thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ tưới khi thấy đất hơi khô.

2. Sâu bệnh. Đây là vấn đề quá rộng về cách xử lý nhưng lại rất đơn giản về cách phòng ngừa! Đất trồng không nhiều dinh dưỡng, nhổ cỏ thường xuyên, tưới nước hợp lý thì bệnh ít thấy (kinh nghiệm bản thân!) Còn 1 số bệnh phổ biến như bọ trĩ trên cây sanh thì đành chấp nhận sống chung với lũ thôi, chắc chưa có cao thủ nào trị tận gốc được bệnh này.

3. Bón phân hợp lý là điều quan trọng. Như bác Vũ Hưng nói, tinh túy của việc trồng cây là ở chỗ không trộn phân bón vào đất trồng. Hãy để nó trên bề mặt chậu. Dinh dưỡng sẽ theo nước chạy qua rễ trong quá trình tưới. Cần phải nói thêm rằng hầu như cây chỉ lấy được dinh dưỡng khi bạn tưới. Do đó hãy tưới lâu nhất có thể (ít nhất là nước chảy qua chậu trong 1 phút). Còn nếu bạn có ý định cho cây ăn cả ngày bằng cách làm cho đất luôn có nước và dinh dưỡng thì xin xem lại mục 2: Sâu bệnh! Khi cần thêm hoặc bớt phân bón, chỉ nhấc viên phân khỏi mặt chậu là xong.

Có bạn đem bỏ phân NPK lên mặt chậu. Đó là một sai lầm bởi đạm (N) rất dễ tan trong nước. Lượng đạm quá lớn chạy vào đất khi tưới sẽ gây cháy rễ. Mặt khác, đạm lại dễ bay hơi nên sẽ hao hụt nếu trời nắng.

Một vài trường hợp lá bệnh hay gặp

2. Cây bồ đề bị rụng lá khi để trong phòng. Cuống lá rụng có màu đen. Nguyên nhân: Cây nhiệt đới đột ngột bị đem vào phòng máy lạnh nên sốc, rụng lá. Khắc phục: Đem ra ngoài trời, để nơi thoáng mát.

3. Lá mai bị xoăn, đen chồi non: Nguyên nhân: nấm. Khắc phục: Tỉa mỏng tán lá, để nơi thoáng gió và nhiều nắng hơn, phun các loại thuốc trị nấm gốc đồng hoặc rượu tỏi (tỏi có tính kháng khuẩn khá tốt, lại an toàn).

4. Cây khai thác ở xa về, đi đường gió thổi nên bị mất nước, cụp lá xuống và sờ tay vào lá thấy nhũn nhũn. Nguyên nhân: Mất nước. Khắc phục: có thể ngâm vào chậu nước như hình dưới. Lấy kéo tỉa bớt lá già để giảm thoát nước. Nếu là cây không thể vặt trụi lá như tùng/thông thì chỉ có cách trồng vào cát ẩm, để chỗ mát và chờ đợi.